ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5

94 0 0
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Khoa học xã hội - Cơ khí - Vật liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON ---------- ĐỖ THỊ HẢI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 Để hoàn thành được khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô giáo ở trường Đại họ c Quảng Nam cũng như tại trường Tiểu học và bạ n bè cùng khóa. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến cô giáo Th.S Đinh Thị Ngàn Thương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, độ ng viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luậ n này. Trong quá trình hoàn thành bài khóa luận, tôi còn được sự góp ý chân thành, nhiệt tình của quý thầy, cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầ m non, tôi xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của thầ y cô. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh ở trườ ng Tiểu học Kim Đồng thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam, trường Tiểu họ c Nguyễn Văn Cừ xã Điện Phương - thị xã Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam đã tạo điề u kiện thuận lợi cho tôi điều tra, nghiên cứu thực trạ ng. Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của nhữ ng người thân trong gia đình, bạn bè đã thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và độ ng viên. Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực hết sức mình nhưng do điều kiện thờ i gian và khả năng của bản thân có hạn, tôi chắc rằng đề tài khóa luận củ a mình không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, những lời nhận xét, góp ý của thầ y cô và các bạn chính là điều kiện để khóa luận ngày một hoàn thiện hơ n. Tôi xin chân thành cảm ơ n Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 Người thực hiện Đỗ Thị Hải DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐSP Cao đẳng Sư phạm CNTT Công nghệ thông tin GV Giáo viên HS Học sinh NXB Nhà xuất bản NĐC Nhóm đối chứng NTN Nhóm thực nghiệm Tr Trang THSP Trung học Sư phạm SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên YTHH Yếu tố hình học DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ, SỐ LIỆU STT Tên bảng Trang Bảng 1 Nhận thức của GV về khái niệm công nghệ thông tin. 28 Bảng 2 Nhận thức của GV về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học. 29 Bảng 3 Mức độ thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học. 29 Bảng 4 Khó khăn nhất khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các yếu tố hı̀nh học cho học sinh. 30 Biểu đồ 1 Khó khăn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các yếu tố hı̀nh học. 30 Bảng 5 Thời điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học. 31 Biểu đồ 2 Thời điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học. 31 Bảng 6 Phần mềm để thiết kế các hoạt động dạy học các yếu tố hình học. 31 Bảng 7 Lý do sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học. 32 Bảng 8 Thái độ của phụ huynh với việc cho trẻ học các yếu tố hình học có ứng dụng công nghệ thông tin. 32 Bảng 9 Mức độ hứng thú của học sinh khi học các yếu tố hình học có ứng dụng công nghệ thông tin 33 Biểu đồ 3 Mức độ hứng thú của học sinh khi học các yếu tố hình học có ứng dụng công nghệ thông tin 33 Bảng 10 Mức độ nhận thức của học sinh khi hình thành các biểu tượng hình học thông qua ứng dụng công nghệ thông tin. 34 Bảng 11 Kết quả học tập của học sinh học kỳ I vừa qua. 34 Bảng 12 Hứng thú của học sinh khi học toán về yếu tố hình học 34 Bảng 13 Khó khăn của học sinh khi học các yếu tố hình học. 35 Bảng 14 Mức độ thường xuyên của HS tiếp xúc với công nghệ thông tin khi học các yếu tố hình học. 35 Bảng 15 Hứng thú của HS trong việc học các bài toán về yếu tố hình học có ứng dụng công nghệ thông tin. 36 Biểu đồ 4 Hứng thú của HS trong việc học các bài toán về yếu tố hình học có ứng dụng công nghệ thông tin. 36 Bảng 16 Lý do học sinh thích học các bài toán về yếu tố hình học có ứng dụng công nghệ thông tin. 37 Bảng 17 Kết quả đạt được sau khi học sinh làm phiếu thực nghiệm 68 Biểu đồ 5 So sánh kết quả của NĐC và NTN 69 MỤC LỤC PHẦN A. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ..................................................................... 3 4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn........................................................... 3 4.3. Phương pháp thống kê toán học ...................................................................... 3 5. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 4 6. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 5 7. Cấu trúc của đề tài .............................................................................................. 5 PHẦN B. NỘI DUNG ............................................................................................ 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG...... 6 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5..................................................................................... 6 1.1. Vai trò của công nghệ thông tin ....................................................................... 6 1.1.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học.............................................. 6 1.1.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học ............ 6 1.2. Giới thiệu phần mềm thường được sử dụng trong dạy học các yếu tố hình học ...... 8 1.2.1. Phần mềm PowerPoint ................................................................................. 8 1.2.2. Phần mềm Geometer’s Sketchpad 5.0 ....................................................... 12 1.2.3. Phần mềm Macromedia Flash MX ............................................................ 16 1.3. Đặc điểm nhận thức lứa tuổi học sinh lớp 4, 5 ............................................. 21 1.3.1. Tri giác ....................................................................................................... 21 1.3.2. Chú ý .......................................................................................................... 21 1.3.3. Trí nhớ ........................................................................................................ 21 1.3.4. Tưởng tượng ............................................................................................... 22 1.3.5. Tư duy ........................................................................................................ 22 1.4. Mục tiêu, nội dung dạy học các yếu tố hình học lớp 4, 5 ............................. 23 1.4.1. Mục tiêu của việc dạy các yếu tố hình học lớp 4, 5 ................................... 23 1.4.1.1. Hình thành những biểu tượng chính xác về hình học thông dụng .......... 23 1.4.1.2. Rèn luyện kĩ năng thực hành và phát triển tư duy .................................. 23 1.4.1.3. Tích lũy những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống và học tập của học sinh.... 23 1.4.2. Nội dung dạy học các yếu tố hı̀nh học lớp 4, 5 .......................................... 25 1.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học các yếu tố hình học ........................................................................................................................ 26 1.5.1. Mục đích điều tra ....................................................................................... 26 1.5.2. Đối tượng điều tra ...................................................................................... 26 1.5.3. Nội dung điều tra ........................................................................................ 26 1.5.3.1. Giáo viên ................................................................................................. 26 1.5.3.2. Học sinh .................................................................................................. 26 1.5.4. Phương pháp điều tra ................................................................................. 27 1.5.4.1. Phương pháp Ankét (phiếu điều tra) ....................................................... 27 1.5.4.2. Phương pháp đàm thoại........................................................................... 27 1.5.4.3. Phương pháp quan sát ............................................................................. 27 1.5.5. Kết quả điều tra và kết luận về kết quả ...................................................... 28 1.5.5.1. Kết quả điều tra ....................................................................................... 28 1.5.5.1.1. Giáo viên .............................................................................................. 28 1.5.5.1.2. Học sinh ............................................................................................... 34 1.5.5.2. Kết luận về kết quả điều tra .................................................................... 37 1.5.5.2.1. Thuận lợi .............................................................................................. 37 1.5.5.2.2 Khó khăn ............................................................................................... 38 CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5..................................... 40 2.1. Khai thác công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học ở lớp 4, 5 ...... 40 2.2. Căn cứ để thiết kế hoạt động dạy học các yếu tố hình học có ứng dụng công nghệ thông tin ....................................................................................................... 44 2.2.1. Mục tiêu dạy học toán ở tiểu học ............................................................... 44 2.2.3. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học ................................................................................................................ 45 2.2.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4, 5 ................................................. 45 2.3. Quy trình ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế hoạt động dạy học ...... 46 2.4. Thiết kế một số bài học ................................................................................. 48 2.4.1. Trên Geometer’s Sketchpad 5.0 ................................................................. 48 2.4.2. Trên Power Point........................................................................................ 51 2.4.3. Trên phần mềm Macromedia Flash MX 2004 ........................................... 56 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................ 64 3.1. Mô tả thực nghiệm ........................................................................................ 64 3.1.1. Mục đı́ch thực nghiệm sư phạm ................................................................. 64 3.1.2. Đối tượng thực nghiệm .............................................................................. 64 3.1.3. Địa điểm thực nghiệm ................................................................................ 64 3.1.4. Thời gian thực nghiệm ............................................................................... 65 3.1.5. Chuẩn bị thực nghiệm ................................................................................ 65 3.2. Tiêu chı́ đánh giá ........................................................................................... 65 3.3. Tiến hành thực nghiệm.................................................................................. 66 3.4. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 67 3.5. Kết luận về thực nghiệm sư phạm................................................................. 69 PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 71 1. Kết luận ............................................................................................................ 71 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 72 3. Hướng nghiên cứu sau đề tài............................................................................ 72 PHẦN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 73 1 PHẦN A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo đã đặt ra mục tiêu: “Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”, và cũng đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Để làm được điều này thì công tác giáo dục đào tạo phải hết sức chú trọng đến việc giáo dục và đào tạo nhân tài ngay từ lúc còn trẻ, nhất là cấp tiểu học. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh (HS) là cấp thiết hiện nay, với một công cụ hỗ trợ đắc lực là công nghệ thông tin (CNTT). CNTT là một lĩnh vực đột phá có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, nâng cao chất lượng trong cuộc sống, đảm bảo an ninh quốc phòng và khả năng đi trước đón đầu để thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đối với giáo dục, ứng dụng CNTT có tác động mạnh làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy học phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, những năm gần đây, với việc sử dụng CNTT để công nghệ hóa quá trình dạy học đã trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các nhà trường. Đây là một phương tiện dạy học hiện đại, hữu ích và hiệu quả trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Toán tiểu học nói riêng. Môn Toán ở chương trình tiểu học là một trong hai môn học công cụ có vị trí khá quan trọng. Đặc biệt những kiến thức về hình học là những kiến thức có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Đây là lĩnh vực có tính thực tiễn rất lớn: khả năng nhận biết mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian của thế giới hiện thực góp phần phát triển tư duy, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; hình thành các phẩm chất cần thiết cho HS – những con người lao động 2 mới. Từ việc đo đạc, tính toán một số hình đơn giản và việc nhận dạng hình cũng giúp các em bước đầu tiếp xúc và làm quen với công tác tính toán, xây dựng. Hay qua việc lắp ghép các hình cũng làm tư duy trừu tượng của các em phát triển. Nhờ đó các em có thể liên hệ vận dụng tốt trong việc học tập các môn học khác như thủ công, hội họa,…Vì vậy, bên cạnh mạch kiến thức trọng tâm về số học thì các kiến thức về yếu tố hình học (YTHH) cũng gắn bó chặt chẽ và cần được chú trọng trong quá trình dạy và học môn Toán. Đồng thời việc lựa chọn cách thức tổ chức, phương pháp dạy các YTHH ở cấp tiểu học cũng là một vấn đề mà chắc rằng mỗi GV trước khi đến lớp phải suy nghĩ và trăn trở, phải làm như thế nào để đưa các em lĩnh hội kiến thức hình học một cách nhanh nhất, bằng con đường ngắn nhất. Với hy vọng bước đầu có những biến đổi đáng kể trong giảng dạy, cũng như kết quả học tập của HS, dẫn dắt HS lĩnh hội các YTHH một cách chính xác hơn, trọn vẹn hơn bằng con đường nhanh hơn và thuận lợi hơn, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 4, 5” 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài vận dụng CNTT trong thiết kế các hoạt động dạy học các YTHH trong môn Toán lớp 4, 5 nhằm giúp HS lĩnh hội các YTHH một cách chính xác và hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thiết kế các hoạt động có ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH ở lớp 4, 5. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Một số vấn đề lí luận liên quan đến ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH lớp 4, 5. - Cơ sở thực tiễn: + Tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy và học các YTHH trong môn Toán lớp 4, 5 của giáo viên (GV) ở trường Tiểu học Kim Đồng – 3 thành phố Tam Kỳ và trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ - xã Điện Phương – thị xã Điện Bàn. + Thực nghiệm ứng dụng CNTT trong việc dạy học các YTHH tại trường tiểu học Kim Đồng – thành phố Tam Kỳ năm học 2015 – 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm luận cứ cho việc ứng dụng các phần mềm trong dạy học các YTHH lớp 4, 5. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra thực tế: Xây dựng phiếu điều tra gồm hệ thống các câu hỏi về việc ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH của GV và hứng thú của HS. - Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi để người được phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân họ đối với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi. - Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của thầy cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non và thầy cô giáo tại trường Kim Đồng để có định hướng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu, góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Quan sát trong các tiết dạy học các YTHH và các tiết có sử dụng CNTT trong dạy học các YTHH ở lớp 4, 5 tại trường Tiểu học Kim Đồng. - Phương pháp thực nghiệm: Ứng dụng CNTT để dạy thử một số tiết về các YTHH nhằm kiểm chứng hiệu quả của CNTT trong dạy học và mức độ hứng thú của HS. 4.3. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này dùng để phân tích và xử lí các kết quả thu được qua điều tra và khảo sát. 4 5. Lịch sử nghiên cứu Trong những năm 1990 – 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chương trình cung cấp 500 máy tính cho các Sở giáo dục, tiếp đó cung cấp máy tính cho các trường học trên toàn quốc. Thời gian đầu, các trường mới chỉ sử dụng máy tính để dạy môn Tin học, việc sử dụng máy tính với tư cách là phương tiện dạy học còn mới mẻ. Nghiên cứu vấn đề mới này chỉ có một số cá nhân và tổ chức tham gia. Có thể nêu ra một số kết quả nghiên cứu đầu tiên như: Phần mềm Tutor Euclide và Geometry Tools để trợ giúp giảng dạy trong hệ thức lượng, hình học không gian,…Trên một số tạp chí của ngành giáo dục và trường đại học xuất hiện một số bài báo đề cập đến những vấn đề lý luận sử dụng phần mềm trong dạy học như: Luận án tiến sĩ của Đỗ Thị Hồng Anh về “Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học tiếp cận các phương pháp của trí tuệ nhân tạo để trợ giúp dạy học giải toán về hệ thức lượng giác”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Sĩ Đức về “Xây dựng và sử dụng phần mềm vi tính hỗ trợ dạy học môn toán lớp 2”, Luận văn thạc sĩ của Đào Quang Trung về “Xây dựng và sử dụng phần mềm vi tính hỗ trợ dạy học môn Toán 3” Trong những năm gần đây, đã có những tác giả nghiên cứu vấn đề ứng dụng các phần mềm trong dạy học các YTHH như: Ứng dụng CNTT trong dạy học toán ở trường Tiểu học (Vũ Hồng Trường), Ứng dụng các phần mềm trong dạy học Toán ở Tiểu học (Lê Minh Cường), Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học kiến thức hình học ở tiểu học (Hoàng Văn Nhân)… Đặc biệt đề tài nghiên cứu của Hoàng Văn Nhân “Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học kiến thức hình học ở tiểu học”. Trong công trình này, tác giả đã xây dựng được hệ thống các hình động bằng Geometer Sketchpad để hỗ trợ việc dạy học khái niệm hình học của HS lớp 4, 5 và sử dụng Director để xây dựng các bài tập trên máy tính nhằm hỗ trợ kiểm tra đánh giá kiến thức hình học ở lớp 4,5. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên, các tác giả chỉ đề xuất hướng dẫn sử dựng phần mềm mà chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách trọn vẹn và hệ thống một quy trình sử dụng chung và ứng dụng vào thiết kế các bài toán về các YTHH cụ thể. 5 6. Đóng góp của đề tài Về lí luận: Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về việc ứng dụng các phần mềm trong dạy học các YTHH cho HS lớp 4, 5: tìm hiểu phần mềm, lập kế hoạch vận dụng CNTT. Về thực tiễn: - Điều tra thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH ở lớp 4, 5 tại trường Tiểu học Kim Đồng – thành phố Tam Kỳ và trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ - xã Điện Phương - thị xã Điện Bàn. - Tiến hành thực nghiệm ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH cho HS lớp 4, 5 tại trường Tiểu học Kim Đồng – thành phố Tam Kỳ. - Thiết kế một số tiết học có các hoạt động có sử dụng các phần mềm trong dạy học các YTHH, hướng dẫn sử dụng các phần mềm. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH cho học sinh lớp 4, 5 Chương 2. Ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH cho học sinh lớp 4, 5 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 6 PHẦN B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 1.1. Vai trò của công nghệ thông tin 1.1.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học Việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường sẽ góp một phần đặc biệt quan trọng trong việc cải tiến môi trường dạy học. Nếu sử dụng công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ cải tiến được quá trı̀nh học tập rất hữu hiệu, video, phần mềm máy tı́nh… là những phương tiện giúp đỡ tı́ch cực để thu hút sự chú ý của học sinh vào quá trình học tập. Ngoài ra âm thanh, màu sắc và những hoạt động sẽ kı́ch thı́ch học sinh tạo nên động cơ, hứng thú học tập. Bởi sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cho phép học sinh tı̀m hiểu được nhiều khái niệm phức tạp trong cuộc sống, khuyến khı́ch học sinh tı̀m tòi, luyện tập những kı̃ năng cần thiết và năng lực sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề. Như vậy, người học có được một môi trường thuận lợi để phát triển tı́nh sáng tạo, khả năng tư duy, cách giải quyết vấn đề, phương pháp học tập và cách thức làm việc hợp tác. Công nghệ thông tin có khả năng cung cấp một lượng thông tin khổng lồ. Điểm nổi bật của phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là sự đa dạng trong việc cung cấp thông tin, tài liệu cho người học thông qua hı̀nh ảnh, chữ viết, âm thanh sống động, video, mô phỏng,…làm cho người học thı́ch thú hơn, dễ tiếp thu và ghi nhớ kiến thức hơn và qua đó tác động một cách tı́ch cực tới sự phát triển trı́ tuệ của người học. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin còn có vai trò quan trọng trong công tác quản lı́ của trường học, hỗ trợ giáo viên thực hiện việc thiết kế bài giảng, đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức quá trı̀nh dạy học ở tất cả các môn học. 1.1.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học Ứng dụng công nghệ thông tin là một yêu cầu quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học và cần được quan tâm trong dạy học tất cả các bộ môn trong đó có môn Toán. Nội dung dạy học các YTHH ở lớp 4, 5 có rất nhiều vấn 7 đề trừu tượng, vı́ dụ các dạng bài về hı̀nh học, các dạng bài triển khai hı̀nh, các cách sắp xếp hı̀nh, sơ đồ,…Để hỗ trợ việc dạy học các nội dung này, sách giáo khoa cũng có khá nhiều hı̀nh ảnh minh họa. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như tranh, ảnh, sơ đồ,….Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thı́ch, với mục đı́ch giúp cho học sinh hiểu bài hơn. Tuy nhiên, những nội dung khó như khi mô tả các dạng bài về diện tı́ch, thể tı́ch của một hı̀nh,…dù giáo viên dùng lời nói và hı̀nh ảnh tĩnh để minh họa thı̀ học sinh vẫn gặp khó khăn trong việc hình thành biểu tượng, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Nhiều học sinh làm được bài nhưng không hiểu được bản chất của bài dẫn đến kı̃ năng vận dụng thực tế vẫn chưa tốt. Vı̀ vậy, công nghệ thông tin là một công cụ giúp làm nâng cao hiệu quả học tập các bài học về yếu tố hı̀nh học. Trong sách giáo khoa, hı̀nh ảnh đồ dùng trực quan chı̉ là những ảnh, vật tı̃nh, kı́ch thước nhỏ, thiếu sinh động. Công nghệ tiên tiến của máy tı́nh có thể khai thác nhiều hình ảnh sinh động, có kèm theo âm thanh,...tách, ghép được các hı̀nh, tạo sự chuyển động,…với tiện ích của CNTT. Khác với các phương tiện truyền thống, công nghệ thông tin đã tạo ra trước mắt học sinh một thế giới thu nhỏ sinh động, góp phần nâng cao chất lượng công cụ, thiết bị dạy học trong nhà trường và phù hợp với học sinh tiểu học. Vı̀ vậy không thể phủ nhận vai trò của CNTT trong dạy học các YTHH ở lớp 4, 5. 8 1.2. Giới thiệu phần mềm thường được sử dụng trong dạy học các yếu tố hình học 1.2.1. Phần mềm PowerPoint Giao diện chính của chương trình PowerPoint 2010 Các thành phần trên cửa sổ PowerPoint 2010 - Thanh tiêu đề (Title bar): Thể hiện tên của chương trình đang chạy là PowerPoint và tên của bài trình diễn hiện hành. Nếu cửa sổ chưa toàn màn hình thì ta có thể dùng chuột kéo Title bar để di chuyển cửa sổ. - Ribbon: Chức năng của Ribbon là sự kết hợp giữa thanh thực đơn và các thanh công cụ, được trình bày trong các ngăn (tab) chứa nút và danh sách lệnh. - Quick Access Toolbar: Chứa các lệnh tắt của các lệnh thông dụng nhất. Bạn có thể thêm bớt các lệnh theo nhu cầu sử dụng. - Nút Minimize: Thu nhỏ cửa sổ ứng dụng vào thanh tác vụ (Taskbar) của Windows; nhấp vào nút thu nhỏ của ứng dụng trên Taskbar để phóng to lại cửa sổ ứng dụng. - Nút MaximizeRestore: Khi cửa sổ ở chế độ toàn màn hình, khi chọn nút này sẽ thu nhỏ cửa sổ lại, nếu cửa sổ chưa toàn màn hình thì khi chọn nút này sẽ phóng to cửa sổ thành toàn màn hình. 9 - Nút Close: Đóng ứng dụng lại. Có thể nhận được thông báo lưu lại các thay đổi của bài trình diễn. - Khu vực soạn thảo bài trình diễn: Hiển thị Slide hiện hành. - Ngăn Slide: Hiển thị danh sách các Slide đang có. - Ngăn Outline: Hiển thị dàn bài của bài trình diễn. - Thanh trạng thái (Satus bar) : Báo cáo thông tin về bài trình diễn và cung cấp các nút lệnh thay đổi chế độ hiển thị và phóng to, thu nhỏ vùng soạn thảo. Ribbon - Ribbon được tổ chức thành nhiều ngăn theo chức năng trong quá trình xây dựng bài thuyết trình. Trong mỗi ngăn lệnh lại được tổ chức thành nhiều ngăn lệnh nhỏ, giúp người dùng dễ hiểu và dễ sử dụng các chức năng của chương trình. Các ngăn chứa lệnh (Tabs) Ngăn lệnh theo ngữ cảnh Nhóm lệnh Mở hộp thoại Hình 2. Ngăn Home trên Ribbon - File: Mở thực đơn Flie từ đó ta có thể truy cập các lệnh mở (open), lưu (save), in (print), tạo mới (new) và chia sẻ bài trình diễn. - Home : Chứa các nút lệnh thường xuyên sử dụng trong quá trình soạn thảo bài thuyết trình như các lệnh về sao chép, cắt, dán, chèn slide, bố cục slide, phân chia section, định dạng văn bản, vẽ hình và các lệnh về tìm kiếm, thay thế… - Insert : Thực hiện các lệnh chèn, thêm các đối tượng mà PowerPoint hỗ trợ như bảng biểu, hình ảnh, SmartArt, đồ thị, văn bản, đoạn phim, âm thanh… 10 Hình 3. Ngăn Insert - Design: Thực hiện các lệnh về định dạng kích cỡ và chiều hướng của các Slide, áp dụng các mẫu định dạng và các kiểu hình nền cho slide. Hình 4. Ngăn Design - Transitions: PowerPoint 2010 tổ chức Transitions thành một ngăn mới trên Ribbon giúp chúng ta có thể áp dụng và thiết lập các thông số cho các hiệu ứng di chuyển slide rất nhanh chóng và thuận lợi. Ngoài ra, chúng ta có thể xem trước hiệu ứng di chuyển slide ngay trong chế độ soạn thảo. Hình 5. Ngăn Transitions - Animations: Danh mục các hiệu ứng áp dụng cho các đối tượng trên slide, sao chép các hiệu ứng trên các đối tượng, thiết lập thời gian cũng như các sự kiện cho các hiệu ứng. Hình 6. Ngăn Animations - Slide Show : Chuẩn bị các thiết lập cho bài thuyết trình trước khi trình diễn, tùy biến về mặt nội dung của bài thuyết trình trong các tình huống báo cáo, broadcast bài thuyết trình cho các khán giả theo dõi từ xa và thiết lập các thông số cho các màn hình hiển thị khi trình diễn. 11 Hình 7. Ngăn Slide Show - Review: Ghi chú các slide show trong bài thuyết trình, so sánh và trộn nội dung giữa các bài thuyết trình và công cụ kiểm tra lỗi chính tả. Hình 8. Ngăn Review - View: Chuyển đổi qua lại giữa các chế độ hiển thị, cho hiển thị hoặc ẩn thanh thước, các đường lưới, điều chỉnh kích thước vùng soạn thảo, chuyển đổi giữa các chế độ màu hiển thị, sắp xếp các cửa sổ,… Hình 9. Ngăn View - Developer : Ngăn này mặc định được ẩn. Để mở ngăn này nhấn vào nút File > Options > Customize Ribbon > Developer. Hình 10. Ngăn Developer - Add-Ins: Ngăn này chỉ xuất hiện khi cài đặt thêm các tiện ích cho Power Point. Hình 11. Ngăn Add-In 12 1.2.2. Phần mềm Geometer’s Sketchpad 5.0 - Thanh tiêu đề: Chứa tên file, nút phóng to thu nhỏ, đóng cửa sổ. - Thanh thực đơn: Chứa danh sách các lệnh. - Thanh công cụ: Chứa các công cụ khởi tạo và thay đổi các đối tượng Geometric, các công cụ này tương tự như compa, thước kẻ, bút viết hàng ngày của chúng ta. - Vùng Sketch: Là vùng làm việc chính của chương trình, là nơi để xây dựng, thao tác với đối tượng hình học - Con trỏ: Chỉ ra vị trí hiện thời trên của sổ. Nó sẽ di chuyển khi bạn di chuyển con chuột. - Thanh cuốn: Di chuyển vùng sketch hiện thời. Mở một sketch mới - Nhấn chuột kép vào biểu tượng GeoSpd (hay tệp Gsketchp.exe). Xuất hiện màn hình: 13 Các công cụ trong phần mềm . Để học cách dựng hình trong GeoSpd, trước tiên chúng ta phải học các chức năng và cách sử dụng các công cụ. Vì sao phải tìm hiểu các công cụ trước tiên? Bởi vì, cũng giống như bình thường khi ta muốn dựng hình thì trước tiên ta phải có trong tay các công cụ: thước kẻ, bút, com pa… và biết rõ công dụng của chúng ví dụ như: com pa thì để vẽ hình tròn, thước kẻ thì để kẻ đường thẳng… Tất cả các công cụ dựng hình của phần mềm GeoSpd đều nằm trên thanh công cụ. Có thể quan sát thấy thanh công cụ nằm bên góc phải của màn hình sketch. Để chọn một công cụ, rất đơn giản, ta chỉ việc nhấn chuột lên công cụ đó trên thanh công cụ, lập tức công cụ này sẽ trở thành công cụ hiện thời. Với một 14 số người không thích sử dụng chuột, họ cũng có thể sử dụng các phím nóng (từ F4 đến F9) để chọn công cụ cho mình. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết từng công cụ dựng hình có sẵn của phần mềm. Công cụ chọn Bảng công cụ chọn chứa 3 loại công cụ chọn lựa. Những công cụ này được sử dụng để lựa chọn hay biến đổi một đối tượng. Bạn có thể sử dụng cả 3 loại công cụ trên để chọn một đối tượng, nhưng để biến đổi đối tượng thì mỗi công cụ lại có một chức năng riêng: Công cụ tịnh tiến: Công cụ này cho phép lựa chọn và di chuyển đối tượng, nhưng không làm thay đổi kích cỡ cũng như hướng của đối tượng. Công cụ quay: Lựa chọn và quay đối tượng quanh một tâm điểm cho trước. Công cụ co giãn: Lựa chọn và co giãn đối tượng đã lựa chọn theo một tâm điểm cho trước. Lựa chọn công cụ trong bảng công cụ chọn Cách 1 - Nhấn chuột chọn công cụ chọn trong hộp công cụ. Bảng công cụ chọn được hiển thị: - Di chuột tới công cụ mà bạn muốn sử dụng và thả chuột. Trên thanh công cụ sẽ hiển thị công cụ chọn mà bạn vừa chọn. Cách 2 - Nhấn phím F4 cho tới khi nào đối tượng công cụ chọn mà bạn muốn sử dụng được hiển thị trên thanh công cụ. 15 Chú ý: Khi một công cụ khác công cụ lựa chọn đang được sử dụng, để lựa chọn nhanh chóng một đối tượng mà không cần phải nhấp chuột chọn công cụ chọn, hãy nhấn phím Ctrl, công cụ hiện thời sẽ chuyển thành công cụ chọn , chức năng này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn. Có thể lựa chọn đồng thời một lúc nhiều đối tượng trên Sketch để di chuyển, quay, co giãn. Cách sử dụng các công cụ chọn 1. Chọn Công cụ chọn trên thanh công cụ hoặc nhấn phím F4 . 2. Di chuyển con trỏ chuột ra vùng sketch, hãy để ý một chút bây giờ con trỏ chuột chuyển thành hình mũi tên: 3. Đưa con trỏ chuột tới đối tượng cần lựa chọn, con trỏ chuột chuyển thành: 4. Nhấn chuột lên đối tượng. Như vậy đối tượng đã được chọn. Chú ý: Có thể chọn nhiều đối tượng bằng cách khi chọn đồng thời nhấn phím Shift 16 1.2.3. Phần mềm Macromedia Flash MX Giao diện của Macromedia Flash MX Khởi động Macromedia Flash MX 2004 . Kích đúp vào biểu tượng của Macromedia Flash MX 2004 trên màn hình. - Tạo ra một hồ sơ Flash mới bằng cách nhấp vào liên kết Flash Document phía dưới tiêu đề Create New. + Ta có thể thay đổi kích thước hoặc một số thuộc tính của Stage trong hộp thoại Document Properties (H54) khi thiết kế. Stage Công cụ (Tool) Thanh tiến trình(timeline) 17 + Để lưu lại tập tin Flash ta chọn File \ Save As. Tạo thước và lưới trong Stage. Để phần thiết kế được thuận lợi và đảm bảo độ chính xác thì ta cần sử dụng thước dọc, thước ngang và lưới kẻ ô vuông. Ta có thể làm như sau : + Thước : Vào View\ Rulers (hoặc Ctrol+Alt+Shift+R) khi đó trên Stage sẽ xuất hiện thanh thước dọc và ngang. + Lưới ô vuông : Vào View \ Grid \ Show Grid (hoặc Ctrl+’) thì trên Stage sẽ xuất hiện lưới ô vuông đã mặc định. Muốn điều chỉnh kích thước của các ô lưới, ta vào View \ Grid \ Edit Grid...Ctrl+Alt+G. Nút thuộc tính hồ sơ Hộp màu nền Tốc độ khung hình (khung hình giây) Nút thiết lập thông số xuất bản Phiên bản của trình thể hiện Flash Player Phiên bản Action Scrip 18 Chia ra các layer Thông thường để tránh nhầm lẫn giữa các thao tác khi thiết kế và hiệu chỉnh nội dung từng layer, người ta thường chia ra các layer như sau : Layer đề bài, hình ảnh minh hoạ, chuyển động, nút điều khiển, đáp án... - Khi mở bảng tiến trình sẽ có một lớp có tên là Layer 1. Nếu bản tiến trình chưa được mở, hãy chọn Window\ Timeline. Ẩn hiện lớp Khoá mở khoá lớp Thể hiện lớp ở dạng đường nét Con trỏ khung hình Chèn lớp Thêm lớp dẫn chuyển động Chèn thư mục lớp Xoá lớp 19 Frame : Là các khung làm việc dùng chứa đối tượng. Có các kiểu khung hình thể hiện trên mỗi Frame như sau: - Khung rỗng: là khung hình chưa làm việc (không chứa gì cả). - Khung khoá: là khung hình nơi chứa các đối tượng, thiết lập chuyển động. - Khung thường: là khung hình hiển thị nội dung của khung hình khoá gần nhất. Các thao tác Frame. + Thêm 1 frame, có các lựa chọn sau: - Insert \ Frame hoặc F5: chèn thêm một khung hình thường tại vị trí chọn. - Insert \ Keyframe hoặc F6: chèn thêm một khung hình khoá tại vị trí chọn (trước đó là các khung hình thường). - Insert \ Blank Keyframe hoặc F7: chèn thêm một khung hình khoá rỗng tại vị trí chọn (trước đó cũng là các khung hình thường). + Xoá 1 Frame: Chọn khung hình cần xoá, kích chuột phải rồi chọn Remove Frame. + Copy, cắt, dán : Chọn khung hình cần xoá, kích chuột phải rồi chọn Copy Frame, Cut Frame, Paste Frames. + Clear Frame: Chuyển một khung hình khoá thành khung hình bình thường. Khi hoàn thiện 1 Layer trước khi chuyển sang Layer khác thì ta nên khoá Layer đó lại để đảm bảo an toàn. Đối với bài toán mà ta cần sử dụng nhiều Layer thì ta nên đặt tên cho Layer để dễ tìm, tránh nhầm lẫn. Sử dụng các công cụ - Khi muốn sử dụng công cụ nào trong bảng điều khiển ta chỉ việc dùng chuột chọn công cụ đó. Công cụ được chọn sẽ hiển thị nền trắng. Chẳng hạn muốn vẽ hình chữ nhật, ta chỉ việc chọn công cụ Rectangle Tool (R) rồi tiến hành vẽ trên Stage, khi đó hình chữ nhật được vẽ sẽ có màu đường viền là màu của ô phía trên trong phần điều khiển màu và màu nền là màu của ô phía dưới. 20 Nếu muốn chèn văn bản vào trong Stage, ta chỉ việc chọn công cụ ghi chữ A trong bảng công cụ, đưa ra vị trí thích hợp trong Stage rồi nhập văn bản vào. Ta có thể hiệu chỉnh văn bản bằng cách mở thực đơn Window\ Properties. Sử dụng Action Scipt Để biến đổi các đoạn phim, các hình ảnh (chuyển động, biến hình, màu sắc...) một cách linh hoạt và tiết kiệm bộ nhớ, tăng tốc độ, chúng ta có thể sử dụng các Action Scipt để kiểm soát thuộc tính và điều khiển chúng theo ý muốn. - Mở hộp Action như hình dưới đây. Công cụ đang được chọn Menu thả xuống Các công cụ Vùng View Điều khiển màu (vùng Colors) Các tuỳ chọn bổ sung (vùng Options) 21 Chọn thuộc tính bằng cách sử dụng menu (dấu +) trên thanh công cụ của Action hoặc có thể nhập mã lệnh trực tiếp vào ô trống phía dưới thanh công cụ (H63). 1.3. Đặc điểm nhận thức lứa tuổi học sinh lớp 4, 5 So với trẻ lớp 1, 2, 3 thì HS lớp 4, 5 đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện hơn nhiều về các mặt của nhận thức. Đó là ngôn ngữ, trí nhớ, ý chí, ghi nhớ, tình cảm và tưởng tượng... Cụ thể như sau: 1.3.1. Tri giác Ở độ tuổi đầu cấp tiểu học, tri giác của các em còn gắn liền với hoạt động thực tiễn (sờ, nắn, cầm, bắt) nhưng với HS lớp 4, 5 tri giác của các em không còn gắn liền với hoạt động học thực tiễn, các em đã phân tích được từng đặc điểm của đối tượng, biết tổng hợp thực tiễn, các em đã phân tích được từng đặc điểm của đối tượng, biết tổng hợp các đặc điểm riêng lẽ theo qui định. 1.3.2. Chú ý Chú ý không có chủ định là đặc điểm cơ bản, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí, khả năng điều khiển chú ý còn hạn chế ở HS tiểu học. HS lớp 4, 5 dần hı̀nh thành kı̃ năng tổ chức, điều chı̉nh chú ý của mı̀nh, trẻ có thể duy trì chú ý suốt một giờ học. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chı́ trong hoạt động học tập cũng như việc học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,… 1.3.3. Trí nhớ Ở HS tiểu học cả ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không có chủ định đều đang phát triển, đối với HS lớp 4, 5 ghi nhớ có chủ định của các em phát triển mạnh. Tuy vậy, ở lứa tuổi này ghi nhớ không có chủ định vẫn giữ vai trò quan Nơi viết mã lệnh 22 trọng. Ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em… 1.3.4. Tưởng tượng Tưởng tượng của HS tiểu học so với HS mẫu giáo phát triển và phong phú hơn. Tưởng tượng của các em HS lớp 1, 2 mang nặng tính trực quan cụ thể, còn đối với các em HS lớp 4, 5 tính trực quan cụ thể của tưởng tượng đã giảm đi bởi vì ở các em sức tưởng tượng dựa trên ngôn ngữ đã được phát triển. Tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hı̀nh ảnh trẻ đã tái tạo ra những hı̀nh ảnh mới. Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tı̀nh cảm, những hı̀nh ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tı̀nh cảm của các em. 1.3.5. Tư duy Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, các em lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. HS lớp 4, 5 đã có thể thoát khỏi ảnh hưởng chủ quan của những dấu hiệu trực tiếp và hoàn toàn dựa vào những tri thức và những khái niệm được hình thành trong quá trình học tập. Khi hình thành khái niệm HS hoàn toàn dựa vào những dấu hiệu phản ánh mối liên hệ và quan hệ bản chất giữa các sự vật và hiện tượng, các em đã biết xếp loại của khái niệm, phân biệt những khái niệm rộng hơn, hẹp hơn. Trên cơ sở này, các em nắm được phương pháp phân loại các đối tượng, kĩ năng xây dựng kết luận, chứng minh, hệ thống lập luận cũng được phát triển. Đến cuối cấp học, sự phân tích bằng trí óc của các em đã phát triển rất rõ, vì các em đã bắt đầu nghiên cứu có hệ thống các lĩnh vực rộng rãi của các môn học. 23 1.4. Mục tiêu, nội dung dạy học các yếu tố hình học lớp 4, 5 1.4.1. Mục tiêu của việc dạy các yếu tố hình học lớp 4, 5 1.4.1.1. Hình thành những biểu tượng chính xác về hình học thông dụng Ngay từ lớp 1, học sinh được làm quen với một số hı̀nh hı̀nh học thường gặp. Dựa trên trực giác mà các em có thể nhận biết hı̀nh một cách tổng thể. Dần dần, lên các lớp trên việc nhận biết hı̀nh sẽ được chı́nh xác nhờ biết được các đặc điểm (về cạnh, góc) của hı̀nh. Đồng thời ở lớp 4, 5 các em cũng được học đo diện tı́ch và thể tı́ch hı̀nh; các em có thể nhận biết được gần đúng (ước lượng) số đo đoạn thẳng, diện tı́ch, thể tı́ch của một số vật thường dùng. Việc giúp học sinh hı̀nh thành những biểu tượng hı̀nh học có tầm quan trọng vı̀ điều đó giúp các em định hướng đúng trong không gian, gắn việc học với cuộc sống xung quanh và chuẩn bị học môn hı̀nh học ở cấp học tiếp theo, là tiền đề để hỗ trợ học tốt các môn học khác như: vẽ, thủ công, địa lý…Đồng thời giải quyết những bài toán khó trong thực tế. 1.4.1.2. Rèn luyện kĩ năng thực hành và phát triển tư duy Một trong những hoạt động khi học hı̀nh học là đo đạc và vẽ hı̀nh. Học sinh thường xuyên sử dụng những dụng cụ học tập như thước, êke, compa,.. để đo đạc, vẽ hı̀nh, kiểm tra những đặc điểm của hı̀nh. Điều đó sẽ giúp các em chı́nh xác hóa những biểu tượng về hı̀nh hı̀nh học và nắm được những dấu hiệu bản chất của hı̀nh. Nhưng kĩ năng này được rèn luyện từng bước bước một, từ thấp đến cao. Ví dụ lớp 1 dùng thước thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ Ô vuông có cho trước các đỉnh; lớp 3 học dùng ê ke, com pa; lớp 4 học dùng ê ke để vẽ chính xác hình chữ nhật, đường thẳng song song… Trong quá trı̀nh học những yếu tố hı̀nh học các em sẽ được rèn luyện và phát triển trı́ tưởng tượng không gian, năng lực quan sát, so sánh phân tı́ch tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa. 1.4.1.3. Tích lũy những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống và học tập của học sinh Dạy học những yếu tố hı̀nh học ở tiểu học được tiến hành qua thực hành để tı́ch lũy những hiểu biết cần thiết cho học sinh. Các em tiến hành đo đạc, vẽ hı̀nh, cắt ghép hı̀nh, gấp giấy, tô màu…đồng thời các em biết tı́nh toán các số đo độ 24 dài, diện tı́ch, thể tı́ch; từ việc thực hành đo đạc, vẽ hı̀nh mà tı́nh được chu vi, diện tı́ch, thể tı́ch của hı̀nh. Dần dần, các em có thể ước lượng được độ lớn của hı̀nh, của đồ vật thường gặp. Khi tiến hành đo, viết, đọc các số đo đại lượng các em hiểu và nắm vững hơn khái niệm số vı̀ đối với học sinh thı̀ số đo đại lượng dễ gặp hơn các số “thuần túy”. Các hı̀nh hı̀nh học trở thành phương tiện trực quan giúp cho việc học số. 25 1.4.2. Nội dung dạy học các yếu tố hı̀nh học lớp 4, 5 Nội dung Lớp 4 Lớp 5 Hình học cơ bản - Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt; hai đường thẳng vuông góc với nhau, hai đường thẳng song song với nhau. - Thực hành vẽ hình chữ nhật, hình vuông. - Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi cùng các yếu tố của nó. - Thực hành vẽ hình bình hành, gấp cắt tạo hình thoi. - Giới thiệu hình tam giác, hình thang. - Giới thiệu hình tròn. - Giới thiệu hình khối: hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu. Giải toán có nội dung hình học - Tính chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi. - Tính diện tích hình tam giác, hình thang. - Tính chu vi và diện tích hình tròn. - Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình trụ, thể tích hình trụ. 26 1.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học các yếu tố hình học 1.5.1. Mục đích điều tra Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài vận dụng CNTT trong thiết kế các hoạt động dạy học các YTHH trong môn Toán lớp 4, 5 nhằm giúp HS lĩnh hội các YTHH một cách chính xác và nhanh nhất. 1.5.2. Đối tượng điều tra Trong phạm vi của đề tài, đối tượng của chúng tôi tiến hành điều tra là 104 HS tiểu học lớp 4, 5 và 18 GV tại các trường tiểu học sau: + Trường Tiểu học Kim Đồng (thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam). + Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ (xã Điện Phương - thị xã Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam). + Để quá trình điều tra được thiết thực, chúng tôi tiến hành điều tra học ở các trường với nhiều trình độ học lực khác nhau. Các GV chúng tôi điều tra đều đạt chuẩn, tốt nghiệp THSP, CĐSP, ĐHSP hệ chính quy, tại chức, từ xa hoặc đang theo học các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 1.5.3. Nội dung điều tra 1.5.3.1. Giáo viên Để điều tra ý kiến của GV chúng tôi sử dụng “Phiếu trưng cầu ý kiến” (Phụ lục 1) gồm 10 câu hỏi liên quan các nội dung sau: + Câu 1, 2, 3: Tìm hiểu nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH cho HS lớp 4, 5. + Câu 4, 5, 6, 7: Tìm hiểu việc ứng dụng CNTT trong dạy học các yếu tố hình cho HS lớp 4, 5. + Câu 8, 9, 10: Tìm hiểu thái độ của phụ huynh và hứng thú của HS khi có học các bài toán về YTHH có ứng dụng CNTT. 1.5.3.2. Học sinh Chúng tôi tiến hành điều tra HS bằng Mẫu phiếu điều tra (Phụ lục 2) Nội dung phiếu điều tra gồm 6 câu hỏi: 27 + Câu 1, 2: Tìm hiểu về kết quả học tập trong học kỳ trước của HS và khả năng học toán về YTHH của HS. + Câu 3: Tìm hiểu khó khăn của HS khi học các bài toán về YTHH. + Câu 4: Tìm hiểu về mức độ thường xuyên của HS tiếp xúc với công nghệ thông trong học các YTHH. + Câu 5, 6: Tìm hiểu về hứng thú của HS trong việc học các bài toán về YTHH có ứng dụng CNTT. 1.5.4. Phương pháp điều tra 1.5.4.1. Phương pháp Ankét (phiếu điều tra) - Mục đích: Sử dụng phiếu điều tra HS nhằm tìm hiểu sự hứng thú khi học các YTHH có ứng dụng CNTT và phiếu trưng cầu ý kiến GV đang dạy học lớp 4, 5 nhằm nắm rõ quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH lớp 4, 5. - Cách tiến hành: Chúng tôi tiến hành điều tra với tổng số phiếu phát ra là 18 phiếu điều tra GV và 104 phiếu điều tra HS, số phiếu thu vào bằng số phiếu phát ra. 1.5.4.2. Phương pháp đàm thoại - Mục đích: Kết hợp với việc quan sát chúng tôi còn trao đổi với GV và HS để có thêm những thông tin về những vấn đề đang nghiên cứu (quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH và hứng thú của HS khi học ...). - Cách tiến hành: Gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi trực tiếp với GV và HS khối lớp 4, 5 trường Tiểu học Kim Đồng, trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ trong những giờ giải lao để thăm dò ý kiến, nguyện vọng của thầy cô giáo cũng như mong muốn của các em HS khi nói về việc ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH. 1.5.4.3. Phương pháp quan sát - Mục đích: Tìm hiểu thực trạng dạy và học YTHH có ứng dụng CNTT của GV và HS nhằm có cơ sở chắc chắn trong quá trình nghiên cứu. - Cách tiến hành: Quan sát một số tiết dạy của GV ở một số trường Tiểu học, tìm hiểu lỗi sai về YTHH trong vở bài tập thực hành Toán và ôn luyện toán, vở bài tập toán của HS lớp 4, 5. 28 1.5.5. Kết quả điều tra và kết luận về kết quả 1.5.5.1. Kết quả điề u tra 1.5.5.1.1. Giáo viên Kết quả điều tra như sau: - Nội dung 1 : Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH cho HS lớp 4, 5. Bảng 1. Nhận thức của GV về khái niệm CNTT. Khái niệm Lựa chọn Tỉ lệ a. CNTT là một ngành kỹ thuật vận dụng tất cả các tiến bộ khoa học, công nghệ, điện tử, toán học,…để thu nhập, biến đổi, truyền tải, lưu trữ, phân tı́ch, suy luận, sắp xếp thông tin…phục vụ cho lợi ı́ch của con người. Cụ thể: máy tı́nh, internet, phần mềm, trı́ tuệ nhân tạo, tự động hóa..đều thuộc lı̃nh vực của CNTT. 9 18 50 b. CNTT là các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kı̃ thuật hiện đại: kı̃ thuật máy tı́nh và viễn thông nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lı̃nh vực của con người. 718 38,9 c. CNTT là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều lĩnh vực khác nhau như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình. 218 11,1 Căn cứ vào số liệu thể hiện ở bảng 1, chúng tôi nhận thấy rằng các GV đã có những cách hiểu khác nhau nhưng cho thấy các GV đã hiểu CNTT là gı̀. Các thầy cô đã nắm bắt được vai trò của CNTT trong cuộc sống cũng như trong giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng. 29 Bảng 2. Nhận thức của GV về việc ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH. Mức độ Lựa chọn Tỉ lệ a. Rất cần thiết 318 16,7 b. Cần thiết 1018 55,5 c. Bình thường 518 27,8 d. Không cần thiết 018 0 Từ số liệu ở bảng 2, chúng tôi nhận thấy rằng tỉ lệ các GV cho rằng CNTT rất cần thiết trong dạy - học chiếm 16,7 và mức độ cần thiết chiếm đến 55,5. Mức độ bình thường là 27,8, ngoài ra mức độ không cần thiết chiếm 0. Các GV đã nhận biết được vai trò của CNTT trong dạy học nói chung và trong dạy các yếu tố hı̀nh học nói riêng. Đưa CNTT vào trong giảng dạy chı́nh là một phương pháp đổi mới trong quá trı̀nh dạy trẻ. Bảng 3. Mức độ thường xuyên ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH. Mức độ Lựa chọn Tỉ lệ a. Thường xuyên. 6 18 33.3 b. Thỉnh thoảng. 12 66,7 c. Không bao giờ. 0 0 Căn cứ vào số liệu ở bảng 3, chúng ta nhận thấy: + 618 giáo viên (chiếm 33,3 ) chọn đáp án a: cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của các giáo viên trẻ tuổi. Các cô thı́ch thú với sự sáng tạo trong quá trı̀nh sử dụng các phần mềm dạy học. + 1218 giáo viên (chiếm 66,7 ) chọn đáp án b: Đây là đa số bộ phận giáo viên lâu năm, có tuổi nghề cao, cho rằng khó sử dụng CNTT, tốn nhiều thời gian cho việc thiết kế một bài giảng điện tử. + Việc tỉ lệ GV rất ít sử dụng CNTT là 0 đã cho ta thấy không có GV nào chưa từng sử dụng CNTT trong dạy học. - Nội dung 2: Thực tiễn việc ứng dụng CNTT trong dạy học các yếu tố hình cho HS lớp 4,5. 30 Bảng 4. Khó khăn nhất khi ứng dụng CNTT vào dạy các yếu tố hı̀nh học cho học sinh. Khó khăn Lựa chọn Tỉ lệ a. Khả năng sử dụng phần mềm. 918 50 b. Trang thiết bị của nhà trường. 318 16,7 c. Tốn nhiều thời gian 618 33,3 Căn cứ vào bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy: + 918 giáo viên (chiếm 50 ) chọn đáp án a: Khi sử dụng CNTT, giáo viên đã nhận biết được khó khăn hay gặp trong quá trı̀nh sử dụng, chẳng hạn trong phần mềm Power Point thı̀ chı̉ có toàn tiếng Anh. + 318 giáo viên (chiếm 16,7 ) chọn đáp án b : Ở 2 trường đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phòng máy, màn hı̀nh chiếu,..mỗi lần muốn dạy bằng bài giảng điện tử, thı̀ phải di chuyển lên phòng máy,…rất bất tiện và phức tạp. + 618 giáo viên (chiếm 33,3) chọn đáp án c: Nhiều giáo viên cho rằng để soạn một bài học về YTHH có ứng dụng CNTT thı̀ mất rất nhiều thời gian về khâu chuẩn bị. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Khả năng sử dụng phần mềm Trang thiết bị của nhà trường Tốn nhiều thời gian 50 16,7 33,3 31 Bảng 5. Thời điểm ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH. Thời điểm Lựa chọn Tỉ lệ a. Kiểm tra bài cũ. 418 22,2 b. Hình thành kiến thức mới. 918 50 c. Thực hành. 518 27,8 Căn cứ vào bảng số liệu, chúng ta nhận thấy: Với những cách ứng dụng khác nhau trong quá trình dạy học nhưng cho thấy các GV đã biết vận dụng CNTT trong dạy học các YTHH. Các GV đã nắm bắt được vai trò của CNTT trong việc kiểm tra, hình thành kiến thức cũng như trong quá trình luyện tâp – thực hành các YTHH. Bảng 6. Phần mềm để thiết kế các hoạt động dạy học các YTHH. Thời điểm Lựa chọn Tỉ lệ a. Phần mềm Power Point. 1818 100 b. Phần mềm Geometer’s Sketchpad. 018 0 c. Phần mềm Macromedia Flash MX. 018 0 Căn cứ vào bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy 1818 giáo viên ( chiếm 100 ) chọn đáp án a: đa số các giáo viên chọn phần mềm Power Point. Đây là một phần mềm phổ biến. Với 2 phần mềm Geometer’s Sketchpad và phần mềm 22,2 50 27,8 Thời điểm ứng dụng CNTT Kiểm tra bài cũ Hình

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON - - ĐỖ THỊ HẢI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 Để hoàn thành được khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô giáo ở trường Đại học Quảng Nam cũng như tại trường Tiểu học và bạn bè cùng khóa Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến cô giáo Th.S Đinh Thị Ngàn Thương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này Trong quá trình hoàn thành bài khóa luận, tôi còn được sự góp ý chân thành, nhiệt tình của quý thầy, cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non, tôi xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của thầy cô Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh ở trường Tiểu học Kim Đồng thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam, trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ xã Điện Phương - thị xã Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi điều tra, nghiên cứu thực trạng Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của những người thân trong gia đình, bạn bè đã thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và động viên Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực hết sức mình nhưng do điều kiện thời gian và khả năng của bản thân có hạn, tôi chắc rằng đề tài khóa luận của mình không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, những lời nhận xét, góp ý của thầy cô và các bạn chính là điều kiện để khóa luận ngày một hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 Người thực hiện Đỗ Thị Hải DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐSP Cao đẳng Sư phạm CNTT Công nghệ thông tin GV Giáo viên HS Học sinh NXB Nhà xuất bản NĐC Nhóm đối chứng NTN Nhóm thực nghiệm Tr Trang THSP Trung học Sư phạm SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên YTHH Yếu tố hình học DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ, SỐ LIỆU STT Tên bảng Trang 28 Bảng 1 Nhận thức của GV về khái niệm công nghệ thông tin 29 Bảng 2 Nhận thức của GV về việc ứng dụng công nghệ thông 29 tin trong dạy học các yếu tố hình học 30 30 Bảng 3 Mức độ thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin Bảng 4 trong dạy học các yếu tố hình học Biểu đồ 1 Khó khăn nhất khí ưng dụng công nghệ thông tin vào dạy các yếu tố hı̀nh học cho học sinh Khó khăn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các yếu tố hı̀nh học Bảng 5 Thời điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy 31 học các yếu tố hình học Biểu đồ 2 Thời điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy 31 học các yếu tố hình học Bảng 6 Phần mềm để thiết kế các hoạt động dạy học các yếu 31 tố hình học Bảng 7 Lý do sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học các 32 yếu tố hình học Bảng 8 Thái độ của phụ huynh với việc cho trẻ học các yếu tố 32 hình học có ứng dụng công nghệ thông tin Bảng 9 Mức độ hứng thú của học sinh khi học các yếu tố hình 33 học có ứng dụng công nghệ thông tin Biểu đồ 3 Mức độ hứng thú của học sinh khi học các yếu tố hình 33 học có ứng dụng công nghệ thông tin Bảng 10 Mức độ nhận thức của học sinh khi hình thành các 34 biểu tượng hình học thông qua ứng dụng công nghệ thông tin Bảng 11 Kết quả học tập của học sinh học kỳ I vừa qua 34 Bảng 12 Hứng thú của học sinh khi học toán về yếu tố hình học 34 Bảng 13 Khó khăn của học sinh khi học các yếu tố hình học 35 Bảng 14 Mức độ thường xuyên của HS tiếp xúc với công nghệ 35 thông tin khi học các yếu tố hình học Bảng 15 Hứng thú của HS trong việc học các bài toán về yếu tố 36 hình học có ứng dụng công nghệ thông tin Biểu đồ 4 Hứng thú của HS trong việc học các bài toán về yếu tố 36 hình học có ứng dụng công nghệ thông tin Bảng 16 Lý do học sinh thích học các bài toán về yếu tố hình 37 học có ứng dụng công nghệ thông tin Bảng 17 Kết quả đạt được sau khi học sinh làm phiếu thực 68 nghiệm Biểu đồ 5 So sánh kết quả của NĐC và NTN 69 MỤC LỤC PHẦN A MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 3 4.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3 4.3 Phương pháp thống kê toán học 3 5 Lịch sử nghiên cứu 4 6 Đóng góp của đề tài 5 7 Cấu trúc của đề tài 5 PHẦN B NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG 6 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 6 1.1 Vai trò của công nghệ thông tin 6 1.1.1 Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học 6 1.1.2 Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học 6 1.2 Giới thiệu phần mềm thường được sử dụng trong dạy học các yếu tố hình học 8 1.2.1 Phần mềm PowerPoint 8 1.2.2 Phần mềm Geometer’s Sketchpad 5.0 12 1.2.3 Phần mềm Macromedia Flash MX 16 1.3 Đặc điểm nhận thức ĺưa tuổi học sinh lớp 4, 5 21 1.3.1 Tri giác 21 1.3.2 Chú ý 21 1.3.3 Trí nhớ 21 1.3.4 Tửơng tượng 22 1.3.5 Tư duy 22 1.4 Mục tiêu, nội dung dạy học các yếu tố hình học lớp 4, 5 23 1.4.1 Mục tiêu của việc dạy các yếu tố hình học lớp 4, 5 23 1.4.1.1 Hình thành những biểu tượng chính xác về hình học thông dụng 23 1.4.1.2 Rèn luyện kĩ năng thực hành và phát triển tư duy 23 1.4.1.3 Tích lũy những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống và học tập của học sinh 23 1.4.2 Nội dung dạy học các yếu tố hı̀nh học lớp 4, 5 25 1.5 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học các yếu tố hình học 26 1.5.1 Mục đích điều tra 26 1.5.2 Đối tượng điều tra 26 1.5.3 Nội dung điều tra 26 1.5.3.1 Giáo viên 26 1.5.3.2 Học sinh 26 1.5.4 Phương pháp điều tra 27 1.5.4.1 Phương pháp Ankét (phiếu điều tra) 27 1.5.4.2 Phương pháp đàm thoại 27 1.5.4.3 Phương pháp quan sát 27 1.5.5 Kết quả điều tra và kết luận về kết quả 28 1.5.5.1 Kết quả điều tra 28 1.5.5.1.1 Giáo viên 28 1.5.5.1.2 Học sinh 34 1.5.5.2 Kết luận về kết quả điều tra 37 1.5.5.2.1 Thuận lợi 37 1.5.5.2.2 Khó khăn 38 CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 40 2.1 Khai thác công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học ở lớp 4, 5 40 2.2 Căn cứ để thiết kế hoạt động dạy học các yếu tố hình học có ứng dụng công nghệ thông tin 44 2.2.1 Mục tiêu dạy học toán ở tiểu học 44 2.2.3 Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học 45 2.2.4 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4, 5 45 2.3 Quy trình ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế hoạt động dạy học 46 2.4 Thiết kế một số bài học 48 2.4.1 Trên Geometer’s Sketchpad 5.0 48 2.4.2 Trên Power Point 51 2.4.3 Trên phần mềm Macromedia Flash MX 2004 56 CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 64 3.1 Mô tả thực nghiệm 64 3.1.1 Mục đı́ch thực nghiệm sư phạm 64 3.1.2 Đối tượng thực nghiệm 64 3.1.3 Địa điểm thực nghiệm 64 3.1.4 Thời gian thực nghiệm 65 3.1.5 Chuẩn bị thực nghiệm 65 3.2 Tiêu chı́ đánh giá 65 3.3 Tiến hành thực nghiệm 66 3.4 Kết quả thực nghiệm 67 3.5 Kết luận về thực nghiệm sư phạm 69 PHẦN C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 1 Kết luận 71 2 Kiến nghị 72 3 Hứơng nghiên ćưu sau đề tài 72 PHẦN D TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHẦN A MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo đã đặt ra mục tiêu: “Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”, và cũng đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” Để làm được điều này thì công tác giáo dục đào tạo phải hết sức chú trọng đến việc giáo dục và đào tạo nhân tài ngay từ lúc còn trẻ, nhất là cấp tiểu học Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh (HS) là cấp thiết hiện nay, với một công cụ hỗ trợ đắc lực là công nghệ thông tin (CNTT) CNTT là một lĩnh vực đột phá có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, nâng cao chất lượng trong cuộc sống, đảm bảo an ninh quốc phòng và khả năng đi trước đón đầu để thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Đối với giáo dục, ứng dụng CNTT có tác động mạnh làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy học phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế Để đạt được mục tiêu đó, những năm gần đây, với việc sử dụng CNTT để công nghệ hóa quá trình dạy học đã trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các nhà trường Đây là một phương tiện dạy học hiện đại, hữu ích và hiệu quả trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Toán tiểu học nói riêng Môn Toán ở chương trình tiểu học là một trong hai môn học công cụ có vị trí khá quan trọng Đặc biệt những kiến thức về hình học là những kiến thức có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày Đây là lĩnh vực có tính thực tiễn rất lớn: khả năng nhận biết mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian của thế giới hiện thực góp phần phát triển tư duy, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; hình thành các phẩm chất cần thiết cho HS – những con người lao động 1 mới Từ việc đo đạc, tính toán một số hình đơn giản và việc nhận dạng hình cũng giúp các em bước đầu tiếp xúc và làm quen với công tác tính toán, xây dựng Hay qua việc lắp ghép các hình cũng làm tư duy trừu tượng của các em phát triển Nhờ đó các em có thể liên hệ vận dụng tốt trong việc học tập các môn học khác như thủ công, hội họa,…Vì vậy, bên cạnh mạch kiến thức trọng tâm về số học thì các kiến thức về yếu tố hình học (YTHH) cũng gắn bó chặt chẽ và cần được chú trọng trong quá trình dạy và học môn Toán Đồng thời việc lựa chọn cách thức tổ chức, phương pháp dạy các YTHH ở cấp tiểu học cũng là một vấn đề mà chắc rằng mỗi GV trước khi đến lớp phải suy nghĩ và trăn trở, phải làm như thế nào để đưa các em lĩnh hội kiến thức hình học một cách nhanh nhất, bằng con đường ngắn nhất Với hy vọng bước đầu có những biến đổi đáng kể trong giảng dạy, cũng như kết quả học tập của HS, dẫn dắt HS lĩnh hội các YTHH một cách chính xác hơn, trọn vẹn hơn bằng con đường nhanh hơn và thuận lợi hơn, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 4, 5” 2 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài vận dụng CNTT trong thiết kế các hoạt động dạy học các YTHH trong môn Toán lớp 4, 5 nhằm giúp HS lĩnh hội các YTHH một cách chính xác và hiệu quả 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Thiết kế các hoạt động có ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH ở lớp 4, 5 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Một số vấn đề lí luận liên quan đến ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH lớp 4, 5 - Cơ sở thực tiễn: + Tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy và học các YTHH trong môn Toán lớp 4, 5 của giáo viên (GV) ở trường Tiểu học Kim Đồng – 2

Ngày đăng: 10/03/2024, 18:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan