Xây dựng phương pháp làm việc cá nhân cho công việcnhân viên kinh doanh bằng việc áp dụng các nguyêntắc kỹ năng quản trị

27 4 0
Xây dựng phương pháp làm việc cá nhân cho công việcnhân viên kinh doanh bằng việc áp dụng các nguyêntắc kỹ năng quản trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN CUỐI KỲ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC CÁ NHÂN CHO CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KINH DOANH BẰNG VIỆC ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC/KỸ NĂNG QUẢN TRỊ MÔN: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN TRỊ GVHD ThS NGUYỄN THỊ HỒNG GẤM : SVTH: NGUYỄN HỨA NAM KHÔI MSSV: K204070317 LỚP: K20407 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2024 i LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành bài tiểu luận này, tôi xin chân thành cảm ơn đến: Trường Đại học Kinh tế - Luật và Khoa Quản trị Kinh doanh đã đưa bộ môn Phát triển kỹ năng quản trị vào chương trình đào tạo, giúp các sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh có thêm những kiến thức, kỹ năng vững vàng hơn cho công tác quản trị, điều hành một hội nhóm, tổ chức lớn nhỏ trên hành trình sự nghiệp sau này Xin chân thành cảm ơn giảng viên ThS Nguyễn Thị Hồng Gấm đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức vô cùng bổ ích qua từng bài giảng, bài tập thực hành cũng như các bài tập nhóm trong suốt thời gian qua Cảm ơn cô vì đã đồng hành, theo dõi và đưa ra những lời khuyên, chia sẻ vô cùng thiết thực và đúng đắn để tôi có thể hoàn thành đề tài cuối kỳ môn học Phát triển kỹ năng quản trị này ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii LỜI MỞ ĐẦU v CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 1.1 Mô tả vị trí công việc lựa chọn: Nhân viên kinh doanh 1 1.1.1 Mô tả công việc: 1 1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu của người nhân viên kinh doanh 3 1.2 Các nguyên tắc quản trị của Malik .5 1.2.1 Hướng vào kết quả 5 1.2.2 Tận dụng điểm mạnh 6 1.2.3 Suy nghĩ tích cực 7 1.3 Các kỹ năng quản trị cần có 7 1.3.1 Kỹ năng sắp xếp và kiểm soát công việc .7 1.3.2 Kỹ năng quản trị mối quan hệ .8 1.3.3 Kỹ năng quản trị thời gian 8 1.4 Phương pháp làm việc cá nhân (PPLVCN) 9 1.4.1 Khái niệm 9 1.4.2 Các nguyên tắc xây dựng PPLVCN 9 CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC/ KỸ NĂNG QUẢN TRỊ VÀO CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KINH DOANH 10 2.1 Phân tích_áp dụng nguyên tắc hướng vào kết quả vào công việc 10 2.2 Phân tích_áp dụng nguyên tắc tận dụng điểm mạnh vào công việc 11 2.3 Phân tích_áp dụng nguyên tắc suy nghĩ tích cực vào công việc 12 2.4 Phân tích_áp dụng kỹ năng sắp xếp và kiểm soát công việc 12 2.5 Phân tích_áp dụng kỹ năng quản trị mối quan hệ vào công việc của nhân viên kinh doanh 13 2.6 Phân tích_áp dụng kỹ năng quản trị thời gian vào công việc của nhân viên kinh doanh 14 iii CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC CÁ NHÂN .15 3.1 Điểm mạnh/yếu của bản thân 15 3.2 Mục tiêu cá nhân 15 3.3 Xây dựng phương pháp làm viêc cá nhân để đạt mục tiêu đề ra 16 KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 iv LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại cạnh tranh ngày nay, để đạt được thành công trong công việc kinh doanh, bên cạnh kiến thức chuyên môn, nhân viên kinh doanh cần có phương pháp làm việc cá nhân hiệu quả Phương pháp làm việc cá nhân hiệu quả sẽ giúp nhân viên kinh doanh tối ưu hóa thời gian, công sức, đạt được mục tiêu doanh số và phát triển bản thân Bài tiểu luận này sẽ đề cập đến việc xây dựng phương pháp làm việc cá nhân cho nhân viên kinh doanh bằng cách áp dụng những nguyên tắc/kỹ năng quản trị Bài tiểu luận sẽ phân tích các nguyên tắc/kỹ năng quản trị cần thiết cho nhân viên kinh doanh và đưa ra các gợi ý cụ thể để áp dụng các nguyên tắc/kỹ năng này trong thực tế v CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Mô tả vị trí công việc lựa chọn: Nhân viên kinh doanh 1.1.1 Mô tả công việc: Nhân viên kinh doanh là những người chịu trách nhiệm tiếp xúc với khách hàng để quảng bá, giới thiệu và tư vấn sản phẩm/dịch vụ của công ty/doanh nghiệp Họ có thể tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh Để thực hiện tốt công việc của mình, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng tiếp cận, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, giải đáp thắc mắc của khách hàng và thuyết phục khách hàng mua hàng Mục tiêu cuối cùng của nhân viên kinh doanh là thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng, từ đó giúp tăng doanh thu và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Một nhân viên kinh doanh sẽ thực hiện các công việc sau đây: - Tìm kiếm, khai thác và thu thập thông tin khách hàng tiềm năng: tìm kiếm và thu thập thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng nguồn dữ liệu khách hàng tiềm năng cho công ty Nhân viên kinh doanh cần chủ đông kết nối với những khách hàng này nhằm tạo mối quan hệ và giới thiệu cho họ các sản phẩm và dịch vụ của công ty, gia tăng hiệu suất bán hàng của cá nhân - Nghiên cứu đối thủ và thị trường: để nhận dạng và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dung, xu hướng thị trường hiện tại, cũng như các chiến lược kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra các chiến lược bán hàng phù hợp - Lên kế hoạch kinh doanh: Sau khi đã phân tích được thị trường và đối thủ kinh doanh, nhân viên kinh doanh cần phải đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với đối tượng khách hàng và với những thông tin đã có được trước đó Ngoài việc một sản phẩm có chất lượng cao, còn cần phải có một kế hoạch chặt chẽ trong từng công đoạn như quảng bá, marketing, bán hàng, và cả chăm sóc khách hàng, chỉ cần bất cẩn trong 1 Document continues below Discover more fQroumản: trị học căn bản QTH002 Trường Đại học… 673 documents Go to course NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI QUẢN TRỊ HỌC 11 100% (17) Tự luận có đáp án môn quản trị học că… 11 100% (12) Đề thi tiếng Anh lớp 7 giữa kì 1 - Đề số 1 2 Quản trị 100% (5) học căn… SWOT- Nestle Quản trị 100% (4) 8 học căn… Word CS1 - Qtdvh - Case study 1 - CS1 -… 8 Quản trị 100% (1) học căn… Trading HUB 3 Xác suất 96% (28) 36 một công đoạn nào đó, thì cả kế hoạch kinh doanh sẽ thất btạhi,ốvnàgvikệêc bán hàng cũng trở nên vô nghĩa - Giới thiệu, tư vấn sản phẩm: Đây có thể gọi là một trong những công việc quan trọng nhất trong quá trình bán hàng của một nhân viên kinh doanh, sản phẩm được đưa đến khách hàng như thế nào, tư vấn, giải thích ra sao để khách hàng có thể hiểu được rõ rang nhất về sản phẩm phụ thuộc độ chuyên nghiệp của một nhân viên bán hàng Tuy nhiên, việc quan trọng hơn cả so với giới thiệu và tư vấn sản phẩm, đó chính là kết nối được với khách hàng, tạo được mối quan hệ với họ, kết nối được câu chuyện của họ với sản phẩm của mình bán ra, giải quyết được đúng nhu cầu của khách hàng, đó mới chính là những việc mà một người nhân viên kinh doanh xuất sắc nên làm để đạt được doanh số cao - Giải quyết từ chối và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm: Đây là công đoạn cũng quan trọng không kém, cần nhiều kỹ năng và kinh nghiệm để có thể thuyết phục khách hàng mua hàng thành công Như bước trên, việc kết nối được câu chuyện và tạo mối quan hệ sâu sắc với khách hàng là điều cực kỳ cần thiết để họ dễ dàng tin tưởng và chấp nhận mua hàng, đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm dày dặn đến từ nhân viên kinh doanh - Hoàn thiện và ký kết hợp đồng: Sau khi khách hàng đã đồng ý mua hàng, việc hoàn thiện và ký hợp đồng phải được diễn ra càng nhanh càng tốt để tránh việc khách hàng thay đổi ý định hay đối thủ cạnh tranh có cơ hội chen vào Nhân viên kinh doanh phải theo dõi sát sao quá trình triển khai hợp đồng, đảm bào mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng - Chăm sóc, duy trì mối quan hệ khách hàng trước và sau bán hàng: Nhân viên kinh doanh phải chủ động liên hệ với những khách hàng đang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty để nắm tình hình chung, giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng Tuy khách hàng đã đồng ý ký hợp đồng nhưng vẫn phải theo dõi tiến độ hợp đồng, nắm rõ mốc thời gian kết thúc để thuyết phục khách hàng tái ký hợp đồng, kịp thời hỗ 2 trợ và giải đáp thắc mắc, yêu cầu hay phàn nàn từ khách hàng Đồng thời chủ động gửi thông tin khuyến mãi, ưu đãi, chăm sóc khách hàng cũ để thuyết phục họ tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty - Báo cáo hiệu quả công việc: Viết báo cáo hiệu quả kinh doanh cho cấp trên để nắm được thông tin cũng như tình hình kinh doanh của đội nhóm từ đó đề ra các hướng đi, chính sách, kế hoạch kinh doanh trong thời gian sắp tới Đồng thời cũng có các căn cứ để đánh giá năng lực, thăng tiến trong công việc của người nhân viên kinh doanh 1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu của người nhân viên kinh doanh Đặc điểm của một người nhân viên kinh doanh: - Nhân viên kinh doanh là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và tư vấn, bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp Do đó, họ cần có những đặc điểm và kỹ năng sau: - Khả năng giao tiếp tốt: Đây là kỹ năng quan trọng nhất của một nhân viên kinh doanh Họ cần có khả năng giao tiếp lưu loát, tự tin, khéo léo để tạo ấn tượng tốt với khách hàng và thuyết phục họ mua hàng - Kỹ năng lắng nghe: Đây là kỹ năng không kém phần quan trọng so với khả năng giao tiếp Nhân viên kinh doanh cần lắng nghe cẩn thận nhu cầu của khách hàng để đưa ra giải pháp phù hợp, kết nối được câu chuyện của họ với sản phẩm bán ra - Kỹ năng đàm phán: Nhân viên kinh doanh cần có khả năng đàm phán khéo léo để đạt được thỏa thuận Đặc biệt quan trọng trong việc đàm phán các điều khoản hợp đồng, đảm bảo lợi ích cho khách hàng cũng như của chính doanh nghiệp - Kỹ năng giải quyết vấn đề: Nhân viên kinh doanh cần có khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả khi gặp phải những vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch với khách hàng 3 - Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: Nhân viên kinh doanh cần có khả năng làm việc độc lập để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng cần có khả năng làm việc nhóm để phối hợp với đồng nghiệp và đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp - Khả năng chịu áp lực: Công việc của nhân viên kinh doanh thường áp lực cao do phải cạnh tranh với đối thủ, phải đạt được doanh số, Do đó, họ cần có khả năng chịu áp lực tốt để không bị ảnh hưởng đến hiệu quả công việc Yêu cầu về chuyên môn của một nhân viên kinh doanh: Tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, nhân viên kinh doanh sẽ cần có những kiến thức chuyên môn khác nhau Họ không đòi hỏi một kiến thức chuyên sâu về một chuyên ngành nghề hay lĩnh vực nào cả Tuy nhiên, nhìn chung, một người nhân viên kinh doanh cần có những kiến thức cơ bản sau: - Kiến thức về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ kinh doanh - Kiến thức về thị trường và đối thủ cạnh tranh - Kiến thức về kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng Yêu cầu về thái độ của một nhân viên kinh doanh: - Thái độ cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một nhân viên kinh doanh Do đó, trong CV của nhân viên kinh doanh cần thể hiện được những điểm mạnh về thái độ của họ, bao gồm: - Thái độ tích cực, lạc quan: Nhân viên kinh doanh cần có thái độ tích cực, lạc quan, khi có thái độ tốt, họ sẽ tự tin để giải quyết các tình huống trong quá trình giao tiếp với khách hàng hơn, đồng thời sẽ dễ dàng để tạo ấn tượng tốt với khách hàng và truyền cảm hứng cho họ 4 1.2.3 Suy nghĩ tích cực Trong cuộc sống, suy nghĩ tích cực là thái độ nhìn nhận vấn đề theo hướng lạc quan, tập trung vào những điều tốt đẹp trong bất kì tình huống nào Suy nghĩ tích cực không có nghĩa là nhìn cuộc đời qua lăng kính màu hồng, cũng không có nghĩa là ta sẽ bỏ qua những điều tồi tệ Suy nghĩ tích cực là một kỹ năng có thể học hỏi và rèn luyện được, và nó mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống Việc luôn suy nghĩ tích cực sẽ giúp cho chúng ta - Luôn nhìn thấy những điểm mạnh, điểm tốt, điều lạc quan trong các vấn đề trong quá trình hoạt động gặp phải Từ đó có thể đánh giá vấn đề theo nhiều góc tiếp cận hơn, có nhiều lựa chọn trong việc ra quyết định hơn - Luôn suy nghĩ tích cực cũng giúp tự tin vào bản thân hơn, tin tưởng vào những quyết định mình đưa ra, không những tin vào bản thân mà còn vào những người đồng nghiệp xung quanh, tin tưởng vào việc mình và họ đang làm sẽ mang đến kết quả mong muốn 1.3 Các kỹ năng quản trị cần có 1.3.1 Kỹ năng sắp xếp và kiểm soát công việc Sắp xếp và kiểm soát công việc là kỹ năng có tầm quan trọng hàng đầu Dù là nhà quản trị hay một nhân viên đều phải biết cách sắp xếp công việc hợp lý và hiệu quả để kiểm soát, duy trì nó Sau đây là 6 sai lầm phổ biến cần khắc phục: - Công việc quá nhỏ nhặt: Đối với một người nhân viên, ắt hẳn ai cũng có nhu cầu được một lần muốn thể hiện bản thân hoặc là đảm nhận một trọng trách lớn Nếu họ được giao việc vặt vãnh, không gây đủ hứng thú, dẫn đến thất vọng, năng suất kém Họ sẽ chán chường tại nơi làm việc và không cảm thấy thử thách 7 - Công việc quá lớn: Mục tiêu quá lớn sẽ giúp nhân viên mở rộng khả năng của mình và cho thấy mức hiệu suất tuyệt vời mà họ chưa từng kỳ vọng Tuy nhiên, về lâu dài sẽ tạo nên áp lực căng thẳng, mệt mỏi và đuối sức - Công việc giả hay việc không ra việc: Đây được gọi là công việc giả vì nhân sự ở vị trí này không phải là do thiếu chuyên môn, không đủ khả năng làm việc mà họ sẽ làm việc rất vất vả, định hướng công việc đi lệch với chuyên môn khá nhiều - Việc của nhiều người: Việc này sẽ giúp công việc dễ dàng được hoàn thành hơn và hoàn mỹ hơn nhờ phối hợp nhiều bộ óc Tuy nhiên, đôi lúc cũng khiến cho nhiều thành viên trở nên ỷ lại - Công việc với mỗi thứ một ít: Việc này ảnh hưởng tiêu táng quá nhiều năng lượng trong khi chưa xử lý xong công việc nào cả Điều cần lưu ý ở đây là một công việc nhưng nó phải đủ lớn để người đó phải tập trung hết sức và tạo ra được thành quả - Công việc mất thì giờ: đây là cách giao việc khiến cho không phải vì có quá nhiều việc phải làm, mà vì công việc của họ dính đến vô số thách thức vốn quá khác biệt và không có người bình thường nào có thể đối phó được 1.3.2 Kỹ năng quản trị mối quan hệ Kỹ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ là khả năng tạo dựng và phát triển các mối quan hệ tích cực với người khác Những mối quan hệ này có thể là cá nhân, nghề nghiệp hoặc cả hai Kỹ năng quản trị mối quan hệ giúp hiểu rõ nguyên nhân của xung đột và biết cách giải quyết chúng một cách hiệu quả Điều này ngăn chặn sự phát triển của các xung đột không cần thiết và giúp duy trì môi trường hòa bình 1.3.3 Kỹ năng quản trị thời gian 8 Sử dụng và kiểm soát tốt thời gian, giúp phân bổ thời gian thực hiện các công việc trở nên hợp lý và hoàn thiện hơn Kỹ năng quản lý thời gian càng tốt, quỹ thời gian sử dụng càng hiệu quả, năng suất công việc càng cao Một số mẹo để có một kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả: - Bắt đầu bằng cách xác định mục tiêu - Lập kế hoạch và sắp xếp thời gian một cách có hệ thống - Ưu tiên giải quyết công việc của bản thân trước nhất - Thiết lập thời gian cụ thể cho việc giải quyết từng công việc hay thư giãn - Tập trung cao độ trong khi giải quyết một công việc cụ thể - Tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại 1.4 Phương pháp làm việc cá nhân (PPLVCN) 1.4.1 Khái niệm Phương pháp làm việc cá nhân là cách thức mà mỗi cá nhân tổ chức và thực hiện công việc của mình Một phương pháp làm việc cá nhân hiệu quả sẽ giúp cá nhân đạt được mục tiêu công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian, công sức Mỗi phương pháp làm việc cá nhân không bao giờ là cố định, rà soát và điều chỉnh phương pháp làm việc cá nhân thường xuyên giúp chúng ta loại bỏ những điều chưa hiệu quả và tối ưu hóa được thời gian trong công việc, đồng thời cân bằng được giữa cuộc sống hàng ngày với công việc của mình 1.4.2 Các nguyên tắc xây dựng PPLVCN - Xác định mục tiêu và thứ tự ưu tiên: Mục tiêu là đích đến muốn đạt được trong công việc Khi xác định được mục tiêu, chúng ta sẽ có động lực để hoàn thành công việc và tránh bị phân tâm bởi những nhiệm vụ không cần thiết Ngoài ra, việc xác định thứ tự 9 ưu tiên các công việc cần làm cũng giúp bản thân tránh khỏi việc bị dồn việc hoặc ứ đọng quá lâu, xử lý công việc cũng nhẹ nhàng và thoải mái hơn - Xây dựng kế hoạch làm việc rõ ràng: Sau khi xác định được mục tiêu và ưu tiên, bạn cần xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể Kế hoạch làm việc sẽ giúp quản lý thời gian hiệu quả và đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ đúng hạn - Tập trung vào lĩnh vực chủ yếu: Hãy tập trung vào những lĩnh vực mà bản thân có năng lực và sở trường Việc tập trung vào lĩnh vực chủ yếu sẽ giúp phát huy tối đa năng lực của bản thân và đạt được hiệu quả cao trong công việc - Áp dụng quy tắc Pareto 80/20: Quy tắc Pareto 80/20 cho rằng 80% kết quả đến từ 20% nguyên nhân Áp dụng quy tắc này trong công việc, bạn sẽ tập trung vào những nhiệm vụ mang lại hiệu quả cao nhất - Phát triển và tận dụng những tài năng của bản thân: Hãy phát triển và tận dụng những tài năng của bản thân để đạt được hiệu quả cao trong công việc Có thể tham gia các khóa học, hội thảo, hoặc tự học để nâng cao kiến thức và kỹ năng - Tự tạo áp lực cho bản thân: Tự tạo áp lực cho bản thân sẽ tạo động lực để hoàn thành công việc Tuy nhiên, cần tránh tạo áp lực quá lớn, dẫn đến căng thẳng và làm giảm hiệu quả công việc - Tối đa hóa năng lượng cá nhân: Hãy tìm hiểu về năng lượng cá nhân của bản thân để tối đa hóa hiệu quả công việc Hãy sắp xếp công việc phù hợp với thời điểm mà bạn có nhiều năng lượng nhất CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC/ KỸ NĂNG QUẢN TRỊ VÀO CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN KINH DOANH 2.1 Phân tích_áp dụng nguyên tắc hướng vào kết quả vào công việc Đối với một nhân viên kinh doanh, việc áp dụng nguyên tắc hướng vào kết quả là cực kỳ cần thiết trong quy trình bán hàng cá nhân Cần phải xác định rõ mục tiêu bán 10 hàng một cách cụ thể trong khoảng thời gian cho phép, đồng thời lên kế hoạch để bán được hàng theo như mục tiêu đã đề ra Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch một cách tối ưu nhất, bám sát vào kế hoạch và không quên tự mình theo dõi và lập báo cáo kết quả hoạt động bán hàng của mình Mục tiêu của nhân viên kinh doanh bán hàng là đạt được doanh số bán hàng nhất định Để đạt được mục tiêu này, nhân viên kinh doanh cần xác định rõ ràng các mục tiêu nhỏ hơn, chẳng hạn như số lượng khách hàng tiềm năng cần gặp, số lượng cuộc gọi cần thực hiện, số lượng hợp đồng cần ký kết,… trong một khoảng thời gian xác định Sau đó, nhân viên kinh doanh cần lập kế hoạch hành động để thực hiện các mục tiêu đó Kế hoạch hành động cần bao gồm các bước cụ thể, thời hạn thực hiện và người chịu trách nhiệm Cuối cùng, cần thường xuyên theo dõi tiến độ và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với những tình huống thực tế Ngoài ra, trong quá trình tiếp xúc và tư vấn cho khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp, người nhân viên kinh doanh vừa phải bám sát theo diễn biến tâm lý và câu chuyện của khách hàng, vừa phải tìm điểm chung, cố gắng hướng khách hàng về việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình, đó mới là mục tiêu cuối cùng của việc bán hàng, Quá trình này đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, và cần phải có những bước hành động từ kế hoạch cụ thể, vạch ra được những viễn cảnh, tình huống xử lý trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, từ đó mới có thể đạt được mục tiêu về doanh số mong muốn 2.2 Phân tích_áp dụng nguyên tắc tận dụng điểm mạnh vào công việc Trước khi muốn trở thành một người nhân viên kinh doanh, tự bản thân cần phải xác định được điểm mạnh điểm yếu ở đâu để lựa chọn thật chuẩn xác Một người nhân viên kinh doanh xuất sắc là một người có điểm mạnh ở sự giao tiếp, xử lý tình huống hội thoại một cách nhạy bén, đồng thời có một kỹ năng lắng nghe tốt Đây gần như là đặc điểm chung của những nhân viên kinh doanh giỏi 11 Đối với những cá nhân đã có sẵn những điểm mạnh này, cần phải tìm cách trau dồi và phát huy thêm thông qua các tình huống kinh doanh thực tế nhằm nâng cao trải nghiệm và trau dồi kinh nghiệm qua nhiều tình huống thực tiễn Còn đối với các cá nhân yêu thích công việc bán hàng, nhưng kỹ năng giao tiếp và lắng nghe chưa được tốt, cần học tập và rèn dũa thêm hai kỹ năng này thật nhiều, tiếp xúc thật nhiều với những tình huống kinh doanh và thông qua kinh nghiệm của những người đi trước để lại mà học tập tiếp thu, biến nó trở thành điểm mạnh của cá nhân, thì từ đó mới có hiệu quả công việc kinh doanh cao Tuy nhiên, trong một quy trình bán hàng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ có nhiều công đoạn Nếu bản thân người nhân viên kinh doanh nhận thấy và được người khác đánh giá rằng bản thân có khả năng phân tích tốt hơn cả, thì người nhân viên này có thể tập trung làm những công việc như phân tích khách hàng, phân tích thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường,… 2.3 Phân tích_áp dụng nguyên tắc suy nghĩ tích cực vào công việc Một người nhân viên kinh doanh luôn phải giữ cho mình một suy nghĩ tích cực, hay nói cách khác là một cái đầu lạnh trong quá trình tiếp xúc với khách hàng của mình Thứ nhất, điều này giúp họ luôn bình tĩnh trong mọi thắc mắc của khách hàng đưa ra, cũng như có nhiều góc nhìn hơn về vấn đề mà chính khách hàng đang mắc phải, từ đó đưa ra nhiều lựa chọn tối ưu, và liên kết được họ với sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp Thứ hai, luôn suy nghĩ tích cực sẽ mang đến cho người nhân viên một nguồn năng lượng tích cực, và phát ra nguồn năng lượng này, những người tiếp xúc với họ sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu và mở lòng hơn so với tiếp xúc với những người cục súc, vô cảm 2.4 Phân tích_áp dụng kỹ năng sắp xếp và kiểm soát công việc 12 Một người nhân viên kinh doanh thường sẽ rất bận rộn với các công việc của họ, từ trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, tư vấn sản phẩm của doanh nghiệp, kiểm soát các mối quan hệ với khách hàng, phân tích thị trường,… Đòi hỏi một người nhân viên kinh doanh phải có nhiều kỹ năng mềm, và trong đó, kỹ năng sắp xếp và kiểm soát công việc là một kỹ năng tất yếu Để sắp xếp công việc hiệu quả, nhân viên kinh doanh cần thực hiện các bước sau: - Liệt kê các công việc cần làm: Đầu tiên, nhân viên kinh doanh cần liệt kê tất cả các công việc cần làm trong ngày, tuần, tháng hoặc quý Điều này giúp họ có cái nhìn tổng quan về khối lượng công việc và xác định những việc nào cần ưu tiên thực hiện - Xác định thứ tự ưu tiên các công việc: Sau khi liệt kê các công việc cần làm, nhân viên kinh doanh cần xác định thứ tự ưu tiên cho từng công việc Công việc nào quan trọng, cần thực hiện sớm thì ưu tiên làm trước Công việc nào có thể trì hoãn hoặc giao cho người khác thực hiện thì ưu tiên làm sau - Lập kế hoạch thực hiện công việc: Khi đã xác định thứ tự ưu tiên cho các công việc, nhân viên kinh doanh cần lập kế hoạch thực hiện công việc Kế hoạch này cần bao gồm các thông tin sau: Mục tiêu của công việc, thời gian hoàn thành và nguồn lực cần thiết - Tập trung thực hiện công việc: Khi đã lập kế hoạch, nhân viên kinh doanh cần tập trung thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra Tránh bị phân tâm bởi các công việc khác hoặc những yếu tố bên ngoài 2.5 Phân tích_áp dụng kỹ năng quản trị mối quan hệ vào công việc của nhân viên kinh doanh Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhân viên kinh doanh thành công Kỹ năng quản trị mối quan hệ là khả năng xây dựng, phát triển và duy trì 13 các mối quan hệ hiệu quả với các bên liên quan, bao gồm khách hàng, đối tác, đồng nghiệp và cấp trên Việc giữ các mối quan hệ xung quanh luôn trong trạng thái tốt đẹp là một việc vô cùng quan trọng đối với một nhân viên kinh doanh ngày nay Nó giúp tăng cơ hội bán hàng và nâng cao doanh số, thông qua việc luôn giữ các mối quan hệ tốt đẹp với những khách hàng thân thiết, đồng thời giúp họ dễ tiếp cận với các đối tượng khách hàng mục tiêu và thuyết phục họ mua hàng Còn đối với môi trường làm việc công sở, việc duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên và những người đồng nghiệp giúp nhân viên kinh doanh dễ dàng hợp tác, nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn, dễ dàng chia sẻ các thông tin, từ đó nâng cao hiệu quả, nâng cao năng suất công việc 2.6 Phân tích_áp dụng kỹ năng quản trị thời gian vào công việc của nhân viên kinh doanh Với việc cạnh tranh khốc liệt từ nhiều doanh nghiệp trên mọi ngành nghề hiện nay, khối lượng công việc của một người nhân viên nói chung và một nhân viên kinh doanh nói riêng là nhiều vô kể và đối mặt với một áp lực cực kỳ cao Kỹ năng quản trị thời gian giúp sử dụng thời gian hiệu quả, tránh lãng phí thời gian và đảm bảo hoàn thành tất cả các nhiệm vụ đúng hạn Để áp dụng kỹ năng quản trị thời gian hiệu quả trong công việc, nhân viên kinh doanh cần lưu ý những điều sau: - Xác định mục tiêu và ưu tiên công việc: cần xác định rõ mục tiêu và ưu tiên công việc cần thực hiện Điều này sẽ giúp tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng và tránh lãng phí thời gian cho các nhiệm vụ không quan trọng - Lập kế hoạch và phân bổ thời gian: cần lập kế hoạch và phân bổ thời gian hợp lý cho từng nhiệm vụ Điều này sẽ giúp tránh bị quá tải và hoàn thành tất cả các nhiệm vụ đúng hạn 14

Ngày đăng: 27/03/2024, 10:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan