Tiểu luận triết học Mác _ Lênin đại học

37 0 0
Tiểu luận triết học Mác _ Lênin đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - - KHOA CHÍNH TRỊ LUẬT TIỂU LUẬN Môn: Triết học MÁC – LÊNIN CHỦ ĐỀ 11: NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nhóm thực hiện: Nhóm 4 GVHD: Nguyễn Thị Hằng Năm học 2023–2024 DANH SÁCH PHỤ LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  LLSX: Lực lượng sản xuất  NSLĐ: Năng suất lao động  LĐ: Lao động  SXVC: Sản xuất vật chất  CNXH: Chủ nghĩa Xã hội  GD - ĐT: Giáo dục - Đào tạo  CNH,HĐH: Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa  VCKT: Vật chất kỹ thuật  KT - XH: Kinh tế - Xã hội  NNL: Nguồn nhân lực  XKLĐ: Xuất khẩu lao động  PGS.TS: Phó giáo sư Tiến sĩ  PS.TS: Giáo sư Tiến sĩ 2 A.MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 2 Phương pháp nghiên cứu B.NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nhân tố con người trong sự phát triển lực lượng sản xuất và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 1 Khái niệm LLSX và vai trò nhân tố con người trong LLSX 1.1 Khái niệm LLSX 1.1.1 Định nghĩa và tính chất LLSX 1.1.2 Cấu trúc LLSX 1.1.3 Tính chất đặc biệt của LLSX hiện đại 1.2 Vai trò của con người trong LLSX 1.2.1 Khái niệm con người 1.2.2 Con người là nhân tố trung tâm có tính quyết định LLSX Chương 2: Chiến lược phát triển GD – ĐT nguồn nhân lực theo hướng chất lượng cao ở VN hiện nay 2.1 Tính tất yếu khách quan và nội dung CNH, HĐH của Việt Nam 2.1.1 Tính tất yếu khách quan nước ta phải CNH, HĐH 2.1.2 Nội dung CNH, HĐH nước ta 2.2 Chiến lược phát triển GD – ĐT nguồn nhân lực nước ta 2.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực 2.2.2 Vai trò và thực trạng nguồn nhân lực nước ta 2.2.3 Quan điểm của Đảng về phát triển GD – ĐT nguồn nhân lực 3 2.2.4 Mục tiêu và phương hướng phát triển GDĐT nguồn nhân lực nước ta C KẾT LUẬN D.TÀI LIỆU THAM KHẢO A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức, đòi hỏi mỗi con người phải được đào tạo trình độ học vấn, năng lực; tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức lao động tốt hơn để có thể đáp ứng những yêu cầu của sự biến đổi khoa học công nghệ hết sức nhanh chóng Trong sự nghiệp đổi mới CNH, HĐH đất nước với những mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hiện nay, con người và nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế nước ta Đó là yếu tố hết sức bức thiết và cần có tính cập nhật, đáp ứng được yêu cầu về con người và nguồn nhân lực xét trong nước ta nói riêng và quốc tế nói chung Chúng ta khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội đồng thời phải là những con người có tri thức và đạo đức Từ đây mỗi con người dần dần về đúng vị trí là một chủ thể sáng tạo ra các giá trị, bao gồm các giá trị tinh thần và giá trị vật chất, cho bản thân và cho xã hội Vì vậy, vấn đề cốt lõi là, ta phải thực hiện chiến lược GDĐT nguồn nhân lực, phát triển con người một cách toàn diện cả thể lực lẫn trí lực Nhiệm vụ của GDĐT là đưa con người đạt đến những giá trị phù hợp với đặc điểm văn hoá và những yêu cầu mới đặt ra đối với con người Việt Nam để thực hiện sự nghiệp 4 CNH, HĐH trong thời kỳ quá độ nước ta cũng như xu hướng phát triển kinh tế nói chung trên thế giới 2 Phương pháp nghiên cứu Chủ yếu sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của Triết học Mác - Lênin kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp đổi chiều–so sánh B.NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nhân tố con người trong sự phát triển lực lượng sản xuất và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 1 Khái niệm LLSX và vai trò nhân tố con người trong LLSX 1.1 Khái niệm LLSX 1.1.1 Định nghĩa và tính chất LLSX 5 LLSX là tổng thể các nhân tố vật chất kỹ thuật được sử dụng trong các quá trình sản xuất của xã hội tức là trong quá trình con người cải tạo, cái biến giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu tồn tại và phát triển của mình Để tiến hành sản xuất thì con người phải dùng các yếu tố vật chất và kỹ thuật nhất định Tổng thể các nhân tố đó là lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan bệ giữa con người với tự nhiên Nghĩa là trong quá trình thực hiện sản xuất xã hội con người chinh phục tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực của mình sức mạnh đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất Trình độ lực lượng sản xuất biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo nên của cải cho xã hội đảm bảo sự phát triển của con người Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và kỹ năng lao động và tư liệu sản xuất Trong quá trình sản xuất công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất thì tư liệu lao động được hoàn thiện nhằm đạt được năng suất lao động cao Còn trong tư liệu lao động tức là tất cả các yếu tố vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất linh hoạt nhất Bởi vậy khi công cụ lao động đã đạt đến trình độ tin học hoá được tự động hoá thì vai trò của nó lại càng quan trọng Trong mọi thời đại công cụ sản xuất luôn là yếu tố đồng nhất của lực lượng sản xuất Chính sự chuyển đổi cải tiến và hoàn 6 thiện không ngừng của nó đã gây nên những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất Trình độ phát triển công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người Có thể coi yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất chính là con người Trong thời đại ngày nay khoa học đã phát triển tới mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất và đời sống nó đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Nó vừa là ngành sản xuất riêng vừa thâm nhập vào các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất đem lại thay đổi về chất cho lực lượng sản xuất Như vậy, xét về mặt tính chất thì khái niệm LLSX, nó phản ánh một số tính chất căn bản sau: Trước hết, nó phản ánh quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất Là động vật cao cấp nhất, là tinh hoa của muôn loài, con người là sản phẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của giới tự nhiên Con người phải tìm kiếm mọi điều kiện cần thiết cho sự tồn tại trong đời sống tự nhiên như thức ăn, thức uống, nhà để ở Theo một số nhà nhân học khẳng định nhánh người bắt đầu hình thành rõ cách đây khoảng 10 triệu năm bắt đầu từ “vượn người “ Khi đó vượn người đã biết sử dụng gậy gộc, đá, xương động vật làm công cụ và bắt đâu biết chế tạo công cụ lao động thô sơ cũng như dùng lửa Nhưng cuộc sống của loài vượn vẫn theo quy luật sinh vật sống hoà lẫn vào thiên nhiên, sinh sống hoàn toàn tuỳ theo bản năng vốn có trong cơ thể và những thứ sẵn có trong tự nhiên, có thể nói là 7 hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên Theo thời gian vượn người tiến hoá thành người khéo, người đứng thẳng, người khôn và con người hiện đại ngày nay Nhưng sự tiến hoá ấy không làm thay đổi mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên Ngày nay, con người vẫn đang chinh phục tự nhiên bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau Như vậy, ngay từ thời kỳ sơ kiến nhất, con người đã biết dựa vào những thứ vẫn có trong tự nhiên để cái biến nó theo nhu cầu sinh tồn và phục vụ nhu cầu sống của mình Do đó ta thấy rõ một sự thật tất yếu khách quan là con người không thể tồn tại nếu không có mối quan hệ mật thiết, gắn kết chặt chẽ với tự nhiên Đồng thời nó cũng thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người cụ thể hơn là biểu hiện mức độ, khả năng chinh phục tự nhiên của con người Trong thời nguyên thuỷ con ngườn chỉ mới sử dụng những công cụ hết sức thô sơ, hầu hết là những công cụ thủ công vào quá trình lao động sản xuất Do đó năng suất lao động thấp kém, con người chưa tạo ra nhiều của cái dư thừa có khả năng trao đổi với nhau phục vụ nhu cầu sống hết sức sinh động, phong phú của mình Điều đó phản ảnh trình độ chinh phục tự nhiên vẫn còn non thấp kém Cho đến khi chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, con người đã dần sáng tạo ra các công cụ lao động tiến bộ hơn song về bản chất nó vẫn mang tính thủ công Do vậy, mặc dù sản phẩm lao động làm ra ngày một phong phú hơn song trong quá trình lao động sản xuất vẫn còn dựa vào sức người – mật thể lực là chính, cần nhiều thời gian và quan trọng hơn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của con người Sang chế độ tư bản chủ nghĩa, con 8 người đã tạo ra hàng loạt những máy móc hết sức hiện đại để phục vụ vào quá trình lao động sản xuất, khai thác tài nguyên thiên nhiên, cải biến nó thành những vật dụng và sản phẩm có giá trị, chất lượng cao, phong phú về hình thức, đa dạng về chủng loại, mẫu mã Đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra bắt đầu từ thế kỷ XVII suất cho đến ngày nay đã nhanh chóng làm biến đổi bộ mặt kinh tế xã hội của thế giới Theo đánh giá của C.Mác và Ph.Ăngghen “chỉ sau hơn hai thế kỷ tồn tại, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một khối kượng của cải vật chất nhiều hơn tất cả các thời đại trước gộp lại” Như thế trình độ chinh phục tự nhiên của con người đã bước lên một mốc son mới, đánh dấu một bước phát triển cao của tiến bộ loài người Cũng chính trong giai đoạn này con người đã dần dần chiếm thế chủ động trong quá trình lao động sản xuất Mặt khác, LLSX có tính khách quan trong quá trình sản xuất Thật vậy không có một quá trình sản xuất nào mà lại không cần đến sức lao động của con người hay những yếu tố sẵn có trong tự nhiên Nói cách khác trong quá trình sản xuất vật chất không thể không cần đến LLSX 1.1.2 Cấu trúc LLSX 9 Trong các nhân tố tạo thành lực lượng sản xuất, nhân tố người lao động là nhân tố giữ vai trò quyết định bởi vì công cụ lao động dù có hiện đại thì cũng do con người sáng tạo ra Nếu chỉ có công cụ hiện đại mà thiếu vắng con người thì công cụ lao động cũng không thể phát huy tác dụng Sự đổi mới của công nghệ đã giúp tăng năng suất lao động “NSLD được xem là yếu tố cuối cùng quyết định sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới” (Lênin) Ngày nay, trước sự phát triển của khoa học công nghệ, khoa học kĩ thuật, công nghệ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và trở thành lực lượng sản xuất Do vậy, kết cấu của lực lượng sản xuất có sự thay đổi: người lao động phải có trí lực cao và thể lực LLSX bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất: Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội Chính những người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kĩ năng lao động của rainh, sữụng tư liệu lao động trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất Bước kinh tế tri thức, sự phát triển của LLSX biểu hiện ở hai mặt:  Trí lực đóng vai trò chủ đạo, tức là sẽ xuất hiện một tầng lớp lao động trí óc đồng đảo hợp thành chủ thể trong đội ngũ những người lao động  Những nhân tố mới thúc đẩy LLSX sẽ được phát triển rộng khắp 10

Ngày đăng: 12/03/2024, 23:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan