Kỹ năng tạo ấn tượng

16 811 3
Kỹ năng tạo ấn tượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong xã hội, con người quan hệ với nhau thông qua nhiều hình thức trong đó có giao tiếp và các công cụ của giao tiếp. Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả giúp người nói thể hiện được đầy đủ nội dung, ý tưởng và mục đích giao tiếp của mình còn người nghe thì dễ dàng tiếp nhận các nội dung một cách thống nhất.

  !!"# 1.1.Khái niệm thuyết trình - Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe. - Đặc điểm: Trong thuyết trình cũng giống như bất cứ hình thức truyền thông nào khác, có năm yếu tố căn bản thường được biểu thị như sau, “ai đang nói điều gì với ai và đang sử dụng phương tiện nào để tạo ra kết quả gì?” - Các loại thuyết trình Phân theo mục tiêu của bài thuyết trình có hai hình thức chính + Cung cấp thông tin: Chia sẻ, cung cấp, truyền tải thông tin cho người nghe + Thuyết phục: Đưa ra các lý lẽ làm cho người nghe chấp nhận hoặc hành động theo ý kiến của người nói. Một nhà thuyết trình tài năng không chỉ cung cấp thông tin cho người nghe mà còn làm thay đổi cảm xúc của họ. 1.2.Lợi ích của thuyết trình - Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả: Trong xã hội, con người quan hệ với nhau thông qua nhiều hình thức trong đó có giao tiếp và các công cụ của giao tiếp. Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả giúp người nói thể hiện được đầy đủ nội dung, ý tưởng và mục đích giao tiếp của mình còn người nghe thì dễ dàng tiếp nhận các nội dung một cách thống nhất. - Thuyết trình đóng vai trò to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân Lịch sử và thực tế hiện tại đã chứng minh những người thành công trong công việc và cuộc sống thường là những chuyên gia trong thuyết trình. Điều đó cũng giải thích tại sao kỹ năng thuyết trình trở thành một kỹ năng quan trọng đối với người lãnh đạo hay một nhà quản lý. Một nhà lãnh đạo quản lý tài năng cần phải thành thục trong kỹ năng diễn thuyết trước công chúng, đôi khi chính nó giúp che giấu những khiếm khuyết khác. Trong thực tế kỹ năng này được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Thuyết trình mang lại hình ảnh, tác phong và quan trọng hơn là sự tự tin cho bạn khi đứng trước một đám đông, thuyết trình đóng vai trò vô cùng to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân. - Thuyết trình như một nghề tạo thu nhập cao Người Anh có câu ngạn ngữ cổ: “Lời nói chẳng mất tiền mua” xem ra không còn đúng từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Ngày nay, lời nói hay thậm chí còn rất đắt đỏ. Chi phí bỏ ra có thể là của người nghe phải trả cho một nhà diễn thuyết chuyên nghiệp, cũng có thể là của những người đang phấn đấu để trở thành nhà diễn thuyết tương lai. Trong suốt lịch sử Hoa Kỳ, rất nhiều người đã kiếm sống bằng cách đứng trên bục ở rất nhiều bang khác nhau và thuyết trình về nhiều vấn đề như một hình thức giải trí hoặc cung cấp thông tin để thu tiền khán giả. Tuy nhiên ngày nay thù lao cho các bài diễn thuyết đã nâng lên một tầm mới. Những chuyên gia diễn thuyết có thể kiếm được vài ngàn đô la mỗi buổi. Những ngôi sao như Colin Powell, Oparh Winfrey, Barbara Walter và Luther King thậm chí còn được trả hơn 50000 đô la cho mỗi lần đứng trước công chúng. Làm sao những nhân vật này có thể học được nghệ thuật thuyết trình. Một vài người tự nhiên tức là đã sẵn có năng khiếu, một số khác có thể học hỏi được từ các khoá đào tạo thuyết trình. Một số khác chọn cách tốn kém hơn. Họ đeo đuổi những hướng dẫn “độc quyền” về cách thức thuyết trình, có thể tốn tới 5000 đôla cho mỗi buổi học 6 h. Qủa thực lời nói không rẻ chút nào! $%&!!'()!!*+,!-+. 2.1. Chọn chủ đề Lựa chọn chủ đề cho bài thuyết trình của bạn, nghĩ về những chủ đề (1) mà bạn quan tâm đến những vấn đề lớn, (2) về những chủ đề mà bạn biết nhiều, (3) hay những chủ đề mà thính giả hứng thú để nghe. Trong khi đang tìm đề tài, bắt đầu với chính bản thân bạn. Kinh nghiệm cá nhân gì có thể mang đến một bài thuyết trình thú vị? Liệu bạn có muốn đi ra bên ngoài cuộc sống của chính bạn, khám phá đề tài lôi cuốn bạn, bạn muốn tìm hiểu. Một phương pháp khác để tìm đề tài thuyết trình là việc vận động trí não hoặc tìm kiếm giáo trình, tài liệu có liên quan. Sau đó bạn chọn một đề tài, xác định những mục đích tổng quát của bài thuyết trình, sau đó trình bày một cách ró ràng mục đích cơ bản của bạn. Đó là những điều bạn mong muốn và hy vọng sẽ hoàn thành trong bài thuyết trình. Bước đầu tiên của một buổi thuyết trình là chọn chủ đề. Thông thường, chủ đề bài nói chuyện được xác định bằng những sự kiện, thính giả và trình độ của người trình bày. Có 2 loại chủ đề khả thi cho các bài thuyết trình tại lớp: 1.Các chủ đề họ biết nhiều; 2.Các chủ đề họ muốn tìm hiểu thêm. 2.2.Tìm hiểu thính giả - Thu thập thông tin: Một trong những cách diễn giả phân tích thính giả là bằng việc xem xét những đặc điểm có thể quan sát được như độ tuổi, giới tính, xu hướng tôn giáo, chủng tộc, dân tộc, hoặc nền tảng văn hóa + Độ tuổi : Những người ở thế hệ cùng nhau không suy nghĩ giống nhau, những trẻ nhỏ không mua cùng một sản phẩm, những công dân gương mẫu cùng bỏ phiếu cho cùng một chính trị gia. Phụ thuộc kết cấu bài nói chuyện trên lớp, bạn có thể phải xử lý tình huống có 2 hay 3 thế hệ. Tình huống này sẽ tạo cơ hội thực hành tốt cho những bài thuyết trình bên ngoài lớp học, nơi mà tuổi tác thường là một yếu tố chính đối với việc phân tích thính giả. + Giới tính : Trong lúc thuyết trình, bạn phải thận trọng trong việc đưa ra các giả định liên quan tới vấn đề giới cho đến lúc bạn kiểm nghiệm được những giả định này và thấy chúng là đúng. Phụ nữ và nam giới ngày nay chia sẻ nhiều lĩnh vực về kinh nghiệm, sở thích, và khát vọng hơn trước đây. Một diễn giả khôn ngoan sẽ hòa hợp cân bằng sự khác biệt và tương tự giữa các giới. Cần biết hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ về giới là một phần quan trọng để trở thành một diễn giả coi công chúng là trung tâm. + Chủng tộc, dân tộc và nền tảng văn hóa : Bước đầu tiên là nhận thức rằng một số thính giả của chúng ta có thể thực sự thuộc một chủng tộc, dân tộc, hoặc định hướng văn hóa đặc biệt chịu ảnh hưởng từ chủ đề bài nói chuyện của chúng ta. Bước thứ hai là cố gắng xác định những định hướng này là gì và chúng có thể tạo ra những phản ứng của thính giả như thế nào đối với thông điệp chúng ta đưa ra. Bước thứ ba là điều chỉnh thông điệp của chúng ta để nó trở nên càng rõ ràng, phù hợp và càng thuyết phục càng tốt với những nền tảng văn hóa, chủng tộc và dân tộc của các độc giả. + Tôn giáo : Mỗi khi chúng ta nói về một chủ đề với những mô tả về tôn giáo, khi đó, cần chắc chắn xem xét định hướng tôn giáo thính giả. Cách nhìn tôn giáo là một trong những mối quan tâm nhiều cảm xúc và nhạy cảm. Cho dù bài nói chuyện nhỏ trên lớp của chúng ta có thể nói về người trung tín, cũng như vô thần và không tưởng. Không chú ý những vấn đề này, bài nói chuyện của bạn có thể không đạt thành công. Và quan trọng hơn, bạn có thể gặp bối rối. - Một số phương pháp tìm hiểu thông tin của thính giả Bây giờ bạn đã biết về những gì cần phải tìm hiểu về một thính giả, câu hỏi tiếp theo là bạn tìm hiểu nó như thế nào? Bạn học của mình là thính giả thì sẽ ra sao? Chúng ta có thể học hỏi nhiều về họ bằng những quan sát và hội thoại. Cho dù vậy, chúng ta có thể sẽ cần biết nhiều về nền tảng kiến thức và ý kiến của họ về những chủ đề thuyết trình cụ thể. + Phỏng vấn : Phỏng vấn trực tiếp rất linh hoạt và cho phép có những câu hỏi theo chiều sâu. Khi được lập kế hoạch, kết cấu và triển khai hợp lí, đó có thể là cách tuyệt vời để biết về từng thành viên trong nhóm thính giả. Điều cản trở lớn nhất là chi phí về thời gian và năng lượng. Phỏng vấn mỗi thành viên trong lớp trước mỗi một bài nói chuyện có thể là phương pháp kĩ lưỡng của việc phân tích thính giả, nhưng nó ít thực tiễn. Do vậy, phần lớn giáo viên khuyến khích sinh viên dựa vào điều tra. + Điều tra : Giống phỏng vấn, xây dựng một điều tra tốt là một nghệ thuật chúng ta không thể kì vọng sẽ làm được qua một bài thuyết trình tại lớp. Tuy nhiên, bằng việc theo sát một số hướng dẫn cơ bản, chúng ta có thể học cách phát triển một điều tra đủ tốt để phân tích thính giả tại lớp học. Có ba loại câu hỏi chính để chọn: câu hỏi lựa chọn cho trước, câu hỏi đánh giá mực độ, và câu hỏi mở. Bằng việc giới hạn những khả năng có thể, những câu hỏi kiểu này đưa ra những trả lời rõ ràng, không mơ hồ. Thính giả cũng có xu hướng đưa ra các câu trả lời không kĩ lưỡng. Những kĩ thuật khác là cần thiết để tìm hiểu vấn đề sâu hơn. Điều tra này có kết quả rất tốt. Nó nêu ra được rất nhiều vấn đề kiến thức, thái độ, và quan tâm của thính giả. Để làm được một điều tra tốt, bạn cần ghi nhớ những nguyên tắc sau: 1, Lập bảng hỏi một cách cẩn thận để suy luận chính xác thông tin chúng ta cần. 2, Sử dụng 3 loại câu hỏi, câu hỏi lựa chọn cho trước, câu hỏi đánh giá mức độ và câu hỏi mở. 3, Câu hỏi phải rõ ràng và không mập mờ. 4, Lâp bảng hỏi tương đối ngắn gọn. 2.3. Thu thập thông tin cho bài thuyết trình - Các loại thông tin, tư liệu cần thu thập: Có 3 loại thông tin, tư liệu + Thông tin phải biết: Những điều phải cung cấp để thính giả nắm được rõ vấn đề đặt ra. Thuyết trình viên phải nắm vững và hiểu chính xác các thông tin, tư liệu này. + Thông tin phải biết: Những điều chứng minh rõ thêm, tạo thêm căn cứ thuyết phục cho người nghe. + Thông tin nên biết: Là những tư liệu, thực tế và mô hình, số liệu lam thêm phong phú. Để chuẩn bị tốt cho bài thuyết trình nên thu thập những thông tin mới, có ý tưởng độc đáo.  - Các nguồn thông tin Muốn thuyết trình thành công, trước tiên bạn phải nghiên cứu đầy đủ và dành nhiều thời gian tìm tòi tư liệu. Bạn phải nỗ lực đọc sách, báo, tra cứu internet để thu thập thông tin tư liệu. Chúng ta có thể tìm nguồn thông tin qua các nguồn sau : + Sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của diễn giả : Bất kỳ ai cũng là chuyên gia về một cái gì đó. Khi bạn đã lựa chọn một chủ đề từ kinh nghiệm riêng của mình, bạn có thể xóa bỏ cá nhân hóa chủ đề này bằng cách dựa vào các sự kiện và số liệu sách vở. Các thông tin từ bên ngoài như vậy luôn là cần thiết. Tuy nhiên, bổ sung chúng với những kinh nghiệm riêng của mình luôn có thể giúp bạn mang thông điệp của bạn vào cuộc sống. Ngay cả khi câu chuyện của riêng bạn cũng không gay cấn lắm, bạn vẫn có thể sử dụng chúng cho bài thuyết trình của mình. Bởi vì thực sự chỉ có một mình bạn có kinh nghiệm đó. Bằng cách suy nghĩ một chút về các kinh nghiệm đã qua của mình. + Nghiên cứu tại thư viện : Một số sinh viên cho rằng thư viện chỉ là nơi chúng ta vào tìm kiếm thông tin khi nào không còn hy vọng. Bạn có thể thu thập nhiều tài liệu nhất cho phần thuyết trình của mình từ thư viện. Cũng có thể bạn biết rồi, tuy nhiên cũng cần thiết bạn xem lại phần này. Có những cách thức dễ dàng, nhanh chóng và hệ thống giúp bạn tìm kiếm những gì bạn cần trong thư viện. Cách thức duy nhất và tốt nhất làm quen với tìm kiếm thông tin thư viện đó là vào thư viện. Bạn có năm nguồn quan trọng để bạn thấy cái bạn muốn trong thư viện: người thủ thư, catalog thư viện,… + Tìm kiếm Internet: Bạn có thể tìm thấy một số lượng lớn thông tin trên Internet, nhưng bạn không thể tìm thấy các tài liệu cùng loại và các nghiên cứu sâu như trong một thư viện tốt. Chính vì thế mà các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng Internet để bổ sung, chứ không phải là thay thế tìm kiếm thư viện. Khi tìm hiểu ngồn thông tin trên Internet bạn cần chú ý khâu đánh giá các tài liệu từ Internet  Các nguồn đáng tin cậy nhất trên Web là những tài liệu đã được in ấn như tài liệu chính phủ, bài báo cáo, báo cáo nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu trên web chỉ tồn tại ở dạng điện tử. Chỉ có một số ít đã được biên tập để có thể đảm bảo một mức độ tối thiểu về tính tin cậy như ở các tài liệu được in ấn. Web được coi là “kinh nghiệm tự công bố lớn nhất trong lịch sử”. Bất kì ai có máy tính và đường kết nối internet có thể chia sẻ ý kiến của mình với một nhóm, công bố một bản tin điện tử, hoặc tạo ra một trang web cá nhân.Chưa bao giờ một câu châm ngôn cổ lại có thể đúng như vậy khi áp dụng với internet: hãy đừng tin vào tất cả những gì bạn đọc. 2.4. Xây dựng nội dung bài thuyết trình Bài thuyết trình thông thường có 3 phần: Mở đầu; Thân bài; Kết luận. Trong đó, mỗi phần đều có nội dung và chức năng riêng biệt. - Xây dựng phần mở đầu Đây là phần nhập đề, là phần quan trọng nhất của bài thuyết trình, là bước tiếp xúc đầu tiên với người nghe, nên thuyết trình viên phải mở đầu sao cho hấp dẫn, kích thích hứng thú của người nghe và làm rõ chủ đề của bài nói. Có hai cách mở đầu là mở đầu trực tiếp và mở đầu gián tiếp. - Mở đầu trực tiếp: Là việc thuyết trình viên giới thiệu trực tiếp chủ đề của nội dung bài nói. Hình thức này thường được thực hiện với những đối tượng quen, thời gian dành cho thuyết trình ngắn. - Mở đầu gián tiếp: Là việc thuyết trình viên đưa ra một luận đề nào đó (gần với chủ đề bài nói) rồi dẫn dắt người nghe đến với chủ đề chính của bài thuyết trình. Sau khi xác định rõ cách vào đề, bước kế tiếp cần chuẩn bị đó là nội dung của phần mở đầu. Mỗi thuyết trình viên sẽ có nội dung của phần mở đầu không giống nhau nhưng 3 mục tiêu cụ thể - được coi là 3 yêu cầu bắt buộc cần phải có trong bài thuyết trình đó là: Giới thiệu và làm quen; Thông báo nội dung trình bày; Thông báo thời gian và phương thức tiến hành. 2.5. Các phương tiện hỗ trợ và công tác hậu cần - Các tài liệu có liên quan Khi thuyết trình, ngoài nội dung bài nói bạn đã chuẩn bị, bạn nên có những tài liệu khác nhau hỗ trợ nhằm làm cụ thể hóa vấn đề bạn trình bày, tăng thêm phần hấp dẫn và ấn tượng với thính giả. Tài liệu hỗ trợ bạn nên chuẩn bị nhiều chủng loại khác nhau sao cho phù hợp với nội dung và khán giả. Các tài liệu hỗ trợ có thể là bản tóm tắt ý chính bài thuyết trình, bản copy của trang chiếu mà bạn trình bày, các tờ rơi theo mẫu sẵn, các bài báo hay tạp chí nhằm bổ sung thông tin cho bài nói… -Hệ thống máy chiếu đa phương tiện Theo thống kê xã hội học của Mỹ thì sức mạnh truyền đạt qua ngôn từ chỉ có7%, qua giọng nói là 38%, qua hình ảnh là 55% vì thế các phương tiện hỗ trợ nghe - nhìn sẽ rất hữu ích khi bạn thuyết trình. Hai phương tiện chủ yếu thường được sử dụng khi thuyết trình là máy chiếu từ máy tính với hệ thống projector và máy chiếu từ giấy bóng với hệ thống overhead (cách trình bày chủ yếu là viết trên các tờ giấy trong suốt). Hiện nay, các thuyết trình viên chủ yếu sử dụng máy chiếu từ máy tính vì cách này có nhiều ưu điểm như nhìn chuyên nghiệp hơn, có thể sử dụng các hiệu ứng hình ảnh, biểu đồ… Với cách thức này, bạn dùng phần mềm Microsoft Power Point để tạo các slide chứa nội dung trình bày. Khi tạo slide bạn nên lưu tâm đến 1 số gợi ý sau: - Mỗi trang luôn có 1 tiêu đề và được chọn màu, kích thước sao cho dễ phân biệt với nội dung. - Phần nội dung nên trình bày theo từng mục (1, 2…hoặc a, b…) - Không nên chọn các kiểu font chữ cầu kì. Hãy cứ chọn kiểu chữ như Arial, Vernada, hoặc Times New Roman. - Đừng chèn quá nhiều hình ảnh. - Khi chọn màu cho slide, nên chọn các màu có độ tương phản cao. - Khi sử dụng các hiệu ứng “bay nhảy” có sẵn trong PowerPoint, nhưng điều quan trọng nhất là: Không để người xem phải đợi cả 10 giây để xem một câu. Một câu xuất hiện trên màn hình sau khoảng ba giây là nhiều nhất. - Trong các slide, sẽ rất hữu ích nếu bạn có thể cung cấp các thông tin phụ ở dưới cùng (nhỏ thôi nhưng phải dễ thấy) như slide hiện tại/ tổng số slide. Cuối cùng, bạn hãy luôn nhớ: dù bạn sử dụng bất kì kiểu gì, hãy áp dụng nó cho toàn bộ tất cả các trang. Không nên thiết kế theo kiểu trang này thì chữ bay từ bên phải, trang khác thì lại quay vòng vòng. Điều này cũng đúng đối với màu sắc, kiểu chữ trong đề mục, màu nền, bố cục. /Các phương tiện hỗ trợ khác + Máy chiếu Video: Trong những trường hợp bạn cần máy chiếu Video để chiếu những đoạn phim minh họa cho bài thuyết trình. Nó không chỉ làm tăng sức thuyết phục cho bài nói của bạn mà nó còn tác động rất lớn tới cảm xúc của khán thính giả. + Hệ thống âm thanh: Trong những trường hợp bạn thuyết trình ở hội trường lớn, đông người hoặc ngoài trời, bạn nên sử dụng hệ thống loa và micro. Bạn phải kiểm tra trước thật cẩn thận để điều chỉnh âm lượng, độ ồn. - Làm tốt công tác hậu cần + Với phương tiện hỗ trợ nhìn: Chọn vị trí thích hợp đặt “phương tiện hỗ trợ nhìn” đảm bảo mọi người nhìn thấy. Bạn nên đến sớm vài phút trước khi diễn ra bài thuyết trình để kiểm tra địa điểm và chọn vị trí phù hợp để đặt “phương tiện hỗ trợ nhìn”. + Với các phần việc khác: - Bạn phải chắc chắn rằng địa điểm được sử dụng phải có ghế ngồi và phải thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ. - Nếu sử dụng máy chiếu đa phương tiện hoặc có trình chiếu những thước video, bạn phải chuẩn bị và kiểm tra lại màn hình sao cho phải đủ lớn để những khán thính giả dù ngồi đầu tiên hay cuối cùng đều dễ dàng theo dõi. - Bạn cũng nên quan tâm tới vị trí khi bạn thuyết trình. Bạn định ngồi hay định đứng? Nếu định đứng thì nên đứng ở vị trí không làm ảnh hưởng đến vị trí của các phương tiện hỗ trợ và tất cả khán thính giả đều quan sát được bạn. - Trước khi thuyết trình 2 giờ đồng hồ bạn nên tổng kiểm tra lại tất cả nội dung như bài nói, thiết bị, tài liệu, vận hành máy móc và điều chỉnh cho tương thích với thiết bị của bạn, đặc biệt chú ý hệ thống màn chiếu và âm thanh. 2.6. Chuẩn bị tâm lý và hình thức Trong mọi trường hợp, bạn chỉ có 90 giây để tạo cho người khác ấn tượng tốt về mình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 93% ấn tượng đó được tạo nên bởi những tín hiệu không lời như: Cách chúng ta nói, vẻ bề ngoài và cách cư xử. - Hình thức bên ngoài: Để được ấn tượng tốt đẹp ngay từ lúc đầu, bạn cũng cần quan tâm đến hình thức bên ngoài. Do mọi người thường phán xét tính tin cậy của bài thuyết trình trên cơ sở hình tức bên ngoài, nên mọi cử chỉ, dáng điệu, nét mặt và thái độ của bạn cần tự nhiên và nhẹ nhàng. Nếu bạn đứng một cách cứng nhắc, thở mạnh và không có sự tạm nghỉ trong bài diễn thuyết, mọi người sẽ rất dễ dàng nhận thấy sự thiếu tự tin trong bạn. /Tự tin:Quá lo lắng vì sự lúng túng là điều thường thấy ở thuyết trình viên. Thay vì bị chi phối bởi sự lo lắng đó, hãy biến nó thành nguồn năng lượng để bạn có thể trở thành một người nói nhiệt huyết và đầy sức sống. Để có được tự tin, bạn hãy:Chuẩn bị kĩ càng; Đừng bao giờ học thuộc bài nói; Tưởng tượng bạn sẽ thuyết trình thành công; Đừng coi rụt rè là rào cản [...]... có hiệu quả Gạch ra những ý chính giống như một đề cương cho bài thuyết trình Thông qua việc lên kế hoạch, bạn có thể đảm bảo các vấn đề có liên quan với nhau, vì thế cấu trúc bài thuyết trình sẽ rõ ràng và logic hơn - Tạo mối quan hệ ấn tượng đối với thính giả Để gây ấn tượng và xây dựng mối liên hệ với thính giả bạn cần lưu ý những điểm sau + Trang phục gọn gàng, nghiêm chỉnh, kiểm tra lại đầu tóc,... đã dùng thuyết trình cho đạt hiệu quả nhất + Lưu lại ấn tượng: Bạn muốn để lại cho thính giả một ấn tượng tốt khó quên về cuộc nói chuyện của bạn thì khi chuẩn bị bạn phải dành thời gian nghiên cứu vào câu tổng kết cuối cùng cho tốt Trong câu tổng kết cần kết hợp các bí quyết ngôn ngữ như ngừng nghỉ, biến đổi âm điệu, để lưu lại cho thính giả ấn tượng khó quên - Trình bày nội dung thuyết trình (Trình... dụng các kỹ năng thuyết phục: Trong tất cả các loại phát biểu trước công chúng, thuyết phục khó hơn cả Khi bạn nói để thuyết phục, nhiệm vụ của bạn như là bán một chương trình, bảo vệ một ý kiến, phản đối một quan điểm… Với loại diễn thuyết nhằm mục đích thuyết phục nào thì sự thành công đều phụ thuộc vào việc thông điệp mà bạn đưa ra chiếm được bao nhiêu lòng tin của khán giả 4 Thực hành kỹ năng thuyết... hỏi có thể được đưa ngay trong lúc trình bày hoặc được để dành sau khi người nói kết thúc thuyết trình Dù là hoàn cảnh nào những câu trả lời có thể quyết định ấn tượng sau cùng + Chuẩn bị phần hỏi đáp: Dự kiến câu trả lời cho câu hỏi có khả năng xảy ra; Luyện tập cách trả lời câu hỏi + Tiến hành phần trả lời câu hỏi: Thực hiện phần này cần chú ý: Tiếp cận câu hỏi với thái độ tích cực; Lắng nghe cẩn... nhàng với sự kết hợp của việc hướng ánh mắt vào những minh họa trên bảng biểu cũng như đến đối tượng thính giả, đồng thời việc thuyết trình phải liên tục  Khi di chuyển đến thính giả thì khoảng cách lý tưởng gần khán giả là 1m  Di chuyển đến nhiều vị trí thính giả khác nhau, tạo sự đột biến đến nhiều đối tượng - Trao đổi với thính giả: + Nắm bắt diễn biến của thính giả, + Xử lý/trả lời các câu hỏi... Nói tùy hứng; Nói ứng biến + Trình bày phần kết luận: Phần kết luận nó có vài trò cực kì quan trọng, chính vì thế phải chắc chắn phần kết luận trong bài thuyết trình của bạn thật sự ấn tượng để nó có thể lưu lại những dấu ấn trong lòng thính giả - Đặt và trả lời câu hỏi đối với thính giả + Trả lời câu hỏi đối với thính giả: Phần hỏi đáp luôn xuất hiện trong quá trình thuyết trình trước công chúng, dù... quá trình giao tiếp bằng mắt như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?  Bắt đầu bằng việc đưa ánh mắt quan sát xung quanh phòng, khi đó sẽ tạo sự lôi cuốn chú ý của thính giả  Đưa ánh mắt chú ý tới một nhóm thính giả khi bạn bắt đầu những câu nói đầu tiên Khi bạn đã tạo thiện cảm tốt với thính giả, khi bạn quan sát họ chăm chú, điều đó sẽ giúp bạn tăng sự tự ti và cảm hứng cho bạn  Di chuyển ánh mắt... sức khoẻ thật tốt trước buổi thuyết trình 2 đến 3 ngày + Cử chỉ: Tạo một cử chỉ rất tự nhiên, bộc lộ rõ ràng; Đi cùng với lời diễn đạt; Có thể kết hợp cùng một lúc nhiều cử chỉ; Tập luyện nhuần nhuyễn, thuần thục + Dáng điệu, tư thế, phong thái Khi tiếp xúc với thính giả, tư thế đẹp nhất đó là:  Đứng thẳng hơi hướng về phía trước để tạo sự gần gũi, cởi mở, khích lệ và cổ vũ thính giả  Đầu ở tư thế... về phía trước để tạo sự gần gũi, cởi mở, khích lệ và cổ vũ thính giả  Đầu ở tư thế cao và thẳng với ánh mắt nhìn về phía thính giả  Lưng và bụng thẳng tạo sự tự nhiên  Mông ngay ngắn và chân đứng thẳng tự nhiên  Hai mũi bàn chân đứng hình chữ V, tạo một thế đứng vững chắc cho bạn  Hai tay buông xuống, lực dồn đều về hai chân - Di chuyển: Sẽ rất tẻ nhạt nếu người thuyết trình chỉ đứng ở một vị trí... cậy, tự tin: Khi bắt đầu thuyết trình cần tự tin và nói tự tin, cố gắng giảm thiểu việc phụ thuộc vào văn bản đã chuẩn bị sẵn, chứng tỏ bạn vững vàng kiến thức nắm được vấn đề Cần giữ được ánh mắt nhìn vào thính giả + Đưa ra những vấn đề chính ngay từ đầu bài thuyết trình để thính giả có thể đánh giá bài thuyết trình của bạn đáp ứng được yêu cầu như thế nào + Cần nhớ tên nhanh nhiều thính giả, điều . gia trong thuyết trình. Điều đó cũng giải thích tại sao kỹ năng thuyết trình trở thành một kỹ năng quan trọng đối với người lãnh đạo hay một nhà quản lý. Một nhà lãnh đạo quản lý tài năng cần phải. trình thuyết trình. Từ đó rút kinh nghiệm và bài học để thuyết trình tốt hơn ở những buổi sau. 3.2. Các kỹ năng trong thuyết trình - Kiểm soát sự hài lòng: Trước khi thuyết trình người thuyết. thành thục trong kỹ năng diễn thuyết trước công chúng, đôi khi chính nó giúp che giấu những khiếm khuyết khác. Trong thực tế kỹ năng này được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Thuyết trình mang

Ngày đăng: 23/06/2014, 23:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Các nguồn thông tin

  • -Hệ thống máy chiếu đa phương tiện

  • - Các phương tiện hỗ trợ khác

  • - Làm tốt công tác hậu cần

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan