Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh tương giao

56 0 0
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh tương giao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NCS ThS HỒ TUẤN VŨ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn GTGT Giá trị gia tăng MTV TM & XD Một thành viên thương mại và xây dựng CKTM Chiết khấu thương mại GTDT Giảm trừ doanh thu QLKD Quản lý kinh doanh BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ CT Công ty TSCĐ Tài sản cố định SVTH: ĐINH LÊ THỊ XUÂN TRANG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NCS ThS HỒ TUẤN VŨ LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã mở ra những cơ hội cho sự phát triển của các doanh nghiệp, trong lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam ngoài những cơ hội mới cong phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nước, công ty liên doanh và công ty nước ngoài Tình thế đó đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải có hướng kinh doanh linh hoạt để tồn tại và phát triển Công tác kế toán tại doanh nghiệp là một kênh cung cấp thông tin quan trọng giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình sản xuất kinh của công ty và đưa ra các quyết định kịp thời và nhanh chóng, đúng đắn quá trình tiêu thụ sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá thương hiệu, điều chỉnh giá cả sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận, mở rộng thị phần sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường Xuất phát từ những vấn đề trên em chọn đề tài "Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công Ty TNHH Tương Giao" cho chuyên đề tốt nghiệp của mình Nội dung chuyên đề gồm 3 phần: Phần I : Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp Phần II : Thực tế về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Tương Giao Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Tương Giao SVTH: ĐINH LÊ THỊ XUÂN TRANG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NCS ThS HỒ TUẤN VŨ PHẦN I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP 1 Một số khái niệm liên quan - Khái niệm về tiêu thụ: Tiêu thụ là việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá gắn với phần lớn lợi ích, rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là tổng các giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu - Các khoản giảm trừ doanh thu: là tổng hợp các khoản được giảm trừ doanh thu trong kì, bao gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặt biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định kỳ báo cáo - Doanh thu thuần: là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ doanh thu - Giá vốn hàng bán: là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán được ( gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ - Kết quả hoạt động tiêu thụ: Kết quả (lợi Tổng doanh nhuận)BH&CC = thu thuần từ - Giá vốn - Chi phí - Chi phí QLDN DV BH&CCDV hàng bán bán hàng 2 Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ Để đáp ứng được yêu cầu quản lý về công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ, kế toán phải thực tốt các nhiệm vụ sau đây: SVTH: ĐINH LÊ THỊ XUÂN TRANG Trang 1 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NCS ThS HỒ TUẤN VŨ - Lập các chứng từ kế toán để chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mở sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết để phản ánh tình hình khối lượng hàng hoá tiêu thụ, ghi nhận doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu liên quan khác của khối lượng hàng bán (giá bán, doanh thu thuần,…) - Phân bổ chi phí mua hàng cho số hàng đã bán trong kỳ và lượng hàng tồn cuối kỳ, kế toán quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ kho hàng hoá, phát hiện, xử lý kịp thời hàng hoá ứ đọng - Lựa chọn phương pháp và xác định đúng giá vốn hàng bán để đảm bảo độ chính xác của chỉ tiêu lãi gộp hàng hoá Xác định kết quả bán hàng và thực hiện chế độ báo cáo bán hàng, báo cáo hàng hoá - Theo dõi và thanh toán kịp thời các khoản công nợ với nhà cung cấp và khách hàng Tính toán, phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời kết quả hoạt động kinh doanh khác Xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ hàng hóa 3 Ý nghĩa của công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ - Đối với doanh nghiệp, tiêu thụ không những thu hồi được toàn bộ chi phí bỏ ra, mà còn tạo ra lợi nhuận, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp - Đối với nền kinh tế, tiêu thụ tạo ra dòng luân chuyển hàng hoá, dịch vụ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng do đó điều tiết hoạt động của các ngành, các lĩnh vực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển - Để thực hiện tốt khâu tiêu thụ, doanh nghiệp có nhiều cách khác nhau như chú trọng vào marketing, đưa sản phẩm ra thị trường, tạo dựng hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng… trong đó kế toán tiêu thụ thành phẩm là một công cụ hữu hiệu để quản lý thành phẩm trên cả 2 mặt giá trị và hiện vật Từ thông tin do kế toán tiêu thụ cung cấp, các nhà quản lý sẽ nắm được các chỉ tiêu lãi lỗ của doanh nghiệp cũng như từng mặt hàng để đưa ra các quyết định phù hợp cho kỳ kinh doanh tiếp theo Bên cạnh đó thông tin do kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh cũng là căn cứ để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước 4 Các phương thức tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp kinh doanh Phương thức tiêu thụ cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong khâu bán hàng, để đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ, ngoài việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã lựa chọn cho mình những phương pháp tiêu thụ hàng hóa sao cho có hiệu SVTH: ĐINH LÊ THỊ XUÂN TRANG Trang 2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NCS ThS HỒ TUẤN VŨ quả là điều tối quan trọng trong khâu lưu thông, hàng hóa đến đựơc người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất Sau đây là một số phương thức tiêu thụ chủ yếu mà doanh nghiệp hay sử dụng: - Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức xuất kho gửi hàng đi bán : Theo phương thức này, doanh nghiệp xuất hàng ( hàng hóa ) gửi đi bán cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.Khi xuất hàng gửi đi bán thì hàng chưa được xác định tiêu thụ, tức là chưa được hạch toán vào doanh thu Hàng gửi đi bán chỉ được hạch toán khi khách hàng chấp nhận thanh toán - Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức bên mua đến nhận hàng trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng mua bán đã được ký kết, bên mua cử cán bộ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp Khi nhận hàng xong, người nhận hàng ký xác nhận vào hóa đơn bán hàng và hàng đó được xác định là tiêu thụ và được hạch toán vào doanh thu Chứng từ bán hàng trong phương thức này cũng là phiếu xuất kho kiêm hóa đơn bán hàng, trên chứng từ bán hàng đó có chữ ký của khách hàng nhận hàng - Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức bán hàng giao thẳng ( không qua kho): Phương thức này chủ yếu áp dụng ở các doanh nghiệp thương mại Theo phương thức này, doanh nghiệp mua hàng của người cung cấp bán thẳng cho khách hàng không qua kho của doang nghiệp Như vậy, nghiệp vụ mua và bán xảy ra đồng thời Trong phương thức này có thể chia thành hai trường hợp : + Trường hợp bán thẳng cho người mua: tức là khi gửi hàng đi bán thì hàng đó chưa được xác định là tiêu thụ (giống như phương thức xuất kho gửi hàng đi bán) + Trường hợp bán hàng giao tay ba :tức là cả bên cung cấp (bên bán ), doanh nghiệp và người mua càng giao nhận hàng mua, bán với nhau Khi bên mua hàng nhận hàng và ký xác nhận vào hóa đơn bán hàng thì hàng đó được xác định là tiêu thụ Chứng từ bán hàng trong phương thức này là Hóa đơn bán hàng giao thẳng - Phương thức bán lẻ: Là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, hàng hóa sẽ không tham gia vào quá trình lưu thông ,thực hiện hoàn toàn giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa Tùy từng trường hợp bán hàng theo phương thức này mà doanh nghiệp lập hóa đơn bán hàng hoặc không lập hóa đơn bán hàng Nếu doanh nghiệp lập hóa đơn bán SVTH: ĐINH LÊ THỊ XUÂN TRANG Trang 3 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NCS ThS HỒ TUẤN VŨ hàng thì cuối ca hoặc cuối ngày người bán hàng sẽ lập Bảng kê hóa đơn bán hàng và lập báo cáo bán hàng Nếu không lập hóa đơn bán hàng thì người bán hàng căn cứ vào số tiền bán hàng thu được và kiểm kê hàng tồn kho, tồn quầy để xác định lượng hàng đã bán trong ca ,trong ngày để lập báo cáo bán hàng Báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền bán hàng là chứng từ để hạch toán sau này của kề toán - Phương thức bán hàng trả góp: Bán hàng trả góp là viếc bán hàng thu tiền nhiều lần Sản phẩm hàng hóa khi giao cho người mua thì được coi là tiêu thụ, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần, số tiền thanh toán chậm phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định Tóm lại, khi mà nền kinh tế càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều phương thức tiêu thụ khác nhau mỗi phương thúc đều có ưu và nhược điểm của nó Do đó, mỗi doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm hàng hóa, quy mô, vị trí của doanh nghiệp mà lựa chọn cho mình những phương thức tiêu thụ hợp lý, sao cho chi phí thấp nhất mà vẫn đạt hiệu quả tối ưu 5 Các phương thức thanh toán 5.1 Phương thức thanh toán trực tiếp Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ được chuyển từ người mua sang người bán, ngay sau khi quyền sở hữu được chuyển giao Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiên mặt, ngân phiếu, séc hoặc có thể bằng hàng hóa 5.2 Phương thức thanh toán trả chậm Là phương thức mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao sau một thời gian với thời điểm chuyển quyền sở hữu về hàng hóa, lúc này hình thành khoản công nợ phải thu khách hàng Phương thức thanh toán trả chậm phải ghi rõ thời hạn thanh toán và lãi suất thanh toán II KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ 1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.1 Nội dung Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt đóng sản xuát, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu SVTH: ĐINH LÊ THỊ XUÂN TRANG Trang 4 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NCS ThS HỒ TUẤN VŨ Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lí của khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại 1.2 Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh thu bán hàng có thể thu được tiền ngay, cũng có thể chưa thu được tiền ( do các thảo thuận về thanh toán hàng bán), sua khi doanh nghiệp đã giao sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng chấp thuận thanh toán - Kết cấu tài khoản Bên Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Bên Có - Số thuế TTĐB, thuế XK, thuế - Doanh thu bán hàng và cung cấpdịch GTGT phải nộp theo phương pháp trực vụ thực tế phát sinh trong kì tiếp tính trên doanh thu BH&CCDV - Doanh thu bán các thành phẩm và thực tế trong kỳ doanh thu khác - Số CKTM, GGHB và doanh thu của hàng bán bị trả lại k/c cuối kỳ - K/c doanh thu thuần vào TK 911 Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ - Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 5111: doanh thu bán hàng hoá + Tài khoản 5112: doanh thu bán các thành phẩm + Tài khoản 5113: doanh thu cung cấp dịch vụ + Tài khoản 5118: doanh thu khác SVTH: ĐINH LÊ THỊ XUÂN TRANG Trang 5 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NCS ThS HỒ TUẤN VŨ 1.3 Quy trình hoạch toán TK 511 TK 111,112,131 TK 5211,5212,5213 Doanh thu bán hàng và cung Kết chuyển các khoản cấp dịch vụ giảm trừ doanh thu TK 3333,3332,3331 TK 333(1) Kết chuyển thuế TTĐB, Thuế GTGT đầu Thuế xuất khẩu, Thuế ra GTGT theo PP trực tiếp) TK 911 Kết chuyển doanh thu thuần Sơ đồ 1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 2.1 Nội dung: Các khoản giảm trừ doanh thu là tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong kỳ, bao gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định kỳ báo cáo 2.2 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 521- Các khoản giảm trừ doanh thu: là bao gồm các khoản chết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán SVTH: ĐINH LÊ THỊ XUÂN TRANG Trang 6 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NCS ThS HỒ TUẤN VŨ - Kết cấu tài khoản: Bên Nợ TK 521- Các khoản giảm trừ doanh thu Bên Có - Số chiết khấu thương mại đã chấp - Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ số nhận thanh toán cho khách hàng chiết khấu thương mại, doanh thu hàng - Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã bán bị trả lại và các khoản giảm trừ trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ doanh thu sang Tài khoản 511 “Doanh vào khoản phải thu của khách hàng về thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác số sản phẩm, hàng hoá đã bán định doanh thu thuần của kỳ báo cáo .- Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ - Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2 là: + Tài khoản 5211: Chiết khấu thương mại + Tài khoản 5212: Hàng bán bị trả lại + Tài khoản 5213: Giảm giá hàng bán 2.3 Quy trình hạch toán: TK 111, 112, 131 TK 521 TK 511 Phát sinh các khoản Kết chuyển khoản chiết giảm trừ khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm gía TK 333 Thuế GTGT đầu ra hàng bán Sơ đồ 2 : Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu SVTH: ĐINH LÊ THỊ XUÂN TRANG Trang 7 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NCS ThS HỒ TUẤN VŨ 3 Kế toán giá vốn hàng bán 3.1 Các phương thức tính giá vốn Hiện nay có nhiều cách tính trị giá hàng vốn khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiêp mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp.Đối với giá vốn của hàng xuất kho để bán trong kỳ, cần phải tính và phân bổ theo công thức sau: Giá vốn của hàng Trị giá mua của hàng Chi phí mua hàng phân bổ xuất bán trong kỳ = xuất kho trong kỳ + cho hàng xuất trong kỳ Trong đó trị giá mua của hàng xuất kho trong kỳ được tính theo 4 phương pháp sau: - Phương pháp nhập trước- xuất trước (phương pháp FIFO): Hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước rồi mới xuất những hàng hoá nhập sau Theo phương pháp này nếu giá trị hàng hoá mua vào ngày càng tăng thì vật liệu tồn kho sẽ có giá trị lớn, khi đó giá trị hàng xuất bán sẽ có giá trị bé và lãi gộp sẽ tăng - Phương pháp nhập sau- xuất trước (phương pháp LIFO): Hàng hoá nhập sau sẽ được xuất trước Theo phương pháp này, giá trị hàng hoá mua vào càng tăng thì trị vật liệu tồn kho có giá trị bé, khi đó giá vốn hàng xuất bán có giá trị lớn và lãi gộp sẽ giảm - Phương pháp bình quân gia quyền có phương pháp tính: + Tính đơn giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập: Đơn giá thực tế = Tổng giá trị tồn kho tại thời điểm t hàng i tại thời Số lượng tồn kho tại thời điểm t điểm t + Tính giá thực tế hàng i khi xuất dùng: Giá thực tế mặt hàng = Số lượng mặt * Đơn giá thực tế của mặt hàng i sau lần nhập thứ t i xuất dùng hàng i xuất dùng + Tính theo giá bình quân cả kỳ dự trữ: Đơn giá thực tế = Trị giá thực tế Trị giá thực tế hàng i hàng i tồn đầu kỳ + mua trong kỳ Số lượng hàng i bình quân của hàng + Số lượng hàng i tồn đầu kỳ tồn kho loại i mua vào trong kỳ SVTH: ĐINH LÊ THỊ XUÂN TRANG Trang 8

Ngày đăng: 07/03/2024, 20:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan