BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC - Full 10 điểm

85 2 0
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC - Full 10 điểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC MẦM NON --------------------------- TRẦN THỊ NGỌC DIỄM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Quảng Nam, tháng 05 năm 2016 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC-MẦM NON KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Sinh viên thực hiện TRẦN THỊ NGỌC DIỄM MSSV: 2112011214 CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON KHOÁ: 2012 – 2016 Cán bộ hƣớng dẫn: T.S Bùi Thị Lân MSCB: Quảng Nam, tháng 05 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trong khoa Tiểu học - Mầm non, trƣờng Đại học Quảng Nam đã trang bị cho em những kiến thức trong suốt bốn năm học. Những kiến thức đó là cơ sở giúp em hoàn thành khóa luận này. Khóa luận của em đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của TS Bùi Thị Lân - Trƣờng Đại học Quảng Nam. Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô đã nhiệt tình hƣớng dẫn và có ý kiến chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời biết ơn tới các Thầy, Cô trong thƣ viện trƣờng Đại học Quảng Nam đã giúp đỡ, cung cấp các loại tài liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, em xin chân thành cảm ơn các Cô giáo và các em học sinh Trƣờng Mẫu giáo Duy Phƣớc đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em thu đƣợc những kết quả, số liệu liên quan đến đề tài và đặc biệt là trong thời gian tiến hành thực nghiệm. Dù bản thân đã rất cố gắng, nỗ lực trong quá trình thực hiện để hoàn thành tốt đề tài nhƣng do điều kiện, kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế của bản thân nên khóa luận vẫn không tránh khỏi sai sót, hạn chế. Vì vậy, em kính mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện và mang tính khả thi hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tam Kỳ, ngày…..tháng……năm 2016. Sinh viên thực hiện Trần Thị Ngọc Diễm BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết tắt Biện pháp BP Kỹ năng diễn đạt KNDĐ Làm quen văn học LQVH Kỹ năng KN Rèn luyện kỹ năng RLKN Cán bộ - giáo viên – nhân viên CB-GV-NV Mẫu giáo MG Ban giám hiệu BGH Số thứ tự STT Tỉ lệ TL Số lƣợng SL DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.Đánh giá của GV về sự cần thiết của việc RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học Bảng 2.2. Đánh giá của GV về nhận thức mức độ chú ý của việc RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học Bảng 2.3. Nhận thức của GV về việc có thể rèn luyện kỹ năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các hoạt động ở trƣờng mẫu giáo Duy Phƣớc Bảng 2.4. Việc thực hiện lồng ghép RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động LQVH Bảng 2.5. Nhận thức của GV trong việc sửa sai cho trẻ và hƣớng trẻ chú ý cách diễn đạt sao cho mạch lạc trong hoạt động dạy học Bảng 2.6. Nhận thức của GV về sự hạn chế trong KNDĐ mạch lạc ở trẻ mẫu giáo lớn Bảng 2.7. Thực trạng mức độ phát triển KNDĐ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học Bảng 3.2.Biểu đồ đánh giá so sánh mức độ hình thành KNDĐ của trẻ ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau khi thực nghiệm hình thành Bảng 3.1. Kết quả so sánh mức độ hình thành KNDĐ của trẻ ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau khi thực nghiệm hình thành MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1.1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 1. 2 Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2 1.5. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.6.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp tài liệu ............................................................. 2 1.6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................................................... 2 1.7. Đóng góp ................................................................................................................ 2 1.8. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................. 3 1.9. Cấu trúc đề tài ......................................................................................................... 3 NỘI DUNG.................................................................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 4 1.1. Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài .............................................................. 4 1.1.1 Diễn đạt mạch lạc ................................................................................................. 4 1.1.2. Làm quen với tác phẩm văn học .......................................................................... 4 1.2. Vai trò của tác phẩm văn học đối với việc giáo dục trẻ ......................................... 6 1.2.1. Vai trò văn học đối với việc phát triển trí tuệ..................................................... 6 1.2.2. Vai trò văn học đối với việc giáo dục đạo đức .................................................... 7 1.2.3. Vai trò văn học đối với việc giáo dục thẩm mỹ .................................................. 8 1.3 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ ...................................................................................... 9 1.3.1. Đặc điểm khả năng diễn đạt ................................................................................ 9 1.3.1.1. Giai đoạn 0 – 3 tuổi .......................................................................................... 9 1.3.1.2. Trẻ từ 3 – 4 tuổi ................................................................................................ 9 1.3.1.3. Trẻ từ 4 – 5 tuổi ................................................................................................ 9 1.3.2. Đặc điểm khả năng diễn đạt mạch lạc của trẻ ở mẫu giáo lớn .......................... 10 1.3.2.1. Về khả năng tƣ duy của trẻ ............................................................................. 10 1.3.2.2. Về khả năng ghi nhớ của trẻ ........................................................................... 11 1.3.2.3. Vốn từ của trẻ ................................................................................................. 12 1.3.2.4. Khả năng phát âm, diễn đạt mạch lạc ở trẻ mẫu giáo lớn ............................. 13 1.4. Nội dung cần đạt và ý nghĩa tầm quan trọng của việc phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc ....................................................................................................................... 14 1.4.1 Nội dung cần đạt ................................................................................................. 14 1.4.2 Ý nghĩa tầm quan trọng phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc ......................... 14 1.5. Các hình thức phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tác phẩm văn học .................................................................................................. 15 1.6. Phƣơng pháp dạy trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn RLKN diễn đạt mạch lạc ................. 16 1.6.1. Đối thoại ............................................................................................................ 16 1.6.2. Độc thoại............................................................................................................ 16 1.7.Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................. 17 Chƣơng 2 ..................................................................................................................... 18 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƢỜNG MẪU GIÁO DUY PHƢỚC, DUY XUYÊN QUẢNG NAM ............................................................................................................ 18 2.1. Vài nét về trƣờng .................................................................................................. 18 2.1.1. Quá trình thành lập trƣờng ................................................................................ 18 2.2. Thực trạng nhận thức của GV ở trƣờng Mẫu giáo Duy Phƣớc, Duy Xuyên, Quảng Nam về KNDĐ mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động LQVH . 19 2.2.1 Khái quát quá trình điều tra ................................................................................ 19 2.2.2 Mục đích điều tra ................................................................................................ 19 2.2.3 Nội dung điều tra ................................................................................................ 19 2.2.4 Đối tƣợng điều tra ............................................................................................... 20 2.2.5 Phƣơng pháp tiến hành ....................................................................................... 20 2.2.6 Thời gian điều tra ............................................................................................... 20 2.2.7 Kết quả điều tra .................................................................................................. 20 2.3. Thực trạng RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học có chủ định...................................................................... 27 2.3.1. Thực trạng RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen tác phẩm truyện............................................................................................ 28 2.3.1.1Tiến trình tiết dạy ( Xem phần phụ lục 2) ........................................................ 28 2.3.1.2 Đánh giá tiết dạy .............................................................................................. 28 2.3.2. Thực trạng RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen tác phẩm thơ ................................................................................................. 29 2.3.2.1. Tiến trình tiết dạy ( Xem phần phụ lục 3) ...................................................... 29 2.3.2.2. Đánh giá tiết dạy ............................................................................................. 29 2.4. Nguyên nhân của thực trạng ................................................................................. 31 2.5. Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................. 32 Chƣơng 3 ..................................................................................................................... 33 BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM Ở TRƢỜNG MẦM NON DUY PHƢỚC DUY XUYÊN QUẢNG NAM ..................................................................... 33 3.1. Xây dựng hệ thống các biện pháp RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn trƣờng Mẫu giáo Duy Phƣớc-Duy Xuyên-Quảng Nam. ............................................. 33 3.1.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp ........................................................................ 33 3.1.2. Hệ thống các biện pháp RLKN diễn đạt mạch lạc ............................................ 34 3.1.2.1 Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi mở khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ............................................................................................................................... 34 3.1.2.2 Biện pháp rèn luyện trên tiết học ..................................................................... 37 */Thông qua hoạt động làm quen với truyện kể .......................................................... 37 */ Thông qua hoạt động làm quen với thơ ................................................................... 39 */ Thông qua hoạt động làm quen với đồng dao ......................................................... 41 */Thông qua hoạt động làm quen với ca dao .............................................................. 44 3.1.2.3 RLKN diễn đạt ngoài tiết học .......................................................................... 45 */ Thông qua hoạt động dạo chơi ................................................................................ 45 */ Thông qua hoạt động góc ........................................................................................ 46 3.1.2.4 Tăng cƣờng sử dụng có hiệu quả các biện pháp dạy trẻ phát triển KNDĐ mạch lạc ....................................................................................................................... 48 a/ Biện pháp kể chuyện theo tranh .............................................................................. 48 b/ Biện pháp kể chuyện diễn cảm ................................................................................ 50 c/ Biện pháp kể chuyện sáng tạo ................................................................................. 51 d/Biện pháp dạy trẻ đóng kịch ..................................................................................... 53 3.2. Thực nghiệm sƣ phạm. ......................................................................................... 54 3.2.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................... 54 3.2.2 Nội dung thực nghiệm ........................................................................................ 54 3.2.3 Đối tƣợng điều tra ............................................................................................... 54 3.2.4 Phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm .................................................................. 54 3.2.5 Thời gian tiến hành thực nghiệm ........................................................................ 55 3.2.6 Xây dựng các tiêu chí và thang đánh giá. ........................................................... 55 3.2.7. Mô tả tiến trình thực nghiệm . ........................................................................... 57 3.2.8. Kết quả thực nghiệm và kết luận ....................................................................... 57 3.3. Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................. 59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 60 Kết luận........................................................................................................................ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 62 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. 63 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. 66 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................. 69 PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................. 71 PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................. 74 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ là một phần vô cùng quan trọng đối với con ngƣời. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Hơn nữa việc phát triển ngôn ngữ tƣ duy logic mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp còn giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác nhƣ: Môn làm quen với môi trƣờng xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình… đặc biệt là thông qua tác phẩm văn học trẻ đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch tạo cho trẻ đƣợc hoạt động nhiều, giúp trẻ khả năng phát triển trí nhớ, tƣ duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ. Vì vậy việc RLKN diễn đạt cho trẻ thông qua tác phẩm văn học là trang bị cho trẻ nhận thức thế giới xung quanh và mở rộng quan hệ với mọi ngƣời, mặt khác ở lứa tuổi mẫu giáo yêu cầu khả năng rèn luyện diễn đạt cho trẻ là hết sức to lớn và là một nhiệm vụ cấp thiết của gia đình và ở các lớp mẫu giáo. Việc rèn luyện diễn đạt cho trẻ qua lại tác phẩm văn học có nội dung thông báo đầy đủ rõ ràng, dễ hiểu, ngắt nghỉ giọng đúng chỗ, giọng nói có sắc thái biểu cảm đó là sự rèn luyện của con ngƣời nói chung của trẻ mẫu giáo nói riêng, giúp trẻ luyện đọc kể diễn cảm theo mẫu, cấu trúc câu, đọc kể một cách mạch lạc, đúng ngữ pháp, rõ ràng biểu cảm âm thanh ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Mà ngôn ngữ có vai trò quan trọng, là phƣơng tiện giao tiếp truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm của ngƣời lớn từ đó biểu hiện nhu cầu nhận thức làm thỏa mãn yêu cầu nguyện vọng của trẻ. Từ việc nắm bắt đƣợc sự phát triển ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn là yếu tố quyết định nên tôi đã có sự quan tâm đặc biệt chú ý đến vấn đề này, mà cụ thể là RLKN diễn đạt mạch lạc tuy nhiên ở trẻ mẫu giáo lớn mới chỉ là ở giai đoạn đầu nên vẫn còn nhiều vấn đề vì thực tế quá trình khả năng diễn đạt của trẻ chƣa trọn vẹn, còn nói ngọng, nói ấp úng, nói thiếu câu, diễn đạt cộc. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp rèn luyện diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mẫu giáo Duy Phước-Duy Xuyên-Quảng Nam”, để giải quyết vấn đề này. 2 1. 2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng nhằm đề ra biện pháp RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động LQVH từ đó phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc ở trẻ. 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu Biện pháp luyện KNDĐ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động LQVH ở trƣờng Mẫu giáo Duy Phƣớc-Duy Xuyên-Quảng Nam. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu xây dựng một số biện pháp RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động LQVH ở trƣờng Mẫu giáo Duy Phƣớc-Duy Xuyên-Quảng Nam. 1.5. Khách thể nghiên cứu Quá trình RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động LQVH ở trƣờng Mẫu giáo Duy Phƣớc-Duy Xuyên-Quảng Nam. 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã vận dụng những phƣơng pháp sau : 1.6.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu Trong quá trình nghiên cứu tôi đã đọc tài liệu có liên quan, ghi chép phân tích tổng hợp để xây dựng cơ sở lí luận là một trong những khâu quan trọng của đề tài nghiên cứu, nhằm giúp cho tác giả xác định đúng nội dung cơ bản của đề tài. Do vậy tôi chọn phƣơng pháp này làm tiền đề cho việc nghiên cứu. 1.6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra. Quan sát Đàm thoại Phƣơng pháp thống kê toán học. 1.7. Đóng góp Tìm hiểu một cách có hệ thống cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu. Tìm hiểu về thực trạng và đƣa ra các biện pháp nhằm rèn luyện diễn đạt mạch lạc. 3 1.8. Lịch sử nghiên cứu Diễn đạt mạch lạc đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực cảm thụ văn học của trẻ cũng nhƣ góp phần phát triển ngôn ngữ và các mặt nhận thức, do đó, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc tổ chức RLKN diễn đạt cho trẻ mầm non luôn là một vấn đề cơ bản đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bàn bạc. Trong quá trình đọc một số tài liệu. Trong cuốn “Đọc và kể chuyện văn học ở vƣờn trẻ” của tác giả M.K.Bogoliupxkaia và V.V.Septsenko do Lê Đức Mẫn dịch bàn đến Nghệ thuật đọc văn học, những thủ thuật đọc kể văn học những phƣơng pháp tổ chức giờ học và đọc kể cho trẻ. Vấn đề diễn đạt thông qua tác phẩm văn học cũng đƣợc đề cập khá cụ thể và chi tiết trong các công trình về phƣơng pháp cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trƣờng mầm non của Nguyễn Xuân Khoa (1997), hay cụ thể hơn Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Giáo dục. Nguyễn Quang Ninh, (2001), Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dƣới 6 tuổi, NXB ĐHQG Hà Nội. Giáo trình phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXBGD, Hà Nội. Tôi nhận thấy các tác giả đều rất quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhƣng chƣa có công trình nghiên cứu nào cụ thể liên quan đến việc phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuy nhiên các nghiên cứu trên giúp tôi định hƣớng về đề tài này. Vì vậy tôi mạnh dạn bƣớc đầu nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. 1.9. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm 3 phần chính mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị. Ngoài ra đề tài còn có phần mục lục, tài liệu tham khảo và các phụ lục, mẫu phiếu điều tra. Phần nội dung gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. Chƣơng 2: Thực trạng KNDĐ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng Mẫu giáo Duy Phƣớc-Duy Xuyên-Quảng Nam. Chƣơng 3: Biện pháp RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. 4 NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài 1.1.1 Diễn đạt mạch lạc Là tỏ rõ nội dung tƣ tƣởng, tình cảm bằng ngôn ngữ hoặc hình thức nào đó theo một trật tự hợp lí rành mạch giữa các ý các phần trong nội dung diễn đạt. 1.1.2. Làm quen với tác phẩm văn học Trẻ lứa tuổi mầm non có nhu cầu và khả năng hiểu đƣợc các tác phẩm văn học ngắn gọn, nội dung đơn giản, kết cấu, ngôn ngữ dễ hiểu. Tuy vậy do trẻ chƣa biết đọc, biết viết (chƣa biết chữ cái) nên trẻ chƣa thể tự tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm. Việc nắm bắt các tác phẩm ở trẻ phụ thuộc vào sự truyền thụ của GV . Ở lứa tuổi này, ngƣời ta chƣa thể gọi việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học là việc dạy văn cho các em mà gọi là “cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”. Làm quen chỉ là mức độ tiếp xúc ban đầu của trẻ với văn học. Thực chất của việc tiếp xúc này là GV sử dụng nghệ thuật đọc, kể diễn cảm để đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, giảng bài bằng mọi cách để giúp trẻ hiểu đƣợc nội dung và hình thức của tác phẩm. Trên cơ sở đó, GV dạy cho trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ, kể diễn cảm câu chuyện hoặc đóng kịch các tác phẩm văn học đã đƣợc tiếp xúc. Tiếp nhận văn học gián tiếp: Ở lứa tuổi 5 - 6, trẻ chƣa biết đọc mà mới chỉ dừng lại ở việc nhận biết chữ cái và tập ghép chữ thành tiếng nên việc cảm thụ tác phẩm văn học chủ yếu qua khâu trung gian là cô giáo. Với tƣ cách là ngƣời đọc trực tiếp rồi đọc, kể lại cho trẻ nghe, cô giáo là ngƣời giúp trẻ tiếp cận với tác phẩm, hiểu nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, có những ấn tƣợng sâu đậm về thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học. Cảm nhận văn học mang đậm màu sắc xúc cảm: Tuổi mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với những “cái đẹp”. Có thể coi đây là thời kỳ phát triển đầy mới mẻ của những xúc cảm thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh. Khác với ngƣời lớn, sự tiếp nhận văn học vừa mang tính cảm xúc vừa chịu sự chi phối của lí tính, trẻ em tiếp nhận văn học hoàn toàn cảm tính. Khi nghe cô giáo đọc thơ hay kể chuyện, trẻ tập trung cao độ vào giọng đọc, kể cũng nhƣ cử chỉ, nét mặt, cảm xúc của cô giáo rồi dần biến 5 thành cảm xúc của mình. Trẻ thích thú với những câu chuyện vui, xúc động với những câu chuyện buồn. Trẻ cũng nhăn mặt khi nghe kể về những nhân vật độc ác, mỉm cƣời khi nghe kể về những nhân vật ngốc nghếch, có những hành động hài hƣớc; có khi trầm tƣ suy nghĩ, lo âu, hồi hộp muốn biết tình huống tiếp theo xảy ra nhƣ thế nào. Tiếp nhận văn học ít bị ràng buộc bởi lý trí và kinh nghiệm mà chứa đựng khả năng tƣởng tƣợng mạnh mẽ: “Đối với trẻ em, những gì làm xúc động mạnh mẽ là phƣơng tiện duy nhất để làm cho trí tƣởng tƣợng và tính nhạy cảm phải hoạt động” . Giàu tƣởng tƣợng là thuộc tính của trí tuệ, gắn liền với năng lực hiểu biết của trẻ. Trong quá trình quan sát trẻ hấp thụ những ấn tƣợng từ thực tại, cải biến chúng và tạo ra một cách hiểu, cách cảm thụ đầy đủ và sâu sắc hơn trong nhận thức của mình. Trí tƣởng tƣợng đƣợc trẻ vận dụng trong tiếp nhận văn học là để đi sâu, mở rộng và thanh lọc đời sống cảm xúc của mình, nhận ra cái mới trong mối quan hệ tƣởng nhƣ khó gắn kết lại. Qua đó làm nảy sinh khát vọng và khả năng sáng tạo của trẻ khi tiếp xúc tác phẩm văn học. Từ thƣở ấu thơ, trẻ em đã đƣợc tiếp xúc với văn học, qua lời hát ru của bà, của mẹ, qua những câu chuyện kể về thế giới thần tiên, qua những vần thơ chứa bao điều kì diệu về cuộc sống xung quanh... Rất tự nhiên, văn học thấm sâu và o tâm hồn các em. Và nghe hát ru, nghe kể chuyện, đọc thơ trở thành một trong những nhu cầu cần thiết đối với cuộc sống của trẻ. Khi trẻ đến trƣờng, việc giới thiệu văn học cho trẻ đƣợc nâng lên một vị trí cao hơn, với một mục tiêu rõ ràng và phƣơng pháp bài bản hơn. Điều đó càng khiến cho văn học trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ. Văn học có vai trò to lớn không gì thay thế đƣợc trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em. Nhà phê bình văn học Nga V.G.Bielinxki từng nói: “Một tác phẩm viết cho thiếu nhi là để giáo dục mà giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại vì nói quyết định số phận con ngƣời”. Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng đi vào lòng ngƣời một cách tự nhiên và sâu sắc. Đối với trẻ em, văn học nói chung, các tác phẩm văn học thiếu nhi nói riêng càng có khả năng tác động trực tiếp, sâu sắc tới đời sống tâm hồn của trẻ. 6 Vì vậy mà chúng ta phải ghi nhận rằng chính văn học là con đƣờng ngắn nhất giúp trẻ phát triển mọi tri thức từ kiến thức đến kỹ năng thái độ. Những muốn làm đƣợc điều đó, muốn tác phẩm văn học là của trẻ thì tác động của ngƣời GV là rất quan trọng từ việc mang đến cho trẻ biến thành của trẻ và trẻ tự thể hiện lại câu chuyện là cả một nghệ thuật. Từ đó không chỉ trẻ thể hiện làm sao cho trôi chảy mà tr ẻ phải mang đƣợc sắc thái câu chuyện thể hiện thái độ tình cảm trong tác phẩm. Chúng ta thấy rõ rằng chỉ có việc LQVH mới phát triển tối đa ngôn ngữ cho trẻ nhƣ việc cung cấp vốn từ và sau đó phát triển những kỹ năng cần thiết diễn đạt mạch lạc. 1.2. Vai trò của tác phẩm văn học đối với việc giáo dục trẻ 1.2.1. Vai trò văn học đối với việc phát triển trí tuệ U. Sinxki đã nhận định : “ Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức”. Tác phẩm văn học có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Trƣớc hết văn học là phƣơng tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Bởi vì, sự phát triển trí tuệ ở trẻ chỉ diễn ra khi trẻ lĩnh hội những tri thức về sự vật, hiện tƣợng xung quanh. Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại đƣợc tái hiện trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ về “chú bộ đội” kết hợp cho trẻ xem tranh và giải thích cho trẻ hiểu những chú bộ đội kết hợp cho trẻ xem tranh và giải thích cho trẻ hiểu những chú bộ đội làm nhiệm vụ đứng gác ở nơi hải đảo, biên giới để bảo vệ bình yên cho đất nƣớc. Khi đã có sự hiểu biết nhất định, trẻ sử dụng nhƣ phƣơng tiện để biểu hiện nhận thức của chính mình. Trẻ có thể dùng lời nói diễn đạt những hiểu biết, những suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Trẻ hiểu đƣợc lời chỉ dẫn của ngƣời lớn, của cô giáo thì các hoạt động trí tuệ, các thao tác tƣ duy của trẻ đƣợc chính xác, kích thích trẻ hứng thú hoạt động, kích thích trẻ nói và sự hiểu biết của trẻ của trẻ càng đƣợc nâng lên. Trẻ còn dùng câu hỏi để dặt ra muôn vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện biết bao thái độ, tình cảm yêu ghét thƣơng cảm …Qua tác phẩm văn học giúp cho nhận thức của trẻ đƣợc củng cố sâu sắc hơn, tạo cho trẻ đƣợc sống trong môi trƣờng có các hoạt động giao tiếp, trên cơ sở đó nảy sinh nhiều suy nghĩ sáng tạo 7 mới. Vì vậy, trong các trƣờng mầm non, khi cho trẻ tiến hành các hoạt động vui chơi, học tập, lao động…cần phải tạo điều kiện và kích thích trẻ nói . Một trong những phƣơng pháp để kiểm tra nhận thức của trẻ là phải thông qua tác phẩm văn học trả lời đƣợc những hiểu biết của bản thân. Rõ ràng ăn học đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Thông qua văn học, trẻ có thể nhận thức về thế giới xung quanh một cách sâu rộng, rõ ràng, chính xác, giúp trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động trí tuệ. Vì vậy việc phát triển trí tuệ cho trẻ không tách rời với những tác phẩm văn học. 1.2.2. Vai trò văn học đối với việc giáo dục đạo đức Văn học có tác dụng to lớn trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở trẻ. Văn học đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống. Ở trẻ mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu hiểu biết. Tuy những khái niệm ban đầu vẫn còn sơ khai nhƣng nó góp phần rất quan trọng, có tính chất quyết định đến việc hình thành những nét tính cách riêng biệt của mỗi con ngƣời trong tƣơng lai. Muốn cho trẻ lĩnh hội đƣợc những khái niệm này chúng ta không chỉ thông qua những hoạt động cụ thể, những sự vật hiện tƣợng trực quan đơn thuần mà phải thực hành trãi nghiệm cụ thể đóng vai các nhân vật trong tác phẩm. Ví dụ : Khi trẻ đƣợc nghe chuyện “Ba cô gái” trẻ sẽ nhận ra rằng :Cô Cả và cô Hai không thƣơng mẹ nhiều. Chỉ có cô Út mới thực lòng thƣơng mẹ và cô đƣợc sống cuộc đời hạnh phúc. Từ đó trẻ có thể có thể suy nghĩ và hành động sao cho tốt hơn. Vì vậy văn học có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Văn học đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị dồi dào những hiểu biết vầ những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm hành vi phù hợp với xã hội nơi mà trẻ đang sống. Văn học có vai trò rất lớn trong việc hình thành và điều chỉnh những hành vi của trẻ. Thông qua tác phẩm những tính cách nhân vật mà trẻ hiểu những gì nên, không nên…, qua đó rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu về đạo đức (ngoan - hƣ, tốt - xấu...). 8 1.2.3. Vai trò văn học đối với việc giáo dục thẩm mỹ Văn học có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp. Ví dụ : Trẻ nhận xét đâu là những bông hoa đẹp; trẻ biết nói cảm ơn khi nhận quà từ ngƣời khác và biết xin lỗi khi làm sai một việc gì đó. Thật vậy, trong cuộc sống hằng ngày, khi giao tiếp với ngƣời lớn, trẻ nhận thức đƣợc cái đẹp xung quanh, từ đó có thái độ tôn trọng cái đẹp và tạo ra cái đẹp. Đặc biệt là khi tiếp xúc với các bộ môn nghệ thuật nhƣ: Âm nhạc, tạo hình, trẻ có thể cảm nhận đƣợc những cái tuyệt vời của cuộc sống qua âm thanh, đƣờng nét…Từ đó trẻ hiểu sâu sắc hơn về giá trị thẩm mỹ, tâm hồn trẻ sẽ nhạy cảm hơn đối với cái đẹp. Và khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, trẻ có thể tìm thấy ở đó hững hình tƣợng nhân vật điển hình, mỗi nhân vật mang một sắc thái riêng, một cái đẹp riêng(những cái đẹp về thể chất và tâm hồn). Từ đó trẻ phải biết sống nhƣ thế nào. Ví dụ : Khi đƣợc ngƣời lớn kể chuyện “Tấm Cám” từ đó trẻ nhận thấy đƣợc vẻ đẹp bề ngoài và những nét đẹp trong tâm hồn : Tấm hiền lành, đôn hậu, chịu khó; Cám lƣời biếng, độc ác, tham lam..Từ đó trẻ hiểu rằng phải sống nhƣ cô Tấm. Thông qua tác phẩm nhƣ truyện cổ tích, trẻ nhận thức đƣợc cái đẹp ở thế giới xung quanh; Q ua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tƣởng tƣợng càng phong phú; đồng thời trẻ càng yêu quý, trân trọng cái đẹp và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp. Thông qua ngôn ngữ văn học, trẻ cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộc sống. Có thể khẳng định rằng việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học đã góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp. 9 1.3 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 1.3.1. Đặc điểm khả năng diễn đạt 1.3.1.1. Giai đoạn 0 – 3 tuổi + 0 đến 3 tháng. Trẻ biết khóc phát ra một âm nào đó hoặc là ậm ừ trong cổ họng. Trẻ biết cƣời làm cử động phát âm với giọng nhẹ khi đƣợc ngƣời khác nói chuyện. + 3 đến 6 tháng Phát ra hai nguyên âm khác nhau. Phát một âm tiết gồm một phụ âm đầu và một nguyên âm. Phát ra những âm khác nhau thể hiện cảm xúc khác nhau. Biết làm hay bắt chƣớc ngƣời khác làm những cử động của miệng. +9 đến 12 tháng Phát ra bốn nguyên âm khác nhau có thể nói ba ma. Bập bẹ nói chuyện với ngƣời quen. Bắt chƣớc làm lại âm thanh mà trẻ đã làm khi nghe ngƣời lớn phát ra âm đó. Bắt chƣớc hành động đơn giản. + 9 đến 12 tháng Phát ra âm có ngữ điệu để thể hiện ý muốn hay trao đổi thông tin nào đó. Bắt chƣớc các cử động của miệng các hành động kèm theo phát âm nhƣ vừa vỗ bụng vừa kêu bum….bum. 1.3.1.2. Trẻ từ 3 – 4 tuổi Sử dụng câu 3 từ, biết đặt câu hỏi, nói tên họ,trả lời câu hỏi về chức năng của vật, hát bài hát đơn giản. Bắt đầu sử dụng mạo từ, sử dụng đại từ thứ ba. Lặp lại câu 6 từ, có ngữ điệu trong câu nói. 1.3.1.3. Trẻ từ 4 – 5 tuổi Trẻ mẫu giáo nhỡ có vốn từ phong phú hơn trẻ mẫu giáo bé về số lƣợng cũng nhƣ từ loại. Trẻ sử dụng đƣợc nhiều loại mẫu câu khác nhau. Tƣ duy của trẻ phát triển hơn, trẻ biết so sánh, nhận ra những đặc điểm giống nhau, khá c nhau của sự vật, hiện tƣợng, ở trẻ bắt đầu xuất hiện khả năng tổng quát, đƣa ra kết luận. Những đặc 10 điểm đó của tƣ duy ảnh hƣởng rất lớn đến ngôn ngữ mạch lạc của trẻ hơn. Trong ngôn ngữ độc thoại, trẻ thƣờng dùng những câu, những đoạn ngắn. Trẻ thích đƣợc trò chuyện với ngƣời lớn. Trẻ không chỉ đàm thoại về những gì trẻ đang tri giác mà còn biết đàm thoại về những nội dung mà trẻ biết và biết đƣa ra nhận định của mình. Mặc dù không phải lúc nào trẻ cũng đƣa ra những nhận định đúng. Trẻ có thể kể lại một câu chuyện mà trẻ biết hoặc đƣợc nghẻ kể, có thể kể theo tranh hoặc đồ chơi, đồ vật. Mặc dù, phần lớn lời kể của trẻ bắt chƣớc theo mẫu của ngƣời lớn. 1.3.2. Đặc điểm khả năng diễn đạt mạch lạc của trẻ ở mẫu giáo lớn 1.3.2.1. Về khả năng tư duy của trẻ Trẻ 5- 6 tuổi tƣ duy trừu tƣợng hay tƣ duy từ ngữ lôgic. Đó là loại tƣ duy mà việc giải quyết nhiệm vụ dựa trên việc sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic đƣợc tồn tại và vận hành trên cơ sở ngôn ngữ. Tƣ duy là một hoạt động nhận thức cấp cao nhằm phản ánh những bản chất, những quan hệ có tính quy luật của sự vật trong hiện thực khách quan, phản ánh một cách gián tiếp và khái quát những điều mà trƣớc đó ta chƣa biết, tƣ duy có vai trò to lớn trong hoạt động của con ngƣời mà nhờ nó con ngƣời đã nhận thức đầy đủ sâu sắc về bản chất của sự vật hiện tƣợng. Tƣ duy là cốt lõi của mọi hoạt động trí tuệ, nó đƣợc bắt nguồn từ hoàn cảnh có vấn đề, là sự kiện mới mẻ, là những cái mà con ngƣời chƣa nắm bắt đƣợc. Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, tƣ duy trực quan hình tƣợng phát triển mạnh, đó là điều kiện thuận lợi nhất để giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tƣợng nghệ thuật đƣợc xây dựng trong các tác phẩm văn học. Những câu chuyện với những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, những nhân vật với đầy đủ các tính cách khác nhau đã có sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ làm trẻ say mê, hứng thú. Thông qua việc làm quen với tác phẩm văn học sẽ giúp vốn biểu tƣợng hình ảnh nhân vật của trẻ ngày càng nhiều hơn, từ đó mà trẻ có tính ham thích hóa thân thành nhân vật diễn đạt một cách sáng tạo. Văn học phản ánh cuộc sống thông qua các hình tƣợng, các hình tƣợng văn học góp phần kích thích sự phát triển tƣ duy ở trẻ. Tuy nhiên, không thể tự nhiên mà hình tƣợng văn học lại trở nên phù hợp với đặc điểm tƣ duy của trẻ, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào ngƣời mang cảm hứng đến cho trẻ. Cô phải làm cho hình tƣợng ấy sống động để trẻ không chỉ diễn đạt suông mà phải tƣ duy logic bộc lộ cảm xúc 11 nhân vật. Để làm đƣợc điều đó phụ thuộc rất lớn vào quá trình sƣ phạm thực hiện của cô: cách sử dụng ngữ điệu, độ âm vang của giọng nói, ngƣng nghỉ, nét mặt cử chỉ trong quá trình diễn đạt. Việc diễn đạt mạch lạc của trẻ ảnh hƣởng rất lớn sự phát triển mạnh mẽ của tƣ duy trực quan hình tƣợng thuận lợi trẻ suy nghĩ logic. Khi tổ chức dạy trẻ diễn đạt thông qua tác phẩm văn học phát huy đƣợc tính tích cực, tính độc lập sáng tạo của trẻ. Để tƣ duy đƣợc phát triển mạnh mẽ đầu tiên cần tổ chức cho trẻ tự hoạt động tự thể hiện khả năng bản lĩnh của mình trƣớc tập thể và chỉ khi hoạt động thì tâm lí trẻ mới đƣợc hình thành và phát triển. 1.3.2.2. Về khả năng ghi nhớ của trẻ Lứa tuổi mẫu giáo lớn là “giai đoạn phát cảm” về trí nhớ song trí nhớ của trẻ chƣa hoàn thiện, điều đó gây nên những khó khăn cho trẻ khi tập trung kiến thức. Vì vậy khi dạy trẻ, việc hiểu đƣợc năng lực trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ hình ảnh của trẻ có ý nghĩa rất quan trọng để cô hỗ trợ cho trẻ trong quá trình học tập, hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động học tập làm quen với văn học thƣờng luyện trí nhớ bằng cách đọc sách. Còn trẻ em thì luyện trí nhớ thông qua trò chơi, có thể nghĩ ra các câu chuyện thú vị xoay quanh những bức tranh, hình ảnh những đồ vật trong trí nhớ của bé sẽ sinh động hơn nhiều. Ví dụ khi đƣa cho bé tấm bìa có in hình con sâu, hãy kể cho bé con sâu hay ăn lá nhƣ thế nào, các bạn cây và lá sợ hãi ra sao khi thấy con sâu bò đến… Trí nhớ kết hợp với sự tƣởng tƣợng mới là trí nhớ “mở”, rất cần thiết cho trẻ nhỏ trong việc học tập sau này. Những câu chuyện cổ tích, cùng bé bàn luận về các nhân vật: nàng Tiên Cá đẹp tuyệt trần có giọng hát du dƣơng, cô bé Lọ Lem hiền lành, chăm chỉ, mụ Phù Thủy độc ác… Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn đọc thơ cho bé nghe. Vần điệu bài thơ là công cụ luyện trí nhớ tốt nhất. Nó không chỉ làm trẻ nhớ đƣợc lâu, bền, mà còn cho trẻ biết nhiều xúc cảm qua giọng đọc ngân nga những câu thơ vui vẻ, dễ hiểu. Trẻ từ 5 tuổi trở lên hoàn toàn hiểu nội dung những bài thơ phức tạp mà GV đọc vẫn ghi nhớ tất cả những gì nghe đƣợc một cách dễ dàng. Ngoài ra hóa thân vào nhân vật nhƣ con chó sói, con gà, con mèo, cô bé quàng khăn đỏ…, bé sẽ nhớ những câu chuyện kể của cô của mẹ một cách sinh động, có khi nhớ đến suốt đời. 12 1.3.2.3. Vốn từ của trẻ Vốn từ của trẻ tăng nhanh khoảng từ 1300 - 2000 từ. Danh từ và động từ trẻ vẫn chiếm ƣu thế, tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn. Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian nhƣ: cao thấp, dài ngắn, rộng hẹp, các từ chỉ tốc độ nhƣ: nhanh - chậm, các từ chỉ màu sắc: đỏ, vàng, trắng, đen, ngoài ra các từ có khái niệm tƣơng đối nhƣ: hôm qua, hôm nay, ngày mai, trẻ dùng chƣa chính xác. Một số trẻ biết sử dụng các từ chỉ màu sắc nhƣ: xám, xanh lá cây, tím, da cam, 100% trẻ biết sử dụng các từ cao thấp, dài, ngắn, rộng, hẹp, 55% số trẻ đếm đƣợc 1-10, tuy nhiên trẻ sử dụng một số từ còn chƣa chính xác. Số lƣợng từ của trẻ tăng nhanh theo thời gian, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất là các tác động của môi trƣờng nhƣ: sự tiếp xúc ngôn ngữ thƣờng xuyên của những ngƣời xung quanh, trình độ của cha mẹ... Sự tăng có tốc độ không đồng đều. Giai đoạn 5 - 6 tuổi, tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi nhƣờng chỗ cho tính từ và các từ loại khác tăng lên, có thể nắm đƣợc mức độ thứ ba của sự khái quát: “đồ vật” có thể chỉ đồ chơi (búp bê, ôtô, máy bay…), đồ gỗ (giƣờng, tủ, bàn ghế…), đồ nấu bếp (nồi, bát, chảo…) hoặc có thể hiểu đƣợc một số khái niệm mang tính khái quát nhƣng phải thƣờng xuyên đƣợc làm quen, hiểu đƣợc nghĩa của từ, đƣợc thực hành với những từ ngữ đó và gắn với những tình huống cụ thể (từ hạnh phúc...) Vì vậy trong cách tiếp cận khi cho trẻ làm quen với từ trong tác phẩm phải giải thích đồng thời nắm từ thì trẻ mới có thể sử dụng đƣợc, trong khi đó văn học lại mang nhiều màu sắc âm điệu cuộc sống vốn từ phù hợp cuộc sống từ đó làm giàu vốn từ có cơ sở để phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Việc dạy trẻ nhằm tăng số lƣợng từ trong các trƣờng nghĩa để có điều kiện lựa chọn là việc hết sức cần thiết. Nếu vốn từ ít thì khả năng lựa chọn sẽ bị hạn hẹp và hiệu quả dùng từ sẽ giảm, số lƣợng từ đó cũng chƣa đủ để trẻ thể hiện đƣợc chính xác những nội dung phức tạp, tinh tế mà cuộc sống đòi hỏi. Chính vì vậy cần có kế hoạch để vừa làm tăng chất lƣợng sử dụng từ vừa mở rộng vốn từ cho trẻ. 13 1.3.2.4. Khả năng phát âm, diễn đạt mạch lạc ở trẻ mẫu giáo lớn Nói chung trẻ mẫu giáo lớn đã có cách phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ, trẻ vẫn còn phát âm sai những âm thanh khó, những từ có 2- 3 âm tiết nhƣ: lựu, lịu, hƣơu - hiu, mƣớp, mớp, chim chíp , rắn dắn, kể - kệ. Tuy nhiên lỗi sai đã ít hơn. Đặc điểm ngữ pháp: Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn. Ví dụ: Câu ghép đẳng lập: Tích chu đi chơi, Tích chu không lấy nƣớc cho bà. Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn: Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp trẻ dùng từ trong câu vẫn chƣa thật chính xác. Ví dụ: Mẹ ơi, con muốn cái áo đẹp kia. Chủ yếu trẻ sử dụng câu đơn mở rộng. Tr ẻ có khả năng kể lại chuyện và kể chuyện có trình tự lôgic. Ở tuổi mẫu giáo lớn trẻ, trẻ tích cực tham gia trò chuyện với ngƣời lớn, với bạn hơn, khả năng diễn đạt của trẻ đƣợc thể hiện một cách trôi chảy và hoàn thiện hơn. Trẻ có thể trò chuyện đàm thoại những gì trẻ biết hoặc đƣợc nghe, đƣợc đọc từ trƣớc. Trẻ có thể tranh luận, đƣa ra ý kiến của mình. Tƣ duy của trẻ phát triển diễn đạt một cách mạch lạc trôi chảy, trẻ nhận biết đƣợc những dấu hiệu, đặc điểm đặc trƣng, có thể đƣa ra những phân tích đầy đủ về sự vật, hiện tƣợng. Bằng ngôn ngữ trẻ có thể diễn đạt rõ ràng mạch lạc ý nghĩa, sự hiểu biết của mình. Trẻ biết xây dựng câu chuyện tƣơng đối liên tục, rõ ràng phong phú theo đề tài cho sẵn hoặc kể chuyện theo tranh, đồ chơi đồ vật. Hầu hết trẻ cuối tuổi mẫu giáo sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ. Trẻ đã có khả năng nắm đƣợc những từ ngữ thông dụng, phát âm theo sự phát âm của ngƣời lớn (tùy thuộc vào địa phƣơng có giọng nói nhƣ thế nào thì trẻ sẽ nói nhƣ vậy), biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, và đặc biệt là nói đúng hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh vi nhất về phƣơng tiện cú pháp và về phƣơng tiện tu từ nói năng mạch lạc thoải mái. 14 1.4. Nội dung cần đạt và ý nghĩa tầm quan trọng của việc phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc 1.4.1 Nội dung cần đạt Khi diễn đạt lời nói phải có chủ đề và tập trung vào thể hiện chủ đề đó. Bên cạnh nên triển khai chủ đề thật logic, lời nói phải có bố cục rõ ràng, có dùng các phép liên kết một cách hợp lý và sắc thái biểu cảm trong lời nói. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định. 1.4.2 Ý nghĩa tầm quan trọng phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc Phát triển KNDĐ mạch lạc là nhiệm vụ quan trọng nhất trong các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non. Rèn luyện khả năng diễn mạch lạc cho trẻ tức là giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp một cách hoàn chỉnh, lƣu loát. Sự phát triển diễn đạt mạch lạc không tách rời với việc phát triển các nhiệm vụ khác của phát triển lời nói: giáo dục chuẩn mực âm thanh lời nói, làm giàu và tích cực hóa vốn từ, hình thành cấu trúc ngữ pháp. Đối với trẻ mẫu giáo, khả năng diễn đạt mạch lạc là khả năng sử dụng lời nói gọn gàng, dễ hiểu, có thứ tự trong giao tiếp. Sự mạch lạc càng tốt hơn khi trẻ vào giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có lôgic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định. Đơn vị giao tiếp thấp nhất là câu và cao nhất là ngôn bản. Vì thế, sự mạch lạc của lời nói rất cần thiết. Nó đƣợc phát triển ngay từ khi trẻ bắt đầu học nói. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thực chất là rèn luyện khả năng tƣ duy ngôn ngữ và sử dụng lời nói để giao tiếp bởi vì sự mạch lạc của ngôn ngữ chính là sự mạch lạc của tƣ duy. Dạy trẻ biết nghe và hiểu lời nói đối thoại, biết nói chuyện, trả lời câu hỏi và biết đặt ra các câu hỏi. Khi nói chuyện, cần phải biết điều khiển bản thân một cách có văn hoá, cần phải lịch sự khi trả lời và đặt câu hỏi. Dạy lời nói mạch lạc trong ngôn ngữ độc thoại: Dạy trẻ biết kể lại những truyện trẻ đƣợc nghe; biết kể lại những gì trẻ đƣợc chứng kiến; biết tự đặt đƣợc 15 truyện đơn giản mà nội dung và hình thức của truyện cần phải thể hiện tính độc lập và sáng tạo của trẻ... 1.5. Các hình thức phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tác phẩm văn học Có 2 hình thức cơ bản của diễn đạt mạch lạc trong tác phẩm văn học đó là độc thoại và đối thoại. Đối thoại: Là cuộc trao đổi giữa hai nhân vật hoặc một số nhân vật trong tác phẩm. Trong đối thoại sẽ hình thành cặp đối đáp luân phiên. Mục đích của đối thoại là hỏi về một cái gì đó và đòi hỏi trả lời (có khi không chỉ là hỏi và đáp). Đối thoại về căn bản là lời nói hội thoại. Mỗi một lời hội thoại tách riêng của những nhân vật tham gia đối thoại không có nghĩa kết thúc, tất cả đƣợc lĩnh hội trong sự thống nhất đối thoại. Trong đối thoại thƣờng sử dụng câu không đầy đủ (thành phần bỏ có thể hiểu đƣợc do hoàn cảnh nói năng). Trong đối thoại thƣờng dùng nhiều từ ngữ chêm, xen… Câu trong đối thoại thƣờng ngắn, nhiều câu. Lời nói mang phong cách khẩu ngữ. Lời nói đối thoại trẻ nắm tƣơng đối dễ vì nghe nhiều trong đời sống hàng ngày. Độc thoại: Lời nói mạch lạc của một ngƣời. Mục đích của độc thoại là thông báo về những sự kiện nào đó. Độc thoại thƣờng là lời nói của phong cách sách vở. Bất kỳ lời độc thoại nào cũng là sáng tác văn học ở dạng phôi thai. Khi miêu tả, tƣờng thuật, phán đoán, hình thức độc thoại của lời nói đƣợc sử dụng. Trong độc thoại, ngƣời nói dùng các cấu trúc cú pháp đơn giản hoặc phức hợp của ngôn ngữ chuẩn làm cho lời nói trở thành mạch lạc. Từ ngữ trong độc thoại thƣờng mang tính chính xác, mạch lạc, có tính chủ động, có tính liên kết, câu dài, nhiều câu... Trẻ học độc thoại khó vì ít nghe trong đời sống hàng ngày. Cần phải phát triển lời nói độc thoại cho trẻ ngay từ tuổi mẫu giáo bằng các hình thức giao tiếp khác nhau. 16 1.6. Phƣơng pháp dạy trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn RLKN diễn đạt mạch lạc 1.6.1. Đối thoại Phương pháp trò chuyện với trẻ : Để tạo thói quen, hứng thú và hƣớng đến việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, cô giáo phải tổ chức trò chuyện thƣờng xuyên ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động, mọi hoàn cảnh. Cô giáo phải có kế hoạch trƣớc về chủ đề trò chuyện, ghi ngắn gọn nội dung cần dạy trẻ… Muốn đạt đƣợc yêu cầu phát triển KNDĐ mạch lạc thì hoạt động trò chuyện phải dựa vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ. Trong quá trình trò chuyện, cô giáo phải để cho trẻ tự do suy nghĩ, tự do nói. Giọng nói, nét mặt, cử chỉ của cô phải thu hút trẻ, phải coi trẻ nhƣ ngƣời bạn, bình đẳng khi nói chuyện... Điều này kích thích trẻ nói nhiều, nói hay… Trong quá trình t rò chuyện với trẻ không đƣợc làm cho trẻ mất hứng. Phải biết chấp nhận những điều trẻ suy nghĩ và nói ra, khơi gợi để phát triển, nuôi dƣỡng những xúc cảm, tình cảm của trẻ… Trò chuyện có tác dụng rất lớn cho việc phát triển ngôn ngữ đối thoại ở trẻ, RLKN giao tiếp, đồng thời còn có tác dụng mở rộng hiểu biết cho trẻ. Trong quá trình trò chuyện trẻ đƣợc thoải mái, tự do, không bị gò ép cho nên kích thích đƣợc trẻ nói nhiều, nói hay. Ở trƣờng mầm non, cô giáo cần tăng cƣờng tổ chức trò chuyện với trẻ. Phương pháp đàm thoại với trẻ: Đàm thoại phải đƣợc chuẩn bị kỹ, đầy đủ về nội dung cũng nhƣ phƣơng pháp. Đàm thoại phải nhẹ nhàng, thoải mái, không áp đặt trẻ, nội dung đàm thoại phải đầy đủ, có ý nghĩa. Trong đàm thoại không nhồi nhét kiến thức, không đi lệch khỏi đề tài đàm thoại, phải đi đến kết luận cuối cùng. Không đặt nhiều câu hỏi quá vụn vặt. Phải khuyến khích trẻ tích cực tƣ duy, khuyến khích trẻ nêu nhận xét, trình bày ý kiến, sự hiểu biết của mình. 1.6.2. Độc thoại Phương pháp dạy trẻ độc thoại trong diễn đạt tự do Dạy trẻ kể lại thông báo của cô: Cô cần sắp xếp nội dung thông báo có trình tự, logic, súc tích... trƣớc khi kể cho trẻ, sau đó trẻ sẽ kể lại cho ngƣời khác nghe những điều đƣợc nghe cô kể. 17 Đề nghị trẻ kể lại những gì trẻ đã gặp. Đề nghị cha mẹ trẻ lắng nghe con mình kể lại những gì trẻ đã gặp dọc đƣờng, trẻ đƣợc học, chơi ở trƣờng. Gợi cho trẻ hứng thú kể lại chuyện. Phương pháp dạy trẻ độc thoại trên tiết học Các tiết học dạy trẻ phát triển độc thoại bao gồm: Kể lại những tác phẩm văn học. Kể chuyện theo tranh (kể về đồ chơi, đồ vật). Kể theo trí nhớ (theo kinh nghiệm). Kể chuyện sáng tạo. 1.7.Tiểu kết chƣơng 1 Qua chƣơng này, tôi đã làm rõ một số vấn đề liên quan đến đề tài. Xác định đƣợc những đặc điểm tâm sinh lí ảnh hƣởng đến việc RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ. Bên cạnh đó chúng tôi thấy rằng việc nâng cao KNDĐ cho trẻ có vai trò rất quan trọng giúp trẻ phát triển đƣợc ngôn ngữ mạch lạc mà đây là điều cần thiết góp phần giúp trẻ hiểu biết hơn, giao tiếp tốt hơn nâng cao khả năng hoạt động trên tất cả các lĩnh vực đặt nền móng vững chắc sau này. Vì vậy ngƣời GV mầm non giữ vai trò quan trọng ngƣời đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển của trẻ nên cần nắm vững nội dung, biện pháp rèn luyện khả năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ đúng lúc và phù hợp với từng lứa tuổi. 18 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƢỜNG MẪU GIÁO DUY PHƢỚC, DUY XUYÊN QUẢNG NAM 2.1. Vài nét về trƣờng 2.1.1. Quá trình thành lập trường Trƣờng Mẫu giáo Duy Phƣớc nằm trên đƣờng Mỹ Phƣớc thuộc địa bàn xã Duy Phƣớc, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đƣợc thành lập vào năm 1987, trƣờng đã đƣợc công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Năm học 2015-2016, trƣờng có tổng số phòng học 14 phòng, dành cho 14 lớp. Ngoài ra còn có một số phòng phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ nhƣ 1 phòng y tế, học Âm nhạc. Trƣờng có công trình vệ sinh thiết kế phù hợp, có bếp ăn đƣợc thiết kế khoa học phù hợp thoáng mát, đảm bảo vệ sinh. Sân vƣờn rộng có đồ dùng đồ chơi ngoài trời phong phú nhƣ xích đu, nhà vòm…, đƣợc GV định kì làm vệ sinh. Trong mỗi phòng học đƣợc thiết kế đầy đủ: 1 máy tinh, 1 tivi cỡ lớn và nhiều đồ dùng phƣơng tiện dạy học của GV và trẻ. Nhìn chung, cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trƣờng đủ điều kiện đổi mới phƣơng pháp, nâng cao chất lƣợng dạy học, rèn luyện phát triển các mặt của trẻ. Nhà trƣờng xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phƣơng, sáng tạo việc đổi mới phƣơng pháp giáo dục trẻ, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá GV và trẻ, chú trọng phƣơng pháp sƣ phạm, bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ GV vì vậy đủ tiêu chuẩn triển khai đổi mới và án dụng đổi mới phƣơng pháp.Tổng số cán bộ, GV, nhân viên của nhà trƣờng trong năm học 2015-2016: 39 ngƣời. Trong đó ban giám hiệu: 3 ; GV: 21 ; nhân viên: 15. Cán bộ công chức định biên 28 ngƣời + Đội ngũ GV lớn tuổi: Trình độ liên thông hoặc tại chức chƣa đáp ứng đƣợc trình độ công nghệ cao. + Đội ngũ GV trẻ tuổi: tận tình, đầy nhiệt huyết, giỏi ứng dụng công nghệ thông tin, nhƣng chƣa dạn dĩ. 19 Nhà trƣờng luôn tạo điều kiện để các GV tiếp c

UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC MẦM NON  - TRẦN THỊ NGỌC DIỄM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Quảng Nam, tháng 05 năm 2016 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC-MẦM NON KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Sinh viên thực TRẦN THỊ NGỌC DIỄM MSSV: 2112011214 CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON KHOÁ: 2012 – 2016 Cán hƣớng dẫn: T.S Bùi Thị Lân MSCB: Quảng Nam, tháng 05 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô khoa Tiểu học - Mầm non, trƣờng Đại học Quảng Nam trang bị cho em kiến thức suốt bốn năm học Những kiến thức sở giúp em hồn thành khóa luận Khóa luận em đƣợc thực dƣới hƣớng dẫn trực tiếp TS Bùi Thị Lân - Trƣờng Đại học Quảng Nam Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cơ nhiệt tình hƣớng dẫn có ý kiến dẫn quý báu suốt trình nghiên cứu hồn thành khóa luận Em xin gửi lời biết ơn tới Thầy, Cô thƣ viện trƣờng Đại học Quảng Nam giúp đỡ, cung cấp loại tài liệu cần thiết trình nghiên cứu đề tài Ngoài ra, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo em học sinh Trƣờng Mẫu giáo Duy Phƣớc nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện để em thu đƣợc kết quả, số liệu liên quan đến đề tài đặc biệt thời gian tiến hành thực nghiệm Dù thân cố gắng, nỗ lực q trình thực để hồn thành tốt đề tài nhƣng điều kiện, kinh nghiệm, lực cịn hạn chế thân nên khóa luận khơng tránh khỏi sai sót, hạn chế Vì vậy, em kính mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp quý thầy cô bạn để đề tài đƣợc hồn thiện mang tính khả thi Xin chân thành cảm ơn! Tam Kỳ, ngày… tháng……năm 2016 Sinh viên thực Trần Thị Ngọc Diễm BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết tắt Biện pháp BP Kỹ diễn đạt Làm quen văn học KNDĐ Kỹ LQVH Rèn luyện kỹ Cán - giáo viên – nhân viên KN Mẫu giáo RLKN Ban giám hiệu CB-GV-NV Số thứ tự Tỉ lệ MG Số lƣợng BGH STT TL SL DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.Đánh giá GV cần thiết việc RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học Bảng 2.2 Đánh giá GV nhận thức mức độ ý việc RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học Bảng 2.3 Nhận thức GV việc rèn luyện kỹ diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động trƣờng mẫu giáo Duy Phƣớc Bảng 2.4 Việc thực lồng ghép RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động LQVH Bảng 2.5 Nhận thức GV việc sửa sai cho trẻ hƣớng trẻ ý cách diễn đạt cho mạch lạc hoạt động dạy học Bảng 2.6 Nhận thức GV hạn chế KNDĐ mạch lạc trẻ mẫu giáo lớn Bảng 2.7 Thực trạng mức độ phát triển KNDĐ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học Bảng 3.2.Biểu đồ đánh giá so sánh mức độ hình thành KNDĐ trẻ nhóm thực nghiệm đối chứng sau thực nghiệm hình thành Bảng 3.1 Kết so sánh mức độ hình thành KNDĐ trẻ nhóm thực nghiệm đối chứng sau thực nghiệm hình thành MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1.1 Lí chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 1.3 Đối tƣợng nghiên cứu 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.5 Khách thể nghiên cứu 1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu 1.6.1 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp tài liệu 1.6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 1.7 Đóng góp 1.8 Lịch sử nghiên cứu 1.9 Cấu trúc đề tài .3 NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài 1.1.1 Diễn đạt mạch lạc 1.1.2 Làm quen với tác phẩm văn học 1.2 Vai trò tác phẩm văn học việc giáo dục trẻ 1.2.1 Vai trò văn học việc phát triển trí tuệ 1.2.2 Vai trò văn học việc giáo dục đạo đức 1.2.3 Vai trò văn học việc giáo dục thẩm mỹ 1.3 Đặc điểm ngôn ngữ trẻ 1.3.1 Đặc điểm khả diễn đạt 1.3.1.1 Giai đoạn – tuổi 1.3.1.2 Trẻ từ – tuổi 1.3.1.3 Trẻ từ – tuổi 1.3.2 Đặc điểm khả diễn đạt mạch lạc trẻ mẫu giáo lớn 10 1.3.2.1 Về khả tƣ trẻ 10 1.3.2.2 Về khả ghi nhớ trẻ 11 1.3.2.3 Vốn từ trẻ 12 1.3.2.4 Khả phát âm, diễn đạt mạch lạc trẻ mẫu giáo lớn 13 1.4 Nội dung cần đạt ý nghĩa tầm quan trọng việc phát triển khả diễn đạt mạch lạc 14 1.4.1 Nội dung cần đạt .14 1.4.2 Ý nghĩa tầm quan trọng phát triển khả diễn đạt mạch lạc 14 1.5 Các hình thức phát triển khả diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tác phẩm văn học 15 1.6 Phƣơng pháp dạy trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn RLKN diễn đạt mạch lạc 16 1.6.1 Đối thoại 16 1.6.2 Độc thoại 16 1.7.Tiểu kết chƣơng 17 Chƣơng 18 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƢỜNG MẪU GIÁO DUY PHƢỚC, DUY XUYÊN QUẢNG NAM 18 2.1 Vài nét trƣờng 18 2.1.1 Quá trình thành lập trƣờng 18 2.2 Thực trạng nhận thức GV trƣờng Mẫu giáo Duy Phƣớc, Duy Xuyên, Quảng Nam KNDĐ mạch lạc trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động LQVH 19 2.2.1 Khái quát trình điều tra 19 2.2.2 Mục đích điều tra 19 2.2.3 Nội dung điều tra 19 2.2.4 Đối tƣợng điều tra .20 2.2.5 Phƣơng pháp tiến hành 20 2.2.6 Thời gian điều tra 20 2.2.7 Kết điều tra 20 2.3 Thực trạng RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học có chủ định 27 2.3.1 Thực trạng RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen tác phẩm truyện 28 2.3.1.1Tiến trình tiết dạy ( Xem phần phụ lục 2) 28 2.3.1.2 Đánh giá tiết dạy 28 2.3.2 Thực trạng RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen tác phẩm thơ .29 2.3.2.1 Tiến trình tiết dạy ( Xem phần phụ lục 3) 29 2.3.2.2 Đánh giá tiết dạy 29 2.4 Nguyên nhân thực trạng 31 2.5 Tiểu kết chƣơng 32 Chƣơng 33 BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM Ở TRƢỜNG MẦM NON DUY PHƢỚC DUY XUYÊN QUẢNG NAM 33 3.1 Xây dựng hệ thống biện pháp RLKN diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn trƣờng Mẫu giáo Duy Phƣớc-Duy Xuyên-Quảng Nam 33 3.1.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp 33 3.1.2 Hệ thống biện pháp RLKN diễn đạt mạch lạc 34 3.1.2.1 Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi mở cho trẻ làm quen tác phẩm văn học 34 3.1.2.2 Biện pháp rèn luyện tiết học 37 */Thông qua hoạt động làm quen với truyện kể 37 */ Thông qua hoạt động làm quen với thơ 39 */ Thông qua hoạt động làm quen với đồng dao 41 */Thông qua hoạt động làm quen với ca dao 44 3.1.2.3 RLKN diễn đạt tiết học 45 */ Thông qua hoạt động dạo chơi 45 */ Thông qua hoạt động góc 46 3.1.2.4 Tăng cƣờng sử dụng có hiệu biện pháp dạy trẻ phát triển KNDĐ mạch lạc 48 a/ Biện pháp kể chuyện theo tranh 48 b/ Biện pháp kể chuyện diễn cảm 50 c/ Biện pháp kể chuyện sáng tạo 51 d/Biện pháp dạy trẻ đóng kịch 53 3.2 Thực nghiệm sƣ phạm 54 3.2.1 Mục đích thực nghiệm 54 3.2.2 Nội dung thực nghiệm 54 3.2.3 Đối tƣợng điều tra .54 3.2.4 Phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm 54 3.2.5 Thời gian tiến hành thực nghiệm 55 3.2.6 Xây dựng tiêu chí thang đánh giá 55 3.2.7 Mơ tả tiến trình thực nghiệm 57 3.2.8 Kết thực nghiệm kết luận 57 3.3 Tiểu kết chƣơng 59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 Kết luận 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC 63 PHỤ LỤC 66 PHỤ LỤC 69 PHỤ LỤC 71 PHỤ LỤC 74 MỞ ĐẦU 1.1 Lí chọn đề tài Ngôn ngữ phần vô quan trọng ngƣời Ngôn ngữ trẻ phát triển tốt giúp cho trẻ nhận thức giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành phát triển nhân cách trẻ Hơn việc phát triển ngôn ngữ tƣ logic mạch lạc cho trẻ giao tiếp giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với môn khoa học khác nhƣ: Môn làm quen với mơi trƣờng xung quanh, làm quen với tốn, âm nhạc, tạo hình… đặc biệt thơng qua tác phẩm văn học trẻ đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch tạo cho trẻ đƣợc hoạt động nhiều, giúp trẻ khả phát triển trí nhớ, tƣ ngơn ngữ, khả cảm thụ hay, đẹp, tốt xấu vật xung quanh trẻ Vì việc RLKN diễn đạt cho trẻ thơng qua tác phẩm văn học trang bị cho trẻ nhận thức giới xung quanh mở rộng quan hệ với ngƣời, mặt khác lứa tuổi mẫu giáo yêu cầu khả rèn luyện diễn đạt cho trẻ to lớn nhiệm vụ cấp thiết gia đình lớp mẫu giáo Việc rèn luyện diễn đạt cho trẻ qua lại tác phẩm văn học có nội dung thơng báo đầy đủ rõ ràng, dễ hiểu, ngắt nghỉ giọng chỗ, giọng nói có sắc thái biểu cảm rèn luyện ngƣời nói chung trẻ mẫu giáo nói riêng, giúp trẻ luyện đọc kể diễn cảm theo mẫu, cấu trúc câu, đọc kể cách mạch lạc, ngữ pháp, rõ ràng biểu cảm âm ngơn ngữ tiếng mẹ đẻ Mà ngơn ngữ có vai trò quan trọng, phƣơng tiện giao tiếp truyền thụ lĩnh hội kinh nghiệm ngƣời lớn từ biểu nhu cầu nhận thức làm thỏa mãn yêu cầu nguyện vọng trẻ Từ việc nắm bắt đƣợc phát triển ngơn ngữ có tầm quan trọng lớn yếu tố định nên có quan tâm đặc biệt ý đến vấn đề này, mà cụ thể RLKN diễn đạt mạch lạc nhiên trẻ mẫu giáo lớn giai đoạn đầu nên nhiều vấn đề thực tế trình khả diễn đạt trẻ chƣa trọn vẹn, cịn nói ngọng, nói ấp úng, nói thiếu câu, diễn đạt cộc Xuất phát từ thực tế trên, chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp rèn luyện diễn đạt mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học trường Mẫu giáo Duy Phước-Duy Xuyên-Quảng Nam”, để giải vấn đề

Ngày đăng: 01/03/2024, 13:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan