Tiểu luận quy luật lượng chất l1 (1)

23 0 0
Tiểu luận quy luật lượng chất l1 (1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. Trong sự vận động luân hồi và tuần hoàn của vật chất con người dần nhận ra được tính “quy luật” của sự vật, hiện tượng. Các quy luật của tự nhiên, xã hội cũng như tư duy của con người đều mang tính khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng vào thực tế. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và người lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  MÔN HỌC: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN TIỂU LUẬN Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại Vận dụng trong thực tiễn GVHD: ThS Chu Thị Hiền SVTH: 1.Nguyễn Thị A 18191732 2 2 Lê Văn B 18199224 3.Hồ Tư C 18919235 Mã lớp học: LLCT150105_16CLC Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 03 năm 2023 NHẬN XÉT GIÁO VIÊN GIẢNG VIÊN Chu Thị Hiền MỤC LỤC MÔN HỌC: 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU .1 1 Đặt vấn đề 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 1 PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI 2 2.1 Một số khái niệm cơ bản 2 2.1.1 Khái niệm về chất .2 2.1.2 Khái niệm về lượng .3 2.2 Nội dung quy luật lượng chất 3 2.3 Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất 3 2.4 Ý nghĩa phương pháp luận 4 PHẦN 3: VẬN DỤNG QUY LUẬT LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI TRONG THỰC TIỄN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 6 3.1 Những vận dụng quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại của sinh viên hiện nay 6 3.1.1 Vận dụng vào tìm hiểu về cách thức vận động của quá trình tích lũy kiến thức của học sinh 6 3.1.2 Lượng chưa tích lũy đủ không đảm bảo cho chất mới được hình thành và phát triển .8 3.1.3 Chưa tích lũy đủ lượng, sẽ không có phát triển 9 3.1.4 Xác định các điểm nút và bước nhảy chắc chắn 9 3.2 Ý nghĩa việc nhận thức quy luật lượng chất rất to lớn trong thực tiễn hiện nay trong nền giáo dục của nước ta hiện nay 10 3.3 Giải pháp nhằm khắc phục những điểm thiếu sót và hạn chế của sinh viên hiện nay trong việc nhận thức quy luật lượng chất .13 3.3.1 Ý thức học tập của sinh viên 13 3.3.2 Hình thành động cơ học tập và nghiên cứu 14 3.3.3 Phương pháp học tập của sinh viên 14 PHẦN 4: KẾT LUẬN .16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề Trong sự vận động luân hồi và tuần hoàn của vật chất con người dần nhận ra được tính “quy luật” của sự vật, hiện tượng Các quy luật của tự nhiên, xã hội cũng như tư duy của con người đều mang tính khách quan Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng vào thực tế Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và người lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy Các quy luật của tự nhiên, xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính khách quan Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng vào thực tế Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại Đây được coi là cách thức vận động, phát triển của mọi sự vật trong thế giới Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật hiện tượng Đối với sinh viên - giai đoạn có nhiều thay đổi về môi trường sống, sinh hoạt và học tập, đòi hỏi sự thích nghi là cần thết Việc nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại sẽ có ý nghĩa rất lớn, thông qua đó xây dựng cho mình phương pháp học tập và rèn luyện phù hợp với bản thân và điều kiện sống Đó là lý do, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại Vận dụng trong thực tiễn” làm đề tài tiểu luận của mình 2 Mục tiêu nghiên cứu Trước tình hình hội nhập đa chiều, có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại Trên cơ sở đó nghiên cứu về cơ sở lý luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại Từ đó vận dụng trong thực tiễn cuộc sống 1 PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI 2.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1 Khái niệm về chất Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác Chất là chất của mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan, cái làm nên sự vật, để phân biệt nó với vô vàn các sự vật, hiện tượng khác cùng tồn tại trong thế giới Từ quan niệm về chất nêu trên chúng ta không nên đồng nhất khái niệm chất với khái niệm thuộc tính Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính Nhưng những thuộc tính này không tham gia vào việc quy định chất như nhau, mà chỉ có những thuộc tính cơ bản mới quy định chất của sự vật Vì thế, chỉ khi nào thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi Khi các thuộc tính không cơ bản có thể thay đổi, nhưng không làm cho chất của sự vật thay đổi Mặt khác, các thuộc tính cũng như chất của sự vật chỉ bộc lộ qua những mối liên hệ cụ thể Do đó, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ là tương đối Và như vậy, mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất tuỳ theo những mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác Theo Ph Ăngghen: “Những chất lượng không tồn tại, mà những sự vật có chất lượng, hơn nữa, những sự vật có vô vàn chất lượng mới tồn tại” Chất biểu hiện tính ổn định tương đối của sự vật, là cái vốn có và không tách rời sự vật Do đó, không thể có chất tồn tại “thuần tuý” hoặc là phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của con người như các nhà triết học duy tâm chủ quan quan niệm Chất của sự vật không chỉ được xác định bởi chất của các yếu tố cấu 2 thành sự vật mà còn được xác định bởi trật tự sắp xếp, phương thức liên kết giữa các yếu tố Ví dụ: 3 nguyên tử cabon liên kết với nhau theo mạch thẳng sẽ cho chúng ta chất than đá 4 nguyên tử cabon liên kết với nhau theo mạch vòng sẽ cho chúng ta chất kim cương 2.1.2 Khái niệm về lượng Lượng là phạm trù triết học dung để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng , quy mô , trình độ , nhịp độ , nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật như các thuộc tính của sự vật Lượng là cái vốn có của sự vật , song lượng chưa làm cho sự vật là nú , nói cách khác lượng không phải là phạm trù để phân biệt giữa các sự vật hiện tượng Sự phân biệt lượng chất chỉ mang tính tương đối có những tính quy định mối quan hệ này là chất của sự vật song mối quan hệ khác lại là lượng của sự vật Đặc trưng của lượng được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, tổng số nhiều hay ít, trình độ cao hay thấp, tốc độ nhanh hay chậm 2.2 Nội dung quy luật lượng chất Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển Trong đó, các vận động được thực hiện với quá trình biến đổi và tổng hợp lượng Khi đến điểm nút, thực hiện các bước nhảy và sinh ra chất mới Làm thay đổi, với các tính chất thể hiện cũng như nhận thức khác Sự tất yếu này diễn ra với mỗi hoạt động, dấu mốc mà con người nhận thức Mang đến phát triển đi lên đối với sự vật, hiện tượng nói chung Biến đổi về lượng đến một mức nhất định, vừa đủ ở điểm nút Thực hiện bước nhảy sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh chất mới Và cứ như vậy có các biến đổi lại tiếp tục được triển khai Đảm bảo mang đến các biến đổi và vận động không ngừng nghỉ Tạo ra các giá trị thể hiện mới trong phản ánh thực tế 3 2.3 Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất Sự thay đổi về lượng sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại sự phát triển về chất sẽ kéo theo sự thay đổi về lượng Trong học tập, qua các kì thi ( điểm nút ) sinh viên sẽ biết được khả năng , kết quả mà mình đã đạt được ( bước nhảy ) để có thể tiến tới các bước tiếp theo Các kì thi của một môn học ( bước nhảy cục bộ ) sẽ làm cho sinh viên đạt kết quả cao cho cả học kì , cả năm học ( bước nhảy toàn bộ ) Vậy nên có thể nói mọi vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất , sự thay đổi dần dần của lượng tới điểm nút sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy , chất mới được tạo ra lại tác động vào sự thay đổi sinh ra lượng mới có chất cao hơn Quá trình đó diễn ra lien tục và không ngừng thay đổi *Lượng đổi dẫn đến chất đổi Mọi sự vật đều có mặt chất và mặt lượng của nó, khi sự vật vận động và phát triển, cả hai mặt chất và lượng đều biến đổi theo Sự thay đổi lượng có thể diễn ra trong một khoảng nhất định mà chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật Độ: là khái niệm dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng, đó là khoảng thờii gian giới hạn mà trong giới hạn đó lượng thay đổi nhưng chất chưa thay đổi về cơ bản Điểm nút: là điểm giới hạn trong sự thay đổi về lượng mà sự thay đổi về lượng đạt tới đó sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật Nhảy vọt: là khái niệm dùng để chỉ 1 giai đoạn trong quá trình vận động và phát triển ở đó sự thay đổi về lượng đang dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất của sự vật Chất mới ra đời tác động trở lại tới sự thay đổi về lượng: làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, thay đổi nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật đó 4 2.4 Ý nghĩa phương pháp luận Nhận thức: Để có tri thức đầy đủ về sự vật, phải có nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó, khi đạt tới tri thức về sự thống nhất giữa lượng và chất ta sẽ có tri thức hoàn chỉnh về sự vật đó Thực tiễn: cần chống hai chủ quan sai lầm là tuyệt đối hoá qúa trình thay đổi về chất hay tuyệt đối hoá quá trình thay đổi về lượng * Ý nghĩa trong nhận thức Giải thích cho các vận động, biến đổi và phát triển đi lên của sự vật, hiện tượng Với tính tất yếu của sự sinh trưởng, phát triển Theo kèm là các nhận thức, kinh nghiệm tăng thêm theo thời gian, theo hiệu quả học tập Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất Gắn với các tự nhiên và tác động xung quanh nó Mang đến các cách thức để giải quyết hay vượt qua trên thực tế Đảm bảo thể hiện với sự phong phú, đa dạng Cũng như các tồn tại và đặc điểm khác nhau cho các phát triển của sự vật khác nhau Với các tiến trình giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy Mang đến các thời điểm tiến hành biến đổi Qua đó mang đến các đặc điểm mới được hình thành và phát triển * Ý nghĩa trong thực tiễn Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm độ và điểm nút) Với chất như kết quả được phản ánh với các đặc điểm tổng hợp đủ về lượng Gắn với các yếu tố về yêu cầu lượng, thời gian đảm bảo để tổng hợp Bước nhảy: Là một giai đoạn hết sức đa dạng Việc thực hiện bước nhảy phải được thực hiện một cách cẩn thận Đảm bảo với đủ các điều kiện cơ sở được phản ánh Khi đó mới mang đến ý nghĩa tìm kiếm các chất mới Và hiệu quả thể hiện của các chuyển biến tích cực trên thực tế Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đến giới hạn điểm nút Là yếu tố cần và đủ để thể hiện các giá trị về lượng Khi tích lũy được trong yêu 5 cầu cần thiết Từ đó mà chất mới hình thành mới mang đến các đặc điểm, chức năng mới Và đảm bảo cho tính chất phát triển của chiều hướng đi lên Mọi sự vật đều vận động và phát triển Nhưng cần thời gian và sự tác động từ bên ngoài Đảm bảo hiệu quả đối với quá trình tổng hợp và các nội dung tổng hợp được trên thực tế Đây cũng chính là ý nghĩa được xác định với hoạt động, nhu cầu phát triển của con người Bố trí thời gian và nỗ lực hợp lý cho kế hoạch đã đặt mục tiêu Phải định hướng học tập, trau dồi với lượng kiến thức như thế nào Tương ứng với chia nhỏ theo thời gian, lộ trình để tiếp thu hiệu quả Kết quả với các cuộc thi, và công nhận của mọi người chính là chất mới được hình thành 6 PHẦN 3: VẬN DỤNG QUY LUẬT LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI TRONG THỰC TIỄN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 3.1 Những vận dụng quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại của sinh viên hiện nay 3.1.1 Vận dụng vào tìm hiểu về cách thức vận động của quá trình tích lũy kiến thức của học sinh Mỗi học sinh, sinh viên cần phải tích đủ lượng Thể hiện với các lộ trình bài giảng theo chương trình học Đảm bảo các tiếp cận với các dạng, các mức độ bài tập khác nhau Tương ứng với các cấp học theo chương trình đào tạo, Khi lượng đạt tới giới hạn điểm nút thì mới được thực hiện bước nhảy Nó đảm bảo mang đến hiệu quả của cả một giai đoạn Không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn Vì sẽ không mang đến chất lượng học nếu không chăm chỉ, chịu khó Hiện nay, kiểu học tín chỉ đã tạo điều kiện lựa chọn cho sinh viên Cân nhắc với chương trình học đảm bảo khả năng Nhiều sinh viên cảm thấy mình đủ năng lực có thể đăng kí học vượt để ra trường sớm Do đó thực hiện khối lượng lớn kiến thức trong thời gian không đảm bảo Nó tùy vào khả năng của từng người Tuy nhiên nhiều sinh viên không đủ khả năng để theo Dẫn đến hậu quả là phải thi lại chính những môn đã đăng kí học vượt Không mang đến hiệu quả đối với tổng hợp và tích lũy lượng Đương nhiên không thể sinh ra chất mới Thực hiện với chất lượng học tập không đảm bảo Và dẫn tới hậu quả là không qua môn mà phải đóng tiền học lại Kéo dài thời gian cũng như tăng thêm học phí so với tính toán Nếu các sinh viên chưa tích lũy đủ về lượng đến giới hạn điểm nút Việc thực hiện bước nhảy sẽ không có cơ sở đảm bảo để thành công Nếu cố thực hiện bước nhảy, đi ngược lại với quy luật lượng – chất Sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là sự thất bại Đó chính là ứng dụng của quy luật lượng chất vào giải thích trên thực tế 7 Trong quá trình học tập của học sinh, sinh viên, quá trình tích lũy tri thức, luôn có sự vận động, biến đổi Sự vận động, biến đổi đó mang tính quy luật – Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại Quá trình tích lũy tri thức ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc theo khả năng, mục đích, điều kiện của mỗi người Dù nhanh hay chậm thì sự tích lũy về tri thức ấy làm cho con người dẫn đến sự thay đổi nhất định, tức là có sự biến đổi về chất Quá trình biến đổi này diễn ra ở bản thân con người vô cùng đa dạng và phong phú Ví dụ: Một sinh viên Luật sẽ trải qua những chất là: Chất học sinh trung học phổ thông, chất sinh viên Luật, chất cử nhân Luật,… Lượng kiến thức tích lũy và từng giai đoạn của mỗi người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng Sự thay đổi về lượng kiến thức sẽ làm thay đổi về chất trong cuộc đời sinh viên đó Ở một giai đoạn mà lượng kiến thức tích lũy chưa đủ để chất của sinh viên đó có sự biến đổi thì nó được gọi là độ Tương ứng với những chất nêu ở trên thì độ đó được hiểu là khoảng thời gian từ 2015-2018, 2018-2022, 2022 trở đi… Quá trình tích lũy kiến thức của học sinh, sinh viên là một qúa trình lâu dài, cần có sự nỗ lực không chỉ từ gia đình, nhà trường mà còn cần từ chính mỗi người học Quy luật về mối quan hệ giữa chất và lượng thể hiện ở chỗ mỗi học sinh, sinh viên tích lũy lượng (kiến thức) qua những bài học trên lớp trong từng môn cụ thể và từ thực tế xã hội Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua các bài kiểm tra năng lực Trong giai đoạn tích lũy kiến thức là độ, các kì kiểm tra đánh giá là điểm nút, còn bước nhảy là sự chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, tức chính là sự thay đổi về chất Cụ thể: Trong chất sinh viên Đại học Luật Hà Nội kéo dài từ năm 2018 đến năm 2022, khi đó lượng không ngừng được tăng lên, đó chính là kiến thức Cũng như học sinh phổ thông, sinh viên Đại học muốn có được tấm bằng Đại học phải tích lũy đủ số học phần Tuy nhiên việc tích lũy kiến thức ở Đại học có nhiều khác biệt, đó là sinh viên không thể thụ động tiếp thu kiến thức đơn thuần mà còn phải tìm tòi, nghiên cứu từ những chỉ dẫn của giảng viên Nó không chỉ 8 bao gồm những kiến thức cơ bản trong giáo trình, sách vở mà kiến thức đó còn là những kĩ năng mềm bên ngoài như cách sử dụng từ ngữ, ứng xử, xử lý thông tin, phân tích và giải quyết các tình huống trong xã hội Việc tiếp thu kiến thức còn vô cùng phong phú và đa dạng đến chuyên sâu, từ cơ bản đến nâng cao, từ ít đến nhiều Do vậy, trình độ, kết cấu cũng như quy mô nhận thức của sinh viên cũng được thay đổi, tầm tri thức của sinh viên được nâng cao và cải thiện hơn Tuy nhiên qúa trình đó chưa đủ để làm thay đổi về chất sinh viên Luật Chất của sinh viên Luật đó chỉ có thể được thay đổi khi lượng kiến thức của sinh viên đó đủ để vượt qua các điểm nút tức là những kì thi, đặc biệt là những kì thi kết thúc học phần Trong đó điểm nút quan trọng nhất là sau khi viết luận văn, luận án, đến ngày nhận bằng tốt nghiệp Đó chính là điểm nút lớn nhất đánh dấu bước nhảy từ một sinh viên Luật trở thành một cử nhân Luật Điều đó chứng minh rằng lượng (kiến thức) được tích lũy qua 4 năm học lâu dài của sinh viên đó đã đầy đủ để làm chất sinh viên Luật thay đổi Bên cạnh đó, sau khi thay đổi chất mới cũng tác động ngược lại đến lượng Đó là khi trở thành cử nhân Luật việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành hay kĩ năng xử lý các tình huống và khả năng giao tiếp, ứng xử cũng trở nên tốt hơn khi còn là sinh viên Luật 3.1.2 Lượng chưa tích lũy đủ không đảm bảo cho chất mới được hình thành và phát triển Thực trạng nền giáo dục của nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại căn bệnh thành tích Đặc biệt là ở bậc tiểu học và trung học cơ sở Với các con số tổng hợp mang đến hiệu quả trên giấy tờ Trong khi nếu thực hiện đúng tích lũy, thành tích của người học là chưa đảm bảo theo trang bị cần thiết Tức là học sinh chưa tích lũy đủ lượng cần thiết Chưa có đủ kiến thức tổng hợp của cấp học, kỳ học đã được tạo điều kiện để thực hiện thành công bước nhảy Với các tác động từ bên ngoài thay vì lượng kiến thức học sinh có Điều này đã khiến cho nền giáo dục của chúng ta có những người không có cả “chất” và “lượng” Là kết quả và sản phẩm không thành công trong giáo dục và trình độ văn hóa 9 Dẫn đến học sinh không viết nổi tên mình mà vẫn được lên lớp Vì nếu cho ở lại sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích phổ cập giáo dục của trường Trên nền tảng cơ bản trong thành tích, danh hiệu thi đua của cơ sở giáo dục Ví dụ điển hình: Như vụ việc vào tháng 10/2014 Chị Hoàng Thị Thu (trú xóm Hồng Tiến, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) không đồng ý con trai mình là Bảo Quân bị nhà trường “bắt ép” lên lớp 2 Phụ huynh này đã xin cho con học lại lớp 1 Vì cháu chưa thuộc hết bảng chữ cái Các chữ O, A…, em cũng không biết Có thể thấy được với các nền tảng kiến thức cần trang bị ở lớp 1 chưa được đảm bảo Việc thực hiện bước nhảy với chất mới sinh ra là lên lớp 2 Sẽ dẫn đến các tồn tại đối với chất lượng tiếp thu kiến thức thực tế của học sinh Tuy nhiên, yêu cầu cho con học lại lớp 1 của chị Thu không được giáo viên chủ nhiệm chấp thuận Vì ảnh hưởng thành tích phổ cập giáo dục của nhà trường Đến gặp ban giám hiệu, chị cũng nhận được cái lắc đầu vì lý do tương tự Điều này cho thấy tầm quan trọng trong thành tích và danh hiệu Thay vì các nhìn nhận trên lợi ích và ý nghĩa thực tế của công tác giáo dục Kiến thức và trình độ văn hóa không được đảm bảo đề cao đối với yêu cầu và hiệu quả giảng dạy 3.1.3 Chưa tích lũy đủ lượng, sẽ không có phát triển Việc đốt cháy giai đoạn, không đảm bảo về lượng mang đến tồn tại Tuy nhiên nhìn theo chiều ngược lại Nếu lượng đã tích đủ, đạt đến điểm nút mà vẫn không thực hiện bước nhảy Không mang đến các dấu mốc và kết quả được hình thành Thì quan niệm phát triển cũng chỉ là sự tiến hóa đơn thuần về lượng, không phải về chất Sự vật trên thực tế sẽ không phát triển được Có thể nhìn nhận với các bằng cấp và trình độ yêu cầu trong công việc Nếu có trình độ, năng lực nhưng không có bằng cấp cũng nhận được nhiều lời từ chối Và có bằng cấp nhưng không có kinh nghiệm cũng vậy Phải đảm bảo các vận động luôn được tiến hành Các chất mới được sinh ra đảm bảo ý nghĩa và nội dung cần thiết của nó 10 3.1.4 Xác định các điểm nút và bước nhảy chắc chắn Hình thức bước nhảy của sự vật trên thực tế rất đa dạng, phong phú Thực tiễn cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy trong những điều kiện, lĩnh vực cụ thể Xác định với các dấu mốc và ý nghĩa của bước nhảy Với các thành tích đạt được, xác định với chất mới hình thành Việc tiếp thu kiến thức không thể áp dụng hình thức bước nhảy đột biến Học sinh mới đi học không thể tham gia kì thi tốt nghiệp Phải thực hiện bước nhảy dần dần: Vượt qua các bài kiểm tra nhỏ, kiểm tra học kì, lên lớp Cuối cùng là bài thi tốt nghiệp cuối cấp Đúng với quy luật và đạt được hiệu quả Mang đến hiệu quả, ý nghĩa và chất lượng được công nhận trên thực tế 3.2 Ý nghĩa việc nhận thức quy luật lượng chất rất to lớn trong thực tiễn hiện nay trong nền giáo dục của nước ta hiện nay Việc nhận thức đúng đắn quy luật lượng – chất trong quá trình học tập của sinh viên nói riêng và của học sinh, sinh viên cả nước nói chung có ý nghĩa vô cùng to lớn trong thực tiễn Nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân người học mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý và đào tạo ngành giáo dục nước ta hiện nay Thực tế trong nhiều năm qua, giáo dục nước ta đã mắc phải nhiều sai lầm trong tư duy quản lý cũng như trong hoạt động đào tạo thực tiễn Việc chạy theo bệnh thành tích là một trong những thực tế đáng báo động của ngành giáo dục nước ta bởi vì mặc dù sự tích lũy về lượng của học sinh, sinh viên chưa đủ nhưng vẫn được tạo điều kiện để thực hiện thành công bước nhảy, tức là không học mà vẫn đỗ, không học mà vẫn có bằng Có thể nói, một trong những mục đích quan trọng của ngành giáo dục là đào tạo ra những con người có ích cho xã hội Tuy nhiên với thực trạng nêu trên, trong nhiều năm qua, giáo dục nước ta đã cho ra lò những lớp người không “lượng” mà cũng chẳng “chất” Thử hỏi liệu rằng những con người ấy có thực sự đủ năng lực giúp ích cho xã hội Vậy nên, để có kết quả học tập tốt chúng ta cần phải trải qua quy luật nêu trên đó là từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất Cụ thể là: khi bạn chăm chỉ học tập, tích lũy dần kiến 11 thức từng chút một có nghĩa là bạn đang thay đổi dần về lượng kiến thức của bạn Khi bạn học tập nhiều hơn có nghĩa là lượng thời gian bạn dành cho học tập nhiều hơn dần dần lượng kiến thức của bạn ngày càng được tích lũy nhiều lên Cho đến lúc lượng kiến thức của bạn đạt tới điểm nút nó sẽ thực hiện bước nhảy và dẫn đến sự biến đổi về chất Xuất phát từ việc nhận thức một cách đúng đắn quy luật đó cho phép chúng ta thực hiện những cải cách quan trọng trong giáo dục Tiêu biểu là việc chống lại căn bệnh thành tích trong giáo dục vẫn tồn tại trong bấy lây nay Bên cạnh đó việc thay đổi phương pháp giáo dục ở bậc phổ thông và đào tạo đại học, việc chuyển từ đào tạo niên chế sang đòa tạo tín chỉ và cho phép người học được học vượt tiến đọ chính là việc áp dụng đúng quy luật lượng chất trong tư duy con người Để từ đó đưa nên giáo dục nước ta phát triển và đào tạo ra những nhân tài có ích cho xã hội Như vậy, lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, hiện tượng Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng mang tính phổ biến, lặp đi lặp lại trong qúa trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Việc nhận thức đúng đắn khái niệm, mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng – chất giúp chúng ta biết vận dụng để giải quyết các tình huống về tự nhiên, xã hội, hoặc tư duy Từ đó ta cũng lý giải được sự vận động và phát triển của mọi sự vật để có những phương pháp và cách thức giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề đó trong thực tiễn đời sống Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất là một quy luật cơ bản, quan trọng và có ý nghĩa phương pháp luận Thứ nhất cần từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng không nằm ngoài điều đó Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật 12 Thứ hai trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy Sinh viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được Nhiều sinh viên trong quá trình đi học tập do không tập trung, còn mải mê vui chơi, dẫn đến sự chậm chễ trong học tập, rồi “nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc học Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó sinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi Ngược lại có nhiều sinh viên có ý thức học ngay từ đầu, nhưng họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đã đến nâng cao Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần phải hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất Bên cạnh đó quy luật còn có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý và đào tạo Thực tế trong nhiều năm qua, giáo dục nước ta còn nhiều hạn chế trong tư duy quản lý cũng như trong hoạt động đào tạo thực tiễn Việc chạy theo bệnh thành tích chính là thực tế đáng báo động của nghành giáo dục bởi vì mặc dù sự tích lũy về lượng của học sinh chưa đủ nhưng lại vẫn được “tạo điều kiện” để thực hiện “thành công” bước nhảy, tức là lượng kiến thức chưa đủ để vượt qua tốt nghiệp để có bằng nhưng vẫn ra được trường và có bằng Xuất phát từ việc nhận thức một cách đúng đắn quy luật trên cho phép chúng ta thực hiện những cải cách quan trọng trong giáo dục Tiêu biểu là việc chống lại căn bệnh thành tích trong giáo dục vẫn tồn tại nhiều năm qua Bên cạnh đó là việc thay đổi phương giáo dục ở bậc phổ thông và đào tạo đại học Việc chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ và cho phép người học được học vượt tiến độ chính là việc áp dụng đúng đắn quy luật lượng chất trong tư duy con người 13 14 3.3 Giải pháp nhằm khắc phục những điểm thiếu sót và hạn chế của sinh viên hiện nay trong việc nhận thức quy luật lượng chất 3.3.1 Ý thức học tập của sinh viên Nhiệm vụ của một người sinh viên trường Đại học là phải học tập rèn luyện tu dưỡng phấn đấu thành những người lao động tốt , những cán bộ công nhân viên chức góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước Muốn làm tròn nhiệm vụ nặng nề ấy, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường mỗi sinh viên phải quán triệt sâu sắc quan điểm giáo dục của Đảng và về công tác đào tạo cán bộ , phải thấu suốt mục tiêu đào tạo của trường mình học , có như vậy mới xây dựng được phong cách và phương pháp học tập rèn luyện hợp lí Là những sinh viên , chúng ta cần phải tìm hiểu và nắm bắt nhưng thay đổi, những nhu cầu thực tiễn cần thiết của xã hội, phải biết nắm bắt cơ hội việc làm khi ngồi trên ghế nhà trường để sau khi ra trường chúng ta sẽ dễ dàng tìm kiếm được việc làm ổn định Mỗi sinh viên phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi : “ học để làm gì?” , “ học để phục vụ ai?” Xác địn được mục đích học tập nghiên cứu là hiểu được mình phải phấn đấu để trở thành con người như thế nào ? Muốn thế người sinh viên phải thường xuyên nâng cao trình độ nhận thức về tình hình , nhiệm vụ , nắm vững yêu cầu của ngành giáo giục nhất là đối với bậc giáo dục Đại học cùng các vấn đề khác có liên quan Hiện nay trong các nhà trường tình trạng sinh viên xác định mục tiêu phấn đấu một cách chung chung , học cốt sao chỉ để qua các kì thi Chính vì thế nên nhiều sinh viên vẫn chưa tìm được phương pháp học tập tốt Quả thật : “Nếu không có mục đích thì con người không làm được gì cả và không thể làm nên cái vĩ đại nếu mục đích tầm thường” Điều cần nhớ là việc xác định mục đích học tập nghiên cứu không chỉ diễn ra trong giai đoạn mới vào trường , mà nú là một quá trình lâu dài “ Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là hướng ta đang đi” Trong quá trình học tập và nghiên cứu , nếu mỗi sinh viên đều xác định được một hướng đi cụ thể , có mục đích, ý thức đúng đắn thì đó là nhân tố quan trọng nhất để có thể đạt được thắng lợi 15 3.3.2 Hình thành động cơ học tập và nghiên cứu Việc xác đinh mục đích học tập nghiên cứu ghóp phần xác định, xây dựng động cơ học tập làm việc mạnh mẽ cho sinh viên Bởi vì động cơ với tư cách là nguyên nhân của hành động đã trở thành động lực bên trong có tác dụng thúc đẩy mọi sức mạnh tinh thần và vật chất của con người hành động theo những tri thức và niềm tin sẵn có Mặt khác động cơ với tư cách là mục đích của hành động sẽ quy định chiều hướng của hành động , quy định thái độ của con người đối với hành động của mình Vì vậy việc xác định động cơ học tập là việc làm rất quan trọng đối với sinh viên nói chung và đặc biệt đối với sinh viên đại học 3.3.3 Phương pháp học tập của sinh viên Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi sinh viên nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi tranh luận, Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi sinh viên chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như : đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan Sự chuẩn bị này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động sáng tạo Với sự chuẩn bị tâm thế này, sinh viên có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi có liên quan đến nội dung được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “ khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách hệ thống Với cách chuẩn bị tri thức mà sinh viên có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính sinh viên tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực tế và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức Bởi vậy có thể nói rằng học là quá trình “hợp tác” giữa người dạy và người học Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn khi sinh viên biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có tổ chức và có hệ thống Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập hiệu quả nhất bởi vậy trong các buổi thực hành thì nghiệm sinh viên cũng phải làm việc một cách chăm chú và có ý thức 16

Ngày đăng: 09/03/2024, 16:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan