Tư tưởng người Việt thời kỳ Bắc thuộc

20 0 0
Tư tưởng người Việt thời kỳ Bắc thuộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu tư tưởng của người Việt trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc qua những dữ liệu văn bản lịch sử lưu lại. Từ tư tưởng bản địa của người Việt cho đến tư tưởng ngoại lai của quân xâm lược. Mang ý nghĩa lịch sử của lịch sử tư tưởng Việt Nam

Dự án 2: Lịch sử tư tưởng người Việt thời kỳ Bắc thuộc Phần 1: Bối cảnh lịch sử thời kỳ Bắc thuộc và chính sách Hán hóa của người Hán 1.1 Bối cảnh lịch sử thời kỳ Bắc thuộc Thời kì bắc thuộc lần thứ nhất trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên đến năm 40, dưới sự cai trị của phong kiến Trung Quốc Dấu mốc xác định thời kỳ đầu tiên này chưa thống nhất giữa các sử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việt và nhà Triệu Quan điểm thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam (Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt Nam sử lược) xác định rằng khi nhà Triệu bị Hán Vũ Đế diệt năm 111 TCN là lúc bắt đầu thời Bắc thuộc Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 150 năm Theo quan điểm này, thời Bắc thuộc lần 1 thực chất là thời thuộc Hán Đây cũng là quan điểm chung của các sử gia thế giới Quan điểm không thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam (Việt sử tiêu án, các sách Lịch sử Việt Nam của các sử gia hiện đại) xác định thời Bắc thuộc bắt đầu từ khi Triệu Đà diệt An Dương Vương Nhóm chúng tôi lựa chọn quan điểm không thừa nhận và sẽ tìm hiểu xuyên suốt khoảng thời gian từ khi Triệu Đà xâm chiếm Âu Lạc Năm 179 trước Công nguyên, Triệu Đà vua nước Nam Việt đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay) xâm chiếm nước Âu Lạc (Việt Nam ngày nay), chia Âu Lạc ra thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân Năm 111 trước Công nguyên, nhà Hán chiếm được nước Nam Việt, đối vùng đất của Âu Lạc, thành châu Giao Chỉ, dưới đó là bảy quận, với chức quan đầu châu là thứ sử, đầu quận là thái thú Lịch sử người Âu Lạc sang trang, từ độc lập, tự do trở thành nô lệ và phụ thuộc, từ cộng đồng người có quốc gia riêng biệt, trở thành những người thuộc các châu quận của đế quốc Hán Thời kỳ nô lệ dài đằng đẳng, từ năm 179 trước công nguyên đến năm 938, khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu kỷ nguyên độc lập của nước Đại Việt Tổng cộng 1117 năm Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức quật cường cũng như sự vươn lên kỳ diệu của một tộc người 1.2 Chính sách Hán hóa của người Hán Đế quốc Hán vào, mâu thuẫn mới ở Việt Nam hình thành Một bên của mâu thuẫn là đế quốc Hán cùng bè lũ tay sai người Việt và một bên là nhân dân Việt Nam yêu nước, căm thù giặc Hai mặt làm nên mâu thuẫn đó luôn đấu tranh với nhau Nét khác biệt so với giai đoạn trước Bắc thuộc là trên mảnh đất Việt Nam cùng một lúc diến ra hai quá trình vận động, hai chiều hướng phát triển Đó là chiều hướng Hán hóa và chiều hướng chống Hán hóa, giữ gìn bản sắc của dân tộc trên đất Việt Cả hai chiều hướng đó đều tác động tới chung một đối tượng là đất nước, xã hội và con người Việt Nam Hán hóa là hiện tượng rõ ràng, dễ nhận biết Diễn ra trong suốt thời kỳ Bắc thuộc Các sử gia, các nhà tư tưởng của đế quốc phong kiến Hán thường giải thích hiện tượng người Hán xâm lược và thống trị các nước khác là để thỏa chí "Trị quốc, bình thiên hạ", để "Di Hoa biến Di" nghĩa là thực hiện trách nhiệm khai hóa Hán hóa đầu tiên là trên lĩnh vực chính trị - xã hội Kẻ thống trị Hán có ý thức di thực mô hình tổ chức chính trị và sinh hoạt xã hội của Trung Hoa sang đất Việt, cốt để tạo ra trên xử thuộc địa này một cơ cấu xã hội, một thể chế chính trị, một phương thức canh tác và một tập tục nơi dân dã, v.v như Trung Hoa Trên thực tế, chúng đã bắt người dân bản xứ học tập như người Hán, ăn mặc như người Hán, tổ chức đời sống xã hội như người Hán, làm ruộng theo kỹ thuật Hán, v.v Ngoài ra chúng còn di dân từ phương Bắc xuống, cho hỗn canh hỗn cư với người Việt để đễ nhiễm hóa Các chính sách đó nói chung đã được thực thi và quán triệt trong suốt thời kỳ Bác thuộc Hán hóa tiếp theo và rõ nét là trên lĩnh vực hệ tư tưởng Đó là sự truyền bá các học thuyết, các tôn giáo của phương Đông, là sự du nhập đạo Nho, đạo Lão-Trang, đạo Giáo, đạo Phật vào Việt Nam Phần 2: Tư tưởng người Việt thời kỳ Bắc thuộc 2.1 Tư tưởng bản địa của người Việt 2.1.1 Ở thời kỳ Bắc thuộc lần 1 Dấu mốc xác định thời kỳ đầu tiên này chưa thống nhất giữa các sử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việt và nhà Triệu Quan điểm thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam (Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt Nam sử lược) xác định rằng khi nhà Triệu bị Hán Vũ Đế diệt năm 111 TCN là lúc bắt đầu thời Bắc thuộc Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 150 năm Theo quan điểm này, thời Bắc thuộc lần 1 thực chất là thời thuộc Hán Đây cũng là quan điểm chung của các sử gia thế giới Còn quan điểm còn lại là không thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam (Việt sử tiêu án, các sách Lịch sử Việt Nam của các sử gia hiện đại) xác định thời Bắc thuộc bắt đầu từ khi Triệu Đà diệt An Dương Vương Sử cũ thường xác định An Dương Vương và nước Âu Lạc bị tiêu diệt năm 207 TCN Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 246 năm Sử hiện đại căn cứ theo ghi chép của Sử ký Tư Mã Thiên là Triệu Đà diệt nước Âu Lạc “sau khi Lã Hậu mất”, tức là khoảng năm 179 TCN Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 218 năm 2.1.1.1 Tư tưởng kinh tế Cơ sở kinh tế thời kỳ này là nông nghiệp với nông cụ đá (rìu, cuốc đá), gỗ (mai, vồ,…), nhiều công cụ đồng thau (lưỡi cuốc, cày, xẻng, rìu, hái…) và một số nông cụ sắt (có rìu sắt lưỡi xéo phỏng chế rìu đồng Đông Sơn)…Lúa nước vẫn là cây trồng chủ đạo Bên cạnh đó, có nghề trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, đay, gai để có cái mặc và có nhiều hoa quả như nhãn, vải, quýt, chuối,… Trong chăn nuôi, người Việt có 5 giống gia súc là trâu, lợn, gà, dê, chó Nền sản xuất thủ công nghiệp Giao Chỉ tiếp tục có những bước phát triển, trên cơ sở thủ công nghiệp truyền thống của Âu Lạc kết hợp với việc tiếp thu những tinh hoa của dân Nam Việt Đồ đồng Đông Sơn vẫn được sản xuất bên cạnh đồ đồng vùng Lưỡng Quảng (đỉnh, biển hồ, gươm, qua, gương đồng…) Các sản phẩm gốm ngoài gốm cổ truyền còn có những sản phẩm chịu ảnh hưởng của phong cách Nam Việt (như gốm văn in hình học, bình 4-5 thân dính liền nhau) và Hán (đỉnh, bình, vò,…) Người Việt có nghề dệt cửi làm vải, nổi tiếng là vải cát bá (vải bông) nhỏ sợi và rất mịn Từ khi nhà Hán chinh phục Nam Việt, người Việt tham gia hoạt động thương mại nhiều hơn so với trước, do tác động của các thương nhân người Hán Điểm xuất phát của các thương nhân người Hán từ phương Bắc, khi đi và về đều qua Nhật Nam mua bán thổ sản sau khi vòng qua trao đổi hàng ở các quốc gia ngoài biển Nhiều lái buôn người Hán đến buôn bán và trở nên giàu có Sản vật địa phương buôn bán trao đổi bao gồm vải cát bá, đồi mồi, ngọc, voi, tê giác, vàng bạc, hoa quả,…Việc buôn bán ở phương Đông thời Tây Hán đã phát triển Do có vị trí thuận lợi và phong phú sản phẩm nhiệt đới, Giao Chỉ trở thành một trạm quan trọng về giao thông biển với các nước phía nam ngoài biển 2.1.1.2 Tư tưởng văn hóa và xã hội Ở thời Bắc thuộc lần 1 người Việt đã chịu ảnh hưởng lối sống, văn minh – văn hóa Hán được truyền bá theo 2 cách: Truyền bá một cách ôn hòa qua giao lưu kinh tế – văn hóa, qua di dân Trung Quốc và truyền bá một cách cưỡng bức thông qua đô hộ hành chính quân sự Sự tồn tại của văn hóa Đông Sơn được các sử gia hiện đại đánh giá là sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt trước sự đồng hóa của phương Bắc Có sự tồn tại song song của hai nền văn hóa được các nhà nghiên cứu xác nhận: Trong cư trú, kiểu Đông Sơn với nhà sàn và kiểu Hán với thành quách mô hình nhà bằng đất, mô hình giếng nước, bếp lò, chuồng trại Trong mộ tang, kiểu Đông Sơn với mộ táng hình thuyền và đồ tùy táng kiểu Đông Sơn còn kiểu Hán với mộ đất, quách gỗ và hiện vật tùy táng kiểu Trung Quốc Trong sinh hoạt, vừa có đồ gốm kiểu Đường Cồ, gốm Đông Sơn, rìu lưỡi xéo, trống đồng của người Việt truyền thống bên cạnh bình, đỉnh miệng vuông, đao sắt, kiếm, gương đồng, móc đai lưng Các sử gia hiện đại cho rằng: sự pha trộn văn hóa, đời sống giữa Hán và Việt dẫn tới sự hỗn dung văn hóa cưỡng bức Đời sống văn hóa – xã hội Việt chuyển từ mô hình Đông Sơn cổ truyền sang mô hình mới: Hán – Việt Thời Bắc thuộc lần 1, trong vòng hơn 200 năm không ghi nhận một cuộc nổi dậy chống đối đáng kể nào của người Việt Chỉ có những việc chống đối quy mô tương đối nhỏ, giết quan lại nhà Hán, dù trong nhiều năm đã khiến nhà Hán phải điều động quân đội từ Kinh Sở (Hoa Nam) xuống trấn áp, nhưng không đủ mạnh để đuổi người Hán Trong thời kì này, đặc trưng cơ bản của văn hoá Việt là đấu tranh để bảo vệ bản sắc văn hoá của mình, bảo vệ dân tộc mình, chống lại chính sách đồng hoá, đồng thời vẫn tiếp tục cố gắng phát triển, cố gắng duy trì và nung nấu quyết tâm giải phóng đất nước và giải phóng dân tộc Từ trong các xóm làng cổ, người Việt thời Bắc thuộc vẫn bảo tồn và phát huy cái vốn liếng văn hoá bản địa, nội sinh tích luỹ được qua hàng nghìn năm trước Đành rằng trong suốt thời kì dài đằng đẵng đó, nhân dân ta phải sống cảnh “cá chậu chim lồng” trong một cơ cấu văn minh ngoại lai Nhưng xã hội bao giờ cũng là xã hội của nhân dân, nhân dân vẫn trong một môi trường sinh thái cụ thể và quen thuộc và không ngừng đấu tranh để phát triển sản xuất và văn hoá Bất cứ lực lượng xã hội nào, bất cứ bạo lực chính trị nào cũng không ngăn cản được sự phát triển đó Ngay trong khi vay mượn, nhân dân ta vẫn thể hiện được tinh thần sáng tạo Về văn hoá vật chất, từ chỗ tiếp thu được kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc thì nhân dân ta đã biết tìm tòi khai thác nguyên liệu địa phương (gỗ trầm; rêu biển) để chế tác những loại giấy tốt chất lượng và có phần hơn giấy sản xuất ở miền nội địa Trung Hoa Trong khi chịu ảnh hưởng của kĩ thuật gốm sứ Trung Quốc thì ta vẫn sản xuất ra các mặt hàng độc đáo như sanh hai quai (Trung Quốc chỉ có chảo), ống nhổ, bình con tiện đầu voi, bình gốm có nạm hạt đá ở chung quanh cổ tựa như loại “iang”của đồng bào Mơnông Người Việt thời kỳ này đã biết đấu tranh văn hóa, trước tiên là sự đấu tranh thường xuyên chống âm mưu đồng hoá của kẻ thù để bảo tồn nòi giống Việt Biểu hiện rõ rệt của sự bảo tồn giống nòi và văn hoá Việt đặng chống đồng hoá là sự bảo tồn tiếng Việt; tiếng mẹ đẻ; tiếng nói của dân tộc Tiếng nói là một thành tựu văn hoá, là một thành phần của văn hoá Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ được xác lập từ xưa ở miền Đông Nam Á và điều đó chứng tỏ cái gốc tích lâu đời, bản địa của dân tộc ta trên dải đất này Khi bị đế chế Trung Hoa chinh phục và kiểm soát chặt chẽ thì tiếng Hán và chữ Hán được du nhập ồ ạt vào nước ta Song nó không thể tiêu diệt được tiếng Việt bởi một lí do rất đơn giản là chỉ một lớp người thuộc tầng lớp trên học Nhân dân lao động trong các xóm làng Việt cổ vẫn sống theo cách sống riêng của mình cho nên họ duy trì tiếng nói của tổ tiên, tiếng nói biểu hiện cuộc sống và tâm hồn người Việt Tuy nhiên, dưới ách thống trị lâu năm của người ngoài;, trong cuộc sống đã xảy ra những biến đổi về vật chất và tinh thần;, đã nảy sinh những nhu cầu mới Cho nên tiếng Việt cũng phải biến đổi và phát triển Trải qua nhiều thế kỉ;, tiếng Việt ngày càng xa với trạng thái ban đầu của nó Nó đã hấp thu những yếu tố ngôn ngữ Hán Tiếng Việt có nhiều từ gốc Hán Nhân dân ta đã hấp thu ảnh hưởng của Hán ngữ một cách độc đáo, sáng tạo, đã Việt hoá những từ ngữ ấy bằng cách dung, cách đọc và tạo thành một lớp từ mới mà sau này người ta gọi là từ Hán- Việt Từ thời Hùng Vương, đã có một nền phong hoá riêng của người Việt cổ tuy còn giản dị, chất phác Bọn đô hộ cố sức đưa vào xã hội Việt cổ nhiều thứ lễ giáo Trung Hoa (chủ yếu là lễ giáo của đạo Nho) Điều đó, nhất định ảnh hưởng đến phong hoá Việt Nam Đó là điều không tránh khỏi Và nhân dân ta có khả năng thích ứng vô hạn với mọi loại tình thế trong khi những truyền thống dân tộc và dân gian của nền phong hoá Việt Nam vẫn được giữ gìn và phát triển Nếu một mặt lễ giáo Trung Hoa ít nhiều đã tăng cường sự áp chế trong gia đình và củng cố chế độ phụ quyền thì mặt khác nó không thể ngăn cản được sự củng cố ở một mức nhất định những truyền thống tích cực của xã hội làng xóm của ta Ví dụ như lòng tôn kính và biết ơn đối với cha mẹ tổ tiên (có ý kiến cho rằng sự thờ cúng tổ tiên nảy sinh ở khu vực Đông Nam Á trước khi Nho giáo được truyền bá tới miền này) Nét đặc biệt, là lòng tôn trọng phụ nữ của phong hoá Việt cổ Lễ giáo Trung Hoa có đặc trưng là sự khinh miệt phụ nữ; cố sức thắt chặt họ vào cỗ xe “tam tòng tứ đức” nhưng vẫn không ngăn cản được truyền thống dũng cảm đánh giặc và lãnh đạo nhân dân đánh giặc của Hai Bà Trưng; Bà triệu…Vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội vẫn được đề cao Cùng với phong tục dùng trống đồng; nhiều tục lệ cổ truyền khác vẫn được giữ vững như tục cạo tóc hay búi tóc; xăm mình; chôn cất người chết trong quan tài hình thuyền hay thân cây khoét rỗng; tục nhuộm răng; ăn trầu cau…Tuy nhiên trong diễn trình lịch sử; nhiều phong tục tập quán đã thay đổi Từ tập quán giã gạo bằng chày tay (hình ảnh khắc trên trống đồng); từ đầu công nguyên trở về sau; người Việt chuyển sang lối giã gạo bằng cối đạp (theo hệ thống đòn bẩy) Từ tập tục ở nhà sàn; dần dần người Việt chuyển sang ở nhà đất bằng… 2.1.2 Ở thời kỳ Bắc thuộc lần 2 2.1.2.1 Tư tưởng kinh tế Từ đầu Công nguyên trở về sau, nước ta bước vào thời đại đồ sắt phát đạt Những công cụ và vũ khí chủ yếu đều được chế tạo bằng sắt Trên cơ sở đó nền kinh tế cũng có những chuyển biến quan trọng Nông nghiệp thời kỳ này đã là một nền nông nghiệp thâm canh có cánh đồng trồng lúa, đất bãi trồng dâu, có vườn cây, ao hồ thả cá, thả rau có chuồng trại chăn nuôi gia cầm, gia súc Thủ công nghiệp cũng có những bước tiến đáng kế, bên cạnh các nghề cổ truyền đã có thêm một số nghề học được từ nước ngoài Có thể kể ra một số nghề tiêu biểu như rèn sắt, gốm, làm gạch ngói, dệt, đan lát, làm đường, làm giấy, chế tạo thủy linh, sản xuất đồ mỹ nghệ Trên cơ sở phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, việc buôn bán trong và ngoài nước cũng có bước phát triển mới Mạng lưới giao thông thủy bộ vẫn dựa vào những con đường và những phương tiện giao thông truyền thống mà mở mang thêm lên Việc trao đổi kinh tế giữa châu Giao với nước ngoài cũng có tác dụng kích thích nhất định đối với nền kinh tế trong nước Một số mặt hàng thủ công của ta đã được xuất khẩu, một số kỹ thuật nước ngoài cũng được nhân dân ta tiếp thu Qua đó, việc giao lưu văn hóa giữa các nước cũng được đấy mạnh 2.1.2.2 Tư tưởng văn hóa xã hội Trong xã hội, về cơ bản, tầng lớp hào trưởng địa phương người Việt vẫn dựa trên cơ sở ruộng đất công hữu của các vùng, các công xã mà bóc lột nông dân Người Việt không ngừng bảo tồn và củng cố cộng đồng xóm làng Tuy nhiên, trên cơ sở sức sản xuất phát triển mà sự phân hóa xã hội ngày một sâu sắc thêm Những mối quan hệ xã hội mới ra đời và phát triển, trong khi đó một số truyền thống cũ của chế độ tù trưởng bộ lạc và công xã đã bị phá vỡ hay không còn phát huy tác dụng trong hoàn cảnh lịch sử mới Việc xoa bỏ cơ cấu bộ lạc, giữ lại và củng cố cơ cấu xóm làng, tăng cường sự cố kết dân tộc, thích ứng với cơ cấu quận huyện- một tổ chức có tính chất hành chính, địa vực là những chuyến biến quan trọng của xã hội Việt Nam thời kỳ này Do không nắm được cơ sở bên dưới của xã hội, nhà Hán chủ trương muốn giữ được đất đai mới chiếm thì phải thực hiện chính sách đồn điền Chúng tiến hành dời tội nhân, dân nghèo người Hán xuống ở lẫn với người Việt, xâm chiếm và khai phá ruộng đất để lập đồn điền Đồn điền là một loại ruộng quốc khố do chính quyền đô hộ trực tiếp quản lý Một bộ phận nhân dân lao động bị trói buộc vào đồn điền trở thành nông nô của chính quyền đô hộ Do hậu quả của chế độ công phú, tô thuế nặng nề, chiến tranh tàn phá, ruộng đất công bị cường hào chiếm đoạt mà nhiều thành viên công xã người Việt bị phá sản, phải rơi xuống thân phận làm nô tì cho các nhà quyền quý hay trở thành nông dân lệ thuộc, thuộc hạ của địa chủ quan lại địa phương Bên cạnh sự tồn tại phổ biến của làng xã, người Việt vẫn giữ được tính tự trị, thời kỳ này đã xuất hiện một số đồn điền của chính quyền đô hộ, một số trại ấp của quan lại địa chủ gốc Hán, cũng như một số thị trấn và xóm làng của người Hoa Sự gia nhập của người Hoa không chỉ làm tăng thêm dân số mà còn đưa thêm văn hóa Hán vào xã hội Việt Trái lại, do sinh sống lâu đời giữa một cộng đồng cư dân có sức sinh tồn mạnh mẽ mà số người Hoa di cư sang Việt Nam cũng dần dần Việt hoá, hòa nhập vào cộng đồng cư dân Việt 2.1.2.3 Tư tưởng yêu nước Tầng lớp hào trưởng địa phương người Việt có ảnh hưởng lớn về kinh tế, chính trị, xã hội trong dân chúng, song lại bị chính quyền đô hộ, chèn ép nên có nhiều mâu thuẫn với quan lại chính quyền đô hộ của ngoại bang Họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ phong trào đấu tranh của dân chúng, trở thành thủ lĩnh các phong trào đấu tranh đó và qua đấu tranh mà ý thức dân tộc của họ càng được bồi bổ, trưởng thành Họ dần dần trở thành người đại diện cho phong trào dân tộc, đứng ra tố chức tập hợp lực lượng vùng lên lật đổ chính quyền đô hộ, giành lại nền độc lập Trong suốt mấy thế kỷ, hầu như không có thế kỷ nào là không có khởi nghĩa của nhân dân, không một lúc nào bọn đô hộ phương Bắc được ăn ngon, ngủ yên Phong trào đấu tranh của nhân dân đang chuyển dần vai trò lãnh đạo từ các quý tộc bộ lạc cũ sang các hào trưởng Vào giữa thế kỷ VI,phong trào khởi nghĩa nhân dân đã tiến lên cao trào làm nổ ra cuộc khởi nghĩa Lý Bí dẫn tới việc thành lập Nhà nước Vạn Xuân Đây là mốt cột mốc lớn, một đột phá hết sức quan trọng trong lịch sử hơn nghìn năm chống Bắc thuộc của nhân dân ta 2.1.3 Ở thời kỳ Bắc thuộc lần 3 Tư tưởng bản địa của người Việt thời kỳ này liên quan mật thiết tới việc chống lại ách cai trị phương bắc đồng thời giữ vững bản sắc dân tộc 2.1.3.1 Tư tưởng yêu nước Nổi bật trong tư tưởng Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba là tinh thần yêu nước, ý chí độc lập dân tộc Nhân dân ta đã liên tục nổi dậy chống lại ách áp bức bóc lột của phong kiến phương Bắc Nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra trong thời kỳ này, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, 2.1.3.2 Tư tưởng nhân văn Trong tư tưởng Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba cũng có những giá trị nhân văn cao đẹp như: tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, Những giá trị này được thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ, Cụ thể như Về tư tưởng yêu nước: Lòng yêu nước thể hiện qua sự căm phẫn trước ách áp bức bóc lột của phong kiến phương Bắc Thể hiện qua tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của nhân dân Thể hiện qua ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Ý chí độc lập dân tộc thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ phương Bắc Thể hiện qua ý chí quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ cho đất nước Thể hiện qua tinh thần quật cường, không chịu khuất phục trước kẻ thù Về tư tưởng giữ vững giá trị truyền thống dân tộc: Tiếng Việt vẫn được sử dụng và phát triển, là ngôn ngữ chính thức trong đời sống xã hội Nhiều tác phẩm văn học bằng tiếng Việt được sáng tác như: "Bình Ngô đại cáo", "Nam quốc sơn hà", ; Phong tục tập quán thì các phong tục tập quán truyền thống như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, cúng giỗ tổ tiên, được duy trì Lễ hội truyền thống như lễ hội Gióng, Lễ hội Đền Hùng, được tổ chức; Văn hóa dân gian, nền văn hóa dân gian phát triển mạnh mẽ với các loại hình như ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, Các loại hình nghệ thuật dân gian như: múa rối nước, hát chèo, được phát triển Về tư tưởng nhân văn: Lòng yêu thương con người được thể hiện qua tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng Thể hiện qua sự cưu mang, giúp đỡ những người yếu thế, gặp khó khăn; Tinh thần đề cao đạo đức, phẩm chất con người với lòng trung thực, hiếu thảo, biết ơn, Coi trọng tri thức, đề cao người có học thức; Khát vọng tự do, hạnh phúc, mong muốn được sống trong hòa bình, ấm no Mong muốn được tự do, không bị áp bức, bóc lột Ví dụ như tinh thần đoàn kết:nhân dân ta đã cùng nhau chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn Hay ví dụ như lòng hiếu thảo: "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn" Tôn trọng, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà Ví dụ về khát vọng tự do: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư." Mong muốn được sống trong hòa bình, độc lập Tư tưởng người Việt thời kỳ Bắc thuộc lần ba là một di sản văn hóa vô giá, góp phần tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo của Việt Nam Lòng yêu nước, ý chí độc lập dân tộc, tinh thần quật cường, không chịu khuất phục trước kẻ thù là những giá trị tiêu biểu cần được giữ gìn và phát huy 2.2 Tư tưởng ngoại lai của quân xâm lược 2.2.1 Nho giáo 2.2.1.1 Lý do đưa vào Việt Nam Nho giáo du nhập vào Việt Nam nhằm tạo nên cơ sở tư tưởng cho người Hán đẩy nhanh việc thực hiện chính sách chính trị - xã hội cũng như các chính sách văn hóa - xã hội khác Và xã hội cũng như con người Việt Nam đã có những biến đổi Sự biến đổi phần thì do cưỡng bức, phần thì do ảnh hưởng tại chỗ Hán hóa trong mưu đồ của kẻ thống trị vì vậy đã đạt được một mức độ nhất định Mức độ đó, không hẳn chỉ là "hời hợt" và dừng lại: "trên bề mặt của xã hội Việt Nam mà là đã có những nét thuộc chiều sâu trong cấu trúc xã hội cũng như trong hệ tư tưởng bản xứ 2.2.1.2 Mục đích Mục đích của việc truyền bá Nho ở nước ta lúc bấy giờ là để đào tạo nên những người làm việc cho chính quyền Hán Trước hết là con em người Hán thống trị ở Giao Châu và sau đó là những người chạy loạn từ Trung Quốc sang mà vì lí do nào đấy đã ở lại Nhưng người Việt cũng tham gia học, một số người yên tâm phục vụ cho chính quyền đô hộ, học Nho là để sử dụng Nhưng cũng có một số người học Nho là để nắm được kiến thức đương thời, để có thêm cơ sở suy nghĩ về tương lai của đất nước mình còn đang rối rắm, chưa tìm ra manh mối Chính quyền Hán đặt học hiệu tại các trung tâm châu trị, quận trị như Luy Lâu, Long Biên, Tư Phố, Cư Phong, v.v Một số người Việt đã học hành đỗ đạt và có tên tuổi Đời Hán Minh Đế (năm 68 - 75), một người Giao Châu tên là Trương Trọng được các sử gia đánh giá là chăm học, ân nói giỏi, ông được cử làm kế lại ở Nhật Nam và sau được làm thái thú ở Kim Thành, Trung Quốc Thế kỷ II có Lý Tiến, người Giao Chỉ, thông hiểu kinh truyện, được bổ làm chức công tào ở quận, rồi thâng dần lên đên chức kỵ đô úy, sau làm thái thủ quận Linh Lăng, Trung Quốc, khoảng năm 184- 189 được cử làm thải sử Giao Châu Thế kỷ III, có Lý Căm, Bốc Long, v.v đỗ hiểu liêm và mậu tài được làm quan ở Trung Nguyên Đến thế kỷ V, vào thời Đường hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục, người Cửu Chân (Thanh Hóa) đều đổ học vị cao nhất lúc bấy giờ là tiến sĩ và đều làm quan ở Trung Quốc v.v Đó là những người đỗ đạt cao, được sử sách ghi lại Còn những người khác, không có danh vọng, chắc là nhiều 2.2.1.3 Phương thức đưa vào Giao Châu lúc bấy giờ là mảnh đất tương đối yên ổn, nhiều nhà nho Trung Quốc chạy sang nương náu và sáng tác học thuật Trong số những viên quan cai trị, nhiều người có học vấn cao, thậm chỉ có người đứng vào bậc nhất của Trung Quốc đương thời Thí dụ Si Nhiếp, Ngu Phiên chuyên giảng giải sách Đạo đức kinh của Lão Tử, và các sách Luận ngữ, Quốc ngữ của đạo Nho Bố của Ngu Phiên là Hâm làm thái thú Nhật Nam rất giỏi về Kinh Dịch Tình hình trên làm cho người Giao Châu dần dần làm quen với Nho giáo, rồi từ đó có sự thay đổi trong nhận thức, trong thái độ đối với Nho: từ phản ứng đến tiếp thụ, từ xa lạ đến gần gũi, từ công cụ của kẻ bên ngoài trở thành công cụ của bản thân mình Hiện tượng này ở cuối thời Bắc thuộc đã biểu hiện rõ Nho giáo vào Việt Nam, có thể nói là từ khi người Hán đến đất ta từ trước Công nguyên nhưng việc truyền bá có nề nếp là từ thế kỷ I sau Công nguyên Sử Trung Quốc ghi lại rằng, thời đầu Công nguyên, hai thái thủ ở Giao Chỉ và Cửu Chân là Nhâm Diễn và Tích Quang đã "dựng học hiệu để dạy lễ nghĩa" Truyện Nhâm Diên trong Hậu Hàn thư đã ca tụng Nhâm Diên là người thông minh học rộng về Nho từ khi còn bé, 12 tuổi đã hiểu rõ nội dung của Kinh thi, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và nổi tiếng ở nhà Thái học Trung Quốc Đến thế kỷ II, khi Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao Chỉ thì việc học Nho ở nước ta đã tương đối phổ biến Nhiều sĩ phu Trung Quốc đến nương nhờ Sĩ Nhiếp đều mở trường dạy Nho học 2.2.1.4 Thái độ người Việt với tư tưởng Nho giáo đã cho rằng Nho giáo là một học thuyết vô thần Thực ra, tuy Nho giáo, nhất là Khổng Tử, có lúc quan niệm trời như là một thế giới có sự vận hành tự nhiên (Thiên hà ngôn tai! tứ thời hành yên, vạn vật sinh yên), có lúc kính trọng quỷ thần nhưng xa lánh quỷ thần, nhưng bản chất tư tưởng của Khổng Tử không phải là duy vật hay vô thần Đúng là ông không coi trọng, không đi sâu nghiên cứu vấn đề quan hệ giữa thể xác và linh hồn, vấn đề có hay không có cuộc sống sau khi con người chết đi, có hay không có ma quỷ, nhưng tư tưởng của ông vẫn là duy tâm và có đôi nét thần bí Thể hiện ở khái niệm "mệnh trời" (Thiên mệnh) Khống Tử cho rằng người quân tử có ba điều sợ, mà điều sợ thứ nhất là sợ mệnh trời (úy thiên mệnh - Luận ngữ - thiên Quý thị) Ông còn nói: "sống chết có mệnh", "không biết mệnh thì không phải là người quân từ)" "Năm mươi tuổi thì biết được mệnh trời" Tư tưởng này của Khổng Tử đến Hán Nho thì phát triển thành thuyết duy tâm mục đích luận thần học với luận đề "thiên nhân cảm ứng" (trời và người cảm ứng với nhau), cho tất cả đều là do trời định Điều này thể hiện sự bất lực của Nho giáo Và do bất lực đó mà từ Hán Nho về sau, khuynh hướng vương quyền kết hợp với thần quyền ngày một rõ Nho giáo với nội dung như trên hoàn toàn không phù hợp với một xã hội vừa mới thoát thai từ thời Văn Lang - Âu Lạc, với chế độ lạc hầu, lạc tưởng như xã hội nước ta hồi đầu Bác thuộc Dân ta lúc bấy giờ không cần Nho giáo Nho giáo vào nước ta là do bọn thống trị Trung Quốc áp đặt Thế nhưng tình hình về sau có khác Khi nền tảng và cơ cấu xã hội Việt Nam ít nhiều đã mang tính chất của phương Bắc thì Nho giáo lại là một yêu cầu, một thứ học thuật tư tưởng mà người trong nước cần phải tiếp thụ Tất nhiên trong thời kỳ Bắc thuộc khuynh hướng này chưa mạnh mẽ như sau khi đất nước giành được độc lập Nhưng định hướng cho phát triển sau này thì đã rõ ràng 2.2.2 Đạo giáo Cùng với đạo Nho, đạo Lão - Trang và Đạo giáo cũng được truyền sang Việt Nam từ Trung Quốc và trở thành một bộ phận trong tư tưởng và quan niệm của người Việt Đạo Lão - Trang do Lão Tử sáng lập và Trang Tử là người phát triển Đạo Lão - Trang là một trong những đạo đối lập với đạo Nho trên nhiều lĩnh vực 2.2.2.1 Lý do đưa vào Việt Nam Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ 2 Đạo giáo có hai phái tu là nội tu và ngoại dưỡng, phái nội tu phổ biến ở Việt Nam hơn Khi các triều đại Trung Hoa thống trị Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Trung Hoa đã đưa Đạo giáo vào Việt Nam như một phần của việc thống nhất văn hóa và tôn giáo trong vùng Sách Đạo Tạng kinh ghi: “Sau khi vua Hán Linh đế băng hà, xã hội (Trung Hoa) rối loạn, chỉ có đất Giao Châu là yên ổn Người phương Bắc chạy sang lánh nạn rất đông, phần nhiều là các đạo sĩ luyện phép trường sinh theo cách nhịn ăn” Nhiều quan lại Trung Hoa sang ta cai trị đều sính phương thuật (như Cao Biền đời Đường từng lùng tìm yểm huyệt, hi vọng cắt đứt các long mạch để triệt nguồn nhân tài Việt Nam) 2.2.2.2 Thái độ người Việt với tư tưởng Trong khi Nho giáo chưa tìm được chỗ đứng ở Việt Nam thì Đạo giáo đã tìm thấy ngay những tín ngưỡng tương đồng có sẵn từ lâu như tín ngưỡng ma thuật nên Đạo giáo dễ dàng ăn sâu vào trong tư tưởng người Việt Từ xa xưa người Việt Nam từ miền núi đến miền xuôi đã rất sùng bái ma thuật, phù phép; họ tin rằng các lá bùa, những câu thần chú… có thể chữa bệnh, trị tà ma, có thể làm tăng sức mạnh, gươm chém không đứt Ngay các nhà sư cũng phải học các phép trị bệnh, trừ tà thì mới đưa Phật giáo thâm nhập sâu vào dân chúng vốn có tín ngưỡng ma thuật được Vì vậy, dễ hiểu là tại sao Đạo giáo, trước hết là Đạo giáo phù thủy, đã thâm nhập nhanh chóng dễ dàng với tín ngưỡng ma thuật cổ truyền tới mức không còn ranh giới Đạo phù thủy đã hòa quyện với những đền miếu, tín ngưỡng dân gian cổ truyền và sớm có vị trí trong cuộc sống tâm linh người Việt 2.2.3 Phật giáo 2.2.3.1 Lý do đưa vào Việt Nam Việt Nam nằm ở giao điểm của các tuyến đường thương mại và văn hóa, tạo điều kiện cho việc truyền bá Phật giáo từ Ấn Độ qua các con đường thương mại như Đường tơ lụa Sự tiếp xúc với các văn hóa khác nhau qua các mối quan hệ thương mại và giao lưu văn hóa đã đưa Phật giáo từ Ấn Độ sang Việt Nam Trung tâm Phật giáo Luy Lâu được hình thành đầu Công Nguyên do sự truyền bá trực tiếp của các tăng sĩ Ấn Độ và sau đó lại được tiếp tục truyền bá từ các nhà sư Trung Quốc Chính giáo lý Phật giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong sự du nhập của nó vào Việt Nam Nguyên lý về lòng từ bi, sự giác ngộ, và lối sống nhẹ nhàng đã thu hút sự quan tâm và chấp nhận của người dân Việt Giáo lý Phật giáo hướng tới tìm kiếm sự bình an tinh thần, lý tưởng giáo lý, và sự ảnh hưởng văn hóa Không chỉ mang lại niềm tin tâm linh mà còn ảnh hưởng tích cực đến đời sống hàng ngày và giáo dục đạo đức của cộng đồng Do đó, giáo lý Phật giáo có thể coi là một yếu tố quan trọng giúp hình thành và củng cố sự gắn bó giữa Phật giáo và Việt Nam 2.2.3.2 Mục đích Mục đích rõ ràng và thiết thực của đạo Phật Đó là giúp mọi người nhìn thấy và thực hành con đường mà Phật đã chỉ ra để dần dần giải thoát khỏi những khổ đau và ô nhiễm của thân tâm, mang lại phúc lợi và hạnh phúc cho mọi người Và mục đích, đích đến cuối cùng là của đạo Phật là sự giải thoát hoàn toàn, là Niết bàn (vimutti, nibbana) Lời dạy của Đức Phật hướng đến khai giảng chân lý và con đường Trung Đạo như là một tầm nhìn, mang lại tri thức, dẫn đến sự bình an và trí tuệ bên trong, dẫn đến sự giác ngộ, và Niết bàn (trạng thái được giải thoát hoàn toàn khỏi mọi ô nhiễm và khổ đau) Có nghĩa rằng Đức Phật đã khai giảng đạo Phật với mục đích là chỉ ra con đường giải thoát khỏi khổ đau, những khổ đau vốn kết quả của những dục vọng và ô nhiễm trong tâm Dục vọng chính là nguyên nhân tạo ra những khổ đau và vòng sống-chết luân hồi 2.2.3.3 Phương thức đưa vào Phật giáo truyền vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ đầu công nguyên, theo hai con đường Theo đường bộ, từ Ấn Độ truyền bá vào Trung Quốc theo "con đường tơ lụa" rồi từ đây sang Việt Nam Theo đường biển, từ Ấn Độ theo các thương thuyền dọc bờ biển Đông Dương, Nam Dương Dưới thời A dục vương trị vì tại Ấn Độ (từ năm 273 đến 232 trước CN), nhờ sự ủng hộ của nhà vua nên đạo Phật đã được truyền đi nhiều xứ sở bên ngoài Ấn Độ Các thương nhân người Ấn theo đường biển đã đến Giao Chỉ buôn bán và mang theo đạo Phật mới mẻ đến xứ này Sau đó đến lượt các tăng sĩ người Ấn tới đây truyền đạo, góp phần lập ra trung tâm đạo Phật tại Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam), một trong những trung tâm lớn nhất của đạo Phật tại phương Đông đầu Công nguyên cùng với hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành (nay thuộc Trung Quốc) Từ thế kỷ 2, Giao châu đã thành lập những tăng đoàn, dịch kinh Phật, xây dựng chùa và sáng tác sách nói về kinh Phật Những kinh điển Phật giáo đầu tiênđược phiên dịch tại Giao châu là Tứ thập nhị kinh và Lý hoặc luận Phật giáo có tinh thần hòa đồng với các tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo khác như Nho giáo và Đạo giáo Các nhà truyền giáo nổi tiếng thời này gồm có Khâu Đà La , Chi Cương Lương , Ma Ha Kỳ Vực 2.2.3.4 Thái độ của người Việt với tư tưởng Người Việt Nam hưởng ứng và tiếp thu rất mạnh tinh thần Phật giáo Trong ba tôn giáo thì Phật giáo là tôn giáo phát triển nhất và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc Các nhà nghiên cứu lý giải cho điều này rằng: Phật giáo đến bằng con đường hòa bình, không giống như Nho giáo đến bằng con đường chinh phạt cưỡng bức Phật giáo Giao châu còn gắn liền với tín ngưỡng dân gian, được dân gian hóa và phong tục hóa, thể hiện tâm lý, lòng mong ước và thế giới quan của người nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng mà điển hình là tín ngưỡng thờ Tứ Pháp ở vùng Dâu Phật giáo đến Việt Nam không những làm mất địa vị độc tôn của Nho giáo văn minh Trung Hoa, mà còn thu hút hầu hết thiện cảm của người Việt nhờ tính chất nhu hòa của tôn giáo này 2.2.4 Sự ảnh hưởng của các tư tưởng ngoại lai Về việc tiếp thu các tư tưởng bên ngoài thì nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc lần thứ hai và trở thành hệ tư tưởng chính thống trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba Nho giáo đề cao đạo đức, lễ nghĩa, trung quân ái quốc, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt Tuy nhiên, Nho giáo thời kỳ này cũng có những hạn chế như: tư tưởng trọng nam khinh nữ, trung quân mù quáng, và chỉ được truyền bá và phát triển trong tầng lớp trên, chưa có ảnh hưởng rộng đến dân chúng Còn Đạo giáo thì có sự ảnh hưởng sâu rộng hơn đến đời sống tinh thần của người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba Đạo giáo đề cao sự trường sinh bất lão, ảnh hưởng đến một số nghi lễ tín ngưỡng của người Việt Riêng Phật giáo thì đây là tôn giáo phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba Phật giáo mang đến cho người Việt những giá trị tinh thần mới như: lòng từ bi, bác ái, bình đẳng, Ngoài ra cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, Phật giáo gần gũi với tín ngưỡng dân gian của người Việt nên được dân chúng tin theo 2.3 Mối quan hệ giữa tư tưởng bản địa của người Việt và tư tưởng ngoại lai Nhìn chung, dù là Nho, Đạo hay Phật truyền vào Việt Nam bằng con đường nào, trong hoàn cảnh nào, thì khuynh hướng thích nghi và hòa nhập với tín ngưỡng dân gian cổ truyền của người Việt vẫn là khuynh hướng chủ đạo Khuynh hướng xâm nhập lẫn nhau, hòa quyện vào nhau giữa các tôn giáo, tín ngưỡng bản địa và ngoại lai đã tạo nên sắc thái đa nguyên và hỗn hợp trong cuộc sống tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam

Ngày đăng: 08/03/2024, 00:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan