Tiểu luận xã hội học tôn giáo ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống tinh thần của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền

20 1 0
Tiểu luận  xã hội học tôn giáo   ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống tinh thần của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tên đề tài nghiên cứuẢnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống tinh thần của sinh viên Học việnBáo chí và Tuyên truyền2.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuTừ xa xưa, dựa trên những bằng c

BÀI TẬP LỚN MÔN: XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN DANH MỤC VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt Tôn giáo 1 TG Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2 HVBCTT Sinh viên 3 SV Đời sống tinh thần 4 ĐSTT MỤC LỤC 1 Tên đề tài nghiên cứu 1 2 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1 3 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3.1 Hướng nghiên cứu hoạt động của tổ chức TG tại Việt Nam 3 3.2 Hướng nghiên cứu ảnh hưởng của TG đến đời sống xã hội 4 3.3 Đóng góp của các nghiên cứu đối với đề tài 7 4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7 4.1 Mục đích nghiên cứu 7 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7 5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 8 5.1 Đối tượng nghiên cứu 8 5.2 Khách thể nghiên cứu 8 5.3 Phạm vi nghiên cứu 8 6 Giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết 8 6.1 Giả thuyết nghiên cứu 8 6.2 Khung lý thuyết 8 7 Phương pháp thu thập thông tin 9 8 Phương pháp chọn mẫu .10 9 Công cụ nghiên cứu 11 10 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .13 11 Dự kiến kết cấu đề tài, thời gian biểu .13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 1 Tên đề tài nghiên cứu Ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống tinh thần của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ xa xưa, dựa trên những bằng chứng và tài liệu các nhà khoa học tìm kiếm được, tôn giáo (TG) đã luôn giữ vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và đời sống tinh thần (ĐSTT) của con người nói riêng Trong Phê phán triết học pháp quyền của Hegel, luận điểm của Karl Marx cho rằng: TG là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần TG là thuốc phiện của nhân dân Luận điểm này thể hiện nguồn gốc, chức năng, bản chất của TG trên lập trường duy vật lịch sử Tranh cãi trên thế giới xung quanh vấn đề TG: TG là gì? Nguồn gốc của TG? Đối tượng tôn thờ của TG có tồn tại hay không? Khi bàn về nguồn gốc của TG, năm 1895, Émile Durkheim lần đầu tiên đề cập tới nghiên cứu xã hội học về TG, ông nghĩ rằng mình đã tìm thấy trong TG có đồng thời đã cơ sở nền tảng, nguồn gốc tính xã hội và nguyên lý sự cố kết xã hội Hai năm sau, ông viết xong tác phẩm Khoa học xã hội và hành động của mình rằng các nhà xã hội học và sử học có xu hướng xích lại gần nhau trong sự khẳng định chung rằng TG là hiện tượng nguyên thủy nhất trong toàn bộ các hiện tượng xã hội Tất cả những biểu hiện trong hoạt động tập thể, khoa học, đạo đức, luật pháp, nghệ thuật đều xuất phát từ TG qua những biến đổi kế tiếp nhau Về nguyên tắc tất cả đều mang tính TG Theo Émile Durkheim, sự đối lập ở trạng thái động giữa cái thiêng liêng và cái phàm tục trong TG là yếu tố tạo nên mối liên hệ xã hội, các hình thức và nghi lễ TG [5, tr.11] TG là một trong những lực lượng có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong xã hội loài người TG định hình các mối quan hệ giữa con người với con người, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống – xã hội, gia đình, cộng đồng, văn hóa, kinh 1 tế, chính trị Các niềm tin và giá trị TG thúc đẩy hành động của con người một cách đáng kinh ngạc TG vô cùng quan trọng đối với nhiều cá nhân, các thực hành TG là phần không thể thiếu trong ĐSTT của họ Các giá trị TG ảnh hưởng đến hành vi của con người và những ý nghĩa của TG giúp con người lý giải các trải nghiệm của mình [1, tr.11-tr 42] Thực trạng những ảnh hưởng của TG đối với đời sống xã hội nói chung và đặc biệt là ĐSTT của con người hiện nay đòi hỏi một nghiên cứu tương quan giữa TG và ĐSTT xã hội Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBCTT) là một trong những trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục quốc dân Thương hiệu và uy tín của Học viện được khẳng định là cơ sở đào tạo lý luận chính trị, báo chí và truyền thông lớn nhất tại Việt Nam Sinh viên (SV) đang theo học tại HVBCTT có những ưu thế vượt trội, đặc thù hơn cả là SV được tiếp cận nhiều hơn các kiến thức lý luận chính trị, những chuyên ngành có mục tiêu đào tạo sinh viên trở thành những cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, những cá nhân này khi có nhận thức, thái độ đúng đắn về ảnh hưởng của TG đến ĐSTT xã hội thì sẽ thực hiện tốt những chiến lược quốc gia, mong muốn hướng đến tôn trọng tự do, thực hành tốt tín ngưỡng, TG trong cuộc sống cũng như hệ thống chính trị Thực tiễn này đã cho thấy sự cấp thiết cần tiến hành nghiên cứu khách thể SV HVBCTT Với tất cả những lý do trên, tác giả lựa chọn “Ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống tinh thần của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền” làm để tài nghiên cứu của mình Với kỳ vọng sẽ phác thảo một “bức chân dung” về thực trạng và ảnh hưởng của TG đối với ĐSTT của SV HVBCTT hiện nay Đồng thời đưa ra một số khuyến nghị tới SV và Học viện nhằm phát huy tích cực, hạn chế tiêu cực của TG đến ĐSTT của SV hiện nay 3 Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu TG và ảnh hưởng của TG là đề tài nghiên cứu được tiến hành khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên những ảnh hưởng của TG 2 đến ĐSTT lại là vấn đề chưa được nghiên cứu phổ biến tại Việt Nam Với mục đích làm rõ những vấn đề đã được đề cập trong các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới, đồng thời làm rõ tính cấp thiết của việc tiến hành những nghiên cứu bổ sung về đề tài này tại Việt Nam, tổng quan tình hình nghiên cứu sẽ phân tích những đóng góp của các nghiên cứu trước theo hai hướng có liên quan chặt chẽ với hướng phân tích của nghiên cứu: - Hoạt động của tổ chức TG tại Việt Nam - Ảnh hưởng của TG đến đời sống xã hội 3.1 Hướng nghiên cứu hoạt động của tổ chức TG tại Việt Nam Theo hướng nghiên cứu này, các tác giả hướng tới tìm hiểu thực trạng hoạt động của các tổ chức TG tại Việt Nam Những phát hiện từ các nghiên cứu giúp tác giả xác định được thực trạng hoạt động và những vấn đề mang tính phổ biến trong hoạt động của các tổ chức TG tại Việt Nam Năm 1995, PGS.PTS Trịnh Quốc Tuấn đã có một nghiên cứu chuyên sâu về TG tại Việt Nam dưới góc nhìn chủ nghĩa khoa học xã hội Theo tác giả, Phật giáo có lịch sử lâu đời hơn các TG tại Việt Nam hiện nay, được truyền vào từ đầu Công nguyên đến thế kỷ II đã có vị trí đáng kể trong tín ngưỡng và sinh hoạt tinh thần ở Thủ phủ Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay) Có giai đoạn, người dân nào cũng tin theo đạo Phật như nửa sau thời kỳ Bắc thuộc, giai đoạn Lý - Trần Sau khi người Việt Nam chấp chấp nhận Phật giáo làm lẽ sống của mình thì họ đã trở thành những chủ thể sáng tạo ra các công trình văn hóa của dân tộc mang cốt cách đạo Phật như hệ thống chùa tháp, tượng Phật, kho tàng thơ văn, phong tục tập quán trong dân gian Lý luận của Phật giáo gồm một hệ thống về thế giới quan và nhân sinh quan có kết cấu chặt chẽ Mỗi bộ phận trong đó đều có chức năng riêng nhưng chúng lại là tiền đề và hệ quả của nhau, chỉ được xem là đầy đủ nếu xét cả thế giới quan và nhân sinh quan Từ năm 1980, đường hướng hoạt động của đạo Thiên Chúa ở Việt Nam thể hiện rõ tinh thần: Sống phúc âm trong lòng dân tộc, đồng hành với dân tộc trên con đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội trong thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam Tín điều 3 giáo lý của Thiên Chúa giáo đã góp phần củng cố, giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc như lòng thương người, đạo thủy chung vợ chồng, đức hiếu nghĩa của con cái đối với cha mẹ Đặc biệt, ở những vùng đồng bào chậm phát triển, đạo Thiên Chúa đã có những đóng góp nhất định, nhằm thúc đẩy những tiến bộ của đồng bào với sản xuất, từng bước tiếp cận với trình độ sản xuất mới của cả nước, những tập tục lạc hậu dần dần được loại trừ khỏi đời sống sinh hoạt của một số đồng bào dân tộc ít người [8, tr.73-tr.107] Trong nghiên cứu Đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay, tác giả Đào Tấn Thành đã trình bày khái quát một số đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử - xã hội Ấn Độ cổ đại và nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo, các giá trị đạo đức truyền thống con người Việt Nam, chỉ ra giá trị tư tưởng và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay Theo tác giả, những điểm tương đồng trong đạo đức Phật giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam là: tính nhân văn, nhân bản, lấy con người làm trung tâm, đạo Phật luôn đề cao vị trí và vai trò của con người; tôn trọng lợi ích và nhân phẩm của người khác, được thể hiện qua “Ngũ giới”; hướng đến nền hòa bình quốc gia và thế giới với tư tưởng từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha, luôn đề cao và tôn trọng sự sống của mọi loài Những ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức, lối sống của người Việt Nam: người Việt trọng tình nghĩa, hiếu khách và phóng khoáng; người Việt có lối sống chất phác, giản dị, tự do; người Việt tin hết lòng, làm hết sức; người Việt có tính năng động, sáng tạo và thực tế rất cao Hiểu được những giá trị đạo đức mà Phật giáo mang lại cho dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách TG phù hợp, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, phát huy vai trò tích cực của đạo đức Phật giáo Qua đó xây dựng lòng nhân ái, bao dung, hướng thiện, nêu cao tinh thần dấn thân phụng sự của các Tăng Ni và Phật tử đối với các vấn đề xã hội Đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo được sự tín nhiệm trong nhân dân, huy động sức mạnh toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực thù địch lợi dụng Phật giáo để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây 4 dựng một xã hội tốt đời đẹp đạo, dân chủ, công bằng và văn minh [7, tr.17- tr.23] 3.2 Hướng nghiên cứu ảnh hưởng của TG đến đời sống xã hội Nhìn nhận những ảnh hưởng của TG dưới góc độ Xã hội học, nghiên cứu về Ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo đến mức sinh trong cộng đồng Thiên Chúa Giáo của tác giả Phạm Văn Quyết đã chỉ ra và chứng minh yếu tố ảnh hưởng của TG đến mức sinh trong cộng đồng Thiên Chúa Giáo ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Qua xem xét kết quả nghiên cứu, tác giả cho thấy xu hướng chung ở những xã có tỉ lệ đồng bào Công giáo càng cao thì tổng tỷ suất sinh càng cao Từ đó đi đến kết luận, giữa TG và mức sinh cao, quá trình giải sinh chậm có những mối liên hệ nhất định Xem xét sự ảnh hưởng của giáo lý, giáo luật của Thiên Chúa Giáo đến các yếu tố hành vi sinh sản của Giáo dân, cho thấy mục đích quan hệ nam nữ trong hôn nhân là để sinh con chứ không phải để tìm lạc thú, trách nhiệm của các gia đình là “sinh những đứa con cho chúa” Về các biện pháp tránh thai, giáo lý, giáo luật nhấn mạnh, nghiêm cấm Giáo dân sử dụng các biện pháp tránh thai nhân tạo như: vòng tránh thai, bao cao su, thắt ống dẫn tinh, triệt sản, xuất tinh ngoài và đặc biệt cấm nạo phá thai mà chỉ được phép sử dụng các biện pháp tự nhiên Nghiên cứu của tác giả về sự ảnh hưởng của niềm tin TG đến hành vi sinh sản của giáo dân cho thấy, những người có niềm tin TG càng cao (được thể hiện qua chỉ báo thực nghiệm về mức độ thường xuyên đi lễ, cầu nguyện ở nhà thờ của giáo dân) thì cũng thường có đông con hơn Tỷ lệ phụ nữ có con thứ 3 trở lên cũng tăng theo mức độ chăm chỉ đi lễ nhà thờ của giáo dân [6, tr.7-tr.17] Với mục đích phân tích ảnh hưởng của đạo đức TG đối với đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức TG trong quá trình xây dựng nền tảng đạo đức xã hội, nghiên cứu Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay của tác giả Hoàng Thị Lan cho thấy đạo đức TG góp phần làm phong phú, ổn định các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội; 5 củng cố, duy trì, phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Bên cạnh đó, TG cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực đối với đạo đức xã hội hiện nay như: làm hình thành những nhân cách không phù hợp với nhân cách con người mới; một số chuẩn mực đạo đức TG khó hoà nhập với đạo đức xã hội; trong một số trường hợp, đạo đức TG làm xói mòn, phá vỡ các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Tác giả đã khuyến nghị một số giải pháp nhằm phát tích cực, hạn chế tiêu cực ảnh hưởng của đạo đức TG đối với đạo đức xã hội: nhận diện những giá trị và những phản giá trị đạo đức; có cơ chế khuyến khích phát huy những giá trị đạo đức tích cực của TG trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá đạo đức mới Xã hội Chủ nghĩa; thường xuyên tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, xây dựng nếp sống văn hoá mới trong các vùng đồng bào có đạo; về phía TG, cần tự nhận thức, điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với tôn chỉ hành đạo và luật pháp của Nhà nước [4, tr.11-tr.21] Phân tích những ảnh hưởng của TG đến đời sống xã hội, tác giả Trần Thị Anh Hoàng đã thực hiện nghiên cứu về Ảnh hưởng tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm với việc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay trong luận văn Thạc sĩ Chính trị học của mình Những yếu tố ảnh hưởng tới việc phát huy tích cực, khắc phục tiêu cực trong tín ngưỡng, TG của người Chăm theo phân tích của tác giả bao gồm hoàn cảnh địa lý và điều kiện tự nhiên; điều kiện văn hoá – xã hội Tác động của tín ngưỡng, TG của người Chăm với xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực Tác động tích cực vì hệ thống giáo lý, giáo luật của tín ngưỡng, TG của người Chăm có tính nhân văn, chứa đựng những yếu tố đạo đức phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới Bên cạnh mặt tích cực, hệ thống tín ngưỡng, TG rườm rà, phức tạp không phù hợp với xã hội nông thôn mới; lối sống của người Chăm Bà-la-môn và Bà-ni tuân thủ khá nhiều giới luật rất phức tạp, làm cho họ phần nào cách biệt với sự tiến bộ xã hội; yếu tố TG và dân tộc gắn kết chặt chẽ trong cộng đồng người Chăm là yếu tố nhạy cảm, dễ bị kẻ xấu lợi dụng [3, tr.36-tr.54] 6 Năm 2012, một nghiên cứu phân tích cụ thể ảnh hưởng của TG đến ĐSTT Phật giáo ở Thanh Hoá và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần nhân dân tỉnh hiện nay thực hiện bởi tác giả Nguyễn Thị Duyên Theo tác giả, xuyên suốt trong giáo lý của Phật giáo là những giá trị đạo đức và thực hành đạo hạnh của con người, có tác động lớn và sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách sống của người Việt Bên cạnh đó Phật giáo cũng ảnh hưởng đến văn hoá, nghệ thuật, những bài văn, bài kệ, công trình kiến trúc, nghệ thuật của Phật giáo phản ánh tri thức và kỹ năng nghệ thuật tinh tế của trí tuệ, tâm hồn, tình cảm của Việt Nam Phật giáo ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị khi hiện nay, đại bộ phận Tăng Ni, Phật tử đứng về phía cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội ích nước, lợi dân [2, tr.43-tr.51] 3.3 Đóng góp của các nghiên cứu đối với đề tài Phân tích tổng quan cho thấy tại Việt Nam, thực trạng hoạt động của tổ chức TG nói chung và ảnh hưởng của TG đối với ĐSTT con người nói riêng thực sự cần quan tâm nghiên cứu và giám sát thường xuyên Trên thế giới, nghiên cứu về TG và các yếu tố xã hội có liên quan đến TG được tiến hành khá phổ biến ở các nước phát triển, tại Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này đã xuất hiện từ những năm cuối của thế kỷ trước nhưng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này dưới góc độ Xã hội học Tuy nhiên, những số liệu và vấn đề trong các nghiên cứu đi trước đã có đóng góp rất lớn về cơ sở lý luận và thực tiễn giúp tác giả nhận định được thực trạng hoạt động của các tổ chức TG tại Việt Nam và phát triển khung nghiên cứu về ảnh hưởng của TG đến ĐSTT người dân nói chung và nhóm SV tại Việt Nam nói riêng 4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu - Nhận diện thực trạng kiến thức TG và ĐSTT của SV HVBCTT - Xác định các yếu tố ảnh hưởng của TG đối với ĐSTT của SV HVBCTT 7 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài - Tổng quan những tài liệu liên quan đến đề tài - Phân tích kiến thức TG và ĐSTT của SV HVBCTT - Phân tích, tương quan các yếu tố ảnh hưởng của TG đối với ĐSTT của SV HVBCTT - Đề xuất một số khuyến nghị để SV và Học viện nhằm phát huy tích cực, hạn chế tiêu cực của TG đến ĐSTT của SV 5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của TG đối với ĐSTT của SV hiện nay 5.2 Khách thể nghiên cứu SV đang theo học hệ chính quy tập trung tại HVBCTT tại cả hai khối lý luận và nghiệp vụ 5.3 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: HVBCTT Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu, phân tích thực trạng và ảnh hưởng của TG đối với ĐSTT SV HVBCTT Phạm vi thời gian: Từ tháng 02/2022 đến hết tháng 04/2022 6 Giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết 6.1 Giả thuyết nghiên cứu (1) Phần lớn SV HVBCTT chưa hiểu biết về giáo lý, giáo luật và tổ chức chức của TG (2) Hệ thống giáo lý, giáo luật, niềm tin TG và tổ chức của TG ảnh hưởng đến ĐSTT của SV HVBCTT (3) SV với những đặc điểm nhân khẩu học (địa bàn cư trú, giới tính, tuổi, khối học) và đặc điểm gia đình khác nhau chịu ảnh hưởng của TG đối với ĐSTT khác nhau 8 6.2 Khung lý thuyết Môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội Các chính sách của Đảng và Nhà nước Đặc điểm nhân khầu học Đời sống tinh Địa bàn cư trú thần của sinh Giới tính viên Học viện Tuổi Khối học Báo chí và Tuyên truyền Đặc điểm gia đình Tình trạng hôn nhân Điều kiện kinh tế Gia đình có người theo tôn giáo Truyền thông về tín ngưỡng, tôn giáo Hệ thống giáo lý, giáo luật, niềm tin tôn giáo và tổ chức tôn giáo 7 Phương pháp thu thập thông tin Để đảm bảo tính khách quan và thu thập đầy đủ thông tin như mục nghiên cứu đã đề ra, nghiên cứu thực hiện kết hợp phương pháp thu thập thông tin định lượng, định tính và phân tích tài liệu: 9 - Phương pháp định lượng: Thu thập thông tin thông qua bảng hỏi Anket nhằm mô tả và làm rõ kết quả khảo sát về ảnh hưởng của TG đối với ĐSTT của SV HVBCTT - Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu đối với SV, kết quả thu thập được là minh chứng sâu sắc và bổ sung dữ liệu cho đề tài bên cạnh bảng hỏi Anket - Phân tích tài liệu khoa học: Tiến hành thu thập các tài liệu lý luận, các kết quả nghiên cứu thực tiễn (sách, luận án, bài báo khoa học, tạp chí khoa học, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, ) về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu Các tài liệu được nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu Nghiên cứu thu thập các thông tin có sẵn từ các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả, các bài báo, tạp chí khoa học… Dựa vào đó sử dụng các thông tin phù hợp để học tập, phân tích, so sánh với kết quả khảo sát của đề tài này 8 Phương pháp chọn mẫu Nghiên cứu tiến hành chọn mẫu theo chùm, cụ thể Bước 1: Lập danh sách các lớp chia theo 2 chùm là lớp thuộc khối lý luận và khối nghiệp vụ từ năm nhất đến năm tư, năm học 2020 – 2021 (tương đương K41 đến K38) Bước 2: Từ danh sách các lớp mỗi chùm, chọn ngẫu nhiên hệ thống 3 lớp - 66 lớp khối lý luận: chọn ngẫu nhiên hệ thống 5 lớp theo bước nhảy k=22 Cứ 22 lớp, chọn một lớp vào mẫu Chọn lớp đầu tiên trong khoảng từ 1 – 66 theo danh sách quay vòng - 81 lớp khối nghiệp vụ: chọn ngẫu nhiên hệ thống 5 lớp theo bước nhảy k=27 Cứ 27 lớp, chọn một lớp vào mẫu Chọn lớp đầu tiên trong khoảng từ 1- 81 theo danh sách quay vòng 10 Bước 3: Chọn ngẫu nhiên đơn giản 30 sinh viên mỗi lớp Tổng số bảng hỏi phát ra là 300 bảng hỏi 11 9 Công cụ nghiên cứu Mã số phiếu: PHIẾU KHẢO SÁT ĐOÀN VIÊN SINH VIÊN ĐOÀN THANH NIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Bạn thân mến! Chúng tôi là Sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu Ảnh hưởng của Tôn giáo đối với đời sống tinh thần của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay Để hoàn thành được nghiên cứu này, tôi cần sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn Các kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ khoa học giúp Học viện Báo chí và Tuyên truyền xây dựng những chiến lược phù hợp và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của sinh viên Kết quả nghiên cứu chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu, ngoài ra sẽ không sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác Bạn được mời tham gia khảo sát nghiên cứu vì bạn nằm trong số những sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu nghiên cứu Việc tham gia khảo sát của bạn là hoàn toàn tự nguyện và hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào Để điền thông tin vào bảng hỏi, hãy khoanh vào phương án bạn cho là đúng/phù hợp nhất Trân trọng cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của bạn! A THÔNG TIN CHUNG A1 Giới tính của bạn: 1 Nam 2 Nữ A2 Tuổi của bạn: A3 Năm học của bạn: 1 Năm nhất 2 Năm hai 3 Năm ba 4 Năm tư 12 A4 Ngành học của bạn thuộc khối: 1 Lý luận 2 Nghiệp vụ A5 Địa bàn cư trú của bạn trước khi học đại học thuộc khu vực: 1 Đô thị 2 Nông thôn A6 Bạn có tham gia vào mạng xã hội nào không? 1 Có 2 Không (chuyển sang câu A7) A6a Thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình một ngày của bạn (trong tuần vừa qua)? 1 Dưới 60 phút 2 Từ 1-2 tiếng 3 Từ 2-3 tiếng 4 Trên 3 tiếng A7.1 Hiện tại bạn theo bất kỳ tôn giáo nào không? 1 Có 2 Không (chuyển sang câu A8) A7.2: Tôn giáo của bạn là: 1 Phật giáo 2 Tin lành 3 Công giáo 4 Hồi giáo 5 Khác (ghi rõ) A8 Từ tháng 1 năm 2021 đến nay, bạn đã từng tham gia hoạt động nào sau đây (có thể chọn nhiều đáp án): 1 Tham gia hoạt động từ thiện, tình nguyện 2 Tham gia làm việc thêm 3 Tham gia câu lạc bộ 4 Không tham gia hoạt động nào A9 Bạn đánh giá bản thân có những đặc điểm xã hội nào sau đây (điểm số từ 1 đến 5) Đặc điểm 5 Rất 3 Đúng 2 Không 1 Rất đúng 4 Đúng không 1 Là người sống hướng nội, đúng một phần đúng nội tâm 2 Là người thích kết bạn, 13 giao lưu xã hội 3 Là người coi trọng định hướng, giáo dục gia đình 4 Là người lạc quan, tin vào tương lai 10.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 10.1 Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý luận phát triển chuyên ngành Xã hội học TG tại Việt Nam, trên cơ sở vận dụng những lý thuyết xã hội học kinh điển kết hợp với các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học hiện đại 10.2 Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho SV và Học viện nhận thức rõ hơn về thực trạng kiến thức TG và ảnh hưởng của TG đối với ĐSTT của SV hiện nay - Đóng góp cơ sở khoa học thực tiễn cho việc bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của tổ chức TG tại Việt Nam hiện nay - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho Đảng, Nhà nước và các cán bộ quản lý trong công tác chỉ đạo, tổ chức hoạt động của TG hiện nay 11 Dự kiến kết cấu đề tài, thời gian biểu 11.1 Kết cấu dự kiến của đề tài Mở đầu 1 Tính cấp thiết của đề tài 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu 14 5 Khung lý thuyết 6 Phương pháp nghiên cứu 7 Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu 8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài 1.Thao tác hoá khái niệm 1.1 Ảnh hưởng 1.2 Tôn giáo 1.3 Đời sống tinh thần 1.4 Sinh viên 1.5 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2 Lý thuyết xã hội học áp dụng trong nghiên cứu 2.1 Lý thuyết cấu trúc – chức năng 2.2 Lý thuyết tương tác biểu trưng 3 Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn giáo Chương II: Thực trạng kiến thức tôn giáo của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay 1.Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 2.Sơ lược về khách thể nghiên cứu 3.Thực trạng kiến thức tôn giáo của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay Chương III: Ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống tinh thần của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay 1 Yếu tố nhân khẩu học của sinh viên 2 Đặc điểm gia đình của sinh viên 3 Niềm tin tôn giáo và kiến thức tôn giáo của sinh viên Kết luận và Khuyến nghị Phụ lục 15 11.1 - Bảng khảo sát sinh viên - Gợi ý câu hỏi phỏng vấn sâu sinh viên Thời gian biểu dự kiến của đề tài - Từ 25/11/2021 đến 28/12/2021: Thiết kế đề cương nghiên cứu - 29/12/2021: Trình thiết kế nghiên cứu lên giảng viên hướng dẫn - Từ 30/12/2021 đến 31/01/2022: Hoàn thiện đề cương, bảng hỏi và xác định mẫu nghiên cứu - Từ 01/02/2022 đến 15/03/2022: Thu thập thông tin - Từ 16/03/2022 đến 15/04/2022: Phân tích số liệu và viết báo cáo - Từ 16/04/2022 đến 30/4/2022: Trình báo cáo nghiên cứu và trao đổi với giảng viên hướng dẫn - 02/05/2022: Trình bày báo cáo nghiên cứu hoàn thiện./ 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dương Ngọc Dũng (2016), Tôn giáo nhìn từ viễn cảnh xã hội học, Nhà xuất bản Hồng Đức [2] Nguyễn Thị Duyên (2012), Ảnh hưởng tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm với việc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền [3] Trần Thị Anh Hoàng (2012), Ảnh hưởng tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm với việc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền [4] Hoàng Thị Lan (2005), Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay, Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [5] Olivier Bobineau, Sébastien Tank-Storper (2012), Xã hội học Tôn giáo, Nhà xuất bản Thế Giới [6] Phạm Văn Quyết (2001), Ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo đến mức sinh trong cộng đồng Thiên Chúa Giáo (nghiên cứu trường hợp xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [7] Đào Tấn Thành (2020), Đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay, Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [8] Trịnh Quốc Tuấn chủ nhiệm đề tài (1995), Tôn giáo ở Việt Nam – Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 17

Ngày đăng: 18/03/2024, 09:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan