Thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay

175 2 0
Thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay

Trang 1

SENGTHAVY SENGPHACHANH

THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘICỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

SENGTHAVY SENGPHACHANH

THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘICỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Mã số: 9229008

Người hướng dẫn khoa học:1 TS NGUYỄN THỊ HÀ

2 TS NGUYỄN VĂN QUYẾT

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Sengthavy Sengphachanh

Trang 4

1.3 Giá trị tham khảo từ các công trình đã công bố và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu 27

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY 31

2.1 Một số vấn đề lý luận về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước 31

2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay 51

Chương 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 64

3.1 Thực trạng thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay 64

3.2 Một số vấn đề đặt ra trong giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay 95

Chương 4 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY 103

4.1 Một số quan điểm cơ bản nâng cao hiệu quả thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay 103

4.2 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay 110

KẾT LUẬN 139

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 142

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 143

PHỤ LỤC 155

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện giám sát và phản biện xã hội là yêu cầu khách quan, mang tính phổ biến trong việc tổ chức, vận hành quyền lực chính trị của các nhà nước dân chủ Nó là một trong những bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát quyền lực nhằm khắc phục xu hướng lạm quyền, tha hóa quyền lực; là một phần tất yếu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và thực thi dân chủ Vì vậy, thực hiện giám sát và phản biện xã hội đã trở thành nội dung nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau.

Qua gần 40 năm đổi mới, trên phương diện xây dựng nền dân chủ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã đạt nhiều kết quả quan trọng Tuy nhiêu, so với yêu cầu phát triển đất nước, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, thì việc phát huy dân chủ cần được thực hiện tích cực hơn nữa Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, việc xây dựng một cơ chế cụ thể, rõ ràng, minh bạch để các tầng lớp nhân dân thông qua Mặt trận Lào xây dựng đất nước bày tỏ thẳng thắn ý kiến của mình, thực hiện giám sát và phản biện xã hội là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Khi mới ra đời, Mặt trận Lào xây dựng đất nước là hình thức tổ chức liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức và các lực lượng yêu nước có mục tiêu chung là giải phóng nhân dân các bộ tộc Lào Ngày nay, Mặt trận Lào xây dựng đất nước được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận là thành viên trong hệ thống chính trị, liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tầng lớp nhân dân, là “điểm tựa” của chế độ dân chủ ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Mặt trận vừa đại diện cho lợi ích của các tầng lớp nhân dân, vừa là cơ sở của chính quyền dân chủ, là tổ chức dân vận của Đảng Quyền và nhiệm vụ của Mặt trận Lào xây dựng đất

Trang 6

nước đã được ghi nhận trong Văn kiện của Đảng Nhân dân cách mạng Lào qua các kỳ Đại hội: “được luật hóa tại Điều 9, Điều 17 và Điều 37 của Luật Mặt trận Lào Xây dựng đất nước ban hành và có hiệu lực ngày 20 tháng 7 năm 2009” [87, tr.6].

Thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước đã được các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước quy định rõ ràng, nhưng thực tế chưa phát huy tốt trong kiểm soát quyền lực Các hoạt động giám sát ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chủ yếu nằm trong hoạt động thanh tra của các cơ quan quyền lực nhà nước, hoạt động kiểm tra của Đảng, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, làm thành hệ thống kiểm soát quyền lực từ “bên trong” hệ thống chính trị Trong bối cảnh đó, không thể không có nguy cơ chủ quan, duy ý chí, chuyên quyền, độc đoán tiềm ẩn và có thể dẫn tới vi phạm dân chủ trong bộ máy Đảng và Nhà nước Đây cũng là một trong những lý do khiến cho bộ máy nhà nước tồn tại nhiều vấn đề bức xúc như tham nhũng, quan liêu, cửa quyền của các cơ quan và của các công chức hành chính nhà nước Tình trạng lãng phí ngân sách và tài nguyên quốc gia, tình trạng mất dân chủ trong một số cơ sở Đảng, vi phạm quyền của dân, gây nhiều bức xúc cho xã hội… Những tồn tại, yếu kém đó đã làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng, suy yếu hoạt động của nhà nước và mất niềm tin của nhân dân.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Mặt trận Lào xây dựng đất nước đánh giá: “Mặt trận Lào chưa làm tốt vai trò phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chưa đóng góp xứng đáng vào việc xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật; chưa tham mưu xây dựng cơ chế, cũng như chưa thực hiện tốt giám sát và phản biện xã hội” [88, tr.33].

Là cán bộ công tác tại Mặt trận Lào Xây dựng đất nước tỉnh Bo Li Kham Xay, trong nhiều năm, bản thân tôi luôn suy nghĩ rằng làm thế nào

Trang 7

để tăng cường hơn nữa việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước nói chung, tỉnh Bo Li Kham Xay nói riêng, góp phần đảm bảo và phát huy cao quyền làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán

bộ công chức nhà nước Với những lý do trên, tôi lựa chọn: “Thực hiệngiám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiệnnay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học

của mình.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, luận án đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới.

2.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tổng quan một số công trình tiêu biểu đã công bố ở Lào và Việt Nam

liên quan đến đề tài luận án;

- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, yếu tố tác động đến thực hiện giám sát và phản viện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay;

- Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới;

- Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thời gian tới.

Trang 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận

Lào xây dựng đất nước ở nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào.

Về thời gian: Thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào

xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới (luận án tập trung khảo sát số liệu từ năm 2010 đến nay, từ khi Luật Mặt trận Lào xây dựng đất nước được ban hành).

Nội dung: Đối với thực hiện giám sát, luận án tập trung nghiên cứu Mặt

trận Lào xây dựng đất nước giám sát: (i) Các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cơ sở thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; (ii) Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đại biểu dân cử thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Đối với thực hiện phản biện xã hội, luận án tập trung nghiên cứu Mặt trận Lào xây dựng đất

nước phản biện về: (i) Dự thảo chủ trương, đường lối của Đảng Nhân dân

cách mạng Lào; (ii) Dự thảo chính sách, pháp luật, đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, chính quyền địa phương.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vi Hản; đường lối, quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước.

Luận án kế thừa các thành tựu khoa học của một số công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan.

Trang 9

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp cụ thể như: lôgic và lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê, khảo sát và tổng kết thực tiễn.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Đây là phương pháp quan trọng để có được bằng chứng sát thực trong triển khai đề tài, tuy nhiên, do những hạn chế chủ quan và điều kiện nghiên cứu nên tác giả luận án lựa chọn sử dụng một số nội dung trong phương pháp này nhằm thu thập những kết quả định tính, cụ thể như sau:

(i) Thu thập, xử lý, phân tích tài liệu sẵn có trong nước và ngoài nước: để kế thừa, chọn lọc những tài liệu, kết quả các công trình nghiên cứu đã có về thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay.

(ii) Gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn sâu các chuyên gia lý luận và các nhà hoạt động thực tiễn có kinh nghiệm và người dân về vấn đề này.

5 Những đóng góp về khoa học của luận án

- Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trên phương diện chính trị - xã hội;

- Góp phần làm rõ thực trạng thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay;

- Đề xuất quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thời gian tới.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay.

Trang 10

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các hoạt động thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước từ Trung ương tới địa phương; tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề có liên quan ở những cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.

Trang 11

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨULIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU Ở LÀO LIÊNQUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1 Một số công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò của Mặt trậnLào xây dựng đất nước

Về mô hình tổ chức Mặt trận của một số quốc gia trên thế giới, có công

trình "Một số tổ chức Mặt trận trên thế giới" (2015) của Ban Kinh tế - Đối

ngoại, Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước [58] Tài liệu này cho biết mô hình tổ chức, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của một số tổ chức Mặt trận như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc, Ủy ban bảo vệ cách mạng Cu Ba, Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia, Mặt trận Dân chủ thống nhất Tổ quốc Triều Tiên, Hội đồng Kinh tế - xã hội Thái Lan Trong đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc, Uỷ ban bảo vệ cách mạng Cuba có nhiều điểm tương đồng với Mặt trận Lào xây dựng đất nước Việc nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động của các tổ chức này có ý nghĩa tham khảo với thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay.

Cay Sỏn Phôm Vi Hản (1980), “Xây dựng cơ sở vững chắc để đưa đấtnước vững bước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa” [63] Nội dung

xuyên suốt 14 chương của cuốn sách đã luận giải và làm rõ vị trí, vai trò, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của các thiết chế trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Về vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, tác giả đã làm rõ vai trò quan

Trang 12

trọng trong đoàn kết, tập hợp nhân dân là cơ sở chính trị - xã hội cho chế độ xã hội chủ nghĩa Về các giải pháp nâng cao vai trò của Mặt trận, tác giả cho rằng cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ công dân, bảo đảm sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bài phát biểu của Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản tại "Đại hội lần thứ IIMặt trận Lào xây dựng đất nước năm 1987" [64] Trong bài viết, Chủ tịch Cay

Sỏn Phôm Vi Hẳn đã nêu cao vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong đoàn kết, tập hợp quần chúng nhân dân, phát huy vai trò của cán bộ nghỉ hưu, gia đình có công với cách mạng, nhà doanh nghiệp tư nhân, nhân sĩ, những người Lào đang sinh sống tại nước ngoài tham gia vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cay Sỏn Phôm Vi Hản, Tuyển tập, tập 4 (2005), "Hình thức hoạt độngcủa Mặt trận xây dựng đất nước" [65] Trong bài viết, Chủ tịch Cay Sỏn

Phôm Vỉ Hản đã phân tích sự khác nhau trong hoạt động của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là cơ quan lãnh đạo, đề ra đường lối, chủ trương, thực hiện công tác tư tưởng, tổ chức đối với hệ thống chính trị ở Lào Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là cơ quan quản lý, ban hành Hiến pháp, pháp luật, chương trình, kế hoạch quản lý, phát triển xã hội Mặt trận Lào xây dựng đất nước thực hiện vai trò đoàn kết, tập hợp quần chúng nhân dân bằng công tác dân vận, bồi dưỡng, và khuyến khích, chứ không phải ra lệnh như cơ quan hành chính, Mặt trận phải gắn bó với cơ sở địa phương, với nhân dân Trong bài viết, Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản nhấn mạnh: "Trong điều kiện Đảng cầm quyền phải chú trọng đặc biệt đổi mới mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Trước hết là quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với Mặt trận Lào xây dựng đất nước các cấp, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng độc quyền, lạm dụng quyền lực, xa dân".

Trang 13

Bài phát biểu của đồng chí Bun Nhăng Vo Lạ Chít nhân kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Mặt trận Lào xây dựng đất nước (2015) [97] Nội dung chính của bài viết đề cập đến những dấu mốc quan trọng trong 65 năm năm hoạt động của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong thời kỳ đổi mới, Mặt trận đã vận động các tầng lớp nhân dân cùng nhau đoàn kết xây dựng nước Lào có cuộc sống hạnh phúc, phồn vinh, hoà thuận, dân chủ, công bằng, văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Bài phát biểu của Sỉ Sôm Phon Phôm Vi Hản tại Hội nghị Ủy ban Trungương Mặt trận Lào xây dựng đất nước lần thứ 3 khóa IV Tạp chí Mặt trận

Lào, số 51; tr 3-10, năm 2018 [103] Nội dung chính của bài viết tác giả đề cập đến những kết quả đạt được của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong giai đoạn 2016-2018, đồng thời vạch rõ phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2018-2020 Một số nhiệm vụ trọng tâm như: (1) Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhân dân cách mạng Lào, Nghị quyết Đại hội lần IV của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước; (2) Lãnh đạo công tác chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; (3) Tích cực tham gia tuyên truyền Đại hội XI của Đảng (diễn ra vào 2021) Với tư cách là cơ sở quần chúng của Đảng, Mặt trận Lào xây dựng đất nước thông qua hoạt động của mình góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Mặt trận phối hợp với các thành viên thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác xây dựng Đảng nói chung, xây dựng bộ máy, tổ chức Đảng nói riêng, vận động toàn thể nhân dân phát huy tính tích cực chính trị của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Đảng Thông qua các phong trào thực tiễn, Mặt trận góp phần đảm bảo tính đúng đắn, hiệu quả trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Trang 14

Bài phát biểu của Sỉ Sôm Phon Phôm Vi Hản tại "Đại hội mở rộng củaỦy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước lần thứ II khóa X",Tạp

chí Mặt trận Lào, số 48 năm 2018, tr.2 [104] Nội dung chính của bài viết đề cập đến vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong nghiên cứu, hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát cho Ủy ban Mặt trận cấp tỉnh, huyện Để thực hiện giám sát, phản biện hiệu quả, cán bộ Mặt trận phải luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân; theo dõi quá trình thực hiện các chính sách phát triển từ trung ương đến địa phương có ý kiến, giải thích và giải quyết các nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Bài phát biểu của đồng chí Bun Nhăng Vo La Chít, Tổng Bí thư Đảng

Nhân dân cách mạng Lào: "Cộng tác Mặt trận Lào xây dựng đất nước và cáctổ chức quần chúng của Đảng nhân dân cách mạng Lào trong thời đại hiệnnay" Số 108/ BCT (ngày 30/4/2020) [97] Nội dung chính của bài viết đề cập

đến Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn coi trọng Mặt trận Lào xây dựng đất nước và tổ chức quần chúng của Đảng, là chiến lược quan trọng, đi đầu của cuộc cách mạng Trong sự nghiệp cách mạng dân chủ, Đảng Nhân dân cách mang Lào luôn dựa vào các lực lượng của quần chúng, coi phong trào quần chúng là môi trường rèn luyện, thử thách và có khả năng xây dựng được cán bộ, đảng viên chủ chốt Như vậy, nhờ việc vận động quần chúng mà đã tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia vào cuộc cách mạng dành thắng lợi to lớn.

U Đồm Khát Ty Nhạ (2007), "Lịch sử Mặt trận các bộ tộc thống nhấtLào" [107] Đây là công trình khoa học đồ sộ nghiên cứu về lịch sử Mặt trận

Lào xây dựng đất nước trong chặng đường 68 năm (1950-2007) Với cách tiếp cận lôgic - lịch sử, bộ sách đã phản ánh toàn diện lịch sử hoạt động của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong đó có chức năng giám sát và phản biện xã hội.

Trang 15

Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước (2012), "Văn kiệnĐại hội đại biểu Mặt trận Lào xây dựng đất nước lần thứ II" [121] Trong phần

4, chương II, Văn kiện đã đánh giá khái quát chức năng giám sát và kiểm tra của Mặt trận đối với các cấp, các ngành trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tổng hợp ý kiến của nhân dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào để trình lên cấp có thẩm quyền giải quyết Đây cũng là sự phản ánh chức năng giám sát của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước (2013), "Văn kiệnĐại hội đại biểu Mặt trận Lào xây dựng đất nước lần thứ III" [122] Văn kiện

đã đánh giá hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tổng hợp ý kiến của nhân dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Các công trình nêu trên đã: (1) Khái quát quá trình ra đời, những thành quả to lớn trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Lào xây dựng đất nước; (2) Chỉ rõ được vị trí, vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; (3) Nêu và phân tích những quan điểm, giải pháp chính trong đổi mới, nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước giai đoạn hiện nay.

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu về giám sát xã hội của Mặt trậnLào xây dựng đất nước

Một số công trình nghiên cứu về giám sát xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thời gian gần đây:

Sỉ pha Chan Nan Tha Vong Sa (2019), “Phát huy vai trò của Mặt trậnLào xây dựng đất nước trong việc thực hiện giám sát đối với cán bộ, công

Trang 16

chức, đảng viên” Trong bài viết, tác giả đã phân tích thực trạng vai trò giám

sát xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước với cán bộ, công chức, đảng viên trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2019 Bên cạnh những thành tựu, tác giả chỉ ra những hạn chế trong thực hiện giám sát của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, như: (i) Các quy định còn chung chung và nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau; (ii) Hiểu biết của chính quyền cơ sở về vai trò giám sát của Mặt trận Lào còn hạn chế; (iii) Hiệu quả giám sát còn hạn chế xuất phát từ sự thiếu chủ động trong việc đề ra kế hoạch giám sát dẫn đến giám sát chủ yếu theo kế hoạch của cấp trên; (iv) Tình trạng nể nang, e dè, sợ mất lòng trong giám sát hoạt động của cán bộ, công chức vẫn chưa khắc phục được Bên cạnh đó, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát xã hội của Mặt trận với cán bộ, công chức, đảng viên như: (i) Tăng cường công tác phối hợp giữa Mặt trận với các tổ chức thành viên; (ii) Phát động toàn dân tham gia giám sát dưới nhiều hình thức như Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; (iii) Hoàn thiện các quy định pháp luật về giám sát xã hội; (iv) Tổ chức có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở.

Kham Hương Moan Tham Ma, “Thực hiện chức năng giám sát củaMặt trận Lào xây dựng đất nước đối với hoạt động của các cơ quan nhà nướcở nước ta hiện nay” Tạp chí Mặt trận Lào số 52, tháng 10/2020 [82] Nội

dung bài viêt đề cập, làm rõ chức năng giám sát của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đặc biệt là chức năng giám sát theo luật đối với các cơ quan nhà nước Tác giả cho rằng, để nâng cao hiệu quả giám sát xã hội, một mặt phải hoàn thiện các quy định pháp luật, mặt khác phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giám sát xã hội, các tầng lớp nhân dân.

Mặt trận Lào xây dựng đất nước, Báo cáo công tác giám sát - kiểm tranăm 2018 và phương hướng năm 2019 Bản báo cáo đã nêu lên những thành

tựu, hạn chế và những nguyên nhân quá trình tổ chức thực hiện công tác giám

Trang 17

sát - kiểm tra của Mặt trận Lào xây dựng đất nước thông qua quyền và nhiệm vụ của Mặt trận Từ đó, bản báo cáo đề ra những phương hướng và nhiệm vụ cần phải tổ chức thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện công tác giám sát - kiểm tra Một số giải pháp cụ thể như: tuyên truyền, phổ biến quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kiểm tra, giám sát; Mặt trận phải cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát trong từng giai đoạn; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong kiểm tra, giám sát

Mặt trận Lào xây dựng đất nước (2019), "Báo cáo công tác giám sátkiểm tra năm 2019-2020" Tạp chí Mặt trận Lào; số 33, tháng 12/2020 [92].

Nội dung chính của báo cáo đề cập đến vai trò kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, trong đó nhấn mạnh nguyên tắc phải thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào với nhân dân đúng theo pháp luật.

Ket Keo Com Ma Seng, "Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra củaMặt trận Lào xây dựng đất nước", Tạp chí Mặt trận Lào; số 36, tháng 2/2021

[81] Bài viết đề cập đến nhiệm vụ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước phải tăng cường công tác giám sát với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, đại biểu dân cử và hoạt động của chính quyền các cấp trong chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Yên Phon Ba Vông Phết, “Nâng cao chất lượng công tác kiểm tratrong điều kiện Đảng cầm quyền” [131] Trên cơ sở lý luận Mác - Lênin,

quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, tác giả đã phân tích nêu ra khái niệm kiểm tra, công tác kiểm tra, chất lượng công tác kiểm tra; đã luận chứng khoa học về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra trong điều kiện Đảng cầm quyền; nêu ra quan điểm của

Trang 18

Đảng, chính sách của Nhà nước Lào về yêu cầu nâng cao chất lượng công tác kiểm tra; đánh giá và phân tích thực trạng ưu điểm, khuyết điểm công tác kiểm tra của Đảng trong phạm vi cả nước.

Bài phát biểu của Chum Ma Ly Say Nhạ Sỏn, Tổng Bí thư Đảng Nhân

dân cách mạng tại "Đại hội Kiểm tra toàn quốc nước Cộng hòa Dân chủ Nhândân Lào lần thứ II năm 2012" [69] Nội dung chính của bài phát biểu khẳng

định vai trò và sự cần thiết nâng cao cao năng lực giám sát và phản biện xã hội Trong đó, đòi hỏi hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, tổ chức, trách nhiệm của các thành viên và của cán bộ đảng viên từ trung ương đến địa phương, không ngừng nêu cao tinh thần trách nhiệm; đồng thời khẳng định giám sát, kiểm tra là công việc của mọi người, trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên có vai trò tiên quyết.

Tạp chí lý luận chính trị và thực tiễn của Bộ An ninh, số 24 (8/2012),

"Giám sát, kiểm tra là một vấn đề trong việc bảo vệ đường lối của Đảng Nhândân cách mạng Nhà nước Lào" [60] Bài viết đã nhấn mạnh việc giám sát,

kiểm tra là việc phối hợp và xây dựng khối đại đoàn kết trong Đảng và Nhà nước Lào Hoạt động giám sát, kiểm tra phải tuân theo Nghị quyết của đảng ủy từng cấp, ngành, trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật; phải chú ý việc giám sát, kiểm tra ngân sách quốc gia, lập thu chi cho đúng, dự án xây dựng, mua bán công cụ sản xuất, quản lý kinh doanh, sử dụng và bảo vệ vật chất, phương tiện lực lượng sản xuất của Bộ an ninh quốc phòng cho nghiêm minh.

Cú Sông Sỉ Tông Sêng (2013), "Tăng cường công tác kiểm tra của Mặttrận Lào xây dựng đất nước" [70] Bài viết đã phân tích, đánh giá thực trạng

công tác kiểm tra của Mặt trận giai đoạn 2006-2014, từ đó, đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra của Mặt trận đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Trang 19

Văn kiện của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước tại Đại hội toàn quốc lần thứ X, cho rằng: giám sát, kiểm tra là việc đánh giá hoạt động toàn diện tất cả các bộ, ngành trong công mọi công việc Hoạt động giám sát, kiểm tra phải theo nhiều hình thức, đúng pháp luật Mặt trận Lào xây dựng đất nước giám sát, kiểm tra công việc của hội đồng nhân dân; phải củng cố cơ chế hợp tác và phối kết hợp với tổ công tác khác.

Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2021 và phương hướng năm 2022 của Mặt trận Lào xây dựng đất nước Bản báo cáo đã nêu những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân về quá trình tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Mặt trận Lào xây dựng đất nước thông qua quyền và nhiệm vụ của mình Từ đó, bản báo cáo đề ra những phương hướng và nhiệm vụ cần phải tổ chức thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong năm 2022 và những năm tới.

Như vậy, giám sát quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một trong những đề tài được quan tâm thực hiện trong những năm qua Trong đó, vấn đề giám sát được quan tâm từ cả chủ thể công quyền lẫn các chủ thể xã hội mà xuất phát điểm của nó là vấn đề quyền lực thuộc về nhân dân Tuy nhiên, giá trị dân chủ ở mỗi quốc gia có những đặc thù do cách thức tổ chức và thực thi quyền lực của thể chế chính trị, trình độ dân trí, tập tục, văn hóa truyền thống của quốc gia đó quy định Vì vậy, mà mô hình tốt của nhiều quốc gia chưa hẳn đã phù hợp với mọi quốc gia Dù sao thì việc nghiên cứu những thiết chế chính trị khác để tìm ra những giá trị phổ quát của cách thức tổ chức và kiểm soát quyền lực là cần thiết đối với quá trình xây dựng nền dân chủ ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Trang 20

1.1.3 Một số công trình liên quan đến phản biện xã hội của Mặttrận Lào xây dựng đất nước

Đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội là một hướng nghiên cứu trong mảng đề tài trọng điểm của công tác lý luận về đổi mới hệ thống chính trị ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay Trong thời kỳ đổi mới, hoạt động nghiên cứu về Mặt trận và các đoàn thể đã thu được những thành tựu đáng kể, trong đó có việc nghiên cứu về hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước Từ sau Đại hội Đảng Nhân dân mạng Lào lần thứ IX, khi Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội được giao thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội đã có nhiều công trình, bài viết về lĩnh vực này.

Chăc Ka Pha, "Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Làoxây dựng đất nước", Tạp chí Mặt trận Lào số 36, 2/2020 [68] Nội dung

chính của bài viết đề cập đến chất lượng phản biện xã hội là cái tạo nên giá trị của phản biện xã hội Bởi vậy, trước hết chất lượng phản biện xã hội bao hàm chất lượng phản biện nói chung, tức là nhận thức của con người, của xã hội một cách có căn cứ, nhận thức ở trình độ tư duy khoa học chứ không phải cảm tính Hơn thế, về bản chất, phản biện xã hội là thực hành quyền dân chủ của nhân dân, là cách thức thực hiện sự chế ước quyền lực nhà nước từ xã hội, từ nhân dân nhằm điều chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với ý chí, lợi ích của nhân dân.

Kham Phan Vi Pha Nan, "Cơ chế pháp lý nào cho sự hoàn thiện chứcnăng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước" Tạp

chí Kiểm tra Trung ương (số 44, tháng 12/2019) [84] Bài viết này tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng về phản biện xã hội là đúng đắn và cũng là một đòi hỏi từ thực tế cuộc sống ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay Bài viết cũng đề nghị Đảng nhân dân cách mạng

Trang 21

Lào, Nhà nước Lào tạo môi trường, điều kiện, xây dựng cơ chế, pháp luật nhằm nâng chất lượng phản biện xã hội nói chung và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước được nói riêng.

Văn Phêng Sỉ No La Seng, Tạp chí Mặt trận Lào (số , tháng 11/2019);

"Phản biện xã hội và một số giải pháp phối hợp giữa Mặt trận Lào xây dựngđất nước với chính quyền để thực hiện phản biện xã hội ở nước Cộng hòaDân chủ Nhân dân Lào" [128] Bài viết này đã đề cập và phân tích thực trạng

phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước Trong những năm gần đây, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được thì vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước.

Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Vềthực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến phản biện xã hội [112].

Nội dung chính của báo cáo đề cập đến việc Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước các cấp tập trung tốt hoạt động phản biện xã hội đối với dự thảo đề án, văn bản của cấp ủy, chính quyền, góp phần kiểm soát quá trình hoạch định đường lối, chính sách.

Kham Ma Ni Von, "Uỷ ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước về phảnbiện xã hội và giám sát xã hội" Tạp chí Mặt trận Lào, số 81, tháng 8/2020

[83] Bài viết nói về vai trò phản biện xã hội và giám sát xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, về tầm quan trọng của việc thực hiện chức năng phản biện của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, công trình này mới chỉ đặt vấn đề, chưa có nghiên cứu đầy đủ những vấn đề liên quan đến phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước.

Hội nghị lần 4, khoá X (2016), của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào

xây dựng đất nước, "Hoạt động phản biện xã hội là vấn đề mới chưa được thểchế hóa bằng các văn bản pháp luật" [125] Nội dung chính cho thấy

Trang 22

thực tế là có những hình thức phản biện mà Mặt trận Lào xây dựng đất nước đã thực hiện trong nhiều năm nhưng vẫn còn hình thức, như việc tham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật, dự thảo văn kiện đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào.

Văn Phêng Sỉ No La Seng, "Phản biện và giám sát xã hội" Tạp chí kiểmtra Trung ương, số 54, năm 2020 [129] Nội dung chính của bài viết đề cập

đến những hạn chế về thông tin, thời điểm và các điều kiện về tài chính, vật chất đảm bảo cơ chế giám của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, việc tiếp thu phản biện và xử lý nội dung giám sát, phân cấp nội dung giám sát giữa trung ương và địa phương; phương hướng hoàn thiện tổ chức và thực hiện hoạt động của Mặt trận Lào xây dựng đất nước.

Bài phát biểu của Bùn Thông Chít Ma Ny tại "Hội nghị công tác giámsát - kiểm tra, ngăn chặn và phòng chống tham nhũng năm 2017" [62] Nội

dung chính của bài viết đề cập đến kết quả thực hiện kiểm tra, giám sát ở Lào năm 2017; những định hướng lớn công tác kiểm tra, giám sát năm 2018 Trong đó, tác giả nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

Báo cáo của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước về

"Kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội giai đoạn 2011-2016" [91] Nội dung

chính của báo cáo đề cập đến vai trò kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2016 Báo cáo đã nêu bốn bài học kinh nghiệm trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, phản biện của Mặt trận Lào xây dựng đất nước là: (1) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát; (2) Phát huy sự tham gia đông đảo của các chuyên gia, nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân trong thực hiện kiểm tra, giám sát; (3) Hoàn thiện hệ thống các quy định, pháp luật về kiểm tra, giám sát; (4) Tăng cường công tác đào

Trang 23

tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho bộ máy làm công tác kiểm tra, giám sát Những bài học kinh nghiệm này có ý nghĩa sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, các công trình trên đã: (1) Khái quát vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thực hiện chức năng phản biện xã hội; (3) Nêu được nội dung, hình thức, phạm vi, ý nghĩa của công tác phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; (3) Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong thực hiện vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước.

1.2 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.2.1 Một số công trình nghiên cứu về giám sát xã hội ở Việt Nam

Võ Khánh Vinh, "Giám sát thực hiện quyền lực nhà nước” [57] Trong

bài viết, tác giả đã cho rằng, giám sát là để biểu thị "tổng thể các cơ chế xã hội tác động đến hành vi của con người với mục đích khắc phục các quy phạm mà xã hội tiếp nhận" Xã hội loài người có nhiều dạng giám sát khác nhau, nó vừa có điểm chung vừa có đặc điểm riêng cả về chủ thể, đối tượng và mối quan hệ trong giám sát.

Lưu Văn Đạt, "Tăng cường hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốcđối với hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức" [12] Tác giả đã

khẳng định chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hoạt động của các cấp chính quyền đó là thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa Nhưng thời gian qua, hoạt động giám sát chưa có hiệu quả, chưa đồng đều, mang tính tự phát, phương thức giám sát đơn điệu, hiệu lực giám sát còn thấp, vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung pháp luật, xây dựng cơ chế giám sát đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, trong sạch, vững mạnh.

Trang 24

Tác giả Đào Trí Úc trong đề tài: "Xây dựng cơ chế pháp lý đảm bảo sựkiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng, Nhànước Việt Nam và các thiết chế trong hệ thống chính trị" [53] đã hệ thống hóa

những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực, vai trò tất yếu của hệ thống giám sát nhân dân, bước đầu đề xuất giải pháp, cơ chế hoạt động giám sát Đặc biệt, đề tài đã luận giải vai trò hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chỉ ra những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát của Mặt trận một cách tương đối sâu sắc, toàn diện.

Tạ Ngọc Tấn, "Giám sát xã hội như một giải pháp phòng, chống thamnhũng, lãng phí" [41] Trong bài viết, tác giả đã nêu rõ thực chất giám sát xã

hội là sự kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm thực thi quyền lực nhà nước Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những thiếu sót, hạn chế các hành vi sai trái, những vấn đề bất hợp lý, lỗi thời, không phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở đã làm rõ thực trạng giám sát bộ máy nhà nước, và chỉ rõ giám sát xã hội là một trong những phương thức quan trọng, góp phần bổ sung giám sát trong bộ máy nhà nước nhằm chủ động phòng ngừa, khắc phục sự quan liêu, gia trưởng, chuyên quyền đối với thiết chế quyền lực nhà nước.

Hoàng Thị Ngân trong nghiên cứu "Một số vấn đề về giám sát xã hộivà phản biện xã hội" [31] Tác giả đã trình bày khái lược về các vấn đề như:

khái niệm, nội dung, mục đích, đặc trưng, vai trò, ý nghĩa của giám sát và phản biện xã hội Nghiên cứu này cũng chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện giám sát xã hội và phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Trương Thị Hồng Hà, "Xây dựng cơ chế pháp lý bảo đảm cho nhândân tham gia hoạt động giám sát và phản biện xã hội" [14] Bài viết đã viết

khái lược những cơ chế pháp lý hiện nay về hoạt động giám sát và phản biện xã hội, chỉ ra những bất cập và đề xuất những giải pháp, phương hướng hoàn

Trang 25

thiện cơ chế pháp lý đảm bảo cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội đạt hiệu quả trong thực tiễn.

Huỳnh Đảm, "Nâng cao vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam"

[6] Trong bài viết, tác giả đã phân tích cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ Từ vị trí làm chủ, người dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và cán bộ công chức trong bộ máy Nhân dân với tư cách người làm chủ có quyền lực trực tiếp hoặc thông qua đại diện Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu dân cử để thực hiện quyền giám sát Do đó, cần phối hợp chặt chẽ giữa giám sát của Đảng, giám sát của Nhà nước và giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Trần Ngọc Nhẫn, "Một số đề xuất về giám sát và phản biện xã hội củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân" [33].

Trong bài viết này, tác giả đã kiến nghị một số một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay.

Luận án tiến sĩ luật học: "Giám sát xã hội đối với hoạt động tư pháp ởViệt Nam hiện nay" của Nguyễn Huy Phương [36] Trong luận án, tác giả đã

phân tích đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân nhà nước pháp quyền với những đặc trưng của nó luôn đặt ra yêu cầu bắt buộc phải có những cơ chế giám sát quyền lực nhà nước, đảm bảo cho bộ máy chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có các cơ quan kiểm soát do nhà nước đặt ra, nó chưa đủ để bảo đảm cho cơ chế giám sát quyền lực nhà nước được thực hiện khách quan, toàn diện Trong bối cảnh duy nhất một Đảng cầm quyền, thì việc xây dựng cơ chế giám sát từ bên ngoài (tức giám sát xã hội) là rất cần thiết Có như vậy, mới bảo đảm sự giám

Trang 26

sát quyền lực của nhà nước khách quan, toàn diện Trên cơ sở khoa học, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận về giám sát xã hội đối với hoạt động tư pháp, phân biệt sự khác nhau giữa giám sát xã hội và giám sát nhà nước.

Nguyễn Huy Phượng, "Giám sát xã hội đối với hoạt động tư pháp ởnước Việt Nam hiện nay" [37], tác giả đã trình bày những cơ sở lý luận và thực

tiễn, thực trạng hoạt động giám sát xã hội và nêu quan điểm, đề xuất giải pháp thực hiện giám sát xã hội trong lĩnh vực tư pháp ở nước Việt Nam.

Vũ Anh Tuấn, "Giám sát xã hội trong nhà nước pháp quyền" [50] Trong

bài viết này, tác giả đã trình bày một số đặc điểm của giám sát xã hội, trong đó có sự so sánh sự khác biệt của giám sát xã hội với giám sát nhà nước, mối quan hệ giữa giám sát xã hội với nhà nước pháp quyền

Ngô Bích Ngọc, "Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổchức chính trị - xã hội và nhân dân" [32] Tác giả đã cho rằng giám sát là việc

xem xét, phát hiện, kiến nghị về các hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, đại biểu dân cư và cán bộ công chức thuộc các cơ quan này trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan minh; việc thực hiện chức trách, đạo đức, lối sống của đại biểu dân cư và cán bộ, công chức thuộc cơ quan này Nguyên tắc giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức có liên quan; quá trình hoạt động giám sát và phản biện xã hội không làm cản trở và hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát và phản biện xã hội; hoạt động giám sát và phản biện xã hội được thực hiện công khai, minh bách, khách quan, trung thực.

Trần Hậu với đề tài "Các hình thức và giải pháp thực hiện giám sát xãhội và phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị"

Trang 27

[18] Công trình này đề cập đến rất nhiều nội dung thuộc nội hàm giám sát và phản biện xã hội như: quan niệm về giám sát và phản biện xã hội, loại hình giám sát và phản biện xã hội, bản chất và vai trò của giám sát và phản biện xã hội, đặc trưng, nội dung, phương thức giám sát và phản biện xã hội Tại chương 6, đề tài trình bày các giải pháp thực hiện giám sát và phản biện xã hội đối với hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.

Trần Hậu, "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với vai trò giám sát và phảnbiện xã hội" [19] Bài viết đã phân tích nhiều nội dung liên quan đến giám sát

và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, giám sát và phản biện xã hội không chỉ là nhiệm vụ riêng của Mặt trận mà của cả hệ thống chính trị, số 6 Hoạt động phản biện xã hội là một trong những biện pháp kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước Tác giả cho rằng, chủ thể của phản biện xã hội bao gồm: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, trong đó Mặt trận đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp các tổ chức và cá nhân xây dựng khối đại đoàn kết và sự đồng thuận xã hội Như vậy, lực lượng tham gia phản biện xã hội rất đông đảo và đa dạng, cần có một hệ thống cơ chế (chứ không phải một là cơ chế) phản biện xã hội Nghĩa là tạo ra một hệ thống cơ chế, vừa phải ban hành mới, vừa sửa đổi, bổ sung cơ chế cũ, nhằm bảo đảm hiệu quả của phản biện và kiểm soát đối với quyền lực nhà nước.

Nguyễn Thọ Ánh, "Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hộicủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay" [1] Trong công trình này, tác giả đã

cho rằng, trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, hoạt động phản biện xã hội là nhu cầu tự thân đối với việc nâng cao chất lượng của Đảng Vì vậy, Đảng rất cần có phản biện xã hội từ phía nhân dân thông qua Mặt trận, để giúp Đảng tránh sai lầm về đường lối, quan liêu, độc đoán, chuyên quyền Chức năng của Mặt trận không chỉ là động viên, mà hơn nữa, phải làm chức

Trang 28

năng phản biện xã hội và tham chính thông qua việc tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật.

Nguyễn Thị Thủy, "Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặttrận Tổ quốc cấp tỉnh" [45] Tác giả cho rằng, giám sát và phản biện xã hội đều

tác động đến các chủ thể quyền lực nhằm hình thành hệ thống các quyết sách khoa học và đảm bảo cho nó được thực hiện trong cuộc sống Như thế, giám sát và phản biện xã hội trở thành yêu cầu không thể thiếu được của quá trình và tổ chức thực hiện các chính sách chính trị của các quyền lực.

Cao Văn Thống, “Đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát của Đảnggiai đoạn hiện nay” [44] Đây là một trong những tài liệu có giá trị về công tác

kiểm tra và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay và chính là tư liệu quan trọng có nhiều gợi ý cả về lý luận và thực tiễn cho luận án Cuốn sách đã trình bày khá công phu những vấn đề về phương thức kiểm tra, giám sát, về xây dựng cơ quan kiểm tra và đổi ngũ cán bộ kiểm tra của Đảng Những quan điểm được phân tích sâu bao gồm: cấp ủy đảng các cấp phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát một cách khoa học, thận trọng, chặt chẽ theo đúng nguyên tắc, phương pháp; thực hiện cả kiểm tra, giám sát trực tiếp (kể cả kiểm tra, giám sát lưu động) và kiểm tra, giám sát gián tiếp; kết hợp cả kiểm tra, giám sát từ trên xuống và từ dưới lên, từ trong ra và từ ngoài vào; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức với phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát để tạo ra sức mạnh tổng hợp, đạt kết quả cao nhất Phải công khai hóa công tác kiểm tra, giám sát; xây dựng cơ quan kiểm tra chuyên trách khoa học, tương xứng, ngang tầm; cán bộ kiểm tra đảm bảo phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; cán bộ làm công tác kiểm phải thật sự là những người mẫu mực nhất “không thể chê

Trang 29

trách được”, họ phải có kiến thức lý luận, công tác đảng, công tác tổ chức, quản lý nhà nước, pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn; phải có và thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với cán bộ kiểm tra để tạo điều kiện cho họ toàn tâm, toàn lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Các công trình trên đã: (1) Khái quát vai trò của Mặt trận Việt Nam xây dựng đất nước trong thực hiện chức năng giám sát xã hội; (3) nêu được nội dung, hình thức, phạm vi, ý nghĩa của công tác giám sát xã hội của Mặt trận trong phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; (3) đánh giá những thành tựu, hạn chế trong thực hiện; (4) kinh nghiệm của Việt Nam trong thực hiện giám sát xã hội.

1.2.2 Một số công trình nghiên cứu về phản biện xã hội ở Việt Namtrong thời gian gần đây

Hoàng Văn Tuệ "Vấn đề phản biện xã hội với yêu cầu thực tế ViệtNam hiện nay" [52] Tác giả khẳng định, phản biện xã hội là hoạt động mới

nên thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học Song vì là hoạt động mới, chưa được thể chế hóa, nên cho đến nay, chưa có nghiên cứu sâu về vấn đề này.

Đỗ Duy Thường trong bài: "Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các toàn thể nhân dân trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh" [46].

Tác giả cho rằng, phản biện trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh có thể được hiểu là hoạt động nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định và kiến nghị bằng văn bản đối với các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Nhà nước khi được yêu cầu Sự phản biện làm giảm thiểu những thiếu sót, sơ hở trong việc xây dựng, ban hình các văn bản luật.

Trần Đăng Tuấn, "Phương thức phản biện xã hội" [49], trong bài viết, tác

giả cho rằng, phản biện xã hội là: đưa ra các lập luật, phân tích nhằm phát hiện, chứng minh, khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một đề án (phương án, dự

Trang 30

án) xã hội đã được hình thành và công bố trước đó Phản biện xã hội thực

hiện chủ yếu ở hai trường hợp: Một là, đối với các dự thảo chủ trương, chínhsách; Hai là, phát hiện các điểm chưa hoàn thiện, thậm chí sai sót, hoặc không

còn phù hợp với đường lối, chính sách, quy định pháp lý, v.v đang được thực hiện trong thực tế, để lực lượng cầm quyền có điều chỉnh, sửa đổi hoặc thay đổi chính sách cho phù hợp.

Vũ Thị Như Hoa: "Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trậnTổ quốc Việt Nam hiện nay" [20] Trong luận án, tác giả đã hệ thống hóa

những vấn đề lý luận về phản biện xã hội và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phản biện xã hội, những tiêu chí đánh giá chất lượng phản biện xã hội Luận án đã đánh giá khái quát thực trạng hoạt động phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trong các giải pháp, tác giả cho rằng báo chí là một kênh phản biện xã hội rất quan trọng, xuất phát từ chức năng của báo chí phản ánh hiện thực đời sống xã hội, định hướng dư luận có sức mạnh phản biện chính sách của Nhà nước Việt Nam.

Hoàng Hải, "Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trongphản biện xã hội và giám sát xây dựng Đảng" [15] Tác giả cho rằng, nội dung

phản biện xã hội mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện là phản biện những chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đến tổ chức bộ máy và cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, những chính sách cụ thể đối với giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài Đối tượng nhận được phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân là cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị.

Trang 31

Vũ Ngọc Lân, "Suy nghĩ bước đầu về vai trò phản biện xã hội của Mặttrận tổ quốc Việt Nam" [22] Tác giả cho rằng, phản biện xã hội là sự thẩm

định, đánh giá, nhận xét của một tổ chức chính trị - xã hội đối với đường lối, nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động, đề án, dự án, kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng, Nhà nước Những vấn đề được phản biện phải mang tính xã hội rộng lớn và có ý nghĩa rất quan trọng.

Lê Thị Hồng Diễm, "Thực hiện chức năng phản biện xã hội của Mặt trậnTổ quốc Việt Nam" [4] Trong bài viết, tác giả đã phân tích khá sâu sắc chức

năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay Tác giả cho rằng, để Mặt trận làm tốt hơn chức năng giám sát và phản biện xã hội cần phải thể chế hóa các quy định này thành các văn bản luật.

Phạm Xuân Hằng, “Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc - Mộtphương thức thực hành dân chủ tạo sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc” [16].

Tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc trong phản biện xã hội, coi đó là một giải pháp quan trọng trong thực hiện chức năng của Mặt trận nhằm tham gia xây dựng và thực hành dân chủ, tạo lập khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các công trình trên đã: (1) Khái quát vai trò của Mặt trận Việt Nam trong thực hiện chức năng phản biện xã hội; (3) Nêu được nội dung, hình thức, phạm vi, ý nghĩa của công tác phản biện xã hội của Mặt trận trong phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; (3) Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong thực hiện vai trò phản biện xã hội của Mặt trận; (4) Những bài học kinh nghiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện phản biện xã hội thời gian gần đây.

1.3 GIÁ TRỊ THAM KHẢO TỪ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VÀ NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU

1.3.1 Giá trị tham khảo của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án

Một là, các công trình đã công bố đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý

luận về thực hiện giám sát, phản biện xã hội; tác dụng của giám sát và

Trang 32

phản biện xã hội trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện hệ thống chính trị Một số công trình cũng đã phân tích, đánh giá vị trí, vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong hệ thống chính trị tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Mặt trận Lào xây dựng đất nước là thành viên của hệ thống chính trị, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; là đại diện cho lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân Nhiều công trình đã nêu những bài học kinh nghiệm trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đây là những bài học kinh nghiệm hữu ích cho Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay.

Hai là, một số công trình bước đầu đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng

thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới; chỉ ra các thành tựu, hạn chế, nguyên nhân Tất cả các nghiên cứu đều nhận thức rằng việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội là yêu cầu tất yếu của quá trình thực thi dân chủ ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Ba là, một số công trình đã đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm

nâng cao năng lực thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay; ví dụ như: hoàn thiện hệ thống pháp luật về giám sát và phản biện xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường thực thi dân chủ

1.3.2 Những khoảng trống mà các công trình nghiên cứu chưa đềcập đến và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu

Do cách tiếp cận và giới hạn phạm vi nghiên cứu nên các công trình nêu trên còn để lại những "khoảng trống" như: (i) Chưa luận giải sâu sắc việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới trên phương diện chính trị - xã hội; (ii) Chưa đề xuất

Trang 33

được những giải pháp toàn diện và các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước.

Trong quá trình đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào luôn chú trọng đến giám sát và phản biện xã hội nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thực hiện giám sát, phản biện của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, luận án tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau:

Một là, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện

giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay;

Hai là, nghiên cứu làm rõ thực trạng của việc thực hiện giám sát và

phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thời gian vừa qua; khái quát những vấn đề đang đặt ra hiện nay;

Ba là, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mặt

trận Lào xây dựng đất nước trong thực hiện giám sát và phản biện xã hội giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Giám sát, phản biện xã hội là một trong nhiệm vụ trọng tâm của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay Hoạt động này vừa phát huy được quyền làm chủ của nhân dân góp phần hạn chế các thiếu sót trong quá trình hoạch định và thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Tại nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội Các công trình rất đa dạng, phong phú từ các đề án tổng kết của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, thông qua đó đã phản ánh được những nội dung chủ yếu sau: chủ thể đối tượng, nội dung, phạm vi, hình thức, các điều kiện để thực hiện tốt vai trò

Trang 34

giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước Đây là quá trình tổng kết thực tiễn nhằm phát triển lý luận về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện một đảng cầm quyền.

Vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng là một nội dung được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm nghiên cứu Từ việc nghiên cứu đó, cũng giúp cho việc rút ra các bài học kinh nghiệm quan trọng với Mặt trận Lào hiện nay Đó là bài học về phát huy dân chủ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện thể chế, phát huy vai trò các Hội đồng tư vấn, nâng cao dân trí, hiểu biết pháp luật cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân.

Việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên nhằm làm rõ những vấn đề đặt ra chưa được giải quyết thấu đáo, luận án sẽ tập trung nghiên cứu.

Trang 35

Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNTHỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN

LÀO XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY

2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

2.1.1 Một số khái niệm chủ yếu của luận án

Khái niệm giám sát xã hội: giám sát xã hội là một khái niệm được dùng

khá phổ biến trong nhiều ngành khoa học khác nhau như chính trị học, luật học, hành chính học Ở mỗi phương diện, nội hàm khái niệm có phạm vi rộng, hẹp khác nhau.

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học giải thích: "Giám sát là theo

dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không" [34, tr.374] Với nghĩa đó, giám sát là sự theo dõi, kiểm tra của chủ thể với đối tượng được giám sát làm cho đối tượng phải đi đúng quỹ đạo, quy chế, quy định nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm chỉnh.

Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam thuật ngữ giám sát được giải thích là:

"một hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nhằm bảo đảm pháp chế hoặc sự chấp hành những nguyên tắc chung nào đó" [56, tr.112].

Từ điển luật học giải thích giám sát là: "sự theo dõi, quan sát mang tính

chủ động, thường xuyên của cơ quan, tổ chức hoặc nhân dân đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát và sự tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động đó đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích từ trước, bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh" [55, tr.292].

Trang 36

Từ sự phân tích trên cho thấy, hiểu chung nhất giám sát là sự theo dõi, quan sát, của tổ chức, cá nhân (chủ thể giám sát) đối với đối tượng chịu giám sát nhằm làm cho đối tượng hoạt động theo đúng các quy định.

Ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, giám sát xã hội được coi là nguyên tắc, giải pháp trong đổi mới kiện toàn hệ thống chính trị, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng nhân dân Cách mạng Lào giải thích: "Giám sát là theo dõi, kiểm tra, phát hiện, đánh giá của cá nhân, tổ chức, cộng đồng trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và chính sách của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, các quyền lợi, nghĩa vụ công dân, của các tổ chức chính trị - xã hội và kiến nghị phát huy ưu điểm, thành tựu, xử lý đối với cá nhân, tổ chức có hành vi sai trái" [72, tr.55].

Trong xã hội, giám sát được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau: giám sát của tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, công dân Trong đó, có thể chia làm hai loại chủ thể cơ bản là: giám sát của nhà nước (thông qua các cơ quan, tổ chức của nhà nước) và giám sát của nhân dân, do người dân trực tiếp thực hiện hay thông qua các tổ chức đại diện của nhân dân Thực hiện giám sát của các chủ thể ngoài nhà nước được gọi là giám sát xã hội Giám sát xã hội phân biệt với giám sát nhà nước ở chỗ, chủ thể giám sát xã hội là nhân dân, nhân dân trực tiếp giám sát hoặc thông qua các tổ chức do mình ủy nhiệm Đối tượng giám sát xã hội là các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân Đặc điểm của giám sát xã hội không mang tính quyền lực nhà nước, không thực hiện miễn nhiệm, bãi nhiệm trực tiếp đối với các đối tượng vi phạm Phương thức giám sát xã hội có tính năng động, linh hoạt, mang tính khách quan hơn giám sát nhà nước bởi vì nó là sự giám sát bên ngoài cấu trúc quyền lực.

Trang 37

Khi công dân hay các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân tiến hành giám sát đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức thì đó là các loại hình giám sát xã hội Đây được xem là hình thức giám sát có tính độc lập tương đối so với giám sát lẫn nhau trong tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, đặc biệt trong điều kiện một đảng cầm quyền Do đó, giám sát xã hội là sự thể hiện các quyền được theo dõi, xem xét, bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mọi người dân, các tầng lớp xã hội đối với những hoạt động của chủ thể chính trị cầm quyền qua các hình thức, công cụ được luật pháp thừa nhận, bảo vệ.

Trong luận án này, giám sát được hiểu là: Các hoạt động theo dõi, xemxét, đánh giá, phát hiện, kiến nghị của nhân dân (trực tiếp hoặc đại diện) đốivới các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực thi quyền lực của bộ máy chínhtrị theo quy định của pháp luật.

Thực hiện giám sát xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước là tổng

hợp các hoạt động theo dõi, xem xét, đánh giá, kiến nghị của nhân dân thông qua Mặt trận Lào xây dựng đất nước với các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ dân cử trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, làm cho Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Khái niệm phản biện xã hội: Là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi

trong nhiều ngành khoa học, có nội hàm rộng, hẹp khác nhau.

Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì thuật ngữ phản biện

được hiểu là: "đánh giá chất lượng một công trình khoa học khi công trình được đưa ra bảo vệ để lấy học vị của hội đồng chấm thi" [34, tr.764].

Trong một số công trình nghiên cứu khoa học, các tác giả cũng đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về phản biện xã hội Tác giả Bùi Xuân Đức cho

Trang 38

rằng: "Phản biện xã hội là hình thức được áp dụng để tìm được sự đồng thuận xã hội về lợi ích trong thẩm định, xét duyệt các chủ trương, đường lối, trong ban hành các đạo luật, trong hoạch định các đề án, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” [13].

Tác giả Phạm Xuân Hằng cho rằng: "Phản biện xã hội là việc phân tích, đánh giá, lập luận, tranh luận có tính chất độc lập, khoa học, của các lực lượng xã hội (bao gồm cá nhân hoặc tổ chức trong xã hội) nhằm khẳng định hay bác bỏ, đề xuất sửa đổi chính sách, từ đó giúp cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh chính sách phù hợp hơn với lợi ích chung của cộng đồng” [22].

Từ một số quan điểm trên, có thể thấy phản biện xã hội có thể tiếp cận ở nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa hẹp, phản biện là quá trình đánh giá, phân tích, lập luận,

thẩm định chất lượng, nhằm chứng minh, khẳng định, bổ sung hay là bác bỏ một phần hay toàn bộ công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân hoặc một nhóm người Theo quan niệm như vậy, phản biện được hiểu theo nghĩa hẹp, xoay quanh một lĩnh vực nhất định, ở đây coi phản biện là hoạt động đặc thù chỉ có trong quá trình bảo vệ luận án, đề tài, nhiệm vụ khoa học Mục tiêu của phản biện là nhằm xác định tính đúng đắn, khoa học trong nhận thức, hành động của con người (cá nhân, tổ chức) Phản biện làm cho mỗi một hành vi được tiến hành trên cơ sở có sự thẩm định khoa học Nếu không có phản biện có nghĩa là con người mặc nhiên hành động mà không chú ý đến sự xác nhận của xã hội về tính phù hợp, đúng đắn của hành động đó.

Theo nghĩa rộng, phản biện xã hội là hành vi diễn ra hàng ngày, một

nhu cầu cuộc sống, bởi nhờ có nó con người có thể lọc bỏ những sai sót để tiệm cận tới sự hợp lý trong quyết định các hành vi của mình Trong khoa học, phản biện là một trong những cách thức chủ yếu để các nhà nghiên cứu

Trang 39

tiệm cận tới các chân lý khoa học Trong đời sống xã hội, phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ Nói khái quát, phản biện là yêu cầu của một xã hội dân chủ, ở đó mỗi người đều tự do bày tỏ các nguyện vọng của mình Phản biện góp phần điều chỉnh các chính sách xã hội làm cho các khuynh hướng đó vận hành một cách khoa học, đúng đắn, tránh được tính chủ quan, duy ý chí của người cầm quyền; phản biện không đồng nghĩa với phản bác hay phản đối, bài bác.

Phản biện xã hội thực chất là phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý xã hội Đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đều nhằm phục vụ lợi ích của đại đa số nhân dân Do đó, nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Phản biện xã hội là nhu cầu cần thiết, đòi hỏi khách quan nhằm khắc phục tệ quan liêu Trong một xã hội dân chủ, việc các nhà lãnh đạo đối thoại trực tiếp với nhân dân, các đại biểu dân cử tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của cử tri, một số công dân có quyền khởi kiện cơ quan hành chính khi cơ quan đó ban hành văn bản trái luật ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của công dân đó là những cách phát huy tốt cho phản biện xã hội.

Phản biện xã hội có nhiều cấp độ thực hiện khác nhau: góp ý kiến, nhận xét, bình luận (có thể phê phán, phản đối), tư vấn, kiến nghị Yêu cầu quan trọng của phản biện là thể hiện được thái độ của chủ thể phản biện trên cơ sở những luận cứ khoa học để bảo vệ lợi ích của một cộng đồng dân cư hay toàn xã hội Sản phẩm của phản biện thường là những khuyến nghị, kiến nghị đối với cơ quan có thẩm quyền (có thể nhất trí hoàn toàn hay một phần nội dung dự thảo quyết sách, có thể đề nghị điều chỉnh hoặc bổ sung hoặc cũng có thể là đề nghị huỷ bỏ hoặc hoãn ban hành một quyết sách ) Chủ thể phản biện cũng có thể bác bỏ hay phản bác nội dung các quyết sách bằng những luận cứ

Trang 40

khoa học của mình (phản bác ở đây được hiểu theo nghĩa: dùng lý lẽ của mình bác bỏ ý kiến, quan điểm của người khác) Như vậy, phản bác chỉ là một trong nhiều khả năng xảy ra trong quá trình phản biện (các khả năng khác có thể là những đề xuất bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh ).

Đặc trưng cơ bản của phản biện xã hội (phân biệt với phản biện trong

các lĩnh vực khác như tranh tụng tư pháp, nghiên cứu khoa học, thẩm định chất lượng các báo cáo, đề án ) là sự phản biện đối với hoạt động tổ chức và thực thi quyền lực chính trị Ở đó, quan hệ giữa chủ thể phản biện và đối tượng được phản biện nằm trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau Một bên là những thiết chế đại diện có trách nhiệm đưa ra các quyết định lãnh đạo, quản lý đối với xã hội; bên kia là các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền phản biện, quyền tự do dân chủ được pháp luật thừa nhận Mục tiêu của phản biện xã hội nhằm làm quyết định của chủ thể lãnh đạo, quản lý trở nên phù hợp, khả thi hơn và đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội Phản biện xã hội là phản biện mang tính nhân dân, tính xã hội rộng rãi.

Phản biện xã hội khác với phản bác, đả kích, nói xấu, bôi nhọ, xuyêntạc Phản biện xã hội mang tính xây dựng, hỗ trợ, vì mục tiêu là làm cho một

dự thảo hoàn chỉnh hơn Trong phản biện xã hội, bên phản biện không phải lúc nào cũng nêu ý kiến phản bác mà có cả những ý kiến tán đồng, góp ý, sửa đổi, bổ sung nhằm làm cho dự án, kế hoạch đưa ra được đầy đủ, hoàn thiện hơn.

Phản biện xã hội cũng không đồng nhất với "góp ý kiến", "kiến nghị" hayphê bình, góp ý Góp ý kiến, kiến nghị, phê bình, phản ánh yếu thể hiện sự

tham gia thụ động của đối tượng chịu sự lãnh đạo, quản lý với chủ thể lãnh đạo, quản lý, theo yêu cầu của họ mà không có sự chủ động, đặc biệt là không có sự tranh biện Nội dung góp ý kiến, kiến nghị không đòi hỏi phải nêu ra đầy đủ các luận cứ khoa học để chứng minh tính đúng đắn, phù

Ngày đăng: 28/03/2024, 16:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan