Luận văn Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại việt nam

60 4.1K 25
Luận văn Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật của loài người tiến bộ. Trong quá trình đó, thuế luôn được các quốc gia đặc biệt chú trọng bởi tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển và ổn định lâu dài về mọi mặt của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, sau khi gia nhập WTO thì những biến đổi về chính sách thuế và nguồn thu ngân sách là điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều đó, nước ta đã và đang tiến hành cuộc cải cách nhằm hoàn thiện hệ thống thuế còn nhiều thiếu sót để có thể theo kịp và bắt nhịp với tốc độ phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng có thể đạt được các mục tiêu về kinh tế xã hộichính trị mà Nhà nước đã đề ra. Là một sinh viên chuyên ngành Tài chính công, em rất mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu về Thuế. Đề tài “Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại Việt Nam” mà em dự định nghiên cứu sẽ là một cơ hội tốt cho em được nghiên cứu sâu hơn về thuế. Em hi vọng sau khi viết đề tài này, với sự giúp đỡ của thầy giáo viên hướng dẫn ThS. Đặng Văn Cường và các cô chú tại Chi cục thuế quận Phú Nhuận, nơi em thực tập, em sẽ bổ sung và hoàn chỉnh hơn nữa những kiến thức và hiểu biết của mình về thuế nói chung và vai trò, ảnh hưởng của thuế đối với nền kinh tế tại Việt Nam nói riêng. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: đánh giá vai trò, tầm ảnh hưởng của thuế đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu chi tiết: xác định mối quan hệ giữa chính sách thuế và các yếu tố kinh tế thị trường (cụ thể là hành vi tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư).

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH CÔNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA THUẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: ThS. ĐẶNG VĂN CƯỜNG Sinh viên thực hiện: LÊ NỮ NGỌC HÂN Lớp: NN004 Khóa: K36 -TP.HCM, tháng 4 năm 2014- LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các anh chị tại Chi cục thuế Quận Phú Nhuận, đặc biệt là các anh chị thuộc đội Kiểm tra thuế số 3 đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập tại đơn vị. Và em cũng xin cám ơn thầy Đặng Văn Cường đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp khó tránh khỏi những sai sót, rất mong các anh chị cùng thầy bỏ qua. Đồng thời, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ các anh chị và Thầy để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin kính chúc các anh chị hiện đang công tác tại Chi cục thuế Quận Phú Nhuận nói chung và các anh chị Đội kiểm tra 3 nói riêng cùng Thầy hướng dẫn thực tập- Ths. Đặng Văn Cường thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình. Em xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ……………. TP.HCM, ngày tháng năm 2014 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… TP.HCM, ngày tháng năm NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… TP. HCM, ngày tháng năm Mục lục Danh mục bảng Danh mục từ viết tắt NSNN: Ngân sách nhà nước GTGT: Giá trị gia tăng XNK: Xuất nhập khẩu TNCN: Thu nhập cá nhân TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TTCK: Thị trường chứng khoán TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt SXKD: Sản xuất kinh doanh TBCN: Tư bản chủ nghĩa XHCN: Xã hội chủ nghĩa LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật của loài người tiến bộ. Trong quá trình đó, thuế luôn được các quốc gia đặc biệt chú trọng bởi tầm quan trọng củađối với sự phát triển và ổn định lâu dài về mọi mặt của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, sau khi gia nhập WTO thì những biến đổi về chính sách thuế và nguồn thu ngân sách là điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều đó, nước ta đã và đang tiến hành cuộc cải cách nhằm hoàn thiện hệ thống thuế còn nhiều thiếu sót để có thể theo kịp và bắt nhịp với tốc độ phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng có thể đạt được các mục tiêu về kinh tế xã hội-chính trị mà Nhà nước đã đề ra. Là một sinh viên chuyên ngành Tài chính công, em rất mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu về Thuế. Đề tài “Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại Việt Nam” mà em dự định nghiên cứu sẽ là một cơ hội tốt cho em được nghiên cứu sâu hơn về thuế. Em hi vọng sau khi viết đề tài này, với sự giúp đỡ của thầy giáo viên hướng dẫn ThS. Đặng Văn Cường và các cô chú tại Chi cục thuế quận Phú Nhuận, nơi em thực tập, em sẽ bổ sung và hoàn chỉnh hơn nữa những kiến thức và hiểu biết của mình về thuế nói chung và vai trò, ảnh hưởng của thuế đối với nền kinh tế tại Việt Nam nói riêng. Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu tổng quát: đánh giá vai trò, tầm ảnh hưởng của thuế đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. - Mục tiêu chi tiết: xác định mối quan hệ giữa chính sách thuế và các yếu tố kinh tế thị trường (cụ thể là hành vi tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư). Câu hỏi nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau: (1) Với nền kinh tế ngày càng hội nhập như hiện nay, thuế có tầm ảnh hưởng như thế nào? Mức độ ảnh hưởng ra sao? (2) Để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước, thuế cần phải được hoàn thiện theo hướng nào? Quy trình thực hiện Đề tài được thực hiện theo qui trình sau: ■ Đầu tiên, khái quát các lý thuyết về thuế nhằm làm rõ thuế là gì, phân biệt thuế với phí, lệ phí. Đồng thời, thông qua các học thuyết kinh tế cận, hiện đại để thấy rằng: thuế trong từng giai đoạn lịch sử có vai trò không giống nhau, một xã hội muốn phát triển không thể thiếu đi vai trò của thuế, thuế là công cụ để Nhà nước điều tiết thị trường theo định hướng đã định. ■ Tiếp đến, phân tích thực trạng tác động của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra một số nhận xét. ■ Phần tiếp theo là nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thuế đối với kinh tế Việt Nam. Cách thức nghiên cứu sẽ được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu của tác giả Ehigiamusoe Uyi Kizito về ảnh hưởng của thuế đối với nền kinh tế tại Nigeria. Cụ thể, bài sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận mô tả và phân tích, đồng thời tiến hành kiểm định nhân quả Engle- Granger. Kết quả nghiên cứu của Ehigiamusoe Uyi Kizito cho thấy: thuế có tác động rất nhỏ vào nền kinh tế tại Nigeria, câu hỏi đặt ra là: với cùng một phương pháp nghiên cứu, liệu rằng khi áp dụng vào Việt Nam kết quả mang lại có thay đổi gì không? Sự thay đổi này là tích cực hay tiêu cực? Đây sẽ là mục tiêu cho phần nghiên cứu thực nghiệm. Dữ liệu cho nghiên cứu này bao gồm giai đoạn 1995-2011, số liệu lấy từ một nguồn duy nhất là Tổng cục Thống kê. Do đó, tính thống nhất của dữ liệu cao, kết quả nghiên cứu thực nghiệm được xem là đáng tin cậy. [...]... chính sách thuế trong mối quan hệ với sự tăng trưởng của nền kinh tế b) Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của hệ thống thuế trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình... của luật thuế 1.2 Lý thuyết về sự tác động của thuế đối với nền kinh tế Thuế là công cụ để Nhà nước tác động vào nền kinh tế thị trường, do đó suy cho cùng thì tác động của thuế đối với nền kinh tế cũng chính là tác động mà Nhà nước gây ra nhằm định hướng cho nền kinh tế thị trường theo đúng hướng đã vạch Sau đây, chúng ta 23 sẽ cùng nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường thông... chính sách điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng xã hội Điều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan, thường xuyên của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường Thông qua các quy định của luật thuế về cơ cấu các loại thuế, phạm vi đối tượng nộp thuế, thuế suất, miễn giảm thuế Nhà nước chủ động phát huy vai trò điều tiết đối với nền kinh tế Dựa vào thuế, Nhà nước có... phát triển kinh tế xã hội quốc gia Phân loại thuế Thuế thu đối với thu nhập: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân Thuế thu đối với hàng hóa, dịch vụ: thuế Doanh thu, GTGT, tiêu thụ đặc biệt, thuế XNK… Theo đối tượng của thuế a) Thuế thu đối với tài sản: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế bất động sản, thuế động sản, thuế tài nguyên, thuế di sản… b) Theo phương thức huy động của thuế: bao... là liều lượng can thiệp nhà nước - thị trường thế nào là hợp lý Lịch sử phát triển của kinh tế thị trường minh chứng rõ sự thay đổi của các lý thuyết kinh tế thống trị gắn với các chu kỳ của nền kinh tế TBCN: khi nền kinh tế bị khủng hoảng do vai trò điều tiết của nhà nước bị xem nhẹ, còn thị trường được “thả lỏng” thì lý thuyết Keynes được đề cao Còn khi nền kinh tế trì trệ kéo dài do nhà nước can... cho nền kinh tế thị trường càng ngày càng mang tính xã hội, làm dịu các mâu thuẫn xã hội thông qua phân phối lại thu nhập quốc dân Theo hướng đó, hệ thống thuế của nhà nước là vô cùng quan trọng Quan điểm của một số trào lưu kinh tế khác Ngoài các trường phái cơ bản đã phân tích ở trên, còn nhiều trào lưu kinh tế hiện đại cũng thể hiện quan điểm của mình về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. .. hóa quan niệm của các trường phái về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường có thể thấy, không một cách tiếp cận nào mang tính vạn năng, có thể giải đáp được tất cả các tình huống khác nhau của nền kinh tế Do vậy, tác động thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển kinh tế thị trường của mỗi cách tiếp cận đều có những giới hạn nhất định Nhìn sang mô hình nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở một... cơ sở để nền kinh tế thị trường thích ứng với mọi sự thay đổi của giá cả Chính chế độ sở hữu tư nhân là nhân tố cơ bản làm cho nền kinh tế thị trường luôn khôi phục được sự cân bằng chung Do vậy, khi nhà nước thu hẹp không gian kinh tế của khu vực tư nhân chắc chắn dẫn tới sự bất ổn Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, quyền tự do kinh doanh của các nhà sản 24 xuất và quyền tự do lựa chọn của người... đối tượng khác là các công trình nghiên cứu đã được công nhận của các nhà kinh tế học trên thế giới về vai trò của thuế đối với nền kinh tế thị trường, tiêu biểu là nghiên cứu của tác giả Ehigiamusoe Uyi Kizito về Mối quan hệ giữa chính sách thuế và phát triển kinh tế tại Nigeria Chương 1: Cơ sở lý thuyết 1.1 Tổng quan về thuế: Khái niệm: Thuế là một công cụ tài chính vô cùng quan trọng gắn liền với. .. kinh tế Tất cả các trường phái kinh tế lớn trong lịch sử học thuyết kinh tế đều đề cập đến vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, cách tiếp cận và quan điểm lý thuyết cụ thể của mỗi trường phái là khác nhau, do những nhân tố khác nhau quy định Những nhân tố này có thể là đặc điểm của kinh tế thị trường ở từng giai đoạn lịch sử, có thể là những biến cố kinh tế lớn trong từng giai . TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH CÔNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA THUẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: ThS. ĐẶNG VĂN CƯỜNG Sinh. đi vai trò của thuế, thuế là công cụ để Nhà nước điều tiết thị trường theo định hướng đã định. ■ Tiếp đến, phân tích thực trạng tác động của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, . chính sách thuế trong mối quan hệ với sự tăng trưởng của nền kinh tế. b) Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của hệ thống thuế trong

Ngày đăng: 26/06/2014, 20:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1: Cơ sở lý thuyết

    • 1.1. Tổng quan về thuế:

    • 1.2. Lý thuyết về sự tác động của thuế đối với nền kinh tế.

    • Chương 2: Thực trạng tác động của thuế đối với nền kinh tế thị trường tại Việt Nam.

      • 2.1. Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước

      • 2.2. Thuế đối với tiết kiệm

      • 2.3. Thuế với các giao dịch chuyển nhượng vốn.

      • 2.4. Thuế đối với chứng khoán

        • 2.4.1. Đối với tổ chức phát hành chứng khoán

        • 2.4.2. Đối với doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động đầu tư chứng khoán

        • 2.4.3. Đối với nhà đầu tư cá nhân

        • 2.5. Tác động của chính sách thuế đối với mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế

        • 2.6. Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011- 2020.

        • Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2011.

          • 3.1. Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

            • 3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu:

            • 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu:

            • 3.2. Kết quả nghiên cứu:

              • 3.2.1. Kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu:

              • 3.2.2. Phân tích cân bằng dài hạn và ngắn hạn của mô hình.

              • 3.2.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình.

              • Chương 4: Một số đề xuất nhằm cải cách chính sách thuế Việt Nam hiện nay.

                • 4.1. Những nhược điểm trong chính sách thuế Việt Nam.

                • 4.2. Một số đề xuất

                • Kết luận

                • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan