đề tài ''''sự phân hoá giàu nghèo tại việt nam''''

25 693 0
đề tài   ''''sự phân hoá giàu nghèo tại việt nam''''

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn Đề tài: "Sự phân hoá giàu nghèo tại Việt Nam" DANHMỤCTỪVIẾTTẮT KTTT : Kinh tế thị trường CNH,HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá PHGN: Phân hoá giàu nghèo BHNN: Bảo hiểm nông nghiệp KT: Kinh tế CNXH: Chủ nghĩa xã hội TN: Thu nhập CNTB: Chủ nghĩa tư bản MỞ ĐẦU Mục lcuj ChươngI: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO. 1.1Các khái niệm về sự phân hoá giàu nghèo 1.1.1Khái niệm "nghèo", chuẩn mực "nghèo" 1.1.2 Phân hoá giàu nghèo, khái niệm và chỉ tiêu đánh giá 1.2Tác động của PHGN đối với nền KT-XH ở Việt Nam hiện nay 1.2.1 Mặt tích cực 1.2.2 Mặt tiêu cực Chương II: THỰC TRẠNG CỦA SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO NƯỚC TA HIỆN NAY. 2.1 Thực trạng của sự PHGN ở Việt Nam hiện nay 2.2. Nguyên nhân chủ quan 2.2.1 Nguyên nhân khách quan Chương III: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO. 3.1 Những giải pháp chủ yếu giải quyết vấn đề PHGN ở nước ta hiện nay 3.1.1 Những giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm hạn chế sự PHGN 3 1.2 Những giải pháp cấp bách nhằm hạn chế sự PHGN KẾT LUẬN MỞĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Thế giới đang bước vào thế kỷ mới với kỳ vọng một cuộc sống mới phồn vinh hạnh phúc. Làn song toàn cầu hoá đang lan nhanh là động lực thôi thúc các quuốc gia dân tộc vào một cuộc đua tranh vì sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính vì vậy nền kinh tế thế giới đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo ra hố ngăn giữa các quốc gia, các tầng lớp trong xã hội ngày càng sâu. Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt hết sức quan trọng và cấp thiết đối với Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn đổi mới ở nước ta 20 năm qua cho thấy, với sự chuyển đổi, xây dựng, và phát triển kinh tế hang hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, cùng các chính sách mở cửa, hội nhập, đã đem lại nhiều thành tựu to lớn về kinh tế , xã hội, đời sống của mọi tầng lớp dân cư không ngừng được nâng cao. Đồng thời quá trình này cũng kéo theo những biến động về cơ cấu xã hội, trong đó phân hoá giàu nghèo diễn ra ngày càng rõ nét, nổi lên như một vấn đề thời sự cấp bách. Vì nó cũng mang tính hai mặt: bên cạnh mặt tích cực là làm người dân giàu hợp pháp còn mặt tiêu cực là lien quan đến bất bình đẳng XH. Nếu để quá trình bất bình đẳng diễn ra một cách tự phát thì nó dẫn đến những bất ổn định không chỉ về kinh tế, văn hoá, xã hội mà trên cả lĩnh vực chính trị, thậm chí dẫn đến nguy cơ chệch hướng XHCN. Chính vì vậy chúng ta phải có một giải quyết đúng đắn để giải quyết vấn đểp hân hóa giàu nghèo sao cho xây dựng đất nước công bằng dân chủ văn minh. 2.Tình hình nghiên cứu. Trong những năm gần đây, trước những đòi hỏi bức bách của thực tiễn, vấn đề về phân hoá giàu nghèo được rất nhiều nhà học giả, nhà báo quan tâm và đã được nhà nước, chính phủ, các cơ quan chức năng nghiên cứu. Tuy nhiên hầu hết các hình thức nghiên cứu chỉ dừng lại ở những bài báo, những bài nghiên cứu nhưng chỉ đề cập tới một số mặt của sự phân hoá giàu nghèo như: xoá đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng xã hội, hoặc các giải pháp nhằm hạn chế sự PHGN được đăng trong báo Nhân Dân , Xã hội học Một số cuốn sách ngiên cứu về sự PHGN đã được xuất bản như: Phân hoá giàu nghèo ở một quốc gia khu Châu á – Thái Bình Dương – Vũ Văn Hà, Đồng tham gia giảm nghèo đô thị - Nguyễn Minh Hoà Theo hướng đó, đề tài tiếp tục khảo sát sự phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế nước ta hiện nay trên những mặt lý luận , thực trạng, giải pháp dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển công trình của các tác giả đã nghiên cứu trước. 3. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, mục đích đề tài làm rõ thực trạng và xu hướng phân hoá giàu nghèo trong quá trình chuyển đổi, xây dựng và phát triển nền kinh tế nước ta, từ đó đề xuất ra những giảip háp, phương hướng giải quyết phân hoá giàu nghèo nhằm đảm bảo xây dựng đất nước công bằng, dân chủ, văn minh. 4. Giới hạn đề tài . Do thời gian có hạn và kiến thức chưa đủ sâu để nghiên cứu về toàn bộ sự phân hóa giàu nghèoViệt Nam nên đề tài chỉ đề cập đến sự phân hoá giàu nghèo chủ yếu ở nông thôn và thành thị. CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO 1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO. 1.1.1. Khái niệm, "nghèo" và chuẩn mực "nghèo" Trong một thời gian dài, các nhà kinh tế và nhiều nhà nghiên cứu đã điịnh nghĩa giàu nghèo theo quan điểm định lượng, tức là đưa ra một chỉ số để đo lường chủ yếu nhằm đơn giản hoá việc hoạch định chính sách. Một số quan điểm về "nghèo": Hội nghị vềchống nghèo ở khu vực Châu á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9 – 1993 tại Bang kok , Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về nghèo như sau: "Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độp hát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương. Nhà kinh tế học Mỹ Galbraith cũng quan niệm: "Con người bị coi làn ghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập cộng đồng. Khi đó họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mực. "Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức năm 1995 đưa định nghĩa về nghèo: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới một đô la mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để muan hững sản phẩm cần thiết để tồn tại. "Còn nhóm nghiên cứu của UNDP, UNFPA, UNICEF trong công trình "Xoá đói giảm nghèoViệt Nam - 1995" đã đưa ra định nghĩa: "Nghèo là tình trạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là tham gia vào lĩnh vực kinh tế. "Vậy tiêu chí để xác định nghèo ở nước ta là: Các mức nghèoViệt Nam (Nguồn: Tổng cục Thống kê 1994, 1996, UNDP1999, Bộ lao động, thương binh và xã hội 1999) Cơ quan Định nghĩa về mức nghèo Định nghĩa Mức tối thiểu về mức nghèo (VNĐ/tháng) Lao động thương binh Xã hội Mức nghèo tính bằng gạo: Mức nghèo được xác định là mức thu nhập để mua được 13kg, 15kg, 20kg, hoặc 25 kg gạo mỗi tháng (theo giá năm 1995) Đói 45.000 (13kg gạo) Nghèo (nông thôn miền núi) 55.000 (15kg gạo) Nghèo (nông thôn đồng bằng) 70.000 (20kg gạo) Nghèo (thành thị) 90.000 (25kg gạo) Ngân Hàng Thế giới/Tổng cục thống kê Mức nghèo về lương thực thực phẩm: Dựa vào mức chi tiêu cần thiết để mua lương thực (gạo và lương thực, thực phẩm khác) để thể cấp 2100klo/người mỗi ngày Nghèo về Lương thực, thực phẩm 66.500 (1992/1993 - Ngân Hàng thế giới) 107.000 (1997/98- Ngân hang thế giới/ Tổng cục thống kê) Ngân hàng thế giới Mức nghèo chung: Kết hợp mức nghèo về lương thực, thực phẩm như trên (tương đương với 70% chỉ tiêu và phần chi lương thực để thể chi tiêu cho những nhu cầu phi lương thực cơ bản (50%) Nghèo 97.000 (1992/93) 149.000(1997/98) UNDP Chỉ số nghèo về con người: Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở 3 khía cạnh của cuộc sống, tuổi thọ, kiến thức và mức sống hợp lí. Chỉ số này được hình thành bởi 3 tiêu chí: tình trạng mù chữ, tuổi thọ, trẻ em thiếu cân và mức độ sử dụng dịch vụ y tế nước sạch Nghèo về con người Chỉ số tổng hợp không qui thành tiền Trên cơ sở đó, bộ kế hoạch và Đầu tư đề nghị thống nhất dùng khái niệm nghèo đói theo nghĩa hẹp, và tỷ lệ là 20% tổng số hộ của cả nứơc. Hộ đói là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa trị, nhà ở rách nát (nếu theo thu nhập thì các hộ này chỉ có thu nhập bình quân đầu người của loại hộ này quy ra gạo dưới 25kg/tháng ở thành thị, 20kg/tháng ở nông thôn đồng bằng và trung du, dưới 15kg/tháng ở nông thôn miền núi). nghèo là xã có trên 40% tổng số hộ nghèo đói, không có hoặc có rất ít những cơ sở hạ tầng thiết yếu, trình độ dân trí theo tỉ lệ mù chữ cao. Còn đối với thế giới, để đánh giá tương đối đúng đắn về sự phát triển, sự tiến bộ của mỗi quốc gia, Liên Hợp Quốc đưa ra chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chỉ số phát triển con người (HDI). 1.1.2 "Phân hoá giàu nghèo "khái niệm và chỉ tiêu đánh giá: Trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kém phát triển sang nền kinh tế thị trường, xu hướng biến động của cơ cấu xã hội ở nước ta hiện nay, ngày càng trở nên rõ nét. Từ thực trạng đó, đã có một số luận điểm có quan hệ đến quan niệm sự phân hoá giàu nghèo. + PHGN gắn liền với bất bình đẳng xã hội và phân công lao động + PHGN giàu nghèosự phân cực về kinh tế. + PHGN là kết quả tất yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế và đến lượt mình sự phân hoá đó lại trở thành nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. + PHGN là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế khác biệt nhau. PHGN là phân tầng xã hội về mặt kinh tế, thể hiện trong xã hội có nhóm giàu tầng đỉnh, nhóm nghèo tầng đáy. Giữa nhóm giàu và nhóm nghèo là khoảng cách về thu nhập và mức sống. Vậy PHGN là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệt nhau; là sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh lệch giữa các nhóm này về tài sản, thu nhập, mức sống. Vậy tiêu chí để đánh giá sự phân hoá giàu nghèo là dựa trên cơ sở nào? Trên thế giới người ta thường dung 2 tiêu chí hay hai phương pháp để đánh giá sự phân hoá giàu nghèo: Theo công thức 1/n: trong đó n là % dân cư để so sánh. Vídụ: nếu theo cột dọc giữa người giàu và người nghèo ta lấy 5% người thu nhập thấp nhất ở cột thấp nhất so với 5% người thu nhập cao nhất thì tỷ lệ là 1/5, tức chênh lệch nhau 20 lần. Đây là độ an toàn của sự phân hoá giàu nghèo. .Hệ số tập trung Gini là hệ số thay đổi từ 0 đến 1 cho biết mức độ công bằng phân chia trong thu nhập thấp. Nếu hệ số này càng thấp thì mức công bằng càng cao. Hệ số Gini cũng đã được sử dụng để đánh giá mức độ phân tầng, phân hoá, phân cực giữa các vùng, miền hay nhóm xã hội. Theo hệ số Gini này (hay theo nhà kinh tế học người Mỹ Kuznet) trong thời kỳ nền kinh tế mới đi vào tăng trưởng: Sự bất bình đẳng sẽ tăng lên là tất yếu. Khi nền kinh tế tăng trưởng đến mức độ nhất định sẽ giải quyết được vấn đề xã hội đó, công bằng sẽ được thực hiện. Từ việc phân tích những khái niệm "nghèo", "sự phân hoá giàu nghèo" ta cũng thấy được tính hai mặt của sự phân hóa giàu nghèo đối với nền kinh tế. Từ đó cũng có thể thấy sự tác động nhất định của nó đối với kinh tế - xã hội Việt Nam . 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 1.2.1 Mặt tích cực: PHGN đã góp phần khơi dậy tính năng động xã hội trong con người ở nhiều nhóm xã hội, kích thích họ tìm kiếm và khai thác cơ may, vận hội để phát triển vượt lên. Kích thích sự sang tạo của con người, nhằm tạo môi trường cạnh tranh quyết liệt, qua đó sang lọc và tuyển chọn những thành viên vượt trội, tạo động lực cho sự phát triển của mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực hay mỗi địa phương. Đặc biệt là số nhóm và nhóm người xã hội giàu lên do làm ăn đúng pháp luật. Và những hộ đã giàu hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo làm cho [...]... sự khác biệt chênh lệch trong thu nhập, tài sản và hang loạt các mặt khác của cuộc sống tạo nên sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO Để giải pháp vấn đề phân hoá giàu nghèo thì trước hết chúng ta phải giảm tỷ lệ đói nghèo, và giảm bất bình đẳng xã hội thì mới có khả năng thu hẹp sự chênh lệch giữa giàu nghèo Muốn vậy trước hết chúng ta phải... THỰC TRẠNG SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 THỰC TRẠNG SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈOVIỆT NAM HIỆN NAY Bảng thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2001 – 2002 theo giá thực tế phân theo 5 nhóm thu nhập, phân theo thành thị, nông thôn, phân theo giới tính chủ hộ và phân theo vùng (nghìn đồng) Cả nước Phân theo thành thị Thành thị Nông thôn Phân theo giới tính chủ hộ Nam Nữ Phân theo vùng... chỉ số phân hoá giàu nghèo vẫn đạt mức "chuẩn", cân bằng thì nó vẫn có tác dụng tích cực, góp phần phát triển kinh tế, xãhội Thực tế, sự phân hoá giàu nghèo này diễn ra ở mọi thời đại, và khó có thể xoá bỏ được nên em chỉ đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực của sự phân hoá giàu nghèo và không làm chệch hướngXHCN Vì thời gian chuẩn bị có hạn và kiến thức vẫn còn chưa sâu, nên đề tài của... trước hết chúng ta phải rút những bài học từ một số nước trên thế giới 3.1.NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Đảng và nhà nước ta đã áp dụng một số chính sách nhằm hạn chế sự phân hoá giàu nghèo, nâng coa đời sống của người dân, xoá đói giảm nghèo Nhưng nó chỉ mang tính cấp bách, tạm thời Việc xây dựng đất nước theo con đường XHCN là một chặng đường rất... nhóm thu nhập thấp nhất theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn, và phân theo vùng và theo mức chi tiêu theo các vùng như ở trên, ta thấy phần lớn các vùng nghèo rơi vào các huyện miền núi phía Bắc, miền Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long Sự phân hoá giàu nghèo ở thành phố nổi bật hơn ở nông thôn ở Tây Nguyên sự phân hoá chỉ biểu hiện ở thị xã, còn ở vùng... giảm nghèo v.v - Điều tiết giá cả, quan hệ cung cầu trên thị trường nhằm bảo đảm ổn định sản xuất và mức sống của những người có thu nhập thấp + Với chính sách cho vay ưu đãi: Chúng ta phải có chính sách trợ giúp tín dụng cho vay vốn với điều kiện ưu đãi từng nguồn tín dụng của Ngân Hàng phục vụ người nghèo, quĩ xoá đói giảm nghèo, các chương trình xoá đói giảm nghèo KẾTLUẬN Sự phân hoá giàu nghèo. .. độ nghèo chủ yếu còn dựa vào số lượng trâu bò, voi, cồng chiêng Thậm chí có nơi dựa vào uy tín xã hội như bằng khen, huân chương Như vậy sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta đều diễn ra trên mọi góc độ, phương diện kinh tế và xã hội Chúng ta cần phải biết nguyên nhân gây ra nó để giải quyết một cách triệt để nhằm xây dựng đất nứơc theo con đường XHCN 2.2.1 Nguyên nhân chủ quan Có thể nói rằng vấn đề giàu. .. nay được xem xét trên nhiều mặt: * Xét theo mức sống và cơ cấu chi tiêu: Theo cuốn "Kỷ yếu hội thảo vấn đề phân phối và phân hoá giàu nghèo trong điều kiện phát triển KTTT theo định hướng XHCN ở nước ta "ta có những nhận xét sau: Theo vùng, chi tiêu cho đời sống bình quân 1 người 1 tháng của nhóm hộ giàu cao nhất là Đông Nam Bộ (910 nghìn đồng ) , tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (554,6 nghìn), Duyên... thành phần kinh tế, thực hiện công bằng xã hội Tiến hành cải cách ruộng đất, tạo điều kiện cho người nghèo được vay lãi theo lãi suất ưu đãi, đánh thuế luỹ tiến vào người có thu nhập cao, nhằm hạn chế sự phân biệt giàu nghèo và thực hiện xoá đói giảm nghèo * Giải pháp văn hoá Thu hẹp khoảng cách đời sống văn hoá giữa thành thị và nông thôn Do tình trạng đời sống vật chất khó khăn, thiếu thốn làm cho một... với nông thôn: ngoài thiếu kiến thức làm ăn, không có vốn, nghèo còn do đông con, không có điều kiện làm việc (thiếu ruộng, vuờn, không đủ phương tiện sản xuất ), không có kinh nghiệm Tất cả những nguyên nhân chủ quan trên đã làm những người nghèo ngày càng nghèo thêm và những người giàu thì giàu them và tạo ra hố ngăn giữa người giàu và người nghèo ngày càng rộng Bên cạnh đó, những nguyên nhân khách . hóa giàu nghèo ở Việt Nam nên đề tài chỉ đề cập đến sự phân hoá giàu nghèo chủ yếu ở nông thôn và thành thị. CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO 1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÂN. ChươngI: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO. 1.1Các khái niệm về sự phân hoá giàu nghèo 1.1.1Khái niệm " ;nghèo& quot;, chuẩn mực " ;nghèo& quot; 1.1.2 Phân hoá giàu nghèo, khái niệm và chỉ. Luận văn Đề tài: "Sự phân hoá giàu nghèo tại Việt Nam" DANHMỤCTỪVIẾTTẮT KTTT : Kinh tế thị trường CNH,HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá PHGN: Phân hoá giàu nghèo BHNN:

Ngày đăng: 26/06/2014, 21:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan