Kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán của công ty tnhh tiến đồng tiến

89 0 0
Kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán của công ty tnhh tiến đồng tiến

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH TIẾN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KẾ TOÁN KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY

TNHH TIẾN ĐỒNG TIẾN

KIỀU THỊ GIANG

TP HỒ CHÍ MINH – 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KẾ TOÁN KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY

Trang 3

TÓM TẮT

Đối với một công ty, đặc biệt là công ty trong lĩnh vực thương mại sẽ thường xuyên phát sinh rất nhiều các hoạt động mua, bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ Trên cơ sở đó, các nghiệp vụ liên quan đến khoản thanh toán giữa người mua và người bán cũng phát sinh rất nhiều.Việc cân đối, theo dõi và thanh toán các khoản này là một nhiệm vụ lớn giúp tình hình tài chính của công ty ngày càng hiệu quả hơn Do đó kế toán khoản phải thu, phải trả là một phần hành rất quan trọng trong công ty

Cụ thể, bài nghiên cứu bao gồm có 3 chương Nội dung chương 1 là các nội dung cơ bản về bài nghiên cứu như lý do chọn đề tài nghiên cứu, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài Thông qua đó, Hội đồng sẽ có thể đưa ra được những đánh giá về sự đóng góp của đề tài nghiên cứu trong thực tiễn

Đến với chương 2, tác giả đã đưa ra những cơ sở lí thuyết về công tác kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán tại doanh nghiệp Đây sẽ là nền tảng lý thuyết quan trọng để khóa luận có thể triển khai ý tưởng và lập luận chặt chẽ các vấn đề xảy ra đối với phần hành kế toán phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán tại một đơn vị thực tế

Để có thể làm rõ hơn những lý thuyết trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu về công tác kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán tại Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến ở nội dung chương 3 Tác giả sẽ đi giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của công ty, đặc điểm, lĩnh vực mà công ty hoạt động Tiếp đến tác giả sẽ phân tích bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và các chính sách kế toán, chế độmà công ty áp dụng Nhằm hoàn thành mục tiêu khóa luận là hoàn thiện kế toán khoản phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến, tác giả đi sâu vào phân tích các nghiệp vụ của kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán tại công ty

Từ đó, tác giả đưa ra những nhận xét ở chương 4 về ưu điểm và nhược điểm về công tác kế toán thực tế tại đơn vị Qua đó, tác giả đã có những hàm ý giải pháp với mong muốn có thể giúp công tác kế toán tại đơn vị có thể hoàn thiện hơn trong tương lai từ đó giúp bài nghiên cứu thêm tính thực tiễn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Kiều Thị Giang

Mã số sinh viên: 030536200033 Ngành: Kế toán – Kiểm toán

Tôi xin cam đoan, bài khóa luận “Kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán của Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến” là bài nghiên cứu riêng của tác giả Kết quả của bài nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đã được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 02 năm 2024 Sinh viên thực hiện

Kiều Thị Giang

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Vũ Hải Yến Trong suốt thời gian qua, cô đã luôn đồng hành và giúp đỡ em để em có thể hoàn thành bài nghiên cứu này Cô đã cho em những lời khuyên chân thành giúp em nhận ra những thiếu sót và cải thiện nó trong quá trình nghiên cứu

Em xin cảm ơn quý thầy cô tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Các thầy cô đã không những chỉ dạy chúng em những kiến thức nền cần thiết mà còn là những kỹ năng mềm, những kinh nghiệm sống và làm việc của bản thân các thầy cô điều đó đã giúp chúng em có thêm động lực phát triển trong tương lai, vận dụng cho công việc sau này

Em cũng xin cảm ơn toàn thể Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến Suốt thời gian em làm việc tại đây, các anh chị đã luôn hỗ trợ giúp đỡ em trong công việc lẫn dữ liệu cho bài nghiên cứu này

Do kiến thức của em còn hạn hẹp không thể hiểu hết những truyền đạt từ cô và các anh chị đồng nghiệp nên bài nghiên cứu sẽ khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong có thể nhận được những đóng góp ý kiến từ các thầy cô giảng viên giúp cho bài nghiên cứu thêm hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 02 năm 2024

Trang 6

MỤC LỤC

TÓM TẮT ii

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC SƠ ĐỒ vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1

1.3 Câu hỏi nghiên cứu: 2

1.4 Đối tượng nghiên cứu: 2

1.5 Phạm vị nghiên cứu: 2

1.6 Phương pháp nghiên cứu: 3

1.7 Kết cấu của khóa luận 3

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 4

CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ VÀ PHÂN THÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN 4 2.1 Các nghiên cứu trước: 4

2.2 Cơ sở lý luận về kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán 6

2.2.1 Những vấn đề chung về kế toán khoản phải thu, phải trả 6

2.2.2 Kế toán các khoản phải thu: 7

2.2.3 Kế toán khoản phải trả: 15

2.2.4 Cơ sở lý luận về khả năng thanh toán: 21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25

3.1 Tổng quan về đơn vị nghiên cứu: 25

3.1.1 Giới thiệu chung: 25

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển: 25

3.1.3 Sản phẩm và dịch vụ: 26

|3.1.4 Tổ chức bộ máy Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến: 27

Trang 7

3.1.5: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến: 27

3.1.6 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 28

3.2 Quy trình nghiệp vụ kế toán khoản phải thu, phải trả của Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến được thực hiện như thế nào? 29

3.2.1 Quy trình nghiệp vụ kế toán khoản phải thu khách hàng của Công ty TNHH

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2 1: Sơ đồ hạch toán TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ 10

Sơ đồ 2 2: Sơ đồ hạch toán TK 133 – Thuế GTGT đầu vào 12

Sơ đồ 2 3: Sơ đồ hạch toán TK 138 – Phải thu khác 14

Sơ đồ 2 4: Sơ đồ hạch toán TK 331 – Phải trả cho người bán 17

Sơ đồ 2 5: Sơ đồ hạch toán TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 19

Sơ đồ 2 6: Sơ đồ hạch toán TK 338 – Phải trả, phải nộp khác 21

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3 1: Sơ đồ tổ chức Bộ máy Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến 27

Hình 3 2: Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến 27

Hình 3 3: Sơ đồ nghiệp vụ kế toán khoản phải thu của Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến

Hình 3 8: SCT công nợ 131 – Công ty TNHH TOPGOG 35

Hình 3 9: Sổ cái TK 131-Phải thu của khách hàng 36

Hình 3 10: Phiếu Báo Có tại ngày 29/09/2023 37

Hình 3 11: Bảng cân đối số phát sinh TK 131-Phải thu của khách hàng 37

Hình 3 12: Báo cáo tình hình tài chính 38

Hình 3 13: Hóa đơn GTGT số 4582 của CÔNG TY TNHH UNIVERSE LOGISTICS

Hình 3 17: Sổ Cái TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ 42

Hình 3 18: Trang 1 Tờ khai thông quan tại ngày 16/08/2023 của Đơn hàng KCIT230199 44

Hình 3 19: Màn hình nhập liệu nghiệp vụ 4 45

Hình 3 20: Màn hình hạch toán nghiệp vụ 4 46

Trang 10

Hình 3 21: SCT công nợ 331 - Kit Cat International Pte Ltd 46

Hình 3 22: Sổ cái TK 331 – Phải trả người bán 47

Hình 3 23: Phiếu Báo Nợ ngày 21/08/2023 48

Hình 3 24: Phiếu Báo Nợ ngày 18/09/2023 49

Hình 3 25: Bảng cân đối số phát sinh - TK 331 49

Hình 3 26: Báo cáo tình hình tài chính 50

Hình 3 27: Màn hình nhập dữ liệu nghiệp vụ 7 51

Hình 3 28: Màn hình hạch toán nghiệp vụ 7 51

Hình 3 29: Sổ chi tiết TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra 52

Hình 3 30: Sổ Cái TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 53

Hình 3 31: Màn hình nhập dữ iệu và hạch toán khoản nghiệp vụ 8 54

Hình 3 32: Sổ chi tiết TK 3382 – Kinh phí công đoàn 54

Hình 3 33: Sổ chi tiết TK 3383 – Bảo hiểm xã hội 55

Hình 3 34: Sổ chi tiết TK 3385 – Bảo hiểm thất nghiệp 56

Hình 3 35: Sổ chi tiết TK 3384 – Bảo hiểm y tế 56

Hình 3 36: Sổ Cái TK 338 – Phải trả, phải nộp khác 57

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 BCĐK: Bảng cân đối kế toán 2 BCTC: Báo cáo tài chính 3 BHTN: Bảo hiểm Thất nghiệp 4 BHXH: Bảo hiểm xã hội

5 BHYT: Bảo hiểm y tế

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế phát triển Và trong một công ty, nhất là một công ty thương mại thì thường phát sinh rất nhiều các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, trên cơ sở đó thì sẽ phát sinh các nghiệp vụ liên quan tới khoản phải thu, phải trả, quan hệ thanh toán như: thanh toán giữa các doanh nghiệp với Nhà nước, thanh toán trong nội bộ, với cán bộ nhân viên, thanh toán với người mua, nhà cung cấp, Việc quản lý, theo dõi và thanh toán các tài khoản này là nhiệm vụ của kế toán công nợ Đây được xem là khoản mục quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của công ty

Đánh giá sức mạnh tài chính, dự đoán được tiềm lực trong thanh toán của doanh nghiệp là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong của nhà quản lý, nhà đầu tư cũng như các chủ nợ Trên cơ sở biết được chất lượng tài chính cũng như cũng như tiềm lực thanh toán, các nhà quản trị có kế hoạch điều chỉnh hợp lý cũng như đưa ra các biện pháp hiệu quả để thu hồi công nợ, đảm bảo thanh toán các khoản nợ kịp thời để nâng cao hoạt động SXKD Đồng thời, các nhà đầu tư quyết định có nên tiếp tục cho vay vốn hay không Để làm được điều đó thì việc tiến hành phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp là rất cần thiết và quan trọng

Xuất phát từ vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán khoản nợ phải thu, nợ phải trả và phân tích khả năng thanh toán nên tôi đã chọn đề tài:

“KẾ TOÁN KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH TIẾN ĐỒNG TIẾN”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung:

Khóa luận thực hiện nghiên cứu về công tác kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán của Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến

Mục tiêu cụ thể:

Trang 13

Khóa luận trình bày cơ sở lý luận cơ bản về kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán của Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến

Tìm hiểu tổng quan về Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến, quy trình và thực trạng kế toán khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán và phân tích khả năng thanh toán của Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến

Sau đó tiến hành phân tích tổng hợp, đánh giá được thực trạng kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán, từ đó đưa ra những ưu điểm và nhược điểm cho phần hành này của Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến

Trên cơ sở ưu điểm và hạn chế tìm hiểu được, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán của Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến

1.3 Câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận về kế toán khoản phải thu, phải trả của Công ty TNHH Tiến

Đồng Tiến gồm những nội dung gì?

Câu hỏi 2: Quy trình thực hiện kế toán khoản phải thu, phải trả của Công ty TNHH Tiến

Đồng Tiến được tiến hành như thế nào?

Câu hỏi 3: Công tác kế toán khoản phải thu, phải trả và tình hình khả năng thanh toán

của Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến?

Câu hỏi 4: Những ưu điểm và nhược điểm của kế toán khoản phải thu, phải trả của Công

ty TNHH Tiến Đồng Tiến?

1.4 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán tại Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến

1.5 Phạm vị nghiên cứu:

 Phạm vi không gian: Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến

 Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập qua 3 năm từ 2021 đến năm 2023 được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2021-2023 Đồng thời đi sâu nghiên cứu phần hành kế toán khoản phải thu, phải trả vào năm 2023

Trang 14

1.6 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp thu thập dữ liệu:

Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu BCTC của công ty qua các năm, các chứng từ, sổ sách liên quan đến công nợ Đồng thời tìm kiếm và nghiên cứu các tài liệu về chuyên ngành kế toán, các thông tin liên quan đến đề tài, phục vụ cho quá trình nghiên cứu thông qua Internet, các trang web như: Luật kế toán, Thông tư 133 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, giáo trình, các bài khóa luận tốt nghiệp đề tài kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán của các năm trước nhằm tổng hợp cơ sở lý luận phục vụ cho bài khóa luận tốt nghiệp

Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Tiến hành quan sát công việc hàng ngày của kế toán công nợ, đồng thời ghi chép lại trình tự công việc mà kế toán công nợ thực hiện từ việc nhận chứng từ từ các bộ phận liên quan, kiểm trả chứng từ, hạch toán chứng từ trên phần mềm Tiến hành hỏi và trao đổi trực tiếp với nhân viên kế toán những vấn đề liên quan đến đề tài, những thắc mắc gặp phải về thực trạng kế toán công nợ cũng như tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty

Phương pháp xử lý số liệu:

Phương pháp thống kê: Khi thu thập dữ liệu, tiến hành sắp xếp, thống kê những thông tin, dữ liệu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích

Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh đối chiếu các chỉ tiêu cả về tương đối và tuyệt đối Phương pháp này được sử dụng khi so sánh các chỉ tiêu giữa các năm để phát hiện chênh lệch cũng như biến động về tài sản, nguồn vốn, kết quả SXKD và các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Phương pháp phân tích số liệu: Dựa vào kết quả so sánh, kết hợp với cơ sở lý thuyết tiến hành phân tích các chỉ số công nợ và khả năng thanh toán, từ đó đưa ra các đánh giá cụ thể

1.7 Kết cấu của khóa luận

Trang 15

Kết cấu khóa luận gồm 4 chương:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Các nghiên cứu trước và cơ sở lý luận về kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 4: Kết luận và hàm ý

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương đầu, tác giả đã nêu ra được lý do vì sao chọn đề tài kế toán khoản phải thu, phỉa trả và phân tích khả năng thanh toán Tiếp theo, tác giả giới thiệu về đề tài nghiên cứu, các mục tiêu nghiên cứu được đặt ra khi thực hiện đề tài khóa luận, đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, giới thiệu đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thành khóa luận Tác giả cũng đã giới thiệu kết cấu và nội dung của 4 Chương đề tài khóa luận

CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ VÀ PHÂN THÍCH KHẢ NĂNG

THANH TOÁN 2.1 Các nghiên cứu trước:

Kế toán khoản phải thu, phải trả là một phần hành rất quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống kế toán của tất cả các doanh nghiệp hiện nay Mặc dù không phải là một đề tài mới nhưng các vấn đề liên quan đến kế toán phoản phải thu, phải trả vẫn được rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu

Luận văn thạc sĩ “Kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Hanel” của tác giả Lương Thị Kim Hậu, Trường Đại học Thương mại Hà Nội năm 2021 Tác giả đã hệ thống lại cơ sở lý luận về kế toán công nợ tại doanh nghiệp; đồng thời lồng ghép các Chuẩn mực kế toán Việt Nam như Chuẩn mực chung, chuẩn mực VAS 10, VAS 18 để thể hiện rõ sự chi phối của các chuẩn mực kế toán đối với kế toán công nợ Dựa trên phân tích tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017-2019 tại Công ty CP Hanel, tác giả đã đi sâu

Trang 16

phân tích các khoản công nợ phải thu phải trả phát sinh thực tế cũng như cách trình bày các khoản này trên BCTC của công ty; từ đó đưa ra nhận xét đánh giá về phần hành này, đề xuất các biện pháp để công ty có thể hoàn thiện công tác kế toán công nợ

Khóa luận tốt nghiệp “Kế toán công nợ đối với người mua, người bán hàng hóa, dịch vụ và phân tích khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần Dệt may Huế” của tác giả Lê Thị thúy Vy, Trường Đại học Kinh tế Huế năm 2020 Tác giả cũng đã tìm hiểu cơ bản lý luận về kế toán công nợ nói chung cũng như kế toán nợ phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp nói riêng và phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tìm hiểu tổng quan về Công ty cổ phần Dệt may Huế, thực trạng kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ và phân tích khả năng thanh toán để từ đó đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán công nợ và khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Dệt may Huế Tuy nhiên bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở phần đưa ra chứng từ chứ chưa nêu rõ được quy trình thực hiện của kế toán công nợ phải thu khách hàng và trả người bán trên phần mềm kế toán diễn ra như thế nào

Khóa luận tốt nghiệp “Kế toán nợ phải trả tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại & Dịch vụ Mạng Lưới Thông Minh (SmartNet)” của tác giá Hoàng Thị Thùy Trang năm 2023 Bài nghiên cứu đã khái quát những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán nợ phải trả tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Mạng Lưới Thông Minh (SmartNet), đưa ra thực trạng tổ chức công tác kế toán nợ phải trả tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Mạng Lưới Thông Minh (SmartNet) Từ đó, đề xuất các hàm ý nhằm hoàn thiện công tác kế toán nợ phải trả tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Mạng Lưới Thông Minh (SmartNet)

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 4/2021 “Công tác kế toán tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ nhìn từ kế toán các khoản nợ phải thu” (Tạp chí Tài chính Online) của tác giả Lý Thị Oanh vào năm 2021 Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong hoạt động kế toán tài chính tại DN siêu nhỏ thì kế toán các khoản nợ phải thu là một trong nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp Bài viết trao đổi về nguyên tắc kế toán, phương pháp kế toán một số giao dịch chủ yếu liên quan đến kế toán các khoản nợ phải thu, và đưa ra những vấn đề cần lưu ý của kế toán các khoản

Trang 17

phải thu tại doanh nghiệp siêu nhỏ Từ đó, giúp nhà quản trị nắm rõ được tình hình tài chính để đưa ra những quyết định điều hành hợp lý

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 4/2021 “Vấn đề về ghi nhận chi phí và xử lý nợ phải thu khó đòi tại doanh nghiệp nhỏ và vừa” (Tạp chí Tài chính Online) vào năm 2021 Bài viết đã khái quát các quy định liên quan đến nợ phải thu khó đòi thường xảy ra tại doanh nghiệp vừa và nhỏ Mục đích của việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra khi khách hàng chưa trả nợ Mặt khác, việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi còn dùng để điều chỉnh trị giá thực tế của các khoản phải thu, phản ánh giá trị thực tế của khoản phải thu trên BCTC, góp phần vào việc trình bày các thông tin trên BCTC là có ý nghĩa và đảm bảo hợp lý Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm vững và vận dụng một cách hợp lý đúng theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán, tránh gây ra những sai phạm để không bị xử phạt về vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán; đồng thời cung cấp BCTC trung thực và hợp lý

Qua những nghiên cứu trên tác giả nhận thấy chủ đề kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán được khá nhiều tác giả khác quan tâm và chọn nghiên cứu Tuy nhiên cho đến thời điểm bây giờ vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến Vì vậy, tác giả quyết định chọn đơn vị làm phạm vi nghiên cứu để thực hiện đề tài nghiên cứu

2.2 Cơ sở lý luận về kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh

toán

2.2.1 Những vấn đề chung về kế toán khoản phải thu, phải trả 2.2.1.1 Khái niệm kế toán khoản phải thu, phải trả:

Trong quá trình kinh doanh thường xuyên phát sinh các mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán, người mua, cán bộ công nhân viên,… Các quan hệ thanh toán này là cơ sở phát sinh các khoản phải thu, khoản phải trả Kế toán khoản phải thu và nợ phải trả gọi chung là kế toán công nợ Như vậy kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục

Trang 18

trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Tấn Bình -2011- Kế toán tài chính, NXB Tổng hợp TP.HCM)

2.2.1.2 Nhiệm vụ của kế toán khoản phải thu, phải trả:

Nhiệm vụ của kế toán khoản phải thu, phải trả là theo dõi, đối chiếu các khoản nợ với người bán và khách hàng, phân tích, đánh giá và tham mưu để cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:

 Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác, rõ ráng các nghiệp vụ thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán với thời hạn thanh toán

 Đối với những khách hàng nợ có quan hệ giao dịch mua bán thường xuyên hoặc có dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán thì kế toán cần tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ Nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận bằng văn bản

 Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ khoản phải thu, phải trả và tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán, đôn đốc việc thanh toán tránh xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau

2.2.2 Kế toán các khoản phải thu:

Khái niệm: Theo PGS.TS Võ Văn Nhị (2018): “Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng

trong tài sản của doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng như một số trường hợp khác liên quan đến một bộ phận vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời như cho mượn ngắn hạn, chi hộ cho đơn vị bạn hoặc cấp trên, giá trị tài sản thiếu chưa xử lý ”

Theo nội dung kinh tế, các khoản phải thu được phân loại:

 Phải thu khách hàng: Là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đối với khách hàng về việc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

 Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ: Là số tiền thuế giá trị gia tăng đầu vào của các hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định… mua ngoài để sử dụng trong hoạt động kinh doanh

Trang 19

 Phải thu của người nhận tạm ứng: Là một khoản tiền hoặc vật tư do doanhn ghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một số công việc nào đó được phê duyệt

 Phải thu về các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược: Là tài sản và tiền của doanh nghiệp mang đi cầm cố, ký quỹ, ký cược để vay vốn hoặc để nhận sự bảo lãnh hoặc tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa doanh nghiệp với đối tác bên ngoài trong quá trình hoạt động

 Phải thu nội bộ: Là khoản phải thu giữa các đơn vị trực thuộc hoặc giữá các đơn vị độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay, mượn, chi hộ, trả hộ,

 Phải thu khác: Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, tiền lại, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính Trong đó, khoản phải thu khách hàng là khoản thường phát sinh nhiều nhất, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp và cũng chứa nhiều rủi ro nhất

Theo thời hạn thanh toán, khoản phải thu được phân loại:

 Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm hoặc một chu kì kinh doanh sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

 Các khoản phải thu dài hạn: Là các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kì kinh doanh sau khi trừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi

2.2.2.1: Kế toán phải thu khách hàng

Khái niệm: Khoản phải thu khách hàng là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với

khách hàng về tiến bán sản phẩm, hàng hóa, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính Đây là khoản phải thu phát sinh thường xuyên và chiếm tỷ trọng cao nhất và gặp nhiều rủi ro nhất trong các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp

Các chứng từ sử dụng: Hợp đồng bán hàng, Phiếu giao hàng, Hóa đơn GTGT, Giấy báo

Có, phiếu thu, Bảng kê, biên bản đối chiếu công nợ,…

Trang 20

Kết cấu tài khoản 131- Phải thu khách hàng:

 Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp

 Số tiền thừa trả lại cho khách hàng (liên quan đến số tiền nhận trước của khách hàng)

 Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ so với Đồng Việt Nam)

Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của

người mua hoặc chênh lệch số tiền còn phải thu > số tiền khách hàng trả trước

 Số tiền giảm trừ cho khách hàng do giảm giá, chiết khấu thương mại và bán hàng bị trả lại

 Số tiền đã nhận trước của khách hàng Số tiền khách hàng đã trả nợ

 Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam)

Số dư bên Có: Số tiền đã nhận trước

của khách hàng hoặc chênh lệch số tiền khách hàng đã trả trước > số tiền còn phải thu của khách hàng

Nguồn: Giáo trình kế toán 1, Đại học Ngân hàng TP.HCM

Trang 21

Sơ đồ hạch toán:

Nguồn tại :Thông tư 133/2016/TT- BTC

2.2.2.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ:

Theo Điều 2 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 (2008) quy định rằng thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ, phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Kế toán sử dụng TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ để hạch toán các khoản thuế GTGT được khấu trừ khi mua hàng hóa, dịch vụ TK 133 có 2 TK cấp 2 gồm:

Sơ đồ 2 1: Sơ đồ hạch toán TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Trang 22

TK 1331-Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ TK 1332-Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

Kết cấu TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

 Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn

được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chua hoàn trả

 Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ  Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào

không được khấu trừ

 Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm

Trang 23

Sơ đồ hạch toán

Nguồn tại :Thông tư 133/2016/TT- BTC

2.2.2.3 Kế toán các khoản phải thu khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở TK Phải thu của khách hàng và Phải thu nội bộ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này, gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

 Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý

 Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do các nhân, tập thể (trong và ngoài doanh nghiệp) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, đã được xử lý bắt bồi thường

Sơ đồ 2 2: Sơ đồ hạch toán TK 133 – Thuế GTGT đầu vào

Trang 24

 Các khoản cho bên khác mượn bằng tài sản phi tiền tệ

 Các khoản chi đầu tư XDCB, chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi

 Các khoản chi hộ phải thu hồi, như các khoản bên nhận ủy thác xuất, nhập khẩu chi hộ bên giao ủy thác xuất, nhập khẩu về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác, các khoản thuế,

 Tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính  Số tiền hoặc giá trị tài sản mà doanh nghiệp đem đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký

cược tại các doanh nghiệp, tổ chức khác trong các quan hệ kinh tế theo quy định của pháp luật

 Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên

Kết cấu TK 138-Phải thu khác:

 Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý  Phải thu về bồi thường vật chất  Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu,  Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)

Số dư bên Nợ: Các khoản phải thu khác

chưa thu được.

 Xử lý tài sản thiếu theo quyết định ghi trong biên bản xử lý

 Số tiền thu được về các khoản phải thu

 Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam)

Nguồn: Giáo trình kế toán 1, Đại học Ngân hàng TP.HCM

Trang 25

Sơ đồ hạch toán Tài khoản 138 – Phải thu khác:

Nguồn tại :Thông tư 133/2016/TT- BTC

2.2.2.4 Kế toán dự phòng phải thu khó đòi

Đối với các khoản trích lập dự phòng, ta sẽ hạch toán vào TK 2293 – Dự phòng phải thu khó đòi Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị nợ phải thu hoặc các khoản

đầu tư tài chính có bản chất tương tự với nợ phải thu khó có thể thu hồi

Khoản dự phòng sẽ được lập khi khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán được ghi nhận trong hợp đồng kinh tế, cam kết nợ, đã được gia hạn nợ và được đốc thúc trả nợ nhiều

Sơ đồ 2 3: Sơ đồ hạch toán TK 138 – Phải thu khác

Trang 26

lần sau đó Thời gian tính hạn quá hạn là từ ngày quá hạn thanh toán lần đầu tiên không kể các lần gia hạn thanh toán Hoặc đơn vị bán hàng có thể trích lập dự phòng ngày cả khi chưa đến hạn thanh toán nếu đơn vị mua hàng lâm vào tình cảnh phá sản, đang làm thủ tục giải thể hoặc khách nợ đã bỏ trốn, mất tích

Tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ được quy định như sau:

Thời gian quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm => lập 30% Thời gian quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm => lập 50% Thời gian quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm => lập 70% Thời gian quá hạn từ 3 năm trở lên => lập 100%

2.2.3 Kế toán khoản phải trả:

Khái niệm: Theo VAS 01- Chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết

định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002: “Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác”

Theo nội dung kinh tế khoản phải trả được phân loại theo đối tượng:

 Phải trả người bán: Là khoản nợ phải trả của doanh nghiệp đối với người bán về việc mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: là các loại thuế, phí, lệ phí mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp vào NSNN

 Phải trả nội bộ: Là khoản phải trả giữa các đơn vị trực thuộc hoặc giữa các đơn vị độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay, mượn, chi hộ, trả hộ,

 Phải trả người lao động: Là khoản tiền phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác về thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp

 Phải trả, phải nộp khác: gồm các khoản phải trả không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua, bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ

Trang 27

Trong đó, khoản nợ phải trả người bán thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản nợ phải trả

Theo thời hạn thanh toán, khoản phải trả được phân loại:

 Các khoản phải trả ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường

 Các khoản phải trả dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm

2.2.3.1 Kế toán phải trả người bán:

Khái niệm: Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính thương mại phát sinh

từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản Theo PGS.TS Võ Văn Nhị (2018): Phải trả người bán là khoản nợ phát sinh rất thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liên quan đến việc mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiềm cho nhà cung cấp

Chứng từ sử dụng: Hợp đồng kinh tế, Hóa đơn GTGT, Phiếu báo Nợ, Phiếu chi, Bảng

kê, Sổ chi tiết công nợ, Phiếu nhập kho,

Kết cấu tài khoản 331- Phải trả người bán

 Số tiền doanh nghiệp đã trả cho người bán và người nhận thầu xây lắp

 Số tiền trả trước cho người bán, người nhận thầu xây lắp

 Số tiền người bán chấp thuận giảm giá, chiết khấu thương mại cho hàng mua  Giá trị vật tư, hàng hóa thiết hụt, kém

phẩm chất trả lại cho người bán

Số dư bên Nợ: Số tiền trả trước cho

người bán hoặc chênh lệch số tiền đã trả trước > số tiền phải trả người bán

 Số tiền doanh nghiệp phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, TSCĐ, người cung cấp dịch vụ và nhận thầu xây dựng cơ bản

 Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của vật tư, hàng hóa, TSCĐ đã nhận, khi có giá chính thức

Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả người

bán hoặc chênh lệch số tiền khách hàng phải trả > số tiền trả trước

Nguồn: Giáo trình kế toán 1, Đại học Ngân hàng TP.HCM

Trang 28

Sơ đồ hạch toán:

Nguồn tại :Thông tư 133/2016/TT- BTC

2.2.3.2 Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước:

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước bao gồm: thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài, thuế môi trường, và các loại phí, lệ phí mà doanh nghiệp phải tuân thủ thực

Sơ đồ 2 4: Sơ đồ hạch toán TK 331 – Phải trả cho người bán

Trang 29

hiện trong hoạt động kinh doanh quy định của pháp luật Các khoản kể trên thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước

Chứng từ sử dụng: Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, Tờ khai thuế thu nhập cá nhân,

Tờ khai thuế môn bài

Kế toán sử dụng TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước để hạch toán và theo dõi các khoản thuế phải nộp Có 9 TK cấp 2 tương đương loại thuế doanh nghiệp phải nộp:

 TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (TK 3331 có 2 TK cấp 3 là: TK 33311: Thuế GTGT đầu ra, TK 33312: Thuế GTGT hàng xuất nhập khẩu)

 TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt  TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu

 TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp  TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân  TK 3336: Thuế tài nguyên

 TK 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất

 TK 3338: Thuế môi trường và các loại thuế khác

Số dư bên Có: Số thuế, phí, lệ phí và các

khoản khác còn phải nộp vào NSNN

Nguồn: Giáo trình kế toán 1, Đại học Ngân hàng TP.HCM

Trang 30

Sơ đồ hạch toán:

Nguồn tại :Thông tư 133/2016/TT- BTC

2.2.3.3 Kế toán các khoản phải trả, phải nộp khác

Khoản phải trả, phải nộp khác là các khoản phải nộp, phải trả khác ngoài nội dung phản ánh các loại phải trả nêu trên, không mang tính thương mại, không liên quan đến hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ

Khoản phải trả, phải nộp khác có thể kể đến như: kinh phí công đoàn, hỗ trợ người lao động tiền thuê nhà, điện, nước, khoản lợi nhuận cổ tức phải trả cho cổ đông chủ sở hữu, trích đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, giấy báo nợ

Sơ đồ 2 5: Sơ đồ hạch toán TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Trang 31

Kết cấu tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác

 Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý

 BHXH phải trả cho người lao động, kinh phí công đoàn chi tại đơn vị  Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã

nộp cho cơ quan quản lý quỹ

 Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện

 Giá trị tài sản thừa phải trả cho chủ sở hữu do xác định ngay được nguyên

 Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ và các khoản phải trả khác

Số dư bên Có: Các khoản còn phải trả,

phải nộp

Nguồn tại :Thông tư 133/2016/TT- BTC

Trang 32

Sơ đồ hạch toán:

Nguồn tại :Thông tư 133/2016/TT- BTC

2.2.4 Cơ sở lý luận về khả năng thanh toán:

Quá trình SXKD của doanh nghiệp thực hiện nhiều giao dịch gắn liền với các đối tượng khác nhau nên phát sinh nhiều mối quan hệ thanh toán, bao gồm: Thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp, thanh toán với Nhà nước, thanh toán với các tổ chức tín dụng, thanh toán với nội bộ công ty và thanh toán với các tổ chức khác

Trên cơ sở các đối tượng thanh toán khác nhau, doanh nghiệp sẽ sử dụng các phương pháp thanh toán tương ứng, chủ yếu có hai loại thanh toán phổ biến:

 Thanh toán trực tiếp: Các bên tham gia mua bán hàng hóa, dịch vụ tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau bằng tiền mặt, chuyển khoản trực tiếp

Sơ đồ 2 6: Sơ đồ hạch toán TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Trang 33

 Thanh toán gián tiếp: Các bên tham gia mua bán hàng hóa, dịch vụ tiến hành thanh toán qua một bên thứ ba như là ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác để làm trung gian thanh toán thể hiện bằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc,

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: 2.2.4.1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (H1)

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh mối quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =𝑻ổ𝒏𝒈 𝒈𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả (lần)

 Nếu H1 ≥ 1: Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt

 Nếu H1 < 1 quá nhiều thì chưa tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận

dụng được cơ hội chiếm dụng vốn

 Nếu H1 < 1 và tiến đến 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, tổng tài sản hiện

có của doanh nghiệp không đủ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán

2.2.4.2 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Ngắn hạn) (H2)

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho,

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn =𝐓ổ𝐧𝐠 𝐠𝐢á 𝐭𝐫ị 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐧ợ 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧 (lần)

 Nếu H2 ≥ 1: doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và

tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan

 Nếu H2 < 1: doanh nghiệp không đảm bảo đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn

Trị số của chỉ tiêu H2 càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng thấp

2.2.4.3 Hệ số thanh toán nhanh (H3)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =Tổng giá trị tài sản ngắn hạn− HTK

Tổng nợ ngắn hạn (lần)

Trang 34

 H3=1: được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được khả

năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại

 H3<1: cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ

 H3>1: phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tương

đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

2.2.4.4 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (H4)

Hệ số khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =𝐓𝐢ề𝐧 𝐯à 𝐜á𝐜 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐭ươ𝐧𝐠 đươ𝐧𝐠 𝐭𝐢ề𝐧

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐧ợ 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧 (lần)

 Chỉ tiêu H4 cao chứng tỏ khả năng thanh toán được đảm bảo, tuy nhiên nếu chỉ

tiêu quá cao dẫn đến vốn bằng tiền bị nhàn rỗi khiến cho hiệu quả sử dụng vốn thấp

 Nếu chỉ tiêu H4 quá nhỏ, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh

toán công nợ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến uy tín hoặc dẫn đến nguy cơ phá sản

2.2.4.5 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = 𝐄𝐁𝐈𝐓

𝐂𝐡𝐢 𝐩𝐡í 𝐥ã𝐢 𝐯𝐚𝐲 ( lần )

Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay

2.2.4.6 Phương pháp phân tích khả năng thanh toán:

Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích

để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, bao gồm:

Trang 35

Mức độ biến động tuyệt đối: so sánh giữa kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước đó để đánh giá sự tăng hay giảm các chỉ tiêu của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng thanh toán của doanh nghiệp

Mức độ biến động tuyệt đối có điều chỉnh: so sánh trị số chỉ tiêu ở kỳ này với trị số chỉ tiêu ở kỳ gốc và có điều chỉnh với trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc

Mức biến động tương đối theo tỷ lệ phần trăm: mức độ biến động tương đối theo tỷ lệ của kỳ phân tích so với kỳ gốc, tức là tỷ số giữa mức biến động tuyệt đối và trị số chỉ tiêu kỳ gốc

Mức biến động tương đối cơ cấu: thể hiện biến động tỷ trọng phần trăm của bộ phận so với tổng thể ở kỳ gốc hoặc kỳ phân tích

Phương pháp phân tích tỷ số: Đây là phương pháp phổ biến trong việc phân tích tình

hình tài chính và khả năng thanh toán thông qua các chỉ số như: hệ số nợ, hệ số tự tài trợ, hệ số khả năng thanh toán, Phương pháp này được thực hiện dựa trên các ngưỡng, khoản định mức của từng chỉ tiêu cũng như so sánh với các doanh nghiệp khác

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả trình bày các cơ sở lý luận về tổ chức kế toán các khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán tại doanh nghiệp

Chương 2 làm rõ khái niệm của các khoản phải thu và phải trả bao gồm: Phải thu khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, các khoản phải thu khác, nợ phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả, phải nộp khác, đồng thời đề cập đến các chứng từ, hồ sơ thanh toán, cách ghi nhận và hạch toán các khoản kể trên

Đây sẽ là nền tảng lý thuyết quan trọng để khóa luận có thể tiếp tục dựa vào và phân tích, đánh giá tình hình kế toán khoản phải thu, phải trả và phân tích khả năng thanh toán tại một đơn vị thực tế

Trang 36

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tổng quan về đơn vị nghiên cứu:

3.1.1 Giới thiệu chung:

- Tên công ty: Công Ty TNHH Tiến Đồng Tiến

- Địa chỉ: Phòng 1901, Tòa nhà Saigon Trade Center, Số 37 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Người đại diện: NGUYỄN HỮU KHANH - Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế Quận 1

Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến tham gia cung ứng sản phẩm cho Người yêu thú cưng từ 28/03/2007, mong ước mở lối đi riêng của 3 Bác sĩ Thú Y chung phòng kí túc xá đã thành hiện thực Mong muốn sứ mệnh là mang lại niềm vui và thành công chung cho Người chăm sóc thú cưng, Chuyên gia về thú cưng, Đối tác và Đội ngũ

Thị trường ngay lúc còn ban sơ ấy, Người yêu thú cưng đã biết và cần các sản phẩm chất lượng cao, ưu tiên các thương hiệu từ nước Mỹ May mắn, Tiến Đồng Tiến đã đăng ký và nhập khẩu thành công sản phẩm đầu tiên_ Calphos của PetAg, Inc._USA, thương hiệu đặc biệt nổi tiếng sản xuất ra các dòng “sữa thay thế sữa mẹ cho thú cưng, thú hoang” từ thập niên 30 của thế kỷ trước

Làm thế nào để một Công ty mới thành lập tồn tại được, nhất là trong và sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu cùng năm, Tiến Đồng Tiến đã đi qua những khó khăn nối tiếp khó khăn đó nhờ sự tin tưởng và thương yêu của khách hàng, nhất là Các Phòng Mạch

Trang 37

Thú Y tại Sài Gòn và các vùng phụ cận Đó luôn là một hành trình với hành trang của sự biết ơn và phấn đấu để đền đáp tin yêu

Tên gọi công ty cũng là cốt lõi của phương châm hoạt động, đội ngũ công ty cam kết và luôn kiên trung với chính sách sản phẩm chất lượng và dịch vụ đáng tin như từ đầu Cho đến hiện nay, Công ty Tiến Đồng Tiến đã được khách hàng gắn tên cùng với nhiều sản phẩm khác biệt, thương hiệu hàng nhập khẩu được yêu mến, như là KMR, Esbilac, Bene – Bac Gel, dầu tắm hương thảo mộc Yú, các sản phẩm của dòng Kit Cat, dòng Davis, dòng Natural Pet, và danh sách sản phẩm ngày một dài hơn đến từ Nhật Bản, Châu Âu, Châu Úc

3.1.3 Sản phẩm và dịch vụ:

Với sứ mệnh là mang lại niềm vui cho những người yêu thích thú cúng và các chuyên gia về thú cưng, thì Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến đã và đang cung cấp các sản phẩm và thực phẩm nổi tiếng cả trong và ngoài nước để phục vụ như cầu chăm sóc tốt hơn cho thú cung như:

- Thức ăn hạt, pate, snack thưởng, cho chó mèo

- Sữa thay thế sữa mẹ cho thú sơ sinh và sữa uống hằng ngày

- Thực phẩm chức năng, bổ sung dinh dưỡng, sản phẩm hổ trợ điều trị bệnh lý : gan, thận, tim, lông - da, răng miệng, xương- khớp,

- Dụng cụ thú y và thuốc điều trị ký sinh trùng

- Dầu tắm, chai xịt hỗ trợ điều trị viêm da, nấm, dị ứng và ve, gel vệ sinh - Khăn ướt, tấm lót vệ sinh, tả, bao tay khăn ướt, khăn giấy khử khuẩn,

- Cát và khay vệ sinh chó mèo, và các dụng cụ giải trí cho thú cưng như bàn cào, trụ cào,

Trang 38

3.1.4 Tổ chức bộ máy Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến:

Nguồn: Phòng Kế toán

Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến hiện nay có khoảng 20 nhân viên bao gồm nhân viên văn phòng và nhân viên tại kho xưởng Đứng đầu công ty là ông Nguyễn Hữu Khanh giữ chức vụ Giám đốc công ty

Phía dưới Giám đốc là các phòng ban hỗ trợ nhân sự, phòng ban kế toán và chăm sóc khách hàng để giúp cho các quy trình của công ty được vận hành theo một trình tự cụ thể và bài bản khoa học, phù hợp với các quy định của doanh nghiệp từ đó giúp dễ dàng quản lý hơn

3.1.5: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến:

Nguồn: Phòng Kế toán

Hình 3 1: Sơ đồ tổ chức Bộ máy Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến

Hình 3 2: Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến

Trang 39

- Kế toán trưởng: nắm quyền điều hành, quản lý phòng kế toán, tham mưu công tác

kiểm soát tài chính cho giám đốc để đưa ra các kế hoạch phát triển doanh nghiệp, tham gia lập báo cáo tài chính; giám sát và đảm bảo tính hợp pháp của sổ sách kế toán

- Kế toán tổng hợp: sẽ hỗ trợ kế toán các phòng ban khác, in sổ kế toán tổng hợp và

chi tiết cho doanh nghiệp Đối chiếu số liệu giữa các đơn vị, dữ liệu tổng hợp và dữ liệu chi tiết Thống kê và tổng hợp sổ sách, chứng từ kế toán khi có yêu cầu Kiểm tra các định khoản, hạch toán nghiệp vụ phát sinh, sự cân đối giữa các sổ sách và chứng từ Kiểm tra và xử lý các hóa đơn từ máy tính tiền sau đó đưa lên hệ thống, thực hiện điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn trong các trường hợp theo quy định, xử lý các vấn đề liên quan đến việc xuất hóa đơn cho khách hàng, tiến hành đối chiếu các hóa đơn, doanh thu hàng ngày

Lập các báo cáo doanh thu hàng tháng, hàng quý, hàng năm, đối chiếu khớp công nợ, lập đề nghị thanh toán Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các cơ quan chức năng khi có yêu cầu, giải trình số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra khi số liệu chưa được rõ ràng Lên báo cáo tài chính theo quý, theo niên độ kế toán và các báo cáo tài chính chi tiết giải trình, thuyết trình, lập báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo hợp nhất

- Kế toán kho: có trách nhiệm kiểm soát lượng hàng nhập xuất hàng ngày, kiểm soát

lượng hàng tồn tại kho, lập phiếu xuất kho, kiểm tra chất lượng và số lượng hàng nhập, kiểm soát quy trình hủy lượng hàng tồn bị hư hại, hết hạn sử dụng

3.1.6 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty

 Kỳ kế toán: Năm, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12  Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam “VND” hoặc “Đồng”)

 Chế độ kế toán áp dụng: là theo chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo quyết

định số 133/2016 QĐ – BTC áp dụng cho DN vừa và nhỏ

 Hình thức ghi sổ kế toán: sổ Nhật ký chung  Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Thực tế nhập xuất kho

Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quân gia quyền Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

Trang 40

Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: theo tình hình thực tế

 Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: theo số thực tế phát sinh  Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: theo số thực tế

 Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả: theo số

thực tế

 Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: theo số thực tế

 Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Theo quy định hiện hành

(NĐ89 của Chính phủ và các HD khác có liên quan)

 Phần mềm kế toán hỗ trợ: Phần mềm Excel cài đủ Libraries

3.2 Quy trình nghiệp vụ kế toán khoản phải thu, phải trả của Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến được thực hiện như thế nào?

3.2.1 Quy trình nghiệp vụ kế toán khoản phải thu khách hàng của Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến

Nguồn: Phòng Kế toán

Bước 1: In đơn hàng

Sau khi nhân viên CSKH tiếp nhận và tổng hợp đơn hàng thì kế toán kiểm tra thông tin khách hàng trên hệ thống phần mềm, nếu khách hàng đã được thiệt lập mã khách hàng thì sẽ lên đơn đặt hàng theo thông tin của nhân viên CSKH, khách hàng có thay đổi thì điều chỉnh đơn hàng và tiến hành in đơn hàng để kho soạn hàng Nếu chưa có mã khách hàng thì kế toán thiết lập mã khách hàng bằng cách tra cứu thông tin như: Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, rồi lập đại diện mã số thuế làm mã khách hàng

Hình 3 3: Sơ đồ nghiệp vụ kế toán khoản phải thu của Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến

Ngày đăng: 28/03/2024, 16:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan