Kinh tế chính trị Mác Leenin. Phân tích những đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa và liên hệ ở Việt Nam?

11 0 0
Kinh tế chính trị Mác Leenin. Phân tích những đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa và liên hệ ở Việt Nam?

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh tế chính trị Mác Leenin. Phân tích những đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa và liên hệ ở Việt Nam? Mở đầu 2 Nội dung 3 1. Khái niệm nền sản xuất hàng hóa 2 3 1.1. Phân công lao động xã hội 3 1.2. Sự tách biệt kinh tế 3 2. Đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa 4 2.1. Là sản xuất để trao đổi, mua bán 4 2.2. Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội. 4 2.3. Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, lợi nhuận 5 3. Liên hệ ở Việt Nam 1 5 3.1. Trước thời kỳ đổi mới 5 3.2. Sau thời kỳ đổi mới 6 Kết luận

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎ Kinh tế chính trị Mác - Lênin Đề số 2 – Chương 2: Phân tích những đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa và liên hệ ở Việt Nam? Năm học 2021-2022 Mục lục Mở đầu 2 Nội dung 3 1 Khái niệm nền sản xuất hàng hóa [2] .3 1.1 Phân công lao động xã hội 3 1.2 Sự tách biệt kinh tế .3 2 Đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa 4 2.1 Là sản xuất để trao đổi, mua bán .4 2.2 Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội 4 2.3 Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, lợi nhuận .5 3 Liên hệ ở Việt Nam [1] .5 3.1 Trước thời kỳ đổi mới 5 3.2 Sau thời kỳ đổi mới 6 Kết luận .8 Tài liệu tham khảo: 9 Mở đầu Xã hội loài người từ thuở sơ khai đến nay đã và đang trải qua 3 nền sản xuất hàng hóa lần lượt là nền sản xuất tự nhiên, nền sản xuất hàng hóa giản đơn và nền sản xuất hàng hóa hiện đại Mỗi nền sản xuất lại có những đặc trưng riêng Nền sản xuất tự nhiên là nền kinh tế tự cung tự cấp, quy mô nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn lực có sẵn của tự nhiên Nền kinh tế hàng hóa giản đơn với đặc trưng cơ bản là có sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người này với người khác dựa trên chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, có quy mô nhỏ và năng suất thấp Còn nền sản xuất hàng hóa hiện đại là nền sản xuất công nghiệp cơ khí có quy mô lớn, chuyên môn hóa cao, sự trao đổi hàng hóa liên tục tạo nên dòng tiền Nền sản xuất ở Việt Nam trước thời kỳ đổi mới tức thời kỳ bao cấp chỉ mang tính hình thức, có sự phân công lao động nhưng không có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ vật là chủ yếu Nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý Sau thời kỳ đổi mới, sự phân công lao động rõ rệt hơn, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất được thể hiện rất rõ Việt Nam thừa nhận sự xuất hiện của tư hữu, ngoài những doanh nghiệp nhà nước còn có rất nhiều những doanh nghiệp tư nhân sinh ra và phát triển Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng trực tiếp tư liệu sản xuất cũng được thể hiện rõ ràng Đây là thời kỳ Việt Nam đi dần từ sản xuất hàng hóa giản đơn đến hiện đại [1] Chúng ta sẽ tìm hiểu về nền sản xuất hàng hóa, đặc trưng và liên hệ với nền sản xuất của Việt Nam Nội dung 1 Khái niệm nền sản xuất hàng hóa [2] Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, con người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi và mua bán Ví dụ, người thợ dệt vải có nhiều vải hơn so với nhu cầu của bản thân mình nhưng người đó lại cần có nhiều loại sản phẩm khác, chẳng hạn như lương thực Người thợ vải sẽ mang số vải dư thừa để đổi lấy gạo Và ngược lại, người nông dân cũng dư thừa gạo và đồng thời thiếu vải để may mặc nên sẽ dùng gạo để đổi lấy vải Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài người Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện: 1.1 Phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội tức là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau Phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn 1.2 Sự tách biệt kinh tế Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất tức là những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau Đây là một mâu thuẫn Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của nhau Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa Cả hai điều kiện không được thiếu một điều nào, thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có sản xuất hàng hóa 2 Đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hóa 2.1 Là sản xuất để trao đổi, mua bán Trong lịch sử có hai kiểu tổ chức kinh tế là sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa Nếu sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm được sản xuất chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất thì sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm được sản xuất ra dùng để bán chứ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua trao đổi, mua bán Ví dụ, một người nông dân chỉ trồng lúa, sau đó lấy thóc gạo để trao đổi lấy những hàng hóa thiết yếu khác như thức ăn, quần áo,… 2.2 Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hội Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa Ví dụ, một cơ sở sản xuất giày dép với mục đích bán ra thị trường thì mang tính chất xã hội, nhưng phương thức sản xuất của họ là độc lập, mang tính chất tư nhân 2.3 Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, lợi nhuận Giá trị và Giá trị sử dụng là hai thuộc tính đều tồn tại trong hàng hóa Tuy nhiên, mục đích của người sản xuất là giá trị mang lại, nhưng họ lại có giá trị sử dụng Người tiêu dùng (người mua) cần giá trị sử dụng nhưng họ phải trả bằng giá trị Ví dụ, có những loại bánh Trung Thu có giá trị lên đến hàng chục triệu đồng, chuyên dùng để làm quà biếu Tuy nhiên giá trị sử dụng của chiếc bánh và chi phí sản xuất không lớn như vậy khiến cho lợi nhuận đem lại là rất lớn 3 Liên hệ ở Việt Nam [1] 3.1 Trước thời kỳ đổi mới Với quan niệm rằng sản xuất hàng hóa không tồn tại trong chế độ công hữu hay không tồn tại trong chế độ xã hội, các quốc gia đi theo con đường chủ nghĩa xã hội (trong đó có Việt Nam) áp dụng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phủ nhân sự tồn tại của sản xuất hàng hóa, phủ nhận sự tồn tại của thành phần kinh tế tư nhân Vì thế, trong thời kỳ bao cấp ở Việt Nam, sản xuất hàng hóa chỉ mang tính hình thức, có sự phân công lao động nhưng không có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất Nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp khép kín với 70% lao động là nông dân nhưng lạc hậu Giáo sư Trần Văn Thọ viết về tình trạng kinh tế 10 năm đầu sau chiến tranh: “Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng Việt Nam thiếu ăn, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài Lượng lương thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến 1979, sau đó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981 vẫn không hồi phục lại mức năm 1976.” 3.2 Sau thời kỳ đổi mới Dưới áp lực của tình thế khách quan, nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam đã quyết định xóa bỏ cơ chế quản lý cũ, bắt đầu thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Với sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều ngành nghề mới xuất hiện làm cho sự phân công lao động ở nước ta trở nên phong phú hơn, nó tạo điều kiện cho hàng hóa phát triển Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi chẳng những không mất đi, trái lại ngày một phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Sự phân công lao động của ta đã ngày càng chi tiết hơn đến từng ngành, từng cơ sở và ở phạm vi rộng hơn nữa là toàn bộ nền kinh tế quốc dân; có sự chuyên môn hóa hình thành các vùng kinh tế, các ngành kinh tế Hiện nay, nước ta có 4 vùng kinh tế trọng điểm đó là: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ; vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ; và vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất được thể hiện rất rõ trong thời kỳ Việt Nam sau đổi mới Việt Nam thừa nhận sự xuất hiện của tư hữu Ngoài những doanh nghiệp nhà nước như: tập đoàn điện lực Việt Nam, tập đoàn dầu khí Việt Nam, tập đoàn xăng dầu Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, … Hiện nay còn có nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động ở Việt Nam, đó là tập đoàn Vingroup, công ty cổ phần ôtô Trường Hải, công ty cổ phần tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, công ty cổ phần đầu thư thế giới di động, công ty cổ phần FPT,… Có thể thấy: Việt Nam hiện nay tồn tại đầy đủ hai điệu kiện của sản xuất hàng hóa Do đó, sản xuất hàng hóa tồn tại ở Việt Nam là một tất yếu 4 Kết luận Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đều sử dụng cỗ xe kinh tế hàng hóa để phát triển lực lượng sản xuất Nhưng dưới tư bản chủ nghĩa không tránh khỏi quy luật cá lớn nuốt cá bé, bất bình đẳng, bất công Chúng ta phát triển nền kinh tế hàng hóa nhằm tăng trưởng kinh tế, khuyến khích làm giàu, xóa đói giảm nghèo, gia tăng về mức sống nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Chúng ta phải chủ động nắm thời cơ, kiên quyết đẩy lùi và khắc phục những nguy cơ nhằm vượt lên để phát triển nhanh, vững chắc và đúng hướng Có như vậy đất nước ta mới ngày càng phồn vinh, giàu đẹp hơn Tài liệu tham khảo: [1] Luật sư Tô Thị Phương Dung, Luật Minh Khuê https://luatminhkhue.vn/van-dung-kien-thuc-ve-dieu-kien-ra-doi-va-ton- tai-cua-san-xuat-hang-hoa-voi-thuc-tien-o-viet-nam.aspx [2] Wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%A3n_xu%E1%BA%A5t_h %C3%A0ng_h%C3%B3a [3] TS.Đỗ Quang Vinh – PGS,TS Vũ Thanh Sơn, 2014, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Tập I: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; Nxb Thông tin và truyền thông

Ngày đăng: 10/03/2024, 23:59

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan