Chương iii pháp luật hợp đồng

14 0 0
Chương iii  pháp luật hợp đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG III: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG I, Khái quát về hợp đồng 1, Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng - Là sự thoả thuận của các bên chủ thể Thoả thuận: các bên chủ thể bày tỏ ý chí với nhau và đi đến thống nhất ý chí - Sự thoả thuận của các bên chủ thể làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên 2, Phân loại hợp đồng Căn cứ vào yếu tố nước ngoài - HĐ có yếu tố nước ngoài: thoả mãn 1 trong 3 dấu hiệu của yếu tố nước ngoài - HĐ không có yếu tố nước ngoài II, Những vấn đề chung về pháp luật hợp đồng Bộ luật dân sự năm 2015 1 Pháp luật về giao kết hợp đồng Giao kết là quá trình mà các bên chủ thể bày tỏ ý chí với nhau rồi đi đến thống nhất ý chí Kết quả cuối cùng của quá trình này là hợp đồng được hình thành a Nguyên tắc giao kết hợp đồng (Tự học GT) b Thủ tục giao kết hợp đồng (Tự học GT) c Chủ thể giao kết hợp đồng (Tự học GT) Tình huống: Ông Bình là Chủ tịch HĐTV của CTTNHH 2 thành viên trở lên Hải Hà nhân danh công ty Hải Hà ký hợp đồng mua 100 bộ bàn ghế của Tập đoàn Hòa Phát Biết rằng CTTNHH 2 thành viên trở lên Hải Hà chỉ có một người đại diện theo pháp luật → Hợp pháp Thêm tình tiết: Theo điều lệ công ty thì người đại diện theo PL là Giám đốc → Không hợp pháp d Nội dung của hợp đồng Dựa vào vai trò của các điều khoản trong hợp đồng mà nội dung của HĐ chia thành 03 nhóm điều khoản sau: *Điều khoản chủ yếu (cơ bản): bắt buộc phải có trong HĐ bởi vì nếu không có điều khoản này thì hợp đồng không thể hình thành VD: Điều khoản về đối tượng của HĐ *Điều khoản thường lệ: là loại điều khoản đã được pháp luật quy định cho nên các bên không cần thỏa thuận trong HĐ Điều khoản này không cần xuất hiện trong hợp đồng mà không ảnh hưởng đến việc hình thành của hợp đồng VD: Điều khoản về bồi thường thiệt hại CTCP Bình Minh ký kết hợp đồng mua 10 tấn cà phê của DNTN Sao Sáng với giá 10 tỷ đồng Tuy nhiên, đến ngày giao hàng theo thỏa thuận trong HĐ, DNTN Sao Sáng chỉ giao được 5 tấn cà phê, số còn lại bị giao muộn hơn thỏa thuận 3 tháng và điều này đã gây ra thiệt hại cho CTCP Bình Minh Biết rằng, trong HĐ, hai bên chủ thể không ghi nhận điều khoản về bồi thường thiệt hại DNTN Sao Sáng có phải bồi thường thiệt hại cho CTCP Bình Minh không? → Có *Điều khoản tùy nghi: là loại điều khoản mà PL đã quy định nhưng các bên thỏa thuận thêm trong hợp đồng trên cơ sở quy định của PL VD: Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng PL quy định: Không quá 8% giá trị phần hợp đồng vi phạm VD: HĐ: Nếu giá trị phần hợp đồng bị vi phạm có giá trị dưới 1 tỷ đồng thì mức phạt là 3% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm Nếu giá trị phần hợp đồng bị vi phạm có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên thì mức phạt là 2% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm e Hình thức của hợp đồng Các bên chủ thể được tự quyết về hình thức của hợp đồng mà mình giao kết Hình thức của HĐ được thể hiện thông qua 03 hình thức sau: *Lời nói: được lựa chọn cho các loại hợp đồng có giá trị vật chất nhỏ hoặc các bên chủ thể của hợp đồng có sự tin tưởng nhau hoặc hợp đồng được giao kết và thực hiện xong ngay sau đó (thời gian tồn tại của HĐ rất ngắn) → Dùng cho các loại hợp đồng có mức độ rủi ro thấp, rất thấp *Văn bản (và các hình thức khác tương đương VB như: email, telex, fax, ): Được lựa chọn cho các loại hợp đồng có giá trị vật chất lớn hoặc các bên chủ thể của hợp đồng chưa có sự tin tưởng nhau, hoặc việc giao kết và thực hiện hợp đồng kéo dài *Hành vi: hình thức đơn giản nhất và áp dụng với các loại HĐ có giá trị vật chất nhỏ, hợp đồng được giao kết và thực hiện xong ngay sau đó Lưu ý: Mặc dù việc lựa chọn hình thức hợp đồng là quyền của các bên nhưng để bảo đảm sự an toàn cho các chủ thể cũng như bảo đảm trật tự an toàn xã hội thì có một số loại hợp đồng pháp luật bắt buộc phải tuân theo hình thức nhất định (là hình thức văn bản hoặc văn bản có chứng nhận, chứng thực) Những loại hợp đồng này phải tuân theo hình thức nhất định do PL quy định thì mới có giá trị pháp lý f Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (Không học theo GT) HĐ chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau (03 ĐK): *Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được giao kết VD: Anh A, 14 tuổi giao kết hợp đồng lao động với CTCP Bình Minh để trở thành công nhân của công ty này → HĐ vô hiệu vì anh A chưa đủ tuổi để tham gia quan hệ lao động → Chưa có NLHVDS để tham gia HĐLĐ *Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội VD: Ông Hải và Ông Bình có đầy đủ NLHVDS giao kết hợp đồng mua bán trái phép ma túy → HĐ vô hiệu *Chủ thể của hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện VD: Ông Hải và ông Bình có đầy đủ NLHVDS giao kết hợp đồng mua bán một chậu cây cảnh quý với giá 1,5 tỷ đồng Tuy nhiên trước khi giao kết HĐ này thì ông Hải bị bên mua là ông Bình dùng vũ lực để đe dọa Do đó, để bảo đảm an toàn tính mạng cho mình nên ông Hải không còn cách nào khác buộc phải bán chậu cảnh đó cho ông Bình → HĐ vô hiệu *Hợp đồng phải tuân thủ quy định của PL về hình thức của hợp đồng (nếu PL quy định HĐ phải tuân theo hình thức nhất định) ĐK này chỉ áp dụng cho 1 số loại hợp đồng chứ không áp dụng cho tất cả các HĐ ĐK này chỉ áp dụng cho HSS mà PL bắt buộc phải tuân theo hình thức nhất định (VB hoặc VB có chứng nhận, chứng thực) 2 Pháp luật về thực hiện hợp đồng a Nguyên tắc thực hiện hợp đồng (tự học GT) b Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng Mục tiêu: Phòng ngừa vi phạm HĐ xảy ra trong tương lai, giảm thiểu rủi ro cho bên có quyền và lợi ích hợp pháp PL không bắt buộc các bên phải áp dụng các BPBĐTHHĐ Các biện pháp này chỉ mang tính khuyến nghị, các bên có thể lựa chọn áp dụng hoặc không Các BPBĐTHHĐ có thể là một điều khoản trong HĐ chính hoặc có thể nằm riêng trong 1 HĐ khác (HĐ phụ, HĐ bảo đảm) *Cầm cố tài sản *Thế chấp tài sản Nội dung Cầm cố tài sản Thế chấp tài sản Chuyển giao tài Bên cầm cố (bên có nghĩa Bên thế chấp (bên có nghĩa vụ) sản bảo vụ) phải chuyển giao tài không phải chuyển giao tài sản thế đảm sản cầm cố cho bên nhận chấp cho bên nhận thế chấp giữ cầm cố giữ (bên có quyền) (bên có quyền) mà chỉ cần chuyển Tài sản và không có quyền sử dụng giao những giấy tờ liên quan đến tài bảo đảm tài sản cầm cố trong thời sản thế chấp Bên thế chấp vẫn tiếp Hình thức gian cầm cố tục được sử dụng tài sản thế chấp trong thời gian thế chấp VD: Thông thường tài sản cầm cố là động sản Thông thường tài sản thế chấp là BĐS Cầm cố phải lập thành văn bản và thường ít khi phải Thế chấp phải được lập thành văn có chứng nhận hoặc chứng bản và phần lớn phải có chứng thực nhận, chứng thực Ông A cho ông B vay 500 Ông A cho ông B vay 500 triệu triệu đồng Để bảo đảm đồng Để bảo đảm thực hiện hợp thực hiện hợp đồng này, đồng này, ông B đã giao toàn bộ ông B đã giao chiếc ô tô trị giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng giá 1 tỷ đồng cùng toàn bộ đất của lô đất mà gia đình ông B giấy tờ liên quan đến chiếc đang sinh sống ở ngôi nhà xây dựng ô tô đó Trong suốt thời hạn trên lô đất đó Trong suốt thời hạn vay tiền, ông B không được vay tiền, ông A chỉ giữ giấy tờ nhà quản lý và sử dụng chiếc ô của ông B, còn ông B và gia đình tô đó vẫn sinh sống trên lô đất đó Giống nhau: - CCTS và TCTS đều là những BPBĐTHHĐ bằng tài sản - Tài sản dùng để cầm cố và thế chấp đều có thể là động sản hay bất động sản *Đặt cọc VD1: Bạn Bình muốn mua chiếc điện thoại Iphone 14 nên đã đến cửa hàng của CTCP Thế giới di động Nhưng ở cửa hàng chưa nhập về điện thoại Iphone 14 và cửa hàng thông báo đến bạn Bình là 10 ngày nữa điện thoại này sẽ về cửa hàng với số lượng hạn chế Để chắc chắn 10 ngày sau mua được đt nên bạn Bình đã đặt cọc 5 triệu đồng tại cửa hàng và hai bên hẹn 10 ngày sau bạn Bình đến cửa hàng thanh toán số tiền còn lại và nhận Ip 14 về → Đặt cọc nhằm mục đích bảo đảm giao kết hợp đồng trong tương lai VD2: Bạn An ký kết hợp đồng thuê nhà với bà Bình, giá thuê là 3tr đồng/tháng, thời hạn thuê là 1 năm Để bảo đảm cho HĐ này bà Bình yêu cầu bạn An đặt cọc 5 triệu đồng để bảo đảm trong suốt thời hạn thuê Kết thúc thời hạn thuê nhà, bà Bình sẽ trả lại bạn An 5tr đồng đặt cọc trên → Đặt cọc nhằm mục đích bảo đảm thực hiện hợp đồng (HĐ đã được giao kết) Kết luận: Đặt cọc là biện pháp duy nhất hướng tới 02 mục đích: bảo đảm giao kết hợp đồng và bảo đảm thực hiện HĐ Còn các biện pháp khác chỉ có 01 mục đích, đó là bảo đảm thực hiện hợp đồng *Ký cược VD: Bạn sv Dũng giao kết hợp đồng thuê chiếc xe máy Wave S của cửa hàng cho thuê xe máy Bình Minh Để bảo đảm Dũng sẽ quay trở trả cửa hàng chiếc xe máy đó sau khi hết thời hạn thuê nên chủ cửa hàng Bình Minh yêu cầu bạn Dũng đặt lại một khoản tiền là 2 triệu đồng Hết thời hạn thuê xe, bạn Dũng trả lại xe nguyên trạng cho cửa hàng Bình Minh, cửa hàng Bình Minh trả lại số tiền 2 triệu đồng cho bạn Dũng, sau khi đã thu đủ tiền thuê → Ký cược → Ký cược chỉ áp dụng cho 01 loại HĐ, đó là HĐ thuê tài sản là động sản *Ký quỹ (Tự học GT) Bên có nghĩa vụ trong HĐ phải mở 01 tài khoản phong tỏa tại ngân hàng để bảo đảm thực hiện hợp đồng trước bên có quyền *Bảo lãnh (Tự học GT) - Bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) - Bên có quyền (Bên nhận bảo lãnh) - Bên thứ ba (Bên bảo lãnh) VD: Ông Hà là bạn thân của ông Hải Ông Hải cần vay số tiền là 500tr đồng nhưng ông Hà không có tiền mặt cho bạn vay Do đó ông Hà (bên bảo lãnh) sử dụng chiếc ô tô trị giá 1 tỷ của mình để bảo lãnh cho ông Hải (bên được bảo lãnh) vay 500tr của ông Sơn (bên nhận bảo lãnh) Hết thời hạn vay nếu ông Hải không thanh toán được khoản nợ thì ông Sơn có quyền xử lý tài sản bảo đảm (chiếc ô tô của ông Hà) để thu hồi khoản tiền đã cho vay và lãi nếu có Lúc này ông Hà là chủ nợ mới của ông Hải → Bảo lãnh *Tín chấp: Không sử dụng tài sản để bảo đảm hợp đồng mà sử dụng uy tín VD: Bà Mão là một phụ nữ nghèo ở xã Bình Minh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương Bà Mão có nhu cầu vay 20 tr đồng để mua giống cây trồng và giống vật nuôi về làm kinh tế gia đình để xóa đói giảm nghèo Vì vậy, Hội liên hiệp phụ nữ xã Bình Minh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã đứng ra bằng uy tín của mình bảo đảm cho bà Mão vay khoản tiền này tại 1 ngân hàng → Tín chấp Tín = uy tín Uy tín của một tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở Mục đích xóa đói giảm nghèo *Bảo lưu quyền sở hữu VD: anh Hải có đầy đủ NLHVDS mua 1 chiếc xe máy trị giá 20 tr đồng tại đại lý Honda Phương Hà Vì chưa đủ tiền thanh toán ngay nên anh Hải lựa chọn phương án trả góp trong vòng 01 năm Đại lý Honda Phương Hà bảo lưu quyền sở hữu bằng cách chưa giao cho anh Hải các giấy tờ liên quan đến chiếc xe đó Vì vậy, trong thời gian trả góp anh Hải chưa thể đến cơ quan công an để đăng ký quyền sở hữu chiếc xe + Chỉ áp dụng cho HĐ mua bán tài sản + Bản chất: Bên bán chưa chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên mua cho đến khi bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán *Cầm giữ tài sản VD: anh Hà mua của anh Bình chiếc máy tính xách tay với giá thỏa thuận là 20tr đồng Theo thỏa thuận thì anh Hà sẽ thanh toán trước cho anh Bình 15tr đồng và anh Bình giao chiếc máy tính xách tay cho anh Hà Số tiền còn lại, theo thỏa thuận thì anh Hà sẽ thanh toán cho anh Bình trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thanh toán số tiền 15tr đồng đầu tiên Tuy nhiên đã quá 02 tháng kể từ ngày thanh toán 15tr đồng đầu tiên mà anh Hà vẫn chưa trả nốt cho anh Bình số tiền 5tr đồng còn lại nên anh Bình yêu cầu anh Hà giao lại chiếc máy tính xách tay cho anh Bình giữ cho đến khi anh Hà thanh toán nốt số tiền còn lại thì anh Bình mới trả lại chiếc Laptop cho anh Hà + Bản chất: bên có quyền nắm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ cho đến khi bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ của mình + Được áp dụng cho nhiều loại hợp đồng 3 Pháp luật về sửa đổi, hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng (tự học GT) 4 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng VD: CTCP Bình Minh ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Theo đó, CTCP Bình Minh vay ACB số tiền 3 tỷ đồng, thời hạn vay là 2 năm kể từ ngày 15/2/2020 Trong hợp đồng tín dụng này, các bên thỏa thuận CTCP Bình Minh thế chấp cho khoản vay bằng hệ thống dây chuyền sản xuất của xưởng sản xuất số 01, được định giá là 5 tỷ đồng Tuy nhiên, đến ngày 15/12/2022, đã quá hạn thanh toán tới 10 tháng mà CTCP Bình Minh vẫn chưa thanh toán tiền gốc và lãi cho ACB dẫn tới thiệt hại cho ACB theo tính toán là 20 triệu đồng - ACB có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của PL (bán ts bảo đảm: hệ thống dây chuyền sx của xưởng sx số 01) để thu hồi số tiền mà CTCP Bình Minh đã vay → Biện pháp bđ thực hiện HĐ - CTCP Bình Minh phải bồi thường thiệt hại cho ACB số tiền là 20tr đồng → TNPL do vi phạm hợp đồng a Khái niệm, đặc điểm của TNPL do VPHĐ VD1: Anh Bình và anh Hùng đều tham gia giao thông trên đoạn đường Phạm Văn Đồng, BTL, HN Do đi ngược chiều không đúng quy định nên anh Bình tông xe vào anh Hùng gây thương tích 5% cho anh Hùng Anh Bình đề nghị được bồi thường thiệt hại cho anh Hùng với số tiền 100tr đồng và anh Hùng nhất trí Do đó, anh Bình đã bồi thường cho anh Hùng số tiền là 100tr đồng → TNPL ngoài hợp đồng Có hợp đồng được giao kết giữa các chủ thể → Một trong các bên chủ thể vi phạm hợp đồng → Áp dụng trách nhiệm pháp lý VD2: CTCP Bình Minh ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Theo đó, CTCP Bình Minh vay ACB số tiền 3 tỷ đồng, thời hạn vay là 2 năm kể từ ngày 15/2/2020 Tuy nhiên, mới đến ngày 15/2/2021 thì CTCP Bình Minh đã thu xếp đủ số tiền để trả cho ACB nên công ty đã thanh toán trước hạn cho ACB toàn bộ tiền gốc và lãi của khoản vay Điều này đã gây thiệt hại cho ACB được tính toán là 5 triệu đồng nên CTCP Bình Minh đã bồi thường thiệt hại cho ACB số tiền 5 triệu đồng Vi phạm hợp đồng: các chủ thể của hợp đồng không thực hiện đúng những gì các bên đã thỏa thuận trong HĐ b Các hình thức TNPL do VPHĐ *Các hình thức TNPL liên quan đến việc thực hiện hợp đồng - Buộc thực hiện ĐÚNG hợp đồng Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng những gì các bên đã thỏa thuận trong HĐ như: đúng đối tượng, đúng giá cả, đúng phương thức thanh toán, VD: A bán cho B chiếc xe máy Wave S nhưng đến khi giao xe thì A lại giao cho B chiếc xe máy SH mode B có quyền yêu cầu A giao đúng cho mình chiếc xe máy Wave S như đã thỏa thuận trong HSS → Buộc thực hiện đúng HĐ (đúng đối tượng HĐ) - Buộc TIẾP TỤC thực hiện hợp đồng Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu bên vi phạm vi phạm điều khoản về thời hạn trong HĐ Hình thức này chỉ áp dụng cho các vi phạm HĐ liên quan đến thời hạn VD: A bán cho B chiếc xe máy SH mode Hai bên thỏa thuận trong HĐ là ngày 15/2/2021 thì bên bán phải giao xe cho bên mua Nhưng đã đến ngày 16/2/2021 mà bên bán vẫn chưa giao xe cho bên mua Vì vậy bên mua yêu cầu bên bán tiếp tục giao xe cho mình vào những ngày tiếp theo với hạn cuối cùng phải giao xe là ngày 20/2/2021 → Bên mua áp dụng hình thức buộc tiếp tục thực hiện HĐ với bên bán *Các hình thức TNPL liên quan đến tài sản - Phạt vi phạm hợp đồng - Bồi thường thiệt hại Nội dung Phạt vi phạm hợp đồng Bồi thường thiệt hại Về căn cứ áp -Có vi phạm HĐ xảy ra dụng -Có sự thỏa thuận của các -Có vi phạm HĐ xảy ra bên về việc áp dụng hình -Có thiệt hại xảy ra trên thực Về mức thức phạt vi phạm HĐ nếu có tế trách nhiệm vi phạm HD xảy ra -Có mối quan hệ nhân-quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và Mục đích Mức phạt do các bên thỏa thiệt hại thực tế xảy ra (chỉ thuận nhưng không quá 8% dùng để xác nhận đối tượng bồi giá trị phần hợp đồng bị vi thường) phạm Mức bồi thường dựa trên cơ sở Trừng phạt bên VPHĐ thiệt hại xảy ra Về nguyên tắc phải bồi thường toàn bộ thiệt hại nhưng các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường Khôi phục thiệt hại Công ty TNHH 1 thành viên Hải Dương ký hợp đồng bán cho DNTN Hà Nội 10 tấn rau củ mùa đông với giá thỏa thuận là 2 tỷ đồng Đến khi giao hàng và thanh toán thì bên mua đã nhận đủ số hàng như thỏa thuận trong hợp đồng nhưng bên mua chỉ thanh toán 25% số tiền phải thanh toán Trong khi đó, HĐ quy định bên mua phải thanh toán đầy đủ ngay sau khi bên bán giao hàng Biết rằng trong HĐ này, các bên có điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng, cụ thể là “Bên vi phạm phải nộp phạt vi phạm HĐ cho bên bị vi phạm với tỉ lệ 5% giá trị hợp đồng” Ngoài ra, hành vi thanh toán của DNTN Hà Nội còn gây thiệt hại cho CTTNHH 1 thành viên Hải Dương 1 Hãy xác định các hình thức TNPL do VPHĐ mà DNTN Hà Nội phải gánh chịu? - Buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng DNTN Hà Nội tiếp tục phải thanh toán cho CTTNHH 1 thành viên Hải Dương số tiền còn lại (75%) - Bồi thường thiệt hại (vì đã có đủ các căn cứ áp dụng-nhớ ghi đủ các lí do) - Phạt vi phạm hợp đồng: Không được áp dụng hình thức này trong tình huống vì thỏa thuận PVPHĐ của các bên không đúng pháp luật nên không có giá trị pháp lý 2 Hãy xác định các hình thức TNPL tài sản do VPHĐ mà DNTN phải gánh chịu? - Bồi thường thiệt hại (vì đã có đủ các căn cứ áp dụng-nhớ ghi đủ các lí do) 5 Các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng *Miễn TNPL do các bên thỏa thuận Anh A vay anh B 100tr đồng, thỏa thuận sẽ trả lại gốc và lãi vào ngày 15/5/2022 nhưng hôm nay là 4/11/2022 mà anh A vẫn chưa trả cho anh B gốc và lãi Tuy nhiên anh B miễn trách nhiệm pháp lý cho anh A *Miễn TNPL do gặp sự kiện bất khả kháng Bên vi phạm HĐ không phải do lỗi của họ mà do gặp SKBKK (Sự kiện bất khả kháng), SKBKK là nguyên nhân gây ra vi phạm HĐ SKBKK: Sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của các bên chủ thể trong HĐ (hiện tượng tự nhiên) VD: Vì mưa bão lớn, gây sạt lở đường nên toàn bộ giao thông bị tê liệt Vì vậy dẫn đến tình trạng CTCP Bình Minh giao hàng cho HTX (hợp tác xã) Hoàng Hôn không đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng (muộn hơn 2 ngày) → CTCP Bình Minh VPHĐ do gặp SKBKK (mưa bão lớn, sạt lở đường gây tê liệt giao thông) *Miễn TNPL vì VPHĐ của bên này là do lỗi của bên kia VD: CTCP Bình Minh ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa với HTX Hoàng Hôn Theo thỏa thuận trong HĐ thì ngày 15/11/2022, CTCP Bình Minh phải vận chuyển số hàng hóa đã thỏa thuận đến kho của HTX Hoàng Hôn Đúng ngày 15/11/2022, CTCP Bình Minh đã vận chuyển hàng hóa đến kho của HTX Hoàng Hôn nhưng về phía HTX Hoàng Hôn không ra tiếp nhận số hàng hóa đó Vì vậy, đến hôm sau, ngày 16/11/2022 thì CTCP Bình Minh mới giao được hàng cho HTX Hoàng Hôn → CTCP Bình Minh đã vi phạm HĐ (giao hàng không đúng thời hạn) nhưng không phải do lỗi của công ty mà do lỗi của HTX Hoàng Hôn CTCP Bình Minh được miễn TNPL *Miễn TNPL vì vi phạm HĐ của 1 bên do việc phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng VD: CTCP Bình Minh ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa với HTX Hoàng Hôn Theo thỏa thuận trong HĐ thì ngày 15/11/2022, CTCP Bình Minh phải vận chuyển số hàng hóa đã thỏa thuận đến kho của HTX Hoàng Hôn Đúng ngày 15/11/2022, CTCP Bình Minh đã vận chuyển hàng hóa đến kho của HTX Hoàng Hôn nhưng đang trên đường đi chỉ cách kho của HTX Hoàng Hôn khoảng 5km thì chiếc xe chở hàng của CTCP Bình Minh được trưng dụng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tham gia vào việc đưa người bị tai nạn giao thông đi cấp cứu ở bệnh viện Điều này dẫn tới việc ngày 16/11/2022 thì CTCP Bình Minh mới giao được hàng cho HTX Hoàng Hôn → CTCP Bình Minh đã vi phạm HĐ (giao hàng không đúng thời hạn) nhưng không phải do lỗi của công ty mà do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 6 Hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu - Các ĐK có hiệu lực của HĐ: 4ĐK - Các trường hợp HĐ vô hiệu: cụ thể hơn để xác định trách nhiệm của các bên đúng hơn + HĐ vô hiệu toàn bộ + HĐ vô hiệu từng phần (Không học) Cho VD về HĐ vô hiệu a Các trường hợp HĐ vô hiệu toàn bộ *Nội dung, mục đích của HĐ vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội *HĐ vô hiệu do giả tạo -HĐ được giao kết thật (1) -HĐ được giao kết giả tạo để nhằm che giấu HĐ thật (2) VD: Ông Hải bán cho ông Bình một căn hộ chung cư với giá thỏa thuận là 5 tỷ đồng (HĐ thật, các bên thực hiện theo HĐ này) Tuy nhiên, để giảm bớt số tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho nhà nước nên ông Hải và ông Bình giao kết thêm một HĐ khác Tại HĐ này, hai bên thỏa thuận giá mua bán căn hộ đó là 3 tỷ đồng (HĐ giả) → HĐ giả (HĐ với giá mua bán là 3 tỷ đồng) là HĐ vô hiệu do giả tạo *HĐ vô hiệu do được xác lập, thực hiện bởi người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người bị hạn chế NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của mình *HĐ vô hiệu do bị đe dọa, bị lừa dối, bị cưỡng ép *HĐ vô hiệu do bị nhầm lẫn *HĐ vô hiệu do không tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức của HĐ đối với những HĐ mà PL bắt buộc phải tuân theo hình thức nhất định b Hậu quả pháp lý và cách xử lý HĐ vô hiệu toàn bộ -Hậu quả pháp lý: HĐ vô hiệu toàn bộ là HĐ không có hiệu lực, không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết → Coi như không có HĐ VD: HĐ được giao kết ngày 15/2/2022 Tòa án nhân dân tuyên bố HĐ này vô hiệu, ngày tuyên bố là 15/6/2022 Tuy nhiên, trước đó, vào ngày 15/4/2022 các bên đã thực hiện xong HĐ -Cách xử lý: +Nếu HĐ chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện nữa +Nếu HĐ đã được thực hiện thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Bên có lỗi thì phải bồi thường III, Một số loại hợp đồng cụ thể 1, Hợp đồng mua bán hàng hoá a Khái niệm, đặc điểm của HĐMBHH *Về chủ thể: Chủ thể của HĐMBHH là bên mua và bên bán ít nhất phải có 1 bên chủ thể là THƯƠNG NHÂN DNTN Phương Hà làm đại lý xe máy cho hãng Honda ký hợp đồng bán cho anh Bình một chiếc xe máy → HĐMBHH *Về đối tượng: Đối tượng của HĐMBHH là hàng hóa, bao gồm: -Các tài sản là động sản -Những vật gắn liền với đất đai: cây cối, nhà ở (căn hộ tập thể, căn hộ chung cư) Lưu ý: trừ đất đai Đất đai là đối tượng của HĐ chuyển nhượng quyền sử dụng đất VD: Anh Hải mua lô đất biệt thự 500m2 trong dự án của CTCP Đất Xanh Tuy nhiên hợp đồng này các bên thiết lập bằng lời nói → HĐ vô hiệu chứ không phải HĐMBHH vô hiệu VD: Anh Hải mua 1 căn hộ chung cư dạng penthouse với diện tích 500m2 trong tòa chung cư của CTCP Đất Xanh là chủ đầu tư Tuy nhiên hợp đồng này các bên thiết lập bằng lời nói → HĐMBHH vô hiệu *Về hình thức: HĐMBHH có thể thể hiện dưới dạng lời nói, văn hóa hoặc hành vi b Các nội dung khác về HĐMBHH (giáo trình) Tuân thủ quy định chung của pháp luật về HĐ (mục II)

Ngày đăng: 17/03/2024, 22:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan