Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

117 1.3K 0
Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc học là công việc cả đời dù bạn ở vị trí nào, nhưng không ai có thể tự mình tìm tòi, học hỏi mà không cần tham khảo bất cứ tài liệu nào. Bởi vây, hôm nay mình xin giới thiệu cho các bạn 1 tài liệu vô cùng quý giá và bổ ích. Mong là sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong quá hình học tập cũng như làm việc. Chúc các bạn thành công

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ANTT An ninh trật tự BQ Bình quân CSHT Cơ sở hạ tầng CSVC Cơ sở vật chất GTNT Giao thông nông thôn GTSX Giá trị sản xuất HTX Hợp tác HTXDV Hợp tác dịch vụ KDC Khu dân cư KHKT Khoa học kỹ thuật KT - XH Kinh tế - hội NN Nông nghiệp PTNT Phát triển nông thôn QHXH Quy hoạch xây dựng TSVM Trong sạch vững mạnh CN - TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp TTVH Trung tâm văn hóa SX - DV Sản xuất - dịch vụ SXNN Sản xuất nông nghiệp XDNTM Xây dựng nông thôn mới XHCN hội chủ nghĩa TVTU Thường vụ tỉnh ủy UBND Ủy ban nhân dân THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông BHYT Bảo hiểm y tế VSMT Vệ sinh môi trường MTTQ Mặt trận Tổ quốc CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia NN-ND-NT Nông nghiệp - nông dân - nông thôn CT - XH Chính trị - hội TTXH Trật tự hội TDTT Thể dục thể thao TCSX Tổ chức sản xuất i DANH MỤC CÁC BẢNG ii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn trong những năm đổi mới. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng, miền khác nhau. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề trong nông thôn phát triển chậm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - hội còn kém. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; khoảng cách giàu, nghèo ngay trong nông thôn và so thành thị có xu hướng tăng, phát sinh nhiều vấn đề hội bức xúc. Trước thực tiễn đó, Trung ương Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm về xây dựng nông thôn với mục tiêu, nội dungcác tiêu chí mới. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ năm 2010 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cụ thể hóa Nghị quyết số 26- NQ/TW về xác định nhiệm vụ xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây là chương trình với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo về, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Cụ thể hóa chương trình trên được thể hiện bằng Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Sự vận dụng Bộ tiêu chí này cho từng vùng, miền, địa phương có sự khác nhau để phù hợp 1 với điều kiện cụ thể, trên cơ sở xây dựnghình mẫu cấp để từ đó rút kinh nghiệm, học tập và nhân rộng. Để Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt mục tiêu, việc tìm ra cách vận dụng tốt nhất các tiêu chí trong thực hiện như sự chủ động của các địa phương, tiến độ thực hiện, sự phối hợp với các ngành, các cấp, sự xác định chủ thể thực sự của người dân, đồng thời việc bổ sung, thay thế một số nội dung tiêu chí chưa phù hợp, là hết sức cần thiết đối với thực tiễn một huyện miền núi Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các điểm của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài đánh giá thực trạng tình hình xây dựng nông thôn mới, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân trong quá trình thực hiện tại 5 xây dựnghình điểm, từ đó đề xuất các giải pháp trong quá trình vận dụng nhằm nhân rộng toàn huyện thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt nhất đến năm 2020 tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn về nông thônxây dựng nông thôn mới. - Đánh giá thực trạng thực hiện xây dựng nông thôn mới 5 xây dựng điểm. Từ đó, đánh giá kết quả, tìm ra tồn tại, hạn chế cùng các nguyên nhân trong quá trình thực hiện. - Đề xuất các giải pháp để nhân rộng mô hình xây dựng nông thôn mới cho toàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới 5 xây dựng điểm của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Tại 5 Tức Tranh, Sơn Cẩm, Ôn Lương, Phấn Mễ, Cổ Lũng của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. + Nội dung: Việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới + Về thời gian: Từ năm 2011 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn Luận văn góp phần làm rõ hơn một số vấn đề về lý luận trên cơ sở thông qua thực tiễn xây dựng nông thôn mới tại 5 điểm của huyện Phú Lương. Đề xuất các giải pháp vận dụng các tiêu chí phù hợp để nhân rộng cho toàn huyện Phú Lương đến năm 2020. 5. Bố cục của luận văn Nội dung của luận văn gồm có 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở 5 điểm của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Giải pháp xây dựng nông thôn mới nhằm nhân rộng toàn huyện Phú Lương đến năm 2020. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Một số lý luận cơ bản về nông thôn 1.1.1. Những vấn đề về nông thôn - Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp, hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (năm 2011 dân số sống ở nông thôn chiếm 69,8% tổng dân số nước ta). Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - hội (KT-XH) của cả nước, nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu, cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu, cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ. Trên góc độ tự nhiên, nông thôn là vùng đất rộng lớn bao quanh các đô thị như thành phố, thị xã, thị trấn, có sự khác nhau về địa hình, khí hậu, thủy văn… Trên góc độ kinh tế, nông thôn chủ yếu là sản xuất nông, lâm, thủy sản. Về đường xá, hệ thống nước sạch, điện thường hạn chế, thấp kém hơn đô thị. Về hội, trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, giáo dục, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn nhìn chung thấp hơn đô thị. Di sản văn hóa, phong tục tập quán trong nông thôn đa dạng, phong phú hơn đô thị. Từ các khái niệm trên có thể tóm lại: Nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó đất đai thường rộng lớn hơn với một cộng đồng dân cư chủ yếu là nông dân sống bằng nghề sản xuất nông lâm thủy sản, có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển hơn, trình độ dân trí, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa và mức sống thường thấp hơn so với dân cư đô thị. - Nông thôn có một số đặc trưng cơ bản như sau: Thứ nhất, là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài ra còn có các hoạt động sản xuất và phi sản 4 xuất khác phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp, nông dân. Thứ hai, so với thành thị thì nông thôn là vùng có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn, chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt. Dân cư nông thôn thường đổ xô về thành thị tìm kiếm việc làm và cơ hội sống tốt hơn. Thứ ba, thu nhập và mức sống ở nông thôn nói chung thấp hơn đô thị. Thứ tư, nông thôn giàu tiềm năng về đất đai, nguồn nước, khí hậu…đa dạng về quy mô và trình độ phát triển, còn chịu ảnh hưởng nhiều điều kiện tự nhiên. Tính đa dạng đó, nên nông thôn chịu ảnh hưởng không nhỏ của các yếu tố này đến khả năng phát triển và khai thác các nguồn lực cơ bản để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Như vậy, có thể thấy chủ thể chính trong nông thônnông dân, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn. Để có cách nhìn nhận một cách toàn diện, theo tôi cần nâng cao nhận thức về nông thôn, nông nghiệp, nông dân ở các khía cạnh sau: Nông thôn không những là một vùng không gian cần thiết cho sự tồn tại của nông nghiệp mà cần được hiểu, nhận thức ở tầm bao quát cao hơn, đó là kinh tế nông thôn bao gồm các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp vốn rất đa dạng và ảnh hưởng rất lớn đến sự hưng thịnh của mỗi quốc gia. Trong nông thôn, bên cạnh các hoạt động nông nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp, gồm các loại ngành, nghề tiểu thủ công, các loại hình dịch vụ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, hội, các hoạt động cung ứng đầu vào cho nông nghiệp, chế biến nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và tạo ra kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp tạo ra việc làm tại chỗ cho thôn, bản, làng, xã, nâng cao đời sông cho dân cư bản địa, thay đổi bộ mặt nông thôn trên cơ sở gắn kết nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, gắn kết nông thôn với thành thị, tiến hành phân công lao động mới, tổ chức đời sống văn minh, dân chủ. 5 Quá trình phát triển nông thôn là quá trình dẫn đến văn minh của thời đại bởi nó nó lấy con người làm trung tâm, cải thiện cuộc sống và phúc lợi cho con người, con người là chủ thể của quá trình phát triển. Từ đây xác định mục tiêu của phát triển nông thôn. Hoạt động nông nghiệp có vai trò thiết yếu đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia, góp phần tăng trưởng kinh tế, là nền tảng của nền kinh tế với việc cung cấp nguồn nhân, tài, vật lực cho ngành công nghiệp, dịch vụ, là nơi tiêu thụ các yếu tố đầu ra và cung cấp yếu tố đầu vào cho công nghiệp và dịch vụ, cho toàn bộ nền kinh tế, cho anh ninh, quốc phòng. Nông nghiệp là cơ sở, bàn đạp cho quá trình công nghiệp hóa, bản thân nông nghiệp tự chuẩn hóa các mặt để áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật không chỉ riêng nông nghiệp mà cho cả nền kinh tế. Để hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp phải nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, nâng cao chất lượng quy trình sản xuất trong mỗi phân ngành, làm tăng giá trị gia tăng mỗi loại sản phẩm. Nông nghiệp còn có vai trò góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự hội, giải quyết các vấn đề hội bức xúc, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Nông dân luôn là chủ thể của từng đơn vị sản xuất nông nghiệp phát triển từ kinh tế nông hộ tiến lên trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, từ sản xuất tự cấp tự túc tiến tới sản xuất hàng hóa. Hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh không chỉ được họ đúc rút từ kinh nghiệm sản xuất mà còn phải chủ động tìm tòi, tích cực học hỏi nâng cao kiến thức về văn hóa, về chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng quản lý khi mà có điều kiện thuận lợi tiếp cận về kinh tế thị trường rộng mở cùng với sự phát triển nhanh công nghệ thông tin. Do đó sự hỗ trợ, phối hợp để người nông dân năm bắt cơ hội và vượt qua thử thách đối với kinh tế thị trường là nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của toàn hội và của cả hệ thống chính trị. 6 1.1.2. Những vấn đề về phát triển nông thôn - Phát triển nông thôn bao hàm tất cả các phạm vi, các khía cạnh chính trị, kinh tế, văn hóa, hội, trật tự, an ninh… nhằm đáp ứng mọi nhu cầu trong cuộc sống cộng đồng và từng cá nhân. Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức theo nhiều quan điểm khác nhau. Thuật ngữ phát triển nông thôn được đề cập đến từ lâu và có sự thay đổi về nhận thức qua các thời kỳ khác nhau ở Việt Nam. Theo Ngân hàng thế giới có thể hiểu, phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích sự phát triển. Có quan điểm khác hiểu là, phát triển nông thôn là hoạt động nhằm nâng cao vị thế về kinh tế và hội cho nông dân thông qua việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực. Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát triển kinh tế hội của Chính phủ, thuật ngữ ngày có thể tóm lại, phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chú ý một cách bền vững về kinh tế, văn hóa, hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng sống của cư dân nông thôn. Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác. - Các bộ phận cơ bản cấu thành trong nông thôn bao gồm: Chủ thể trong nông thôn; các hoạt động kinh tế; các tổ chức; cơ sở hạ tầng; khoa học và công nghệ áp dụng; y tế, sức khỏe cộng đồng; văn hóa - giáo dục; môi trường và tài nguyên thiên nhiên; các chính sách kinh tế và hội. Các hợp phần tạo nên sự thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau hình thành một chỉnh thể nông thôn. 7 Xét về chủ thể, người dân được xác định là chủ thể trong nông thôn, người nông dân với sản xuất nông nghiệp là thành phần chính. Ở đây có sự đa dạng về thành phần và sắc tộc, tôn giáo. Đặc trưng cơ bản chủ thể trong nông thôn có dân số với lực lượng lao động nông nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn và được coi là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng nông thôn Việt Nam. Theo cách nhìn nhận về mối quan hệ có sự gắn kết, ảnh hưởng giữa các chủ thể trong nông thôn, có nhiều hình thức, cấp độ, vai trò và sự tác động lẫn nhau các bộ phận đó: cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng. Cá nhân hay thành viên của chủ thể nông thôn với những nhu cầu, nguyện vọng, năng lực và ứng xử khác nhau, tùy thuộc vào đặc tính riêng từng người. Các bộ phận đó hợp lại tạo nên sự thống nhất, có sự tác động qua lại lẫn nhau hình thành một chỉnh thể nông thôn, nông dân chiếm một tỷ lệ lớn và đóng vai trò chủ đạo. Xét về các hoạt động kinh tế trong nông thôn bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động thương mại, dịch vụ. Trong đó hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, người nông dân làm chủ thể chính thực hiện sản xuất. Xét về tổ chức trong nông thôn bao gồm nhiều loại hình cả chính thống và phi chính thống gồm: các tổ chức đảng, tổ chức chính quyền ở địa phương, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể hội và quần chúng khác nhau (Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ…). Về cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống trường học,… Những cơ sở này phục vụ đắc lực đời sống sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của các cư dân nông thôn. Về khoa học, công nghệ, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng, đây là bộ phận quan trọng, bao gồm kiến thức bản địa và kinh nghiệm truyền thống của người dân nông thôn, về tất cả các lĩnh vực khoa học, công nghệ, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng tác động sản xuất, đời sống của cộng đồng dân cư. 8 [...]... chính trị hội vững mạnh Tiêu chí 19: An ninh trật tự hội Trong mỗi tiêu chí nêu trên, có quy định từng nội dung cụ thể 18 1.2.8.2 Huyện nông thôn mới Trong huyện có 75% số đạt nông thôn mới 1.2.8.3 Tỉnh nông thôn mới Trong tỉnh có 80% số huyện đạt nông thôn mới 1.2.9 Nội dung đánh giá xây dựng nông thôn mới Nội dung đánh giá xây dựng nông thôn mới dựa trên cơ sở của 19 tiêu chí của Bộ tiêu... một trong các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay là xây dựng nông thôn mới Đó cũng là cơ sở thực tiễn đánh giá phong trào thi đua của toàn hội về xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - hội, chính trị và an ninh quốc phòng Đánh giá xây dựng nông thôn mới với 11 nội dung như sau: Nội dung 1: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới - Mục... chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, từ đó để đánh giá và công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới Bộ tiêu chí cụ thể hóa các tính chất, yêu cầu của trình độ phát triển về mọi mặt kinh tế - văn hóa - chính trị hội của nông thôn mới, là cơ sở để đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch phấn đấu thực hiện trong giai đoạn nhất định Nó là cơ sở đánh giá trách nhiệm của lãnh đạo các cấp trong việc... cần phải xây dựng nông thôn mới, là một nông thôn giàu đẹp, văn minh, sản xuất phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Nông thôn mới (NTM) trước hết là một vùng nông thôn chứ không phải đô thị Là vùng nông thôn có những nét hiện đại mà nông thôn truyền thống không có, được thể hiện trong đặc trưng, đặc điểm và nội dung Xây dựng nông thôn mới hiện nay có sự khác biệt so với các chương... phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân 1.2.2 Nguồn gốc về xây dựng nông thôn mới Theo từng giai đoạn lịch sử, xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn có khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu của con người Xây dựng nông thôn mới là một đòi hỏi khách quan để đáp ứng nhu cầu tất yếu ngày càng cao của. .. báo cáo Ban Bí thư kết quả Cụ thể: Có 100% số tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Phê duyệt kế hoạch và triển khai nhiều nội dung xây dựng nông thôn mới Ban quản lý của các điểm đã rà soát, kế thừa, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã có Xây dựng quy hoạch theo chương trình xây dựng nông thôn mới: quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch dân cư, quy... Bước 3 Khảo sát đánh giá thực trạng theo 19 tiêu chí đã ban hành gồm: Trình tự các bước khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng đề án; khảo sát đánh giá thực trạng; xây dựng đề án nông thôn mới Bước 4 Xây dựng quy hoạch NTM của gồm các nội dung: Quy hoạch không gian và quy hoạch hạ tầng KT - XH trên địa bàn Quy hoạch mới gồm 3 nội dung chủ yếu: quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư và phân... trở lên đạt tiêu chí nông thôn mới Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng Đề án Xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”; thành lập Ban chỉ đạo các cấp và các tiểu ban thuộc Ban chỉ đạo tỉnh Chỉ đạo các căn cứ 19 tiêu chí để rà soát, đánh giá đúng thực trạng nông thôn; triển khai xây dựng quy hoạch nông thôn mới, trọng tâm là quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết,... quyết về Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”, trong đó đề ra mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đến năm 2015, phấn đấu tất cả các đạt 10 tiêu chí trở lên, trong đó, 70 trở lên hoàn thành xây dựng nông thôn mới, trong đó 8 làm điểm của tỉnh hoàn thành vào năm 2013 Đến năm 2020, các còn lại đạt 15 tiêu chí trở lên, 6 huyện trở lên đạt tiêu chí nông thôn mới Ủy... lực của người dân và cộng đồng Bốn là, xây dựng các điểm NTM làm cơ sở để nhân rộng cho các khác 1.2.3 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020 - Mục tiêu chung: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn . thực tiễn một huyện miền núi Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên để nghiên. số huyện đạt nông thôn mới. 1.2.9. Nội dung đánh giá xây dựng nông thôn mới Nội dung đánh giá xây dựng nông thôn mới dựa trên cơ sở của 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn. thực tiễn về nông thôn và xây dựng nông thôn mới. - Đánh giá thực trạng thực hiện xây dựng nông thôn mới 5 xã xây dựng điểm. Từ đó, đánh giá kết quả, tìm ra tồn tại, hạn chế cùng các nguyên nhân trong

Ngày đăng: 26/06/2014, 22:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan