Tiểu luận kinh tế chính trị Mác Lênin. Phân tích những điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa và liên hệ Việt Nam.

12 3 0
Tiểu luận kinh tế chính trị Mác Lênin. Phân tích những điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa và liên hệ Việt Nam.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận kinh tế chính trị Mác Lênin. Phân tích những điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa và liên hệ Việt Nam. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4 II. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ TỒN TẠI CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA 4 III. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN 7 IV. VẬN DỤNG THỰC TIỄN VÀO VIỆT NAM 8 1. Trước đổi mới (trước năm 1986) 8 2. Từ sau 1986 đến 2019 10 3. Từ 2020 đến 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN - - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN LỚP HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN_1.1(14.FS).6_LT NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ LIÊN HỆ Ở VIỆT NAM Giảng viên : Đồng Thị Tuyền Họ và tên: Nguyễn Việt Hoàng Mã sinh viên: 21010664 Hà Nội, tháng 9 năm 2021 1 Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU 3 I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4 II ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ TỒN TẠI CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA 4 III Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN 7 IV VẬN DỤNG THỰC TIỄN VÀO VIỆT NAM 8 1 Trước đổi mới (trước năm 1986) 8 2 Từ sau 1986 đến 2019 10 3 Từ 2020 đến 2021 11 Tài liệu tham khảo 12 2 LỜI MỞ ĐẦU Từ thời phong kiến đến khi nước CHXHCN VN ra đời, sản xuất nông nghiệp, nguyên vật liệu phục vụ đời sống là một trong những vấn đề trọng yếu, đc quan tâm hàng đầu Cho đến ngày nay, trong quá trình phát triển, hội nhập việc sản xuất hàng hóa lại càng cho thấy tầm quan trọng với mỗi quốc gia Trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, quá trình phát triển quá độ của xã hội cùng với những công nghệ tiên tiến vượt bậc thì công nghệ sản xuất hàng hóa với chất lượng và số lượng không ngừng được thay đổi Sản xuất hàng hóa là một quá trình tạo ra sản phẩm hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu, nhằm làm thỏa mản nhu cầu nào đó của con người Chính vì vậy, việc nghiên cứu điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa là một việc làm giúp ta hiểu sâu hơn về quá trình ra đời của hàng hóa Từ đó liên hệ đối với nước ta, nhằm làm cho quá trình sản xuất hàng hóa của nước ta ngày càng phát triển với chất lượng cao hơn Trong quá trình làm bài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô và các bạn để bài tiểu luận này tốt hơn Xin trân trọng cảm ơn./ 3 I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN - Hàng hóa là sản phẩm của lao động mà nó có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của con người, và nó được sản xuất ra không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng mà để bán - Sản xuất hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để bán trên thị trường Trong kiểu tổ chức kinh tế này, toàn bộ quá trình sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng; sản xuất ra cái gì, như thế nào và cho ai đều thông qua việc mua - bán, thông qua hệ thống thị trường và do thị trường quyết định II ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ TỒN TẠI CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA Cơ sở kinh tế - xã hội của sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa là phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa người sản xuất này với người sản xuất khác do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định Thứ nhất, phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội là cơ sở, tiền để của sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sự chuyên môn hóa sản xuất Phân công lao động xã hội phân chia lao động xã hội vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau của xã hội Sự phân công lao động xã hội khiến cho việc trao đổi hàng hóa trở nên tất yếu Vì khi đó, mỗi người sẽ chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu cuộc sống đòi hỏi họ phải sử dụng nhiều loại 4 sản phẩm khác nhau Dẫn tới họ cần sản phẩm của nhau và tất yếu dẫn đến việc trao đổi, mua bán Mặt khác, phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên càng thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm Ở Việt Nam hiện nay, phân công lao động xã hội đã phân chia lao động xã hội ra thành rất nhiều nhóm ngành kinh tế lớn: ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, văn hóa nghệ thuật,…Trong các nhóm ngành này còn có sự phân công đặc thù riêng và phân công lao động xã hội cá biệt Hai yếu tố này góp phần liên kết chặt chẽ các lĩnh vực sản xuất lại với nhau, phụ thuộc chặt chẽ với nhau nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự trao đổi, mua bán sản phẩm ở Việt Nam chúng ta Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại C.Mác viết: "Trong công xã Ấn Độ thời cổ đại, lao động đã có sự phân công xã hội, nhưng các sản phẩm lao động không trở thành hàng hóa Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa" Nếu sản phẩm là của chung và được phân phối trực tiếp cho các thành viên thì không cần có sự mua – bán, tức là không có hàng hóa Vậy để sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển phải có điều kiện thứ hai nữa Thứ hai, sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất có thể hiểu là những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau 5 Sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định Trong chế độ này, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ Như vậy, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau nhưng họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng, do họ nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội Thế nên, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua việc mua – bán hàng hóa Khi sản phẩm lao động trở thành hàng hóa thì người sản xuất trở thành người sản xuất hàng hóa; sự lao động của họ vừa có tính chất xã hội, vừa có tính chất tư nhân, cá biệt Tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa thể hiện ở sự phân công lao động xã hội, dẫn tới sản phẩm của người này trở thành cần thiết cho người khác, cho xã hội Còn tính chất tư nhân, cá biệt thể hiện ở việc sản xuất cái gì, bằng công cụ nào, phân phối cho ai,…là công việc của cá nhân các chủ sở hữu về tư liệu sản xuất, do họ định đoạt Đây là hai điều kiện cần và đủ cho sự ra đời của nền sản xuất hàng hóa, thiếu bất kì một điều kiện nào cũng sẽ không thể hình thành nên nền sản xuất hàng hóa Hai điều kiện trên khẳng định: phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau Đây là sự mâu thuẫn giữa tính chất xã hội và tính chất tư nhân, cá biệt của lao động sản xuất hành hóa là sự mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa Mâu thuẫn này sẽ được giải quyết trên thị trường thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của nhau Đồng thời, nó được tái tạo một cách thường xuyên với tư cách là mâu thuẫn của nền kinh tế hàng hóa nói chung Hiện nay, sản xuất 6 hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế - xã hội phổ biến để phát triển kinh tế của các quốc gia III Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN  Sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển là một quá trình lịch sử lâu dài Đầu tiên là sản xuất hàng hóa giản đơn Sản xuất hàng hóa giản đơn là sản xuất hàng hóa của nông dân, thợ thủ công dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sức lao động của bản thân họ Sản xuất hàng hóa giản đơn ra đời trong thời kỳ công xã nguyên thủy tan rã Trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, nó đóng vai trò phụ thuộc bổ sung trong trật tự kinh tế tự nhiên Đây là kiểu sản xuất hàng hóa nhỏ, dựa trên kỹ thuật thủ công và lạc hậu Khi lực lượng sản xuất phát triển cao hơn, sản xuất hàng hóa giản đơn chuyển thành sản xuất hàng hóa quy mô lớn Quá trình này diễn ra trong thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản  Do sự phân công lao động xã hội nên việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu Khi có phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau, vì thế, họ cần đến sản phẩm của nhau, buộc phải trao đổi với nhau Phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất đồng thời làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên càng thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm Bên cạnh đó, sản xuất hàng hóa khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như từng vùng, từng địa phương Sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại có 7 tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội làm cho chuyên môn hóa lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở lên mở rộng, sâu sắc Từ đó phá vỡ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng  Ngày nay, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội Dưới sự tác động của quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh, … buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và chủng loại hàng hóa, …Có thể nói, sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặc căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “mông muội”, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội IV VẬN DỤNG THỰC TIỄN VÀO VIỆT NAM 1.Trước đổi mới (trước năm 1986) Do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, chúng ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh, và tập thể là 8 chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể, tư nhân Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng Giáo sư Trần Văn Thọ viết về tình trạng kinh tế 10 năm đầu sau chiến tranh: "Mười năm sau 1975 là một trong những giai đoạn tối tăm nhất trong lịch sử Việt Nam Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng Việt Nam thiếu ăn, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài Lượng lương thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến 1979, sau đó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981 vẫn không hồi phục lại mức năm 1976 Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó Ngoài những khó khăn của một đất nước sau chiến tranh và tình hình quốc tế bất lợi, nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sai lầm trong chính sách, chiến lược phát triển, trong đó nổi bật nhất là sự nóng vội trong việc áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa trong kinh tế ở miền Nam Nguy cơ thiếu ăn kéo dài và những khó khăn cùng cực khác làm phát sinh hiện tượng "phá rào" trong nông nghiệp, trong mậu dịch và trong việc quyết định giá cả lương thực đã cải thiện tình hình tại một số địa phương Nhưng phải đợi đến đổi mới (tháng 12/1986) mới có biến chuyển thực sự Do tình trạng đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong 10 năm trước đổi mới chỉ tăng 35%, trong thời gian đó dân số tăng 22% Như vậy, GDP đầu người trung bình tăng chỉ độ 1% (mỗi năm) Qua trên ta thấy, các cơ chế chính sách trong thời bao cấp của Việt Nam không phù hợp với quy luật của sản xuất hàng hóa, thậm chí đi ngược lại với quy luật của sản xuất hàng hóa 9 2 Từ sau 1986 đến 2019 Dưới áp lực của tình thế khách quan, nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam đã quyết định xóa bỏ cơ chế quản lý cũ, bắt đầu thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất được thể hiện rất rõ trong thời kỳ Việt Nam sau đổi mới Việt Nam thừa nhận sự xuất hiện của tư hữu Trong nền kinh tế đã và đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động: sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể của những người sản xuất hàng hoá nhỏ, sở hữu tư nhân TBCN, sở hữu hỗn hợp, đồng sở hữu,… tương ứng với nó là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,… Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng trực tiếp tư liệu sản xuất cũng được thể hiện rõ ràng Ví dụ về doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước ở Việt Nam, quyền sở hữu là sở hữu Nhà quy định của pháp luật,… Nhà nước có quyền quyết định “số phận” của doanh nghiệp: thành lập, giải thể, tổ chức lại, yêu cầu phá sản,…; quyết định điều lệ, mức vốn đầu tư (điều chỉnh, chuyển nhượng); quyết định cơ cấu tổ chức quản lý, bộ máy quản lý doanh nghiệp; quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phân phối lợi nhuận Mặc dù quyền sở hữu là sở hữu Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước lại có quyền sử dụng trực tiếp tư liệu sản xuất Tuy nhiên, chế độ xã hội hoá sản xuất giữa các ngành, các xí nghiệp trong cùng một hình thức sở hữu vẫn chưa đều nhau Sở dĩ như vậy là do cơ cấu kinh tế của ta giờ là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, sự tồn tại của các thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan Ở nước ta cũng đang tồn tại quan hệ sở hữu đa dạng về tư liệu sản xuất và ứng với 10 nền kinh tế nhiều thành phần Điều đó tạo nên sự độc lập về mặt kinh tế giữa các thành viên, doanh nghiệp Nó cũng có tác dụng làm cho hàng hóa phát triển 3 Từ 2020 đến 2021 Trong bối cảnh dịch bệnh (Covid-19) hoành hành, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là sản xuất hàng hóa Đối với yếu tố cầu, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm mạnh hơn, ở mức 5,3% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%) Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019 Những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng; nhưng những mặt hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, giáo dục… chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội có tốc độ giảm Đối với yếu tố cung, đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ, quy mô sản xuất 11 Tài liệu tham khảo 1 TS.Đỗ Quang Vinh – PGS,TS Vũ Thanh Sơn, 2014, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Tập I: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; Nxb Thông tin và truyền thông 2 Bài viết: “Bước ngoặc lịch sử năm 1986-2016” https://nld.com.vn/ban- doc/buoc-ngoat-lich-su-nam-1986-20160203133136483.htm 3 Bài viết: “Tác động kinh tế-xã hội của đại dịch covid-19 tại Việt Nam” https://dangcongsan.vn/xa-hoi/tac-dong-kinh-te-xa-hoi-cua-dai-dich- covid-19-tai-viet-nam-569640.html 4 Bài viết: “ Chủ sở hữu nhà nước và cơ chế đại diện chủ sở hữu nhà nước” https://luatduonggia.vn/chu-so-huu-nha-nuoc-va-co-che-dai-dien-chu-so- huu-nha-nuoc/ 5 “Sản xuất hàng hóa” https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%A3n_xu%E1%BA%A5t_h %C3%A0ng_h%C3%B3a 12

Ngày đăng: 10/03/2024, 23:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan