Hoàn thiện công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh gia lai

107 0 0
Hoàn thiện công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh gia lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LƯƠNG ĐÌNH TRỌNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ NGÀNH: 8310110 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS TRẦN THỊ THU HÀ Gia Lai, 2023 i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai” là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của PGS TS Trần Thị Thu Hà và sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan Các nội dung, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào Gia Lai, ngày 30 tháng 8 năm 2023 Người cam đoan Lương Đình Trọng ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Lâm nghiệp Tôi luôn nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của quý Thầy, Cô Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học, quý Thầy Cô của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành Luận văn của mình Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến PGS TS Trần Thị Thu Hà đã dành nhiều thời gian hướng dẫn tận tình trong quá trình nghiên cứu và làm Luận văn tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp Cuối cùng tôi dành tình cảm biết ơn đến gia đình, bàn bè đã quan tâm, động viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt nghiệp Gia Lai, ngày 30 tháng 8 năm 2023 Tác giả Lương Đình Trọng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC .iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 7 1.1 Cơ sở lý luận về chi trả dịch vụ môi trường rừng 7 1.1.1 Một số khái niệm liên quan 7 1.1.2 Nguyên tắc, bản chất và vai trò của chi trả DVMTR 11 1.1.3 Nội dung công tác chi trả DVMTR của chính quyền cấp tỉnh 13 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chi trả DMTR 18 1.2 Cơ sở thực tiễn về chi trả DVMTR 21 1.2.1 Cơ sở pháp lý 21 1.2.2 Kinh nghiệm một số địa phương trong công tác chi trả DVMTR 23 1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai trong thực hiện công tác chi trả DVMTR 28 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Gia Lai 30 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 30 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 32 2.1.3 Tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp 34 2.1.4 Đánh giá chung về đặc điểm của tỉnh Gia Lai ảnh hưởng đến công tác chi trả DVMTR 35 iv 2.2 Phương pháp nghiên cứu 36 2.2.1 Phương pháp chọn điểm và mẫu khảo sát 36 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 36 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 41 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 41 2.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn 41 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43 3.1 Kết quả công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai 43 3.1.1 Kết quả thu chi trả DVMTR, tiền trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Gia Lai 43 3.1.2 Tác động của công tác chi trả DVMTR giai đoạn 2012 - 2022 49 3.2 Thực trạng công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai 52 3.2.1 Công tác tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành trong tổ chức thực hiện công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh 52 3.2.2 Công tác rà soát, xác định diện tích rừng cung ứng đến từng bên cung ứng DVMTR 54 3.2.3 Rà soát, xác định các bên sử dụng DVMTR phục vụ cho việc ký kết hợp đồng ủy thác, làm cơ sở đôn đốc thu, nộp tiền DVMTR 55 3.2.4 Công tác quản lý các hoạt động thu, chi tiền DVMTR ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng 56 3.2.5 Công tác truyền thông chính sách chi trả DVMTR 68 3.2.6 Công tác Kiểm tra - Giám sát 69 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai 70 3.3.1 Cơ chế, chính sách và các quy định liên quan 70 3.3.2 Chỉ đạo điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước 72 3.3.3 Năng lực của đội ngũ cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai 75 v 3.3.4 Công tác phối hợp giữa Quỹ Gia Lai với các Sở ban ngành trong thực hiện công tác chi trả DVMTR 77 3.3.5 Sự đồng thuận của các bên cung ứng, sử dụng DVMTR trong thực thi công tác chi trả DVMTR 79 3.4 Đánh giá chung về công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai 80 3.4.1 Những kết quả đạt được 80 3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 81 3.5 Các giải pháp hoàn thiện công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai 83 3.5.1 Cải tiến công tác tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành trong tổ chức thực hiện công tác chi trả DVMTR 83 3.5.2 Hoàn thiện công tác rà soát, xác định diện tích rừng đến từng chủ rừng phục vụ công tác chi trả DVMTR 84 3.5.3 Hoàn thiện công tác rà soát, xác định các bên sử dụng DVMTR phục vụ cho việc ký kết hợp đồng ủy thác làm cơ sở đôn đốc thu, nộp tiền DVMTR 85 3.5.4 Hoàn thiện công tác quản lý các hoạt động thu, chi tiền DVMTR ủy thác qua Quỹ Gia Lai 85 3.5.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Quỹ Gia Lai 86 3.5.6 Đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách chi trả DVMTR 87 KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ tiếng Việt DVMTR Dịch vụ môi trường rừng Payment for Forest Environment Services PFES (Chi trả dịch vụ môi trường rừng) Ủy ban nhân dân UBND Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NN & PTNT Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam Quỹ TW Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Gia Lai Quỹ Gia Lai Bảo vệ và phát triển rừng BV & PTR Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng BQL RPH, ĐD Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp TNHH MTV LN vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả rà soát hiện trạng, điều chỉnh 3 loại rừng đến năm 2030 34 Bảng 2.2 Phân loại rừng theo chủ thể quản lý 34 Bảng 2.3 Đối tượng và dung lượng mẫu khảo sát 40 Bảng 3.1 Kết quả thu tiền DVMTR giai đoạn 2012 - 2022 43 Bảng 3.2 Kết quả phân bổ tiền DVMTR giai đoạn 2012 - 2022 44 Bảng 3.3 Kết quả chi trả tiền DVMTR cho các bên cung ứng giai đoạn 2012 - 2022 46 Bảng 3.4 Kết quả thu tiền trồng rừng thay thế từ năm 2013 đến nay 48 Bảng 3.5 Kết quả giải ngân tiền trồng rừng thay thế từ năm 2013 đến nay 49 Bảng 3.6 Kết quả rà soát các bên cung ứng và diện tích rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai 55 Bảng 3.7 Kết quả thực hiện chi trả DVMTR của các cơ sở sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2012 - 2022 56 Bảng 3.8 Tổng hợp mức độ am hiểu các nội dung liên quan trong công tác chi trả DVMTR tại các bên cung ứng (N = 10) 62 Bảng 3.9 Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác chi trả DVMTR71 Bảng 3.10 Hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành của tỉnh Gia Lai liên quan đến công tác chi trả DVMTR 73 Bảng 3.11 Trình độ học vấn và chuyên ngành của đội ngũ cán bộ Quỹ 76 Bảng 3.12 Đánh giá công tác phối hợp của các bên liên quan trong thực hiện công tác chi trả DVMTR (N = 11) 78 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2012 - 2022 47 Biểu đồ 3.2 Sơ đồ công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai 57 1 MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Trong suốt một thời gian dài thực hiện chính sách “phủ xanh đất trống, đồi núi trọc” theo Quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992 và “trồng mới 5 triệu hecta rừng” theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998, ngân sách Nhà nước cần phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để thực hiện, trong khi đó nguồn lực ngân sách có hạn Chủ trương “xã hội hóa nghề rừng” đã được đề cập trong giai đoạn này nhưng chưa thực hiện được Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được thiết lập cơ sở pháp lý tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 Theo đó, tại khoản 3, Điều 11 quy định: “Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng được hình thành từ nguồn tài trợ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế; đóng góp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài khai thác, sử dụng rừng, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, hưởng lợi từ rừng hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật” Năm 2007, Tổ chức Winrock International (Hoa Kỳ) triển khai thực hiện Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học ở lưu vực sông Đồng Nai” với sự tài trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án bảo tồn đa dạng sinh học vùng châu Á Trong quá trình triển khai dự án, ý tưởng thực hiện cơ chế dịch vụ trong bảo vệ rừng ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện, cơ chế này được hiểu ngắn gọn là những người sử dụng giá trị môi trường do rừng cung cấp phải chi trả tiền cho những người dân giữ rừng Thời điểm đó trên thế giới cũng mới có một số nước, chủ yếu ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ thực hiện, còn ở châu Á thì hầu như chưa có quốc gia nào chính thức có chính sách này Trên cơ sở đồng thuận Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Thủ tướng Chính phủ, Tổ chức Winrock International đã chuyển phần lớn kinh phí của Dự án bảo 2 tồn đa dạng sinh học vùng châu Á, khoảng 1,7 triệu USD sang tài trợ cho việc xây dựng chính sách thí điểm và Bộ NN&PTNT được giao chủ trì tổ chức thực hiện thí điểm Tháng 01/2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2008/NĐCP về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng thì chỉ 3 tháng sau, tháng 4/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 380/QĐ-TTg về thí điểm chính sách chi trả DVMTR, trong đó Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là một công cụ quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ ủy thác chi trả tiền DVMTR Từ thời điểm đó, chính sách chi trả DVMTR và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là hai yếu tố không thể tách rời nhau trong việc triển khai một chính sách mới mang tính cột mốc của ngành Lâm nghiệp Sau hai năm thí điểm Chính sách chi trả DVMTR tại các tỉnh Sơn La, Lâm Đồng theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 Ngày 09/3/2010, một Hội nghị quốc gia về tổng kết giai đoạn thí điểm đã được tổ chức ở Hà Nội do Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Phó Thủ tướng đã đánh giá chính sách thí điểm chi trả DVMTR thu được kết quả rất tốt, đóng góp thiết thực cho công tác bảo vệ rừng và xóa đói giảm nghèo và giao cho Bộ NN&PTNT tiếp tục chủ trì xây dựng chính sách này thành một Nghị định của Chính phủ để chính thức thực hiện trên cả nước Đây là tiền đề tạo cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chi trả DVMTR áp dụng trên phạm vi cả nước Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 quy định về chính sách chi trả DVMTR để triển khai trên phạm vi toàn quốc từ 01/01/2011 Có thể nói, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Á ban hành và triển khai chính sách chi trả DVMTR ở cấp quốc gia Theo số liệu tại “Báo cáo chuyên đề tổng kết 10 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2030 của Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam” Tính đến

Ngày đăng: 18/03/2024, 16:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan