Đề thi ngữ văn chọn lọc có dàn ý lớp 9

104 2K 0
Đề thi ngữ văn chọn lọc có dàn ý lớp 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cảm hứng về mùa thu từng tạo nên những kiệt tác nghệ thuật, những áng thơ bất hủ. Cũng như thơ viết về mùa thu nói chung . Sang thu là sự hoài cảm, luyến tiếc, bâng khuâng về những gì đã đi qua và ngỡ ngàng, xao xuyến trước những gì đang tới.

Mïa xu©n nho nhá I. Nh à th ơ Thanh Hải ( 1930 – 1980) - Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn quê ở Phong Điền, Thừa Thiên – Huế. - Hoạt động văn nghệ từ cuối năm kháng chiến chống Pháp. -Tham gia hai cuộc kháng chiến, bám trụ quê hương trong những năm kháng chiến ác liệt nhất của cách mạng. - Là nhà thơ công xây dựng nền văn nghệ cách mạng miền Nam từ những ngày đầu. - Thơ Thanh Hải nhỏ nhẹ, chân thành, đằm thắm, giàu nhạc điệu, hình ảnh ngôn ngữ chọn lọc, bình dị. - Bị bệnh hiểm nghèo, ông vẫn sống lạc quan. II. Tác phẩm: 1. Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ được sáng tác vào tháng 11 – 1980, trong hoàn cảnh đất nước thống nhất, đang xây dựng c/s mới với vô vàn khó khăn, thử thách. Khi đó nhà thơ đang ốm nặng trên giường bệnh. Ngày 15/12/1980, ông qua đời. 2. Giá trị nghệ thuật: - Thể thơ 5 chữ, gần với âm hưởng thơ ca, tạo âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết - Cách gieo vần liền, tạo sự liền mạch về cảm xúc. - Kết hợp các hình ảnh giản dị của tự nhiên với các hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng tạo nên sự phát triển, nâng cao và đổi mới ( Hình tượng mùa xuân ) - Cấu từ thơ chặt chẽ, từ hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên đất trời đến mùa xuân của đất nước, của cách mạng và mùa xuân do con người tạo ra. - Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả: Ở đoạn đầu vui, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước. Và cuối cùng là trầm lắng, hơi trang nghiêm mà thiết tha bộc bạch, tâm niệm. 3. Giá trị nội dung : Bài thơ đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên, đất trời xứ Huế thơ mộng ngập tràn sức sống. Đồng thời là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với 1 cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành được hoà nhập, được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn của dân tộc. 4. Mạch cảm xúc và bố cục: * Mạch cảm xúc: được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hoà ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “một mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. * Bố cục: Gồm 4 phần: - Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời - Khổ 2+3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước - Khổ 4+5: Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả trước mùa xuân đất nước. - Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. III. Phân tích bài thơ. * Đề 1. Phân tích khổ thơ thứ nhất của bài 1. Mở bài :- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. - Giới thiệu khái quát bài thơ, đoạn thơ : “ Mùa xuân nho nhỏ” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Với giọng thơ trầm lắng và những nét chấm phá đặc sắc, bài thơ đã dựng lên bức tranh mùa xuân tươi đẹp, thơ mộng và ngập tràn sức sống: ( Chép lại khổ thơ) 1. Thân bài : *Phân tích : Bức tranh mùa xuân ấy mở đầu bằng hình ảnh: Mọc giữa dòng sông xanh - Tác giả đã khéo léo khi đảo động từ “mọc” lên đầu câu. Nó không chỉ tạo người đọc ấn tượng đột ngột, bất ngờ mà còn làm cho sự vật sống động như đang diễn ra trước mắt. Tưởng như bông hoa kia đang từ từ, lồ lộ mọc, vươn lên, xoè nở trên mặt nước xanh biếc của dòng sông xuân. - Ba tiếng “dòng sông xanh” đưa người đọc liên tưởng đến dòng sông Hương Giang – con sông huyền thoại của xứ Huế, con sông với màu nước quanh năm xanh biếc. Con sông ấy như biểu tưởng của sức sống mùa xuân tươi trẻ. Dòng 2 sông chảy đến đâu, sức xuân lan toả đến đó. Hình ảnh bông “hoa tím biếc” “mọc giữa dòng sông xanh” gợi liên tưởng đến sức sống mãnh liệt của mùa xuân đang từ từ trỗi dậy. - Hai câu thơ đã bộc lộ cảm nhận tinh tế và sự phối hợp màu khéo léo của tác giả. Dòng sông xanh – hoa tím biếc, hai gam màu vừa tương phản lại vừa hài hoà khiến cho bức tranh xuân hiện với sắc màu tươi tắn. Ánh sáng mùa xuân chiếu qua sắc hoa tím nhẹ nhàng, màu tím của hoa phản chiếu trên mặt nước xanh biếc qua tạo nên bảy sắc cầu vồng rực rỡ. Đó là vẻ đẹp dịu dàng, thanh mát và đằm thắm của thiên nhiên đất trời xứ Huế mộng mơ. - Cách lựa chọn gam màu của tác giả cũng rất tinh tế. Nói đến mùa xuân là người ta thường nói đến sắc vàng của hoa mai và sắc hồng của hoa đào, còn mùa xuân trong thơ Thanh Hải lại là sắc tím nhẹ nhàng, thanh nhã. Đây là một sự lựa chọn tinh tế mang dụng ý nghệ thuật. Bởi màu tím là màu đặc trưng của người dân xứ Huế. Chỉ màu tím mới diễn tả hết được vẻ đẹp kín đáo, đằm thắm của con người mà đặc biệt là các gái Huế. - Bức trah mùa xuân không chỉ hình ảnh, màu sắc mà còn cả âm thanh: Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang lừng - Chim chiện là loài chim nhỏ bé đến thân thương của đồng quê Việt Nam. Tiếng chim vang lên báo hiệu mùa xuân về. Hai tiếng “ơi” và “hót chi” cất lên vừa ngọt ngào, vừa mang giọng điệu thân thương của người dân xứ Huế. Tiếng chim ngân vang, rung động đất trời, đem đến bao niềm vui, làm cho trái tim nhà thơ rung động. Ngắm dòng sông xanh, hoa tím biếc, lắng nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi cảm giác bâng khuâng, xao xuyến: Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng - Hình ảnh thơ đẹp, giàu chất tạo hình góp phần bộc lộ cảm xúc vui tươi, hồn nhiên, trong trẻo của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời. Trong sự cảm nhận của nhà thơ, tiếng chim vô hình được cảm nhận bằng thính giác trở nên hình khối ánh sáng và màu sắc mà nhà thơ thể cảm nhận bằng thị giác rồi xúc giác qua bàn tay đưa hứng của mình. Hình ảnh “giọt long lanh” là hình ảnh liên tưởng đầy chất thơ. Những “giọt long lanh” ấy thể là giọt tiếng 3 chim, giọt sương, giọt mưa xuân, giọt nắng, giọt hạnh phúc mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Hình ảnh thơ trở nên lung linh, đa nghĩa. Thơ vừa là nhạc, vừa lạ họa. Tiếng chim ấy hay là những nốt nhạc, trong trẻo vang ngân của bàn hòa ca đất trời, c/s vào xuân. Và nhà thơ đã đón nhận tất cả vẻ đẹp của mùa xuân ấy bằng thái độ trân trọng, nâng niu qua bàn tay “ đưa hứng” của mình. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác góp phần diễn tả tâm trạng say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, đất trời. c. Đánh giá, nâng cao: Chỉ vài ba nét chấm phá đơn sơ, giản dị, Thanh Hải đã vẻ lên bức tranh xứ Huế với không gian cao rộng, màu sắc tươi tắn, âm thanh rộn rã, tươi vui. Đó là bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trang nhã, thơ mộng và ngập tràn sức sống. Bức tranh ấy dòng sông, hoa cỏ, tiếng chim hót, bầu trời, sương mai và con người ngập tràn niềm vui. Một niềm vui ấm áp dạt dào. Điều đáng nói khi tác giả viết bài thơ mùa xuân còn chưa đến nhưng lời thơ đã tràn đầy xuân sắc. Trước bức tranh thơ này, người đọc khó hình dung nổi, tác giả những vần thơ vui tươi, rộn rã ấy lại nằm trên giường bệnh, sống những ngày cuối cùng của cuộc đời. Phải yêu đời thiết tha và lạc quan lắm mới mở lòng viết được những vần thơ dạt dào cảm hứng xuân như vậy. thế thấy Thanh Hải đã cảm nhận mùa xuân bằng chính trái tim yêu đời thiết tha của mình. 3. Kết bài : Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết và yêu mến, gắn bó với con người và cuộc đời. “Mùa xuân nho nhỏ” mà không nhỏ chút nào. Nó đã giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp trong trẻo, tinh khôi của thiên nhiên, đất trời để từ đó bồi đắp thêm cho chúng ta t/y thiên nhiên, yêu mùa xuân và mở rộng ra là t/y quê hương, đát nước. ……………………………………………………………. Đề 2 : Phân tích đoạn thơ: “Mùa xuân người cầm súng Cứ đi lên phía trước” 4 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác: -Thơ Thanh Hải nhỏ nhẹ, chân thành, đằm thắm. - Bài thơ được sáng tác năm 1980, những năm đất nước vừa thống nhất và bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Bài thơ không chỉ là lời tâm niệm thiết tha chân thành, là ước nguyện được cống hiến cho đời mà còn là bản hoà ca về không khí rộn rã, vui tươi của đất nước và dân tộc trong công cuộc đổi mới. Không khí náo nước ấy được tác giả ghi lại trong khổ thơ. ( Chép lại khổ thơ) 2. Thân bài: * Khái quát: Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, cảm hứng thơ của Thanh Hải chuyển sang cảm hứng của mùa xuân đất nước, của cách mạng một cách tự nhiên. *Phân tích: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ - Trong số hàng nghìn, hàng vạn những con người tác giả chọn hai đối tượng “Người cầm súng và người ra đồng” . Bởi họ chính là những con người đại diện cho hai nhiệm vụ quan trọng, bản của đất nước: chiến đấu - bảo vệ tổ quốc và lao động xây dựng đất nước. Cấu trúc thơ song hành đã góp phần thể hiện rõ tính chất quan trọng cuả hai nhiệm vụ bản đó. + “Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng”: Câu thơ gợi liên tưởng đến những người chiến sĩ ra trận mà trên vai, trên lưng họ là cành lá nguỵ trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. + “Mùa xuân người ra đồng. Lộc trải dài nương mạ”: Sau những vần thơ viết về các chiến sĩ, lời thơ nói về những người lao động, ươm những hạt mầm non trên những cánh đồng quê hương, những người ươm mầm cho sự sống. Từ “lộc” cho ta nghĩ tới những cánh đồng trải dài mênh mông với những chồi non mới nhú lên xanh mướt từ những hạt thóc giống đầu mùa xuân. 5 - thể nói, h/ả “lộc” mang nhiều tầng ý nghĩa. “Lộc” là chồi non, cành biếc. “ Lộc” còn là h/ả ẩn dụ cho sức sống tươi trẻ của mùa xuân, cho sự phát triển, cho các giá trị và thành quả tốt đẹp, cho những điều may mắn, hạnh phúc. Các từ “ giắt đầy”, “ trải dài” gợi một màu xanh bất tận, một sức xuân tràn ngập trên khắp mọi miền đất nước và rạo rực lòng người. Người lính khoác trên lưng màu lá nguỵ trang xanh biếc mang theo sức sống màu xuân, sức mạnh của dân tộc để ra trận. Người nông dân đem mồ hôi và sự cần cù của mình để làm nên màu xanh cho ruộng đồng. thể nói, con người đi đến đâu thì mùa xuân, sức xuân trải dài đến đó. Ý thơ vô cùng sâu sắc: Máu và mồ hôi của con người đã tô điểm cho mùa xuân, để giữ lấy mùa xuân mãi mãi. Những con người lao động và chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân ra mặt trận của mình để gặt hái mùa xuân cho đất nước. Chính họa đã tạo nên những giai điệu chính của bản hợp xướng mùa xuân đất nước, cách mạng, tạo nên nhịp điệu hối hả, hào hùng. - Cả dân tộc tộc bước vào xuân với khí thế khẩn trương, rộn ràng náo nức: Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao - “Tất cả như hối hả. Tất cả như xôn xao". Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận mùa xuân đất nước bằng hai từ láy gợi cảm “hối hả” là vội vã, khẩn trương, liên tục không dừng lại. “Xôn xao” khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hoà lẫn với nhau xao động. Cặp từ láy “hối hả”, “ xôn xao” cùng với điệp từ “Tất cả” làm cho câu thơ vang lên nhịp điệu gấp gáp, rộn rã, vui tươi. Đó là hành khúc của đất nước khi bước vào xuân, bước vào cuộc sống mới. hiểu hoàn cảnh khó khăn của đất nước ta thời điểm bài thơ ra đời, mới hiểu và trân trọng tình cảm, niềm tin, sự hăng say nhiệt tình của những con người xã hội chủ nghĩa đó. - Đây chính là tâm trạng, là cái náo nức trong tâm hồn tác giả. Tiếng lòng của tác giả như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người. Mùa xuân đất nước, sức sống của dân tộc được làm nên từ cái « hối hả » và « xôn xao » ấy. - Từ sự cảm nhận về không khí chiến đấu, lao động của đất nước, giọng thơ như lắng sâu hơn khi nhà thơ suy tư về đất nước: Đất nước bốn nghìn năm 6 Vất vả và gian lao - Đất nước được nhân hóa, mang sự sống như con người. Đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta đã qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong suốt chiều dài lịch sự ấy, đất nước đã phải trải qua bao vất vả, gian lao. Vất vả, gian lao vì chống giặc ngoại xâm, vất vả gian lao vì phải đương đầu với thiên tai dịch hoạ. Nhưng dù vất vả, gian lao đến đâu thì người dân VN vẫn nguyện đem mồ hôi. xương máu, lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của mình để bảo vệ và xây dựng đất nước. Dân ta tài trí và nhân nghĩa, suốt bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã toả sáng nền văn hiến Đại Việt, đã khẳng định sức mạnh Việt Nam: Đất nước như vì sao Vẫn đi lên phía trước. - Câu thơ “ Đất nước như vì sao” là hình ảnh so sánh đẹp, đầy ý nghĩa. “Sao” nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Ngôi sao sáng đã trở thành vẻ đẹp lộng lẫy trên lá cờ Việt Nam, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp ngời sáng của con người và đất nước Việt Nam. So sánh đất nước với vì sao là bộc lộ niềm tự hào vào đất nước Việt Nam giàu đẹp, kiên cường. Đất nước Việt Nam của chúng ta nguy xoá tên khỏi bản đồ thế giới đang vượt đêm đen và từng bước toả sáng, khẳng định mình. - Hành trình đi tới tương lai của đất nước không một thế lực nào ngăn cản được. Động từ “cứ” được đặt lên đầu câu thể hiện ý chí quyết tâm và niềm vui sắt đá của dân tộc để xây dựng Việt Nam “ dân giàu, nước mạnh”. * Đánh giá nâng cao: Trong khổ thơ này, nhà thơ đã nói lên mùa xuân của đất nước của cách mạng. Một mùa xuân ấm áp, đầy sinh lực, mới mẻ, tinh khôi. Mùa xuân trên trận địa và mùa xuân trên cánh đồng, mùa xuân được làm nên bởi con người Việt Nam bình dị mà vĩ đại. Hối hả và xôn xao, khí thế và quyết tâm, ào ạt và mãnh liệt… Tất cả đã góp phần dệt nên một màu toàn thắng cho mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc. 3.Kết bài : Khẳng định sức sống mãnh liệt của đất nước. Cảm nghĩ của bản thân. ……………………………………… 7 * Đề 3: Phân tích đoạn thơ: Ta làm con chim hót … … …. …. … . …. Dù là khi tóc bạc 1. Mở bài "Nếu là con chim, chiếc lá, Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình." (Tố Hữu) Nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải - đã viết trong bài "Một khúc ca xuân" những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Còn Thanh Hải khi viết bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" trước lúc ra đi, không những đã giải bày những suy ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam. Thanh Hải đã thể hiện tâm nguyện thật thiết tha, cảm động của nhà thơ Thanh Hải với đất nước, với cuộc đời rõ nhất trong hai khổ thơ 4,5: (Chép lại khổ thơ) 2. Thân bài : * Khái quát : Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi người niềm khao khát và hi vọng. Với Thanh Hải, đây là thời điểm nhà thơ nhìn lại cuộc đời mình và bộc bạch những điều tâm niệm tha thiết của người chiến sĩ cách mạng, một nhà thơ gắn bó trọn đời mình cho đất nước, cho nhân dân. * Phân tích : Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khi thế bừng bừng của đất nước vào xuân, nhà thơ cảm nhận mùa xuân dâng lên từ đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tuổi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh. - Thật đáng yêu, bởi ước nguyện của nhà thơ nhỏ bé khiêm nhường quá: Ta làm … xao xuyến - Nhà thơ chỉ mong mình làm một cành hoa trong muôn ngàn cành cành hoa, làm tiếng chim trong muôn ngàn tiếng chim để tô điểm cho mùa xuân tươi đẹp. 8 Không chỉ vậy, nhà thơ chỉ mong mình là một nốt nhạc trầm trong bản đàn mùa xuân rộn rã, vui tươi, tuy không cao nhưng làm xao xuyến lòng người. - Nếu ở khổ thơ đầu, mùa xuân của thiên nhiên đất trời được tạo nên bởi một cành hoa, một tiếng chim thì trong khổ thơ này, hình ảnh thơ được lặp lại. Nhà thơ đã mượn các h/ả đó để nói lên ước nguyện của mình: Đem cuộc đời mình hoà nhập, cống hiến để làm lên mùa xuân lớn cho đất nước. Hình ảnh thơ giản dị kết hợp với một số từ “một” diễn tả ước nguyện khiêm nhường của nhà thơ. - Trong bức tranh xuân ấy lại xuất hiện một nhân vật trữ tình. Đến khổ thơ này, đại từ “Tôi” chuyển sang đại từ “Ta” một cách tự nhiên. Đại từ “ ta “ mang đến cho lời ước nguyện sự trang trọng, thiêng liêng. Đồng thời, “Ta” vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều, vừa chỉ nhà thơ, và cũng là tất cả mọi người. thể nói Thanh Hải đã nói lên ước nguyện cống hiến của biết bao người dân Việt Nam. - Điệp ngữ “ Ta làm, ta nhập” được đặt ở đầu câu góp phần khẳng định khát vọng được hoà nhập cái “tôi” nhỏ bé vào cái “ ta” chung rộng lớn, để cống hiến cho đời. Với lời thơ này, ta thấy Thanh Hải đã ý thức rất rõ, vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong xã hội. - Ước nguyện cống hiến của nhà thơ không chỉ nhỏ bé khiêm nhường mà nhà thơ còn mong cống hiến âm thầm, lặng lẽ. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời. - Đến đây, nhà thơ lại ước mình làm “ Một mùa xuân nho nhỏ” hoà chung vào mùa xuân lớn của đất nước của dân tộc. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ sáng tạo, độc đáo. Nó được tạo nên bởi sự cống hiến và hi sinh Nhưng sự cống hiến đó không ồn ào, phô trương mà lặng lẽ, âm thầm. Từ “Lặng lẽ” được đặt lên đầu câu góp phần diễn tả được ý nguyện đó. Nhà thơ còn “dâng” “mùa xuân nho nhỏ” của mình cho đất nước bằmg thái độ thành kính, thiêng liêng. “Mùa xuân nho nhỏ” nhưng ý nghĩa không hề nhỏ, bởi tấm lòng nhà thơ luôn hướng tới sự cống hiến cao đẹp. Nét đẹp nữa trong sự cống hiến là nhà thơ nguyện cống hiến bền bỉ, suốt cả cuộc đời: Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc 9 - Lời ý nghĩa khái quát cao: Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng âm thầm cống hiến. Cụm từ “Tuổi hai mươi- khi tóc bạc” mang ý nghĩa khái quát suốt chiều dài của đời người. Thanh Hải quan niệm rằng: Hãy cống hiến những gì nhỏ bé nhất nhưng ích. cống hiến âm thầm và suốt cả cuộc đời. Ý thức trách nhiệm với quê hương đất nước, khát vọng cống hiến đã trở thành ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Còn sống là còn cống hiến. Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già khi tóc bạc thì ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không hề thay đổi. - Điệp từ “dù là” như một lời hứa, một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi làm “Một mùa xuân nho nhỏ” trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước. - Quan niệm sống của Thanh Hải chính là quan niệm sống cao đẹp của một người chiến sĩ cách mạng. Quan niệm này sự kế thừa, phát huy quan niệm sống của cha ông và thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại. - Người xưa từng quan niệm: - Công danh đã được hợp về nhàn Lành dữ âu chi thế nghị khen. ( Nguyễn Trãi) - Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải danh gì với núi sông Và - Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo Thảnh thơi thơ túi, rượu bầu. ( Nguyễn Công Trứ) Còn với người chiến sĩ cách mạng thì cống hiến tất cả những gì nhỏ bé nhất, cống hiến trong lặng lẽ, âm thầm và bền bỉ suốt cả cuộc đời. Lời thơ không chỉ là lời tự dặn mình, lời tâm niệm chân thành mà còn như một sự tổng kết, đánh giá của tác giả về c/đ mình - một cuộc đời đã hiến dâng trọn vẹn cho đất nước. Trong năm chiến tranh ác liệt, Thanh Hải bám trụ ở quê hương, cầm bút, cầm súng trọn đời cống hiến cho cách mạng và văn học dân tộc. Đến khi kề bên cái chết, ông vẫn khát khao cống hiến. Vượt lên trên bệnh tật, Thanh Hải vẫn sáng lên một bản lĩnh, một t/y c/s, một khát vọng đẹp đẽ được cống hiến cả cuộc đời mình, được hóa thân vào mùa xuân của đất nước. Đánh giá nâng cao: Hai khổ thơ ngắn gọn nhưng chứa đựng một triết lí, một nhân sinh quan sâu sắc: Vấn đề sống đẹp và sống ý nghĩa. Triết lí sống ấy được gửi gắm trong lời thơ nhỏ nhẹ như lời tâm niệm chân thành, qua hình ảnh 10 [...]... Nu t ô tui ằ thỡ ch núi c BH ó sng 79 nm, th 79 tui, cõu th ch thun tuý ch tui tỏc Cũn dựng t ô Xuõn ằ cú ngha l : c cuc i Bỏc l 79 nm cng hin cho nhõn dõn, 79 nm dnh cho t nc t nc cú sc xuõn Thờm na, kt ô trng hoa dõng 79 mựa xuõn ằ gi thờm sc xuõn bờn lng Bỏc V t ô mựa xuõn ằ nh lm cho xỳc cm ca cõu th, õm iu cõu th thờm mt m, sõu lng, thit tha Cõu th hay, ý th tr nờn a ngha v sõu sc hn 25 Sang... nm 195 4- tc l khi ụng ó 12 tui mi c i hc Nm 196 3 ụng tt nghip v vo b i, tham gia chin u nhiu nm ti chin trng Nm 197 5, ụng hc trng vit vn Nguyn Du v l mt trong nhng sinh viờn u tiờn ễng ó t nhiu gii thng v gi nhiu trng trỏch ca Tp chớ quõn i v Hi nh vn Vit Nam Hin ti ụng gi chc Ch tch Hi nh vn VN II Tỏc phm : 1 hon cnh sỏng tỏc: Bi th sỏng tỏc nm 197 7, in trong tp "T chin ho n thnh ph", xut bn nm 199 1... mỡnh ca thi n nhiờn tht nh, tht ờm m khụng phi ai cng cú th nhn ra Cú th thy vn vt u sang thu, tuy rt nh nhng nhng cng rừ rng v ch ng Thi n nhiờn, thi tit i vo chng mc cho nờn hng cõy cng bt bt ng, git mỡnh vỡ ting sm Cng cú th hiu khi " Hng cõy ó ng tui" thỡ nú ó tri qua bit bao hin tng thi n nhiờn nờn bỡnh tnh khụng cũn bt ng trc cỏc hiờn tng thi tit nh vy na Hng cõy ch ụng ún nhn s thay i ca thi n... vi bỳt phỏp vn bỡnh d ca th Thanh Hi) 13 Cõu 5: Vit on vn quy np t 9 -> 15 cõu vi ch : Bi th Mựa xuõn nho nh ó v nờn mt bc tranh thi n nhiờn ti p v trn y sc sng. Gi ý: - Vit on vn quy np tc l cõu ch phi a xung cui on vn (chỳ ý cú t liờn kt: Qu tht, cú th núi) - lm rừ cõu ch trờn, cn phõn tớch kh th u tiờn ca bi th: Mựa xuõn ca thi n nhiờn, t tri + Vi nột phỏc ho ca tỏc gi v mựa xuõn: dũng sụng... nhng n d p v trang nhó, th hin s thng hoa ca tỡnh cm cao c, nõng cao tõm hn con ngi Ving Lng Bỏc ca VP l mt úng gúp quý bỏu vo kho tng thi ca vit v Ch Tich H Chớ Minh, lónh t v i kớnh yờu ca dõn tc ( c vn hc vn,m NXB Giỏo dc 2002) Qua bi th, em hóy lm sỏng t ý kin trờn Gi ý: 1 M bi: Gii thiu tỏc gi, tỏc phm 24 - n thm Ngi, cm xỳc ca nh th VP ó thng hoa to nờn nhng h/ n d tuyt p - Chớnh vỡ th, khi c bi... cao: Khng nh ý kin 3 Kt bi: Khng nh giỏ tr bi th Liờn h bn thõn Cõu 5 : Trong bi th ô Ving lng Bỏc ằ, VP vit : ô kt trng hoa dõng by mi chớn mựa xuõn ằ Da trờn hin tng chuyn ngha ca t, t ô mựa xuõn ằ cú th thay th cho t no ? Theo phong thc chuyn ngha no ? Vic thay th t trờn cú tỏc dng din t gỡ? Gi ý : Mi mt nm xuõn n, con ngi li thờm mt tui Cho nờn ô 79 mựa xuõn ằ cng c hiu l 79 tui, 79 nm trong mt... ngi Thi n nhiờn v con ngi cựng mt nhp sang thu Trong tng cnh sang thu ca thi n nhiờn t t tri cú lng lng hn ngi sang thu, va lu luyn bi hi, va nghiờm trang chng chc, va sõu lng bõng khuõng t bi th vo thi im sỏng tỏc ta mi hiu thờm mt tng ngha mi Bi th ra i vo nm 197 7 khi t nc ó thng nht, bom n v khúi la chin tranh cng ó lựi xa, c nc bt tay vo xõy dng xó hi ch ngha Phi chng ng sau s sang thu ca thi n... nhng ý ngha khụng nh Bi th núi lờn c nhiu ý ngha Vỡ ú l li tõm nim thit tha chõn thnh, sõu lng nht ca mt tõm hn trc lỳc i xa Bi th ó gúp vo bn hp xng mt nt trm lm xao xuyn lũng ngi gn ba mi nm qua i m d õm ca nú vn cũn sõu lng * 4: Phõn tớch ngn gn kh th cui - Li ngi ca quờ hng, t nc qua iu dõn ca x Hu (Kh cui) Nh mt nhp lỏy li ca khỳc dõn ca du dng, m thm tng giỏ tr biu hin ca cỏc kh th trờn em li thi. .. m nõng niu Qu tht, Thanh Hi vi lũng yờu thi n nhiờn say m ó th hin mi bc tranh thi n nhiờn ti p, trn y sc sng Cõu 6: Em hiu tờn bi th mựa xuõn nho nh gn bú nh th no vi quan nim sng ca tỏc gi? Gi ý: Tiờu bi th gn bú cht ch vi quan nim sng ca tỏc gi Bi th cú tờn Mựa xuõn nho nh, ú l mựa xuõn khiờm tn, nh bộ, hu hn 14 ca mi con ngi trc mựa xuõn ln lao hựng v ca thi n nhiờn, t nc Thanh Hi c ao mỡnh l Mt... ngh gii phúng min Nam thi kỡ chng M cu nc - Th Vin Phng nh nh, chõn thnh, tỡnh cm II Tỏc phm 1 Hon cnh sỏng tỏc: Nm 197 6, sau khi cuc khỏng chin chng M kt thỳc, t nc thng nht, lng ch tch H Chớ Minh cng va khỏnh thnh, tỏc gi ra thm min Bc, vo lng ving Bỏc H Bi th "Ving lng Bỏc" c sỏng tỏc trong dp ú, v in trong tp "Nh mõy mựa xuõn ( 197 8) 2 Giỏ tr ngh thut: 15 - Ging th trm lng, tha thit, trang nghiờm - . ca xứ Huế. III. Phân tích bài thơ. * Đề 1. Phân tích khổ thơ thứ nhất của bài 1. Mở bài :- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. - Giới thiệu khái quát bài thơ, đoạn thơ : “ Mùa. nguyện khiêm nhường của nhà thơ. - Trong bức tranh xuân ấy lại xuất hiện một nhân vật trữ tình. Đến khổ thơ này, đại từ “Tôi” chuyển sang đại từ “Ta” một cách tự nhiên. Đại từ “ ta “ mang đến cho. thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm. Câu 2: Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi” sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như

Ngày đăng: 26/06/2014, 07:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan