Cnxhkh sự đổi mới quan niệm của đảng cộng sản việt nam về thời kỳ quá độ đi lên cnxh và về con đường đi lên cnxh bỏ qua chế độ tbcn trong văn kiện của đại hội đảng toàn quốc lần thứ vi (1991)

8 4 0
Cnxhkh sự đổi mới quan niệm của đảng cộng sản việt nam về thời kỳ quá độ đi lên cnxh và về con đường đi lên cnxh bỏ qua chế độ tbcn trong văn kiện của đại hội đảng toàn quốc lần thứ vi (1991)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự đổi mới quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ đi lên CNXH và về con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN trong Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1991)

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG .3 I Đổi mới quan niệm về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 3 1 Đảng ta khẳng định tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ 3 2 Khẳng định thời kỳ quá độ là một quá trình lịch sử lâu dài 3 3 Nhận thức mới về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ Đảng ta đã có sự đổi mới trong nhận thức và trong thực tiễn 4 II Đổi mới quan niệm về con đường lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa .5 1 Những điều kiện khách quan của con đường lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa 5 2 Thực chất của con đường lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa 6 KẾT LUẬN .8 MỞ ĐẦU Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học Hiện nay, thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới nói chung vẫn đang tiếp diễn và con đường “phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” tại các nước chủ nghĩa xã hội nói riêng cũng có cơ sở lịch sử, thực tiễn sâu xa, vùng chắc, mang tính quy luật khách quan, tất yếu và hoàn toàn khả thi Việt Nam trong xu thế chung của thế giới cũng đang tiến hành quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đây là quá trình lâu dài và cũng có nhiều khó khăn Có nhiều tài liệu đã nghiên cứu về vấn đề này nhưng ở mồi tài liệu thì mới đề cập đến một khía cạnh của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cung cấp cho ta thêm những thông tin quý báu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước để bước đầu hình thành cho mình những tư duy kinh tế Qua đó giúp ta hiểu được tình hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay NỘI DUNG I Đổi mới quan niệm về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Tiến trình đổi mới của Việt Nam được bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Tại Đại hội VI - Đại hội của đổi mới, Đảng ta xác định, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ và độ dài của thời kỳ đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể của mỗi nước Đối với nước ta, thời kỳ quá độ rất lâu dài và khó khăn Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng; trong đó, bao hàm nhiều chặng đường, nhiều bước quá độ nhỏ với những nhiệm vụ tương ứng Nội dung của đổi mới quan niệm về thời kỳ quá độ gồm những điểm sau: 1 Đảng ta khẳng định tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ Bản thân việc khẳng định “từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua một thời kỳ quá độ” không có gì mới Bởi vì tư tưởng về thời kỳ quá độ đã được Mác đưa ra trong tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gô ta” và được Lênin nhắc lại trong nhiều tác phẩm sau này Điều mới trong nhận thức của Đảng ta về thời kỳ quá độ là sự khẳng định tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh tính tất yếu của một thời kỳ đặc biệt, thời kỳ quá độ, mà Việt Nam nhất thiết phải qua trong quá trình từ trình độ tiền tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng Không trải qua một thời kỳ quá độ như vậy thì không thể đi tới chủ nghĩa xã hội được 2 Khẳng định thời kỳ quá độ là một quá trình lịch sử lâu dài Trong thời kỳ trước đổi mới, nhất là khi mới bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có một quan niệm sai lầm cho rằng thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội chỉ là một quãng thời gian ngắn, khoảng mươi, mười lăm năm là cùng Quan niệm sai lầm này xuất phát từ tâm lý nóng vội, chủ quan, duy ý chí, muốn đốt cháy giai đoạn, muốn nhanh chóng kết thúc công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ sở hữu tư nhân, xây dựng chế độ công hữu Quan niệm này có ảnh hưởng tiêu cực đến việc hoạch định đường lối, chính sách cũng như những biện pháp cụ thể để hình thành một hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa thực sự Từ Đại hội VI (năm 1986), với những kinh nghiệm thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hơn 1/4 thế kỷ, Đảng ta đã khẳng định thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không những là một tất yếu khách quan, mà còn là một quá trình lịch sử lâu dài, trải qua nhiều chặng đường, trong đó chặng đường đầu tiên là bước quá độ nhỏ trong những bước quá độ lớn, mà nhiệm vụ của nó là chuẩn bị những tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa nền kinh tế đất nước 3 Nhận thức mới về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ Đảng ta đã có sự đổi mới trong nhận thức và trong thực tiễn Trước thời kỳ đổi mới, có quan điểm chính thống cho rằng có thể xây dựng quan hệ sản xuất đi trước một bước so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất tiên tiến sẽ kéo theo sự phát triển của lực lượng sản xuất Từ quan điểm trái quy luật này đã dẫn đến chủ trương chính sách tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển chỉ hai quan hệ sở hữu: sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, các quan hệ sở hữu tư nhân coi như bị xếp “ngoài vòng pháp luật” Hậu quả là kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm 80 của thế kỷ XX Từ tình hình thực tiễn như vậy, chúng ta đã có sự đổi mới trong nhận thức, khi khẳng định rằng: “Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” Với nhận thức đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương mới thay cho chủ trương chủ quan, duy ý chí, trái quy luật trước đây Chủ trương mới đó là: “Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội…” , và phải có “những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, luôn luôn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất” Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng - tiền ; trong đó, thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo và chi phối các thành phần kinh tế khác Với đường lối đổi mới của Đảng, trước hết là đổi mới kinh tế, lực lượng sản xuất được giải phóng khỏi những trói buộc cũ, có những bước phát triển quan trọng, có những chuyển biến tích cực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển, tạo nên sắc thái mới trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước Đường lối phát triển kinh tế đúng đắn này đã được Đảng tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội sau đó, tạo điều kiện cho sự phát triển mới về chất trong toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của đất nước II Đổi mới quan niệm về con đường lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa 1 Những điều kiện khách quan của con đường lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa 1.1 Điều kiện bên ngoài: Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm cho lực lượng sản xuất thế giới phát triển đã đạt đến trình độ cao, đã mở đầu giai đoạn mới của quá trình xã hội hóa sản xuất, tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế, tạo điều kiện hiện thực để nước ta có thể tranh thủ vốn, cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của thế giới cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu chúng ta thực hiện hiệu quả phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế Trong điều kiện kinh tế thế giới có bước nhảy vọt về cơ sở vật chất - kỹ thuật, xã hội loài người đòi hỏi phát triển lên một xã hội mới của nền văn minh cao hơn - đó là nền văn minh của kinh tế tri thức Do đó, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển hợp quy luật khách quan Sau chủ nghĩa tư bản nhất định phải là một chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn Bối cảnh, điều kiện quốc tế mới nêu trên đã tạo khả năng để Việt Nam chúng ta thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa 1.2 Điều kiện bên trong: Nước ta đã giành được độc lập dân tộc, có chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Với những thắng lợi đã giành được trong gần một thế kỷ qua, đặc biệt là những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế quốc tế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới Đây là điều kiện tiên quyết, quyết định con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Quá trình cách mạng do Đảng ta lãnh đạo đã tạo những tiền đề cả vật chất và tinh thần để có thể "rút ngắn" tiến trình phát triển lịch sử - tự nhiên của xã hội Vì thế, trong sự lựa chọn con đường đi lên cho mình, dân tộc ta đã chọn con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Đó là con đường phù hợp cả về lý luận và thực tiễn, cả về đặc điểm lịch sử - cụ thể trong nước và hoàn cảnh quốc tế 2 Thực chất của con đường lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Nói "nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa", thực chất là trong lịch sử nước ta bỏ qua một giai đoạn, trong đó giai cấp tư sản nắm chính quyền và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa giữ địa vị thống trị trong nền kinh tế quốc dân "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị thế thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại" Tiến hành thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất là chúng ta tự đảm nhận nhiệm vụ lịch sử phát triển sức sản xuất của xã hội, tự tạo lập những điều kiện vật chất của sản xuất và những quan hệ xã hội tương ứng với điều kiện vật chất ấy, làm cơ sở hiện thực cho chủ nghĩa xã hội Điều này có nghĩa là, dù nước ta không qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, nhưng về phương diện kinh tế phải tôn trọng quá trình phát triển tự nhiên của nền kinh tế, không thể bỏ qua việc phát triển sức sản xuất xã hội, xã hội hóa sản xuất trong thực tế Với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, sự hợp tác kinh tế quốc tế đa phương, đa dạng sẽ cho phép chúng ta tận dụng đại công nghiệp của cả thế giới để có thể "rút ngắn" quá trình phát triển kinh tế đất nước Sự phát triển "rút ngắn" chỉ có nghĩa là đẩy nhanh tương đối quá trình phát triển lịch sử tự nhiên, bằng những khâu trung gian, những hình thức, bước đi quá độ - được coi là cực kỳ cần thiết và có tác dụng sắc bén đối với những nước mà sản xuất nhỏ là phổ biến lên chủ nghĩa xã hội Đồng thời, phải tôn trọng và vận dụng sáng tạo những quy luật của quá trình phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Như vậy, việc “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” được giải thích rõ về hai phương diện: Một là, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa” Trong xã hội tư bản, chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa giữ vai trò thống trị của quan hệ sản xuất; là cơ sở nảy sinh những bất bình đẳng về kinh tế và áp bức về xã hội Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa, từng bước xây dựng mối quan hệ sản xuất mới dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu thể hiện rõ tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng so với chế độ tư bản chủ nghĩa Hai là, trong khi bỏ qua những mặt đó, cần “tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại” Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải trên quan điểm phát triển, có chọn lọc Nhận thức này đã góp phần khắc phục tư duy giáo điều, siêu hình về sự tương đồng và khác biệt của hai hình thái kinh tế - xã hội mà trước đây chúng ta đã mắc phải Thực tế xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở các nước khác đã khẳng định luận điểm của V.I Lênin: “chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh như thế nào từ tổng số những kiến thức của nhân loại” KẾT LUẬN Từ nhận thức một cách đúng đắn, triệt để và nhất quán về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ giúp cho mỗi chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về những thuận lợi, khó khăn; những thời cơ; nguy cơ và thách thức đan xen nhau để từ đó với quyết tâm cao chúng ta phải phấn đấu nhận biết và vượt qua, luôn trong tình trạng chủ động, tránh được căn bệnh chủ quan, nóng vội, duy trì ý chí; trong nhận thức phải xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng và hành động theo quy luật Mặc dù con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội vẫn còn đầy gian nan và khó khăn, đặc biệt là trong tình thế đại dịch COVID – 19 ở thời điểm hiện tại nhưng với quyết tâm của toàn dân, đồng lòng tin tưởng vào những chính sách của Đảng, vào đường lối của Nhà nước, đồng thuận với những phương án đề ra thì công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta ắt sẽ thành công

Ngày đăng: 15/03/2024, 02:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan