Phong thủy trong việc đặt vị trí văn phòng pot

34 986 0
Phong thủy trong việc đặt vị trí văn phòng pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Môn học: Quản trị văn phòng Đề tài: PHONG THỦY TRONG VIÊC ĐẶT VỊ TRÍ VĂN PHÒNG GVHD: TS Nguyễn Nam Hà MSHP: 210701803 Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2011. Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM DANH SÁCH NHÓM 1. Ngô Hữu Bình MSSV: 09073561 2. Đặng Lưu Khương Duy 08902481 3. Lê Thị Ngọc Hồng 09182461 4. Nguyễn Nhật Kha 09073631 5. Lê Nguyễn Nhật Nguyên 09183051 6. Trần Thị Phương Thảo – NT 09084261 7. Trần Thị Thảo 10040111 8. Đỗ Minh Thuận 09088671 9. Bùi Thị Yến 09083821 GVHD: TS. Nguyễn Nam Hà 2 Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM MỤC LỤC MỤC LỤC 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1.1. Khái quát về văn phòng 5 1.1.1. Khái niệm văn phòng 5 1.1.2. Đặc điểm của văn phòng 5 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng 5 1.2. Khái quát về phong thủy 6 1.2.1. Khái niệm phong thủy 6 1.2.2. Nguồn gốc của phong thủy 6 1.2.3. Vai trò của phong thủy ngày nay 8 2. NỘI DUNG 10 2.1. Phong thủy trong việc đặt vị trí văn phòng nói chung 10 2.1.1. Theo tỉnh, thành phố 10 2.1.2. Theo không gian bên ngoài 11 2.1.3. Theo hệ thống giao thông gần văn phòng 17 2.1.4. Theo hướng văn phòng 20 2.1.4.1. Biểu tượng và ảnh hưởng của các hướng 20 2.1.4.2. Hướng văn phòng và mệnh cung con người 23 2.2. Phong thủy trong việc đặt vị trí văn phòng ở cao ốc 25 2.3. Phong thủy trong đặt vị trí văn phòng tại gia 26 3. THỰC TRẠNG HIỆN NAY 29 KẾT LUẬN 33 GVHD: TS. Nguyễn Nam Hà 3 Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 LỜI MỞ ĐẦU “Phong thủy” vốn là một nét đặt sắc tiêu biểu của văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng. Các lý luận về phong thủy, các nguyên tắc cũng như những cách phá giải của phong thủy không biết có tự bao giờ mà chỉ biết là nó đã xuất hiện từ rất rất lâu và cho đến ngày nay thì hai từ “Phong thủy” đã gắn bó, ăn sâu vào máu thịt của con người Việt Nam. Đối với chúng ta, Phong Thuỷ chính là nghệ thuật bài trí nội ngoại thất của nhà ở, văn phòng làm việc sao cho phù hợp với sự vận động của hai khí Âm Dương, nguồn năng lượng thiên nhiên chi phối hoạt động của con người ảnh hưởng rất lớn đến thành bại của sự nghiệp của mỗi người. Tuân theo quy luật Phong Thủy chúng ta có thể “phùng hưng hóa kiếp”, “chuyển bại thành thắng” đồng thời có thể gia tăng thêm sự may mắn, thịnh vượng… Trong thời đại ngày nay Phong thủy không phải là “mê tín” nữa mà nó cũng thuộc vào một trong các lĩnh vực khoa học mà con người đang nghiên cứu, tìm hiểu. Phong thủy được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực đời sống của người Việt Nam, từ chọn địa điềm xây dựng đến cách bài trí nội thất nhà ở, văn phòng; từ việc ăn mặc, làm việc, nghỉ ngơi đến việc xây dựng, kiến trúc…đều có sự hiện diện cùa “thuyết Phong thủy”. Trong số các lĩnh vực trên, thì việc chọn địa điểm xây dựng văn phòng cũng như hình dáng, kiến trúc của văn phòng cũng là một nét đặc sắc và tiêu biểu mà người Việt chúng ta ứng dụng “thuyết Phong Thủy” nhiều nhất bởi hầu hết chúng ta đều tin rằng một địa điểm có phong thủy tốt sẽ mang đến sự may mắn và thịnh vượng trong việc kinh doanh của mình. Đó cũng chính là nguyên nhân đã thúc đẩy chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu về thuyết phong thủy trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng hoặc đặt vị trí văn phòng ở Việt Nam hiện nay. GVHD: TS. Nguyễn Nam Hà 4 Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái quát về văn phòng 1.1.1. Khái niệm văn phòng Văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu thập, xử lý lý và tổng hợp thông tin phục vụ cho điều khiển của lãnh đạo, đảm bảo điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động chung cho toàn cơ quan, tổ chức đó 1.1.2. Đặc điểm của văn phòng Thứ nhất, văn phòng là bộ máy làm việc trực tiếp của một cơ quan chức năng, phục vụ cho việc điều hành của lãnh đạo. Các cơ quan thẩm quyền chung hoặc cơ quan có tổ chức lớn thì có văn phòng; những cơ quan nhỏ thì có phòng hành chính. Thứ hai, văn phòng là trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị, là địa điểm giao tiếp đối nội, đối ngoại của cơ quan đơn vị đó. Thứ ba, văn phòng là nơi làm việc cụ thể của những người có chức vụ, có tầm cỡ như nghị sĩ, tổng giám đốc , giám đốc, Thứ tư văn phòng là một dạng hoạt động trong cơ quan, tổ chức trong đó diễn ra các việc thu nhận, lưu trữ bảo quản các loại giấy tờ. 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng − Xây dựng các công trình của cơ quan và đôn đốc thực hiện chương trình đó, bố trí sắp xếp chương trình làm việc hàng tuần, hàng quý, hàng năm của cơ quan. − Thu thập, quản lý và tổ chức sử dụng thông tin để từ đó tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của các đơn vị trong cơ quan; đề xuất kiến nghị các biện pháp thực hiện phục vụ sự chỉ đạo và điều hành của thủ trưởng. GVHD: TS. Nguyễn Nam Hà 5 Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM − Thực hiện nhiệm vụ tư vấn văn bản cho thủ trưởng và chịu trách nhiệm về pháp lý, kỹ thuật soạn thảo của cơ quan ban hành. − Thực hiện công tác văn thư lưu trữ; giải quyết các văn thư tờ trình của các đơn vị và cá nhân theo quy chế cơ quan; tổ chức theo dõi việc giải quyết các văn thư và tờ trình đó. − Tổ chức giao tiếp đối nội, đối ngoại, giúp cơ quan trong công tác thư từ tiếp dân, giữ vai trò cầu nối cơ quan, tổ chức mình với cơ quan, tổ chức khác cũng như với nhân dân nói chung. − Lập kế hoạch tài chính, dự tính kinh phí hàng năm, dự kiến phân phối hạn mức kinh phí, báo cáo kế toán, cân đối hàng quý, hàng năm, chi trả lương tháng, tiền thưởng chi tiêu nhiệm vụ theo chế độ của nhà nước và quyết định của thủ trưởng. − Mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản, sữa chữa, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc của cơ quan; bảo dảm các yêu cầu cho hoạt động và công tác của cơ quan. − Tổ chức và thực hiện công tác y tế, bảo vệ trật tự, an toàn của cơ quan, phục vụ các cuộc hợp lễ nghi, lễ tân. 1.2. Khái quát về phong thủy 1.2.1. Khái niệm phong thủy Trong văn hoá phương Đông, tất cả các sự vật, hiện tượng của vũ trụ được người xưa khái niệm hoá và quy kết thành hai yếu tố Âm - Dương, vừa độc lập vừa chuyển hoá cho nhau. Trên cơ sở vận dụng quy luật biến hoá của vũ trụ, thuật Phong thuỷ chính là nghệ thuật bài trí nội ngoại thất của nhà ở, văn phòng làm việc sao cho phù hợp với sự vận động của hai khí Âm - Dương - nguồn năng lượng thiên nhiên chi phối hoạt động của con người, ảnh hưởng rất lớn đến thành bại của sự nghiệp mỗi người. 1.2.2. Nguồn gốc của phong thủy Chúng ta chưa biết chính xác thời gian mà khoa Phong Thủy xuất hiện, hiện nay cũng chỉ có những phỏng đoán theo tiến trình lịch sử của Trung Hoa là nơi đã phát sinh khoa Phong Thủy. GVHD: TS. Nguyễn Nam Hà 6 Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM Một trong những giả thuyết cho rằng khoa Phong Thủy ra đời cùng với thời gian mà người Trung Hoa khám phá ra đặc tính của nam châm và xử dụng để làm la bàn tìm phương hướng, đó là thời gian mà người ta ước đoán là khoảng năm 2600 trước Công Nguyên. Lão Tử, vị giáo chủ của đạo Lão, là nhân vật đầu tiên mà đa số những người tìm hiểu về khoa Phong Thủy nghĩ rằng ông đã có công góp phần không ít cho bộ môn này trong buổi sơ khai. Tuy không có một tài liệu chính xác nào lưu lại, nhưng người ta tin tưởng Lão Tử đã dựa vào Kinh Dịch để đặt nền tảng cho khoa Phong Thủy vào khoảng năm 600 trước Công Nguyên. Bậc thầy thứ hai là Hồng Phạm, trong thời nhà Hán, người đã lập ra hệ phái Cửu Tinh Bát Môn, dựa vào chòm sao Đại Hùng Tinh là 7 sao có thật trên vòm trời mà hồi đó ông đã phát hiện được, cộng thêm với hai sao tượng trưng là Tả Phù và Hữu Bật làm thành nhóm Cửu Tinh. Và trong suốt thời Tam Quốc phân tranh, một người được xưng tụng với danh hiệu Vạn Thế Biểu Sư chính là Khổng Minh Gia Cát Lượng (181 - 234 sau Công Nguyên). Ông là một chiến thuật, chiến lược gia kỳ tài và là một bậc tôn sư về môn Phong Thủy, ông đã áp dụng những nguyên tắc căn bản của môn này vào lãnh vực binh bị, như việc lập doanh trại, địa thế nơi đóng quân v.v… làm cho khoa Phong Thủy được người đời tin tưởng và nghiên cứu để học hỏi nhiều hơn. Vào khoảng năm 200 trước Công Nguyên, tức là những năm đầu của nhà Hán cho đến thời Hán Sở tranh hùng, qua tài liệu khảo cổ, chúng ta thấy di tích một vài tác phẩm nói về cách chôn cất và cách đặt mộ phần, tức là khoa Phong Thủy Âm Trạch sau này. Khoảng năm 618 sau Công Nguyên, tức là vào đời nhà Tần, đã xuất hiện nhiều nhà Phong Thủy nổi tiếng, họ như những bậc tôn sư của thời đại, có công hoàn chỉnh và phổ biến sâu rộng khoa Phong Thủy trong nhân gian. GVHD: TS. Nguyễn Nam Hà 7 Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM Và cũng từ thời điểm này, khoa Phong Thủy chia ra làm nhiều hệ phái như Cửu Tinh Bát Môn, Ngũ Hành Chính Thống, Huyền Không Ngũ Hành, Hồng Phạm Ngũ Hành v.v… và phân ra làm hai lãnh vực: Âm trạch, chủ về mộ phần và Dương trạch, chủ về nhà cửa, cơ sở thương mãi. Rồi cũng từ đó, khoa Phong Thủy đã trở thành những nguyên tắc không thể thiếu sót trong cuộc sống của người Trung Hoa cho đến ngày hôm nay. 1.2.3. Vai trò của phong thủy ngày nay Bước vào thế kỷ hai mươi, khoa Phong Thủy không còn là tài sản riêng của người phương Đông nói chung, mà đã được người phương Tây nghiên cứu, học hỏi và áp dụng. Theo đà tiến hóa của xã hội với thời gian, Phong Thủy hôm nay chỉ còn áp dụng nhiều trên hai lãnh vực nhà ở và cơ sở thương mãi. Khoa học phong thủy ngày càng thu hút được sự quan tâm của mọi người. Từ xưa tới nay, phong thủy tốt luôn là mục đích mà các công trình kiến trúc thường hướng tới. Không thể phủ nhận vai trò to lớn của Phong thuỷ trong đời sống. Phong thuỷ có ảnh hưởng đến tâm tính, sức khoẻ, sự may mắn, thành công về công danh sự nghiệp của mỗi người. Về Dương Trạch, tức Phong thuỷ của nhà ở, văn phòng, cơ sở thương mại, có rất nhiều vấn đề cần xem xét như vị trí, hình thể, hướng nhà, cấu trúc nhà, nội thất, Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ vai trò của phong thủy là hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn được vận mệnh. Nếu Phong thuỷ tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt. Điều quan trọng là cần phải xét tất cả các yếu tố mới làm thành một phong thuỷ tốt. Cùng với sự nâng cao mức sống, mọi người ngày càng coi trọng môi trường của không gian sinh hoạt. Khái niệm về môi trường văn phòng trở thành tiêu điểm của môi trường làm việc thời hiện đại. Đối với phần lớn mọi người thì văn phòng còn được coi như là ngôi nhà thứ hai thì đó cũng là nơi GVHD: TS. Nguyễn Nam Hà 8 Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM mà mọi người cư trú và hoạt động nhiều nhất. Do vậy khái niệm phong thủy văn phòng đã được mở rộng tới các phương diện kinh doanh, như đặt tên cho công ty, chọn đất đặt công ty, trang trí văn phòng, hay vị trí làm việc của những người có vai trò quan trọng trong công ty,… Trong phạm vi nghiên cứu tiểu luận, chúng tôi chỉ đề cập đến phong thủy trong vị trí đặt văn phòng. GVHD: TS. Nguyễn Nam Hà 9 Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM 2. NỘI DUNG 2.1. Phong thủy trong việc đặt vị trí văn phòng nói chung 2.1.1. Theo tỉnh, thành phố Trên thực tế thì ở nơi nào cũng có sự phân chia riêng rẽ về các ngành như công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, khoa học kỹ thuật. Có nơi thuận lợi cho ngành gang thép, có nơi thuận lợi cho ngành dệt may, lại có nơi để sản xuất các thiết bị điện tử. Do đó tùy theo ngành nghề kinh doanh mà chúng ta có sự lựa chọn môi trường làm việc phù hợp cho sự phát triển của mình trong một phạm vi lớn. Ngoài ra, nếu xét về tình hình phát triển kinh tế thì không phải là phát triển một cách toàn diện, mà phải lấy một nơi phát triển nào đó làm trung tâm, từ đó mới phát triển rộng hơn. Trung tâm kinh tế này giống như một từ trường rất mạnh, tất cả tiền vốn, nhân tài hay kĩ thuật từ khắp mọi nơi đều tập trung đến trung tâm này. dụ, Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, đều là những trung tâm phát triển kinh tế rất mạnh của nước ta, các tỉnh lân cận đều chịu ảnh hưởng. vậy, phải xác định cho mình một vị trí và phương hướng phát triển sự nghiệp đúng đắn. Ngoài ra khi chọn nơi đặt văn phòng cần chọn môi trường làm việcphong thủy có lợi cho việc đầu tư. Dù bạn đã chọn được nơi làm việc, nhưng cuối cùng vẫn phải xem xét đó là thành thị hay vùng nông thôn như thế nào. Và bốn yếu tố quan trọng của môi trường làm việc tại thành thị hay nông thôn là: Thứ nhất: Mức sinh hoạt của nơi đó. Đây là yếu tố đầu tiên khi lựa chọn nơi đầu tư hay làm việc. GVHD: TS. Nguyễn Nam Hà 10 [...]... 2.2 Phong thủy trong việc đặt vị trí văn phòng ở cao ốc Một cao ốc văn phòngvăn phòng làm việc phù hợp với các tiêu chí phong thủy sẽ mang lại lợi nhuận và hiệu quả công việc cao Ngược lại sẽ tán tài và hiệu quả công việc thấp Văn phòng trong cao ốc cũng tuân theo những nguyên tắc của phong thủy như đã trình bày ở trên Tuy nhiên do văn phòng trong cao ốc có các đặc điểm riêng, khác với các loại văn. .. những kiến thức về phong thủy mà đặc biệt là phong thủy về việc lựa chọn địa điểm đặt vị trí văn phòng hết sức quan trọng đối với không chỉ những người chủ văn phòng mà còn đối với cả sinh viên – những người chủ tương lai vậy, qua bài tiểu luận với đề tài “ Phong thủy trong việc đặt vị trí văn phòng , nhóm chúng tôi rất mong sẽ đem đến cho mọi người những kiến thức cơ bản về phong thủy, để từ đó có... cũng được áp dụng trong việc lựa chọn một vị trí thích hợp, có phong thủy tốt để làm văn GVHD: TS Nguyễn Nam Hà 26 Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM phòng tại gia Ngoài ra, văn phòng tại gia cũng có những khác biệt, đòi hỏi người chủ phải lưu ý để có được một văn phòng tại gia có phong thủy tốt Nếu phải chọn vị trí trong nhà để đặt văn phòng thì phải lưu ý: − Tạo không gian làm việc càng riêng biệt càng... trang trí hướng ngay vào văn phòng chúng có vẻ như đang “tấn công” chúng ta • Các điều nên tránh và lưu ý theo phong thủy trong đặt văn phòng: Cần tránh văn phòng đặt ở nơi có môi trường khắc nghiệt Môi trường văn phòng không tốt tất nhiên sẽ khiến cho tinh thần của nhân viên ở đó không ổn định, không tập trung làm việc được, về lâu dài thì không có lợi cho sức khỏe Cho nên khi chọn vị trí đặt văn phòng. .. công trình một phong thủy tốt, hỗ trợ cho người chủ Trong đó, các văn phòng cũng được quan tâm nhiều hơn về mặt phong thủy trước khi được xây dựng, mua hay thuê mặt bằng Hiện nay, yếu tố phong thủy được xem như một sự bắt buộc, có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với việc lựa chọn vị trí đặt văn phòng Khu văn phòng quốc tế hạng A thuộc tổ hợp “Trung tâm Thương mại Dịch vụ - Khách sạn - Văn phòng - Căn hộ... bại của công ty, đó chính là Phong Thuỷ Dựa vào phong thủy, ta có thể chọn được những địa điểm phù hợp với bản thân người chủ văn phòng, phù hợp với công việc của công ty, từ đó tạo nên tiền đề cũng như sự hỗ trợ để văn phòng công ty ngày càng phát triển thuận lợi Còn nếu thiếu kiến thức về phong thủy trong đặt vị trí văn phòng sẽ dễ dẫn đến những sai lầm, tạo nên phong thủy xấu, từ đó gây tác động... Ngoài ra, để chọn được một vị trí tốt nhất ngay tại nhà để làm văn phòng thì có thể sử dụng bát quái đồ để xác định cung thích hợp với đặc tính công việc của doanh nghiệp và với người chủ Việc chọn vị trí của văn phòng trên bát quái đồ có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lượng của phòng, do vậy mà bát quái đồ cũng được sử dụng như một tiêu chí quan trọng trong phong thủy đặt văn phòng Dựa vào bát quái đồ... ngoài đường 2.1.4 Theo hướng văn phòng 2.1.4.1 Biểu tượng và ảnh hưởng của các hướng Hướng của văn phòng cũng là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm trong việc lựa chọn vị trí đặt văn phòng Trong đó, mỗi hướng đông tây nam GVHD: TS Nguyễn Nam Hà 20 Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM bắc lại có những ý nghĩa riêng và có những ảnh hưởng riêng theo phong thủy đến văn phòng làm việc của doanh nghiệp • Hướng... thuộc Thủy Tầng 2 và tầng 7: Ngũ hành thuộc Hỏa Tầng 3 và tầng 8: Ngũ hành thuộc Mộc Tầng 4 và tầng 9: Ngũ hành thuộc Kim Tầng 5 và tầng 10: Ngũ hành thuộc Thổ Nếu số tầng lớn hơn 10 thì tính theo số lẻ của nó 2.3 Phong thủy trong đặt vị trí văn phòng tại gia Văn phòng tại gia cũng có những đặc điểm giống các loại văn phòng thông thường khác Thế nên các nguyên tắc phong thủy kể trên cũng được áp dụng trong. .. mặt đất, là phương vị cực âm, có ý nghĩa nghĩ ngơi − Văn phòng có đặc điểm sau đây là cát tướng: hướng bắc cao, hướng nam thấp; vị trí hướng bắc có bức tường ngăn lại − Văn phòng có đặc điểm sau đây là hung tướng: vị trí hướng bắc cỏ cái hố lớn, nằm ở địa thế hơi thấp, có hồ nước bẩn; có tầng hầm hành lang nằm ở vị trí hướng bắc; vị trí hướng bắc bị lõm xuống − Ảnh hưởng đối với văn phòng: đối với sự . gần văn phòng 17 2.1.4. Theo hướng văn phòng 20 2.1.4.1. Biểu tượng và ảnh hưởng của các hướng 20 2.1.4.2. Hướng văn phòng và mệnh cung con người 23 2.2. Phong thủy trong việc đặt vị trí văn phòng. Khái niệm phong thủy 6 1.2.2. Nguồn gốc của phong thủy 6 1.2.3. Vai trò của phong thủy ngày nay 8 2. NỘI DUNG 10 2.1. Phong thủy trong việc đặt vị trí văn phòng nói chung 10 2.1.1. Theo tỉnh, thành. ty,… Trong phạm vi nghiên cứu tiểu luận, chúng tôi chỉ đề cập đến phong thủy trong vị trí đặt văn phòng. GVHD: TS. Nguyễn Nam Hà 9 Trường ĐH Công nghiệp Tp.HCM 2. NỘI DUNG 2.1. Phong thủy trong việc

Ngày đăng: 27/06/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1. Khái niệm văn phòng

  • Văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu thập, xử lý lý và tổng hợp thông tin phục vụ cho điều khiển của lãnh đạo, đảm bảo điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động chung cho toàn cơ quan, tổ chức đó

  • 1.1.2. Đặc điểm của văn phòng

  • 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng

  • 1.2.1. Khái niệm phong thủy

  • 1.2.2. Nguồn gốc của phong thủy

  • 1.2.3. Vai trò của phong thủy ngày nay

  • 2.1.1. Theo tỉnh, thành phố

  • 2.1.2. Theo không gian bên ngoài

  • 2.1.3. Theo hệ thống giao thông gần văn phòng

  • 2.1.4. Theo hướng văn phòng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan