Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008.DOC

103 1.4K 8
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là : Lê Thị Hoàng

Sinh viên lớp : Kinh tế kế hoạch 48BKhoa : Kế hoạch và phát triển

Sau thời gian thực tập ở Trung tâm Nhật Bản thuộc Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD, dưới sự hướng dẫn của PGS Tiến sĩ Phan Thị Nhiệm,

tôi đã lựa chọn đề tài “Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động củacông ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008” để làm

chuyên đề thực tập của mình Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, không hề có sự sao chép của bất cứ ai khác, mọi thông tin, tài liệu mang tính chất tham khảo đều được nghi rõ nguồn ngốc.

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Khoa!

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

Sinh viên

Trang 2

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ TÍNHTẤT YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 4

1.1 Một số lý luận chung về xuất khẩu lao động 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của xuất khẩu lao động 4

1.1.2 Tính tất yếu của xuất khẩu lao động 8

1.1.3 Các hình thức xuất khẩu lao động 11

1.1.4 Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội 12

1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động: 14

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động 18

1.1.7 Nội dung của xuất khẩu lao động 20

1.2 Những quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước đối với hoạt động xuấtkhẩu lao động 25

1.3 Kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu lao động và bài học đối với Việt Nam 26

1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước về xuất khẩu lao động 26

1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNGXUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN NGUỒNNHÂN LỰC LOD 36

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty CP phát triển nguồn nhân lực LOD 36

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 36

2.1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh 39

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 43

2.1.4 Chỉ tiêu tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty 45

2.2 Thị trường xuất khẩu lao động của công ty trước khủng hoảng 49

2.2.1 Thị trường chính 49

2.2.2 Thị trường khác 54

2.3 Chiến lược thị trường xuất khẩu lao động của công ty trong thời kỳ khủnghoảng 54

Trang 3

2.3.1 Tình hình xuất khẩu lao động của công ty giai đoạn 2008 – 2009 54

2.3.2 Chiến lược thị trường áp dụng thời kỳ khủng hoảng 56

2.4 Đánh giá công tác phát triển thị trường của công ty giai đoạn từ 1992 đến

2.6 Xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển thị trường củacông ty khi thị trường lao động phục hồi 63

2.7 Đánh giá khả năng của công ty 65

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SAU KHỦNG HOẢNG CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOD 66

3.1 Phân tích tình hình trong nước, cơ hội và thách thức đối với công ty sau

3.2 Phân tích môi trường ngành tác động tới việc phát triển thị trường của côngty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD 68

3.2.1 Áp lực từ phía khách hàng 68

3.2.2 Áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh hiện tại 68

3.2.3 Áp lực từ sản phẩm thay thế 69

3.2.4 Áp lực từ nhà cung cấp 69

3.2.5 Áp lực từ phía đối thủ tiềm ẩn 70

3.3 Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho công ty cp phát triển nguồn nhân lực LOD71 3.3.1 Xác định phương pháp cạnh tranh chủ yếu 71

3.3.2 Tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty 72

Trang 4

3.4 Chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân

lực LOD 73

3.4.1 Chiến lược chung của công ty 73

3.4.1.1 Mục tiêu của chiến lược 73

3.4.1.2 Phương hướng thực hiện chiến lược phát triển của công ty CP phát triển nguồn nhân lực LOD 74

3.4.2 Nội dung chiến lược phát triển thị trường sau khủng hoảng 77

3.4.2.1 Lựa chọn thị trường căn cứ vào sơ đồ SWOT 77

3.4.2.2 Mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường 80

3.4.2.3 Nội dung chiến lược thị trường giai đoạn 2010 - 2020 83

a) Nghiên cứu và tiếp cận thị trường 83

b) Phân đoạn thị trường 83

c) Lựa chọn thị trường mục tiêu 83

d) Thâm nhập và mở rộng thị trường 86

3.5 Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty 87

3.5.1 Giải pháp từ phía công ty LOD: 87

3.5.2 Giải pháp từ phía nhà nước 90

3.5.3 Giải pháp từ phía người lao động: 94

C KẾT LUẬN 95

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực

Bảng 2: Bảng một số chỉ tiêu tài chính và kết quả kinh doanh của công ty 45

Bảng 3: Số lượng lao động xuất khẩu Công ty cung ứng năm 2008 54

Bảng 4: Số liệu lao động xuất khẩu qua các năm 58

Bảng 5 : Số liệu dự kiến XKLĐ năm 2010 74

Bảng 6: Bảng dự kiến một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh năm 2010 75

Trang 7

A ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lí do chọn đề tài

Ngày nay, xuất khẩu lao động không còn là hiện tượng xa lạ mà đã trở nên khá phổ biến Khác với sự dịch chuyển quốc tế các nguồn lực khác như tư bản hay công nghệ, lao động là một nguồn lực đặc biệt, việc dịch chuyển quốc tế sức lao động, hay là xuất khẩu lao động, có những nét đặc trưng riêng và có thể nói là tương đối phức tạp Việt Nam là một nước xuất khẩu lao động sang nhiều nước trên thế giới Câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta cần suy nghĩ như thế nào về vấn đề đó?

Đứng từ góc độ nhà nước : Ở Việt Nam với số dân hơn 80 triệu người, trong đó

lực lượng lao động chiếm 60%, tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 5,12%( năm 2009) lực lượng lao động thì sức ép của tình trạng thiếu việc làm vẫn rất lớn Chương trình quốc gia giải quyết việc làm đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt theo quyết định số 126/QĐ ngày 11/7/1998, đi liền với nó là việc bổ sung nguồn vốn cho quỹ quốc gia về việc làm Điều này thể hiện cố gắng rất lớn của Việt Nam trong việc thực hiện tuyên bố và chương trình hành động của hội nghị thượng đỉnh thế giới về "Phát triển xã hội" họp tại Copenhagen-Đan Mạch (3-1995) Giải quyết việc làm được coi như là một mục tiêu trọng điểm của quốc gia XKLĐ góp phần thực hiện mục tiêu đó, hơn nữa nó mang lại nhiều lợi ích không chỉ là khía cạnh kinh tế mà còn là chính trị, xã hội Ý nghĩa thiết thực đó đòi hỏi cấp quản lý phải đưa ra một hướng đi mới cho XKLĐ ở Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ này – thời kỳ còn mang nặng dư âm của cuộc khủng hoảng 2008.

Xuất phát từ chủ trương đó, Chính phủ đã có những đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong vấn đề giải quyết việc làm, từ đó đã có những định hướng đúng đắn:"Đẩy mạnh dịch vụ XKLĐ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác với sự tham gia của các thành phần kinh tế" Thực tiễn một vài năm gần đây lĩnh vực XKLĐ đã góp phần đáng kể trong vấn đề giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động, tạo sự ổn định cho xã hội, mặt khác mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ, XKLĐ đã đứng vào hàng " Câu lạc bộ những mũi nhọn xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD/năm trở lên".

Giải quyết việc làm được coi như là một mục tiêu trọng điểm của quốc gia XKLĐ góp phần thực hiện mục tiêu đó, hơn nữa nó mang lại nhiều lợi ích không chỉ là

Trang 8

khía cạnh kinh tế mà còn là chính trị, xã hội Ý nghĩa thiết thực đó đòi hỏi cấp quản lý phải đưa ra một hướng đi mới cho XKLĐ ở Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ này – thời kỳ còn mang nặng dư âm của cuộc khủng hoảng 2008.

Đứng góc độ doanh nghiệp: Đã có thời kỳ hoàng kim của XKLĐ, người người đi

xuất khẩu lao động Khoản lợi nhuận lớn đã khích lệ nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành LOD đã khai thác mảng XKLĐ – coi nó là một lĩnh vực kinh doanh chính từ năm 1992 đến nay Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường XKLĐ mang đầy những biến động ảnh hưởng nặng nề đến việc xuất khẩu lao động của cả nước nói chung, LOD nói riêng Vậy nên lựa chọn chiến lược nào cho XKLĐ trong thời kỳ này?

Là một hoạt động kinh doanh chính, bên cạnh những thành tựu đạt được LOD còn gặp phải không ít khó khăn nhất là trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu hiện nay Dẫu là một tên tuổi lão làng nhưng LOD cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của dòng xoáy đó Phải lựa chọn hướng đi nào thích hợp trong bối cảnh hiện nay để XKLĐ luôn là lợi thế của công ty.

Nhận thức rõ tầm quan trọng đó và nhận thấy rằng đây là vấn đề nổi cộm, phù hợp

với chuyên ngành nên em đã mạnh dạn khai thác đề tài: “ Chiến lược phát triển thịtrường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LODsau khủng hoảng 2008”.

Do giới hạn về thời gian cũng như khuôn khổ bài viết nên Em chỉ trình những vấn đề chính theo bố cục sau đây:

Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu lao động và tính tất yếu của hoạt độngxuất khẩu lao động

Chương II: Thực trạng công tác mở rộng thị trường xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD

Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu lao độngsau khủng hoảng của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD

2 Mục đích nghiên cứu:

- Tìm hiểu rõ thực trạng công tác phát triển thị trường xuất khẩu lao động của LOD sang các nước trước và trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.

- Phân tích những nhân tố bên ngoài, bên trong công ty để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của LOD từ đó lựa chọn chiến lược phát triển thị trường

- Đề ra được các biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong hiện tại và

Trang 9

thúc đẩy việc thực hiện chiến lược xuất khẩu lao động sang các thị trường nhiều tiềm năng trong tương lai, một khi nền kinh tế đã hồi phục trở lại.

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của khoá luận được tổng hợp từ nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp tổng hợp và phân tích; Phương pháp thống kê và so sánh kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiễn.

Đây là một đề tài khó viết và tương đối mới mẻ Trong quá trình tìm hiểu, xây dựng đề tài em đã gặp không ít khó khăn, nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của

giảng viên: PGS.TS.Phan Thị Nhiệm, cùng với các anh chị ở phòng tài chính

tổng hợp – Trung tâm Nhật Bản thuộc công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD, cũng như qua quá trình tìm tòi các tài liệu phục vụ cho chuyên đề, em đã xây dựng nên một chuyên đề hoàn chỉnh Tuy nhiên, với thời gian, trình độ còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, em mong có sự góp ý của các thầy cô giáo về những thiếu sót em mắc phải.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hoàng

B NỘI DUNG

Trang 10

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀTÍNH TẤT YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1.Một số lý luận chung về xuất khẩu lao động.

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của xuất khẩu lao độnga) Khái niệm của xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một phạm trù có nội dung kinh tế xã hội sâu sắc liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố kinh tế xã hội khác Để quá trình nghiên cứu được hệ thống và thống nhất, trước hết phải định hình rõ một số khái niệm liên quan đến hoạt động XKLĐ, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, rõ ràng về vấn đề XKLĐ.

- Sức lao động:

Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình tạo ra của cải xã hội, phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tien cần

thiết trong quá trình lao động xã hội.

- Lao động

Lao động là hoạt động có mục đích và có ý thức của con người, nó diễn ra giữa con người với tự nhiên nhằm cải tạo tự nhiên cho phù hợp với mục đích của con người Lao động là sự vận dụng của sức lao động, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Thành quả do con người tạo ra trong quá trình lao động để nuôi sống bản thân và gia đình họ và đảm bảo sự tồn tại của xã hội Lao động có năng suất, chấ lượng đem lại hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước Vì vậy, lao động có một vị trí vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong bất kỳ một chế độ xã hội nào, một quốc gia nào Mỗi con người đến tuổi lao động, có khả năng lao động đều mong muồn và có quyền được lao động để nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và làm giàu cho xã hội.

- Nguồn lao động

Nguồn lao động là một bộ phận của dân cư bao gồm những người trong đọ tuổi lao động ( không kể số người mất khả năng lao động ) và những người ngoài độ tuổi lao động ( trên hoặc dưới tuổi lao động ) nhưng thực tế có tham gia lao động.

Nước ta quy định độ tuổi lao động từ 15 – 55 đối với nữ và 15 – 60 đối với nam Có một sơ thực tế là ở nông thôn Việt Nam và cá biệt ở thành thị, trẻ em 10 tuổi ( thậm

Trang 11

chí dưới 10 tuổi ) đã tham gia lao động, đã đảm nhận một số những công việc có tính chất sản xuất ở mức độ thời gian lao động khác nhau nên những người dưới độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động hiệ nay khó xác định về phạm vi Tuy nhiên để thống nhất với các số liệu thống kê được công bố thì ở nhóm này chỉ tính những người có độ tuổi 13 – 15.

- Thị trường lao động

Thị trường lao động là một lĩnh vực riêng của nền kinh tế mà ở đó có diễn ra quá trình mua bán, trao đổi, thuê mướn sức lao động Ở nơi nào có nhu cầu sử dụng lao động và có nguồn cung cấp lao động thì ở đó sẽ hình thành thị trường lao động Khi cung và cầu lao động xảy ra trong phạm vi biên giới một quốc gia thì gọi là thị trường lao động nội địa Khi cung và cầu lao động nảy sinh ngoài biên giới một quốc gia thì có thị trường lao động quốc tế.

Thị trường lao động là một thị trường đặc biệt nó có những đặc điểm sau:

- Hàng hóa trên thị trường lao động là sức lao động (loại hàng hóa đặc biệt) vô hình, khó cân đo đong đếm được và bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa, tâm lý, tình cảm của con người trong quá trình lao động.

- Giá cả của sức lao động và tiền lương (V), là một phần giá trị trong giá trị của hàng hóa ( C + V + M), là phần tiền mà người lao động nhận được nhằm tái tạo sức lao động của chính họ và chu cấp cho gia đình họ.

- Hàng hóa sức lao động cũng tuân theo quy luật cung cầu, cạnh tranh trên thị trường.

Thị trường lao động quốc tế có các đặc điểm của thị trường lao động nói chung trên, tuy nhiên cũng có một số đặc điểm riêng biệt:

- Thị trường lao động quốc tế xuất hiện là do quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới và nảy sinh cung cầu lao động vượt ra khỏi biên giới quốc gia

- Thị trường lao động quốc tế rất phức tạp: nó có sự tác động của các yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tín ngưỡng, trình độ công nghệ, pháp luật của các quốc gia khác nhau Điều này đòi hỏi người lao động phải có một trình độ nhất định để có thể thích nghi, tiếp thu được các đặc điểm văn hóa mới.

- Cung ứng lao động trên thị trường lao động quốc tế biến động mạnh mẽ do tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động thường xuyên.

- Xuất khẩu sức lao động

Xuất khẩu lao động là một loại hình di chuyển quốc tế sức lao động Di chuyển quốc tế sức lao động là hiện tượng người lao động di chuyển ra nước ngoài nhằm

Trang 12

mục đích tìm việc làm để có thu nhập Khi ra khỏi một nước, người đó được gọi là người xuất cư, còn sức lao động của người đó được gọi là sức lao động xuất khẩu

Xuất khẩu lao động trong thực tế thường được gọi là xuất khẩu lao động là một vấn đề có nội dung kinh tế xã hội sâu sắc, có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố kinh tế xã hội khác ( Trong phạm vi của luận văn này cụm từ “xuất khẩu lao động” được hiểu tương đương với cụm từ “ xuất khẩu sức lao động “).

Hay ta có thể hiểu XKLĐ là hoạt động trao đổi, mua bán hay thuê mướn hàng hóa sức lao động giữa chính phủ một quốc gia hay tổ chức, cá nhân cung ứng sức lao động của nước đó với Chính phủ, tổ chức, cá nhân sử dụng sức lao động nước ngoài trên cơ sở Hiệp định hay hợp đồng cung ứng lao động.

Như vậy, khi hoạt động XKLĐ được thực hiện sẽ có sự di chuyển lao động có thời hạn và có kế hoạch từ nước này sang một nước khác Trong hành vi trao đổi, nước đưa lao động đi được coi là nước XKLĐ, còn nước tiếp nhận lao động được coi là nước nhập khẩu lao động (NKLĐ) Trên thực tế cũng có trường hợp xuất hiện vai trò của nước thứ ba làm nhiệm vụ trung gian môi giới có tính chất kinh doanh Vid dụ: Việt Nam xuất khẩu lao động sang Libya xây dựng công trình “ Sông nhân tạo vĩ đại” thong qua hợp đồng lao động với công ty Dong Ah – Hàn Quốc.

Trình độ lao động xuất khẩu ở các nước khác nhau thì khác nhau Đối với những nước phát triển, có xu hướng gửi lao động kỹ thuật cao sang các nước chậm phát triển và đang phát triển để lấy thêm ngoại tê, tìm kiếm lợi nhuận ở nước ngoài Đối với những nước chậm phát triển và đang phát triển, XKLĐ có xu hướng gửi lao động phổ thông, lao động tay nghề bậc trung để thu tiền công, tăng thu nhập, tích lũy ngoại tệ và giảm bớt sức ép về nhu cầu việc làm trong nước.

b) Đặc điểm của xuất khẩu lao động

- Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đối ngoại

Đối với nhiều nước trên thế giới, hoạt động XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng hoặc dư thừa ra nước ngaoif làm việc và thu ngoại tệ bằng cách chuyển tiền về nước của người lao động và các lợi ích khác Những lợi ích này buộ các nước xuất khẩu phải chiếm lĩnh ở mức cao nhất thị trường ở nước ngoài, mà việc chiếm lĩnh thị trường này lại dựa trên cơ sở cung cầu sức lao động và nó cũng chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường Mặt khác, XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù, XKLĐ là một hoạt động tất yếu khách quan của quá trình chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế giữa các nước trong sản xuất, phù hợp với quy luậ phân công lao động quốc tế, góp phần đưa

Trang 13

Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

- Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hòa giữa Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

XKLĐ là sự kết hợp hài hòa giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ động và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động Ngày nay trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế thì hầu hết toàn bộ các hoạt động XKLĐ từ khâu tổ chức đưa người đi đến khâu quản lý người lao động và thực chịu trách nhiệm về hiệu quả trong toàn bộ hoạt động của mình trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật Do vây, các hiệp định, các thỏa thuận song phương giữa các quốc gia chỉ có tính chất nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm của Nhà nước ở tầm vĩ mô.

- Xuất khẩu lao động thể hiện rõ tính nhân văn

Đây là một đặc điểm có ý nghĩa lớn nhất của hoạt động XKLĐ Vì XKLĐ thực chất là xuất khẩu sức lao động trong khi đó sức lao động lại gắn có chặt chữ với người lao động, không tách rời người lao động Do vậy, mọi hoạt động của các doanh nghiệp tham gia XKLĐ không phải chỉ là nhằm mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn phải xuất phát từ con người, quan tâm tới lợi ích của người đi XKLĐ

- Hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp diễn ra trong điều kiện, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Sự cạnh tranh ở đây không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động XKLĐ ở trong nước mà còn là cả sự cạnh tranh giữa các quốc gia cùng cung ứng lao động xuất khẩu trên một thị trường, các thị trường khác nhau và giữa các doanh nghiệp XKLĐ mạnh, có hệ thống ưu việt như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin…

Lợi ích kinh tế của Nhà nước từ hoạt động XKLĐ là khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về và các khoản thế do các doanh nghiệp XKLĐ phải nộp Lợi ích của các doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phí thu được từ hoạt động XKLĐ Lợi ích của người lao động là khoản thu nhập từ lương mà họ nhận được từ phía chủ sử dụng lao động ở nước ngoài, khoản thu nhập này thường cao hơn rất nhiều lần so với lao động của họ ở trong nước.

- Hoạt động xuất khẩu lao động phải đảm bảo lợi ích trong quan hệ ba bên Lợi ích kinh tế của Nhà nước từ hoạt động XKLĐ là khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về và các khoản thuế do các doanh nghiệp XKLĐ phải nộp Lợi ích

Trang 14

của các doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phí thu được từ hoạt động XKLĐ Lợi ích của các doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phí thu được từ hoạt động XKLĐ Lợi ích của người lao động là khoản thu nhập từ lương mà họ nhận được từ phía chủ sử dụng lao động ở nước ngoài, khoản thu nhập này thường cao hơn rất nhiều lần so với lao động của họ ở trong nước.

- Hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động chịu sự tác động mạnh mẽ của các biến động của thị trường sử dụng lao động

Hiện nay, hầu như các doanh nghiệp XKLĐ ở các nước XKLĐ ở các nước NKLĐ về mọi điều kiện Trên thị trường lao động quốc tế, thường thì các nước XKLĐ phải chấp nhận các điều kiện do các nước NKLĐ đưa ra như số lượng lao động, mức tiền công, tiền lương, ngành nghề tuyển dụng, điều kiện làm việc…nước ta mới gia nhập thị trường lao động quốc tế, do vậy hoạt động XKLĐ của Việt Nam cũng phải hoạt động trong môi trường chịu sự tác động của cơ chế đó.

- Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt

Trước hết ta thấy thị trường lao động là một thị trường đặc biệt, đặc trưng cơ bản của hoạt động xuất khẩu lao động khác so với xuất khẩu các loại hàng hóa khác xuất phát từ tính đặc thù của loại hàng hóa này Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt vì con người là chủ thể lao động, có tư duy và khả năng làm chủ bản thân Cho nên, trong Hiệp định hay hợp đồng ký kết, ngoài các điều khoản thông thường còn có các điều khoản đề cập đến đời sống chính trị, văn hóa, tinh thần, sinh hoạt của người lao động Những điều này bị chi phối bởi phong tục, tập quán, tôn giáo, văn hóa của các quốc gia vào lĩnh vực này.

XKLĐ phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi nước, là hướng dẫn sử dụng lao động có hiệu quả, tận dụng được lợi thế so sánh của cả nước xuất khẩu và nhập khẩu lao động

XKLĐ ở Việt Nam là một hoạt động được sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước, Nhà nước đã ban hành một hệ thống luật và các băn bản dưới luật để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh xung quanh vấn đề XKLĐ, cho phép các tổ chức thực hiện XKLĐ trên cơ sở tuân thủ hệ thống luật và các văn bản pháp quy đó.

Chính vì thế, XKLĐ là một hoạt động xuất khẩu đặc biệt.

1.1.2 Tính tất yếu của xuất khẩu lao động

Trong tác phẩm “Phép biện chứng tự nhiên” F Ăng ghen viết: “Con người sống lan rộng ra tất cả những nơi nào có thể được và người là một loại động vật duy nhất làm được điều đó một cách độc lập, tự chủ” Ngay từ buổi bình minh của loài

Trang 15

người đã xuất hiện sự di chuyển nguồn lao động đến những miền đất tốt đẹp hơn Như vậy sự di cư lao động quốc tế thể hiện tính tất yếu và tác dụng tiến bộ của lịch sử Cuối thế kỷ 19 do các mỏ khoáng sản ở Nam Phi thiếu nhiều lao động nên đã xuất hiện các luồng di dân chuyển tới đó Ngày nay, cũng chính sự phân bố không đều về dân cư, về điều kiện tự nhiên (tài nguyên, khí hậu) với sự bùng nổ dân số trên thế giới đã hình thành luồng di cư lao động ở những nước kinh tế chậm phát triển di cư đến những nước có đời sống kinh tế khá hơn, lao động ở nước nghèo tài nguyên di chuyển đến những nước có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, dân cư ở nước có mật độ dân số cao di chuyển đến những nước có mật độ dân cư thấp Các hướng di chuyển rõ nét nhất hiện nay là từ Đông sang Tây, từ Đông và Phi di chuyển sang vùng Trung cận đông Như vậy việc di chuyển lao động trước hết là một hiện tường khách quan trong quá trình hoạt động kinh tế của bản thân người lao động.

Xuất khẩu lao động – sự di chuyển lao động có thời hạn và có kế hoạch có nguyên nhân hình thành và phát triển không ngoài những yếu tố khách quan trên Vì đây là hoạt động hợp pháp, có tổ chức nên nó còn vị chi phối bởi các yếu tố chủ quan như ý chí của các Nhà nước, của các tổ chức cung ứng và nhận lao động… Phân tích cụ thể có thể chia thành các nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Do có sự mất cân đối về số lượng lao động, khi nguồn lao động nướcđó không đáp ứng đủ hoặc vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước.

Sự dư thừa lao động, vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước của một quốc gia có thể la do quốc gia đó có tỷ lệ phát triển dân sơ cao, nền sản xuất trong nước lạc hậu, kém phát triển nên nhu cầu sử dụng thấp hoặc do quốc gia đó có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế mà trong giai đoạn chuyển tiếp nền kinh tế chưa thể phù hợp ngày với cơ chế mới nên đã giảm sút nghiêm trọng, sản xuất bấp bênh, số lao động dôi thừa tăng nhanh.

Trong khi đó nhiều nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng lao động lớn nhưng tốc độ tăng dân số lại quá thấp nên đã xảy ra hiện tượng thiếu lao động.

Thứ hai: Do có sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề, thường xảy ra khi nhu cầulao động tạm thời yêu cầu một số ngành nghề nhất định mà trong nước không cóhoặc không đủ Ví dụ: ở một số nước phát triển, rất thiếu lao động làm trong các

ngành nặng nhọc, độc hại hay ở nhiều nước chậm phát triển rất thiếu các chuyên gia, các cán bộ kỹ thuật trình độ cao.

Trình độ phát triển kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ của mỗi quốc gia không thể giải quyết hết sự mất cân bằng này, đòi hỏi phải có sự trao đổi lao

Trang 16

động với các quốc gia khác Hành vi trao đổi này dẫn đến việc xuất khẩu lao động.

Thứ ba: Do có sự chênh lệch giá cả sức lao động trong nước và sức lao độngnước ngoài Nhiều nước mặc dù không dư thừa lao động cũng tiến hành xuất khẩu

lao động vì có lợi cho cán cân thanh toán do họ có được những hợp đồng xuất khẩu lao động với giá cao và bù lại học nhập khẩu sức lao động từ những nước có giá cả thấp hơn Điều này lý giải tại sao nhiều nước vừa nhập khẩu lại vừa xuất khẩu lao động như Cu Ba, Malaysia, Bungari…( Thực chất là các nước tận dụng lợi thế so sánh của mình).

Thứ tư: do có sự chênh lệch về mức thu nhập và mức sống giữa người lao độngtrong nước và người lao động đi làm việc ở nước ngoài Vì lý do này mà nhiều

người dù không thuộc đội quân thất nghiệp nhưng vẫn muốn đi xuất khẩu lao động để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống bản thân và gia đình.

Thứ năm: Do trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ giữa các quốc gia trên thế

giới không đồng đều, sự khác biệt về nguồn lực phát triển như vốn, công nghệ, sức lao động…Từ đó đưa tới nhu cầu tất yếu về sự trao đổi ( sự di chuyển) các nguồn lực này.

Thứ sáu: Do sự chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên giữa các quốc gia và từ đó

đưa tới sự chênh lệch về mức tăng nguồn lao động.

Thứ bảy: Do xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, lực lượng sản xuất phát triển,

nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà mở rộng ra nhiều nước, việc sử dụng lao động mang tính quốc tế phù hợp với sự phân công lao động quốc tế Hơn nữa việc tăng cường xuất khẩu công nghệ, bao thầu công trình quốc tế sẽ tất yếu kèm theo việc phát triển xuất khẩu lao động Đồng thời việc ra đời các liên kết kinh tế quốc tế cao cấp như EU, như cộng đồng kinh tế ở các châu lục khiến hoạt động xuất nhập khẩu lao động trở nên dễ dàng hơn Ví dụ lao động của Đức có thể sang nước Bỉ, Pháp làm việc và được hưởng mọi quyền lợi như lao động của nước sở tại.

Ngoài ra, còn do có sự chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên giữa các quốc gia và từ đó đưa tới sự chênh lệch vể mức tăng nguồn lao động; do trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ giữa các quốc gia trên thế giới không đồng đều, sự khác biệt về nguồn lực phát triển như vốn, công nghệ, sức lao động Từ đó đưa tới nhu cầu tất yếu về sự trao đổi, sự di chuyển các nguồn lực này.

1.1.3 Các hình thức xuất khẩu lao động

Trang 17

a) Phân loại theo cách thức tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài

- Xuất khẩu lao động theo hiệp định giữa Chính phủ với Chính phủ

Hình thức này phổ biến ở giai đoạn 1980 – 1990 ở Việt Nam Căn cứ vào Hiệp định đã ký, Nhà nước phân các chỉ tiêu cho các Bộ, Ngành, địa phương tiến hành tuyển chọn và đưa người lao động đi Lao động của nước ta làm việc ở các nước được quản lý thống nhất từ trên xuống dưới, sống và sinh hoạt theo đoàn đội, được làm việc xen ghép với lao động các nước.

- XKLĐ trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước ngoài thông qua hợp đồng lao động.

Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, hình thức này đòi hỏi đối tượng lao động đa dạng, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu khác nhau Các chuyên gia, người lao động thường được các công ty cung ứng dịch vụ lao động gửi ra nước ngoài lao động có thời hạn theo hợp đồng cung ứng lao động.

- XKLĐ đi làm các công trình bao thầu ở nước ngoài, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng Các chuyên gia, lao động ra nước ngoài làm việc ở các dự án mà họ đã trúng thầu.

- Các công ty gửi lao động, chuyên gia ra nước ngoài làm việc ở công ty mẹ hoặc công ty con, hoặc các công ty khác trong cùng một tập đoàn đóng ở các nước khác nhau, hoặc đến làm việc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh công ty đặt tại các nước khác.

- Lao động tự do: Tự tìm việc làm ở nước ngoài, sau một thời gian sẽ trở về đất nước

b) Phân loại theo trình độ người lao động

- Xuất khẩu chuyên gia cao cấp: Những người này ra nước ngoài làm việc với vai trò tư vấn, giám sát, giảng dạy, hướng dẫn kỹ thuật hay đào tạo nghề.

- Xuất khẩu thợ lành nghề: Đây là loại lao động đã được đào tạo một nghề nào đó và khi ra nước ngoài làm việc họ có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải tiến hành đào tạo nữa.

- Xuất khẩu lao động giản đơn: Là loại lao động chưa được đào tạo một loại nghề nào cả nên không có nghề hoặc có nghề ở mức thấp.

c) Phân loại theo địa điểm xuất khẩu lao động

- XKLĐ ra nước ngoài làm việc: có nghĩa là lao động được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia và trực tiếp làm việc tại nước ngoài.

- XKLĐ tại chỗ: Là hình thức cung ứng sức lao động cho các tổ chức kinh tế

Trang 18

nước ngoài hoạt động ở Việt Nam (bao gồm: các xí nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam)

(Trong phạm vi nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp này không đề cập đến hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ)

1.1.4 Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, kém phát triển Hoạt động này đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: bên xuất khẩu lao động, bên nhập khẩu lao động và bản thân người lao động.

Xét trên góc độ vĩ mô:

Với nước xuất khẩu lao động:

Nước xuất khẩu lao động có lợi về nhiều mặt trong đó đặc biệt là các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, quan hệ đối ngoại.

- Về kinh tế: Xuất khẩu lao động có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh tế.

Trước hết, nó góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Có thể nói, xuất khẩu lao động giữ một vị trí rất quan trọng trong chương trình việc làm quốc gia, nếu không nói là chủ yếu trong chiến lược giải quyết việc làm, đây là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra năm 2010 sẽ xoá hết đói nghèo Kinh nghiệm từ một số nước cho thấy, xuất khẩu lao động là một giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp có

hiệu quả cao Theo ILO, số người thất nghiệp trên thế giới đã đạt kỷ lục 212 triệungười trong năm 2009 Vì vậy, giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện nay cần phải

là ưu tiên chính trị khẩn cấp và cần được thực hiện thông qua một đường lối chung thống nhất giữa chính sách công và đầu tư tư nhân Để khắc phục tình trạng này, các nước đã thành công bằng sử dụng giải pháp xuất khẩu lao động.

Bên cạnh những đóng góp trên, xuất khẩu lao động còn đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế do vậy rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo giữa nước phát triển và nước đang phát triển Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại một nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước Theo ước tính, số lao động xuất khẩu năm 2004 đã gửi về cho gia đình khoảng 1,5 tỷ USD, bình quân mỗi lao động khoảng 3.750 USD hay 302,5 USD một tháng, cao gấp nhiều lần phần dôi ra sau khi trừ đi chi tiêu cho ăn uống của lao động trong nước Một tỷ rưỡi USD tuy chưa thấm tháp gì so với

Trang 19

Philippines (số tiền gửi qua kênh chuyển tiền chính thức là trên 7 tỷ USD, còn theo ước tính của ADB tính thêm cả kênh chuyển tiền không chính thức thì tổng số lên đến 14 – 21 tỷ USD, chiếm 32%GDP của nước này), nhưng đã chiếm khoảng 3,3% GDP của cả nước và tương đương với nguồn vốn ODA giải ngân trong năm.

- Về xã hội: Đối với một nước hơn 82 triệu dân, với trên một nửa là số người

trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa Trong mấy năm gần đây, số lao động đi xuất khẩu của nước ta mỗi năm đã lên đến trên dưới 70 nghìn người và đến nay đã có khoảng 400 nghìn người Việt Nam đang làm việc ở khoảng trên 40 nước và vùng lãnh thổ Song nếu so với Philippines có cùng số dân và số người trong tuổi lao động như Việt Nam thì kết quả trên còn thấp hơn rất nhiều Năm 2004, nước này đã có 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưa Philippines vượt qua Mexico trở thành nước xuất khẩu lao động lớn nhất thế giới Cho đến nay, nước này có khoảng 8 triệu lao động làm việc ở 56 nước, đông nhất là tại Mỹ, ả Rập Saudi, Malayxia, Canada, Nhật Bản…

Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động, học tập được phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài trang bị

- Về quan hệ đối ngoại: Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh vực

xuất khẩu lao động là vô cùng quan trọng, từ đó quan hệ giữa nước cung ứng lao động và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, tao ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Cung cấp cho nhau những thông tin quan trọng về những vấn đề hai nước cùng quan tâm và thống nhất quan điểm hai bên cùng có lợi Sự đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng thông qua hợp tác về lao động sẽ tạo điêù kiện mở rộng hơn nữa các quan hệ hợp tác khác.

Với nước nhập khẩu lao động:

Nước nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như: cung cấp đủ số lao động bù đắp vào các ngành thiếu hụt, khai thác có hiệu qủa tiềm năng của đất nước Đồng thời, mở rộng quan hệ và uy tín với nước có lao động, khai thác kinh nghiệm, kiến thức, tác phong lao động và cung ccáh quản lý của nước khác, mở rộng nhu cầu thị trường trong nước

Ngoài ra xuất khẩu lao động cũng góp phần giả quyết nhu cầu lao động đặc biệt

Trang 20

là trong các lĩnh vực mà lao động địa phương ít tham gia tại nước tiếp nhận lao động.

Xét trên góc độ vi mô:

Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động:

- Xuất khẩu lao động là một bộ phận của xuất khẩu do vậy các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này phải tìm hiểu kỹ về nền văn hoá, phong tục tập quán của nước nhập khẩu, đây là tiền đề tốt trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động là đã tham gia hiệu quả vào chương trình quốc gia giải quyết việc làm đồng thời thực hiện một phần thoả thuận hợp tác giữa hai chính phủ.

- Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm ăn có hiệu quả sẽ thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên một vấn đề bức xúc đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay đó là tình trạng ngày càng có nhiều lao động không thực hiện hợp đồng đã ký.Việc này có thể gây ảnh hưởng lớn đối với uy tín của doanh nghiệp cũng như sự ổn định trên thị trường hiện tại và tiềm năng.

Với bản thân người lao động:

- Người đi xuất khẩu lao động có điều kiện giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo cải thiện mức sống của bản thân và gia đình.

- Người lao động có thể tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích luỹ trình độ tay nghề và kinh nghiệm thực tiễn để tự tạo việc làm sau khi về nước.

1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động:

Hiệu quả là chỉ tiêu so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó ( Hiệu quả = kết quả - chi phí ) Có hai loại hiệu quả là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế là hiệu quả đạt được về mặt kinh tế, còn hiệu quả xã hội là hiệu quả đạt được về mặt xã hội Đây là khái niệm chung để đánh giá hiệu quả, tuy nhiên khi đi vào từng lĩnh vực cụ thể thì việc đánh giá hiệu quả không đơn giản chút nào, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu lao động này Bởi vì để có thể đánh giá chính xác, đầy đủ và đúng hiệu quả kinh tế xã hội ở từng thị trường cụ thể thì chúng ta cần phải đánh giá toàn bộ, toàn diện một cách tổng hợp những kết quả đạt được và chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động đó, đồng thời, phải xem xét hiệu quả của nó trên cơ sở lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân của nước ta Qua đó một lần nữa thấy rõ hơn việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong mối liên hệ chung của nền kinh tế đất

Trang 21

nước quan trọng như thế nào bởi lẽ kết quả cuối cùng của lĩnh vực này được chuyển từ chu trình này sang một chu trình khác, từ ngành này sang ngành khác, từ nước này sang nước khác Với quan điểm như vậy, đánh giá hiệu quả của lĩnh vực này không thể giống như việc đánh giá hiệu quả của một quá trình kinh doanh cụ thể trong nước mà không có phần phức tạp hơn nhiều.

Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của xuất khẩu lao động

Lợi ích kinh tế đạt được

a) Số lượng lao động được giải quyết việc làm trong năm:

Chỉ tiêu này nêu ra được chi tiết kết quả đạt được trong một năm qua của công tác xuất khẩu llao động được giải quyết việc làm trong năm

Lc: Số lao động từ năm trước vẫn còn đang tiếp tục Lx: Số lao động được đưa sang hoạt động trong năm

Ln: Số lao lao động Nó chỉ ra được những đóng góp của lĩnh vực này đối với

việc tạo công ăn việc làm cho xã hội mà nhà nước ta đã không phải bỏ vốn đầu tư để tạo việc làm mới, giải quyết một phần tình trạng ứ đọng lao động của đất nước ( mặc dù trước khi đi xuất khẩu lao động những người lao động này không phải tất cả đều thuộc diện thất nghiệp).

b) Thu nhập quốc dân về ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu lao

Trang 22

Y: Mức thu của nhà nước ở mỗi thị trườngn : Số thị trường đưa lao động sang

j : Nước đưa lao động sang

K : Tỷ số hối đoái quy đổi ra ngoại tệ quy ướcX : Thuế thu nhập mỗi người phải đóng

Ý ng hĩ a c h ỉ tiêu:

Chỉ tiêu này cho biết số tiền nhà nước thu được thông qua xuất khẩu lao động Vấn đề ngoại tệ (nhất là ngoại tệ mạnh) đối với Việt Nam có ý nghĩa to lớn Tất cả các hoạt động có thể đem về ngoại tệ cho đất nước cần được khuyến khích “ Cùng với việc xuất khẩu hàng hoá cần hết sức coi trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu ngoại tệ như phát triển du lịch, cung ứng tàu biển, dịch vụ hàng không, tổ chức gia công hàng xuất khẩu và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là những hình thức thích hợp với hàng triệu người lao động dư thừa hiện nay Khả năng hợp tác lao động với nước ngoài của nước ta là

rất lớn, nếu chúng ta biết tổ chức và khai thác hết những tiềm năng đó trong quan hệ kinh tế đối ngoại thì sẽ thu đựơc nguồn ngoại tệ đáng kể thúc đẩy sản

Mtk : Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo ra việc làm

mdt : Mức đầu tư trung bình tạo ra một chỗ làm việc mới L :

Số người có việc làm thường xuyên ở nước ngoài Ý ng hĩ a c h ỉ tiêu:

Cho biết mức độ tiết kiệm không phải bỏ vốn đầu tư tạo ra chỗ làm việc mới ở trong nước và đồng nghĩa với việc tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho giải quyết việc làm.

d) Giá trị hàng hoá do người lao động đưa về:

Công thức tính:

Trang 23

G = ∑ Hj ( j = 1 đến n )Hj = ∑ hij Nj

Trong đó:

G : Giá trị hàng hoá do người lao động đem về

H : Giá trị hàng hoá do người lao động ở mỗi thị trường đem về h : Giá trị hàng hoá trung bình của một người lao động đem về N : Số người

gửi hàng hoá về trong năm

i : Biến số ngườij : Biến số thị trường

Ý nghĩ a ch ỉ tiêu:

Cho biết lượng hàng hoá do người lao động đem về góp phần vào việc cân đối quỹ hàng hoá trong nước và cải thiện đời sống gia đình, tăng thêm máy móc thiết bị làm tư liệu sản xuất.

e) Thu nhập do lao động đi làm việc ở nước ngoài bổ sung vào thu

P : Các khoản phải nộp của mỗi người lao động

V : Thu nhập của người lao động sau khi đã khấu trừ phần phải nộpk : Tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

Trang 24

thu nhập quốc dân.

Ngoài các chỉ tiêu có thể lượng hoá được để so sánh nói trên còn có một số chỉ tiêu khác cũng có thể lượng hoá được như số lao động có nghề được đào tạo nâng cao trình độ, mức tiết kiệm chi phí đào tạo trên một người lao động song nói chung còn ở mức thấp Một số khía cạnh khác như việc du nhập kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm sản xuất mới, việc du nhập nếp sống tiến bộ, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế phản ánh hiệu quả về mặt xã hội.

Chi phí bỏ ra:

Bao gồm có các chi phí cho người lao động trong lĩnh vực tham gia, chi phí cho bộ máy quản lý, tổ chức tuyển mộ, đưa đi và quản lý ở nước ngoài, xử lý các công việc sau khi đưa người lao động hết hạn trở về nước, tiền nộp phạt cho nước bạn do người lao động tự ý bỏ hợp đồng

Chi phí về mặt xã hội có ý kiến cho rằng còn có những tiêu cực do lao động gây ra ở nước ngoài Song những cái đó là yếu tố chủ quan có thể khắc phục được nếu có biện pháp và chính sách thích hợp.

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động a) Các yếu tố thuộc về nước nhập khẩu lao động

- Phong tục tập quán của nước nhập khẩu lao động (NKLĐ): Mỗi một quốc

gia, lánh thổ, khu vực hay thậm chí các vùng trong một quốc gia đều có những phong tục tập quán khác nhau Yếu tố này của nước NKLĐ có ảnh hưởng mạnh tới cuộc sống hàng ngày của người lao động trong quá trình sinh sống và làm việc ở nước ngoài Vì vậy khi đến làm việc tại nước ngoài người lao động phải thích nghi và làm quen với những phong tục, tập quán ở đó Nếu có sự khác biệt quá lớn về phong tục, tập quán sẽ khó khăn cho người lao động và đôi khi có thể gây ra mâu thuẫn giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.

- Luật pháp của nước NKLĐ: Mỗi quốc gia có một hệ thống luật pháp khác

nhau Các doanh nghiệp trước khi đàm phán ký kết hợp đồng cần tìm hiểu kỹ luật pháp của nước NKLĐ, cũng như cung cấp cho người lao động những thông tin về các vấn đề liên quan đến họ trong thời gian làm việc ở nước ngoài và giáo dục học ý thức tuân thủ luật pháp để tránh những vi phạm đáng tiếc có thể xẩy ra.

- Chủ sử dụng lao động: Cốt lõi thành công khi ký hợp đồng cung ứng lao

động với bên nước ngoài là phải tìm hiều, xem xét thật kỹ phía chủ sử dụng lao

Trang 25

động Nếu không tìm hiểu kỹ, có những đối tác khó khăn về vốn, không đảm bảo việc làm cho người lao động, chậm trả lương cho người lao động…, các doanh nghiệp sẽ phải điện, fax hoặc bay sang tận nơi để giải quyết.

b) Các yếu tố thuộc về nước xuất khẩu lao động

- Chủ trương chinh sách của Đảng và Nhà nước ta về xuất khẩu lao động: Hiện nay ở nước ta xuất khẩu lao động được coi là một trong 4 ngành kinh tế mũi nhọn (dầu khí, dệt may, thủy sản, xuất khẩu lao động) Đã có rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành quy định chi tiết về hoạt động xuất khẩu lao động như Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan Các văn bản pháp luật được ban hành là nhằm tạo ra cơ chế, chính sách thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động…

- Người lao động: Xét về mặt pháp lý thì khi người lao động ký kết hợp đồng với doanh nghiệp để đi làm việc ở nước ngoài thì bản thân học là một chủ thể tham gia tự nguyện, họ có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trước pháp luật nên phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận đã ký và cam kết với doanh nghiệp - Chất lượng của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động: hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực tổ chức và thực hiện của doanh nghiệp mà nhân tố chính là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động của mình.

c) Các nhân tố khác

- Thị trường lao động quốc tế:

Quan hệ chính trị, kinh tế giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu: Quan hệ kinh tế cũng như các quan hệ khác giữa các quốc gia không thể tách rời thể chế chính trị và quan hệ chính trị giữa các quốc gia đó Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, lĩnh vực liên quan đến con người, có nhiều yếu tố nhạy cảm thì quan hệ chính trị giữa các quốc gia đó Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, lĩnh vực liên quan đến con người, co nhiều yếu tố nhạy cảm thì quan hệ chính trị ngày càng có ý nghĩa quan trọng Nếu không có sự tôn trọng lẫn nhau giữa nước xuất khẩu và nước NKLĐ về mặt chính trị, tôn giáo thì không thể có sự di chuyển sức lao động giữa các quốc gia này vì sức lao động gắn liền với con người cụ thể, có ý chí, suy nghĩ và hoạt động vì lợi ích của quốc gia mình một cách chủ động hoặc bị động.

- Các yếu tố không thường xuyên và bất khả kháng khác: Chiến tranh xung đột giữa các nước, khu vực hoặc lãnh thổ trên thế giới; cuộc khủng hoảng tài chính

Trang 26

châu Á; dịch bệnh viêm đường hô hấp (SARS) trong khu vực và thế giới…Các yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp nước ta cũng như các nước.

1.1.7 Nội dung của xuất khẩu lao độnga) Tìm kiếm, khai thác thị trường

- Đối với thị trường cung ứng lao động trong nước

Do tỷ lệ dân số trong đọ tuổi lao động của nước ta là rất lớn, nhu cầu tìm kiếm việc làm rất cao nhưng không phải đỗi tượng nào muốn đi xuất khẩu lao động là có thể đi dễ dàng được Một người muốn đi xuất khẩu lao động được thì trước tiên phải đủ điểu kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi, có sức khỏe tốt và phải có món tiền khá lớn từ 500 – 4000 USD tùy theo từng thị trường lao động nước ngoài Với mức chi phí ban đầu lớn như vậy thị người lao động muốn đi xuất khẩu lao động cần phải có vốn, tài sản khá lớn Trên thực tế phần đông các đối tượng đi xuất khẩu lao động đều thuôc diện ở thành thị hay người có kinh tế khá giả ở nông thôn, tuy nhiên có một số người nghèo đã vay mượn tiền để đi nhưng con số này không lớn bởi việc vay mượn không dễ dạng Chính phủ đã có các quy định, hướng dẫn bằng các văn bản về vấn đề này.

- Đối với thị trường nước ngoài tiếp nhận lao động

Thiết lập quan hệ Nhà nước với các nước có nhu cầu sử dụng lao động: Nhà nước đóng vai trò quyết định cho sự ổn định và phát triển Xuất khẩu lao động Ngoài chức năng xác định chủ trương, định hướng chiến lược…để hỗ trợ cho xuất khẩu lao động phát triển, Chính phủ còn có vai trò hết sức to lớn trong phát triển thị trường lao động ngoài nước Thiết lập quan hệ Nhà nước, hình thành hệ thống tùy viên lao động để tham mưu, tư vấn cho nhà nước các Hiệp định khung hoặc các thỏa thuận nguyên tắc để mở đường cho các doanh nghiệp ký kết và thực hiện các hợp đồng cụ thể Đối với các nước xuất khẩu lao động truyền thống, vai trò của tùy viên lao động rất lớn, có tính quyết định cho việc thâm nhập, cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.

Các doanh nghiệp cố gắng duy trì các thị trường lao động truyền thống của mình và cố gắng chủ động tìm kiếm, mở rộng phát triển sang các thị trường lao động mới Khi khai thác thị trường lao động nước ngoài cần chú ý đến các khu vực các nghề mà người lao động làm việc Cần nắm vững các khu vực nghề, công việc mà Chính phủ nươc ta đã có quy định không đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài như: vũ nữ, ca sỹ, phục vụ gia đình, những công việc tiếp xúc chất nổ, độc hại…

Trang 27

Trong thời gian qua thị trường xuất khẩu lao động Đông Âu của nước ta mất dần nhưng ta lại tiếp nhận, khai thác được các thị trường châu Á, tiêu biểu là thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Đông Ngoài ra ta cũng cần tiếp cận thị trường lao động châu Phi và bắt đầu đặt chân lên thị trường lao động châu Mỹ Các thị trường lao động này biến động không ngừng đòi hỏi chính phủ ta, các Bộ, Ngành cũng như các doanh nghiệp cần có các biện pháp hợp lý để duy trì phát huy thị trường hiện có và khai thác thêm các thị trường với nhiều tiềm năng hứa hẹn.

Sau khi đã khai thác được thị trường, có được đối tác tiếp nhận lao động thì ta tổ chức đàm phán ký kết và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động.

b) Đàm phán và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động

Trước đây, ta chủ yếu đưa lao động đi làm ciệc có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp định Chính phủ thì trong giai đoạn hiện nay ta chủ yếu Xuất khẩu lao động thông qua các hợp đồng cung ứng lao động Khi đàm phán và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động cho nước ngoài cần chú ý những vấn đề sau:

Thứ nhất: Tìm hiểu sơ bộ về đối tác, thị trường tiếp nhận

- Tìm hiểu luật pháp nước tiếp nhận lao động cho phép NKLĐ Việt Nam hay không? Có hạn chế gì không? Luật lao động nước đó có quy định như thế nào đối với người lao động như giờ làm việc, nghỉ ngơi, lương tối thiểu, tiền công làm thêm giờ, bảo hiểm y tế…

- Tìm hiểu tư cách pháp nhân, năng lực tài chính của đối tác Nếu XKLĐ cho dự án, công trình thì tìm hiểu dự án, công trình có khả thi hay không? Khả năng thực hiện đến đâu?

- Mức sống dân cư, giá sinh hoạt như giá thực phẩm, ăn ở đi lại, giá thuê lao động nước ngoài tại thời điểm đó.

Thứ hai: Các vấn đề cụ thể trong hợp đồng:

- Mức yêu cầu về chất lượng lao động ta có khả năng đáp ứng được không? - Tiền lương đưa ra là lương ròng hay gồm tiến ăn, ở, tiền thưởng, tiền làm

thêm giờ?

- Chi phí vé máy bay đi, về, thuế của nước sở tại; Bảo hiểm xã hội ai chịu? ( thường thì người sử dụng lao động chịu và không tính vào lương).

- Thời gian bố trí, sắp xếp điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của người lao động - Vấn đề thanh toán tiền lương, chuyển tiền về nước.

Tổ chức Xuất khẩu lao động sau khi đàm phán, ký kết được hợp đồng cung ứng lao động đối với đối tác nước ngoài tiến hành làm thủ tục đề nghị Bộ Lao động –

Trang 28

Thương binh và Xã hội cấp giấy phép thực hiện hợp đồng.

Để hoàn thành tốt trách nhiệm quy định trong hợp đồng, đảm bảo lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, đồng thời giữ và tăng cường uy tín của lao động Việt Nam nhằm duy trì và phát triển thị trường thì trong quá trình thực hiện hợp đồng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phải chú ý và coi trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, giáo dục người lao động trước khi đi, công tác quản lý lao động ở nước ngoài.

c) Công tác tuyển chọn, đào tạo, giáo dục, huấn luyện người lao động trướckhi đi thi

Công tác tuyển chọn

Tiêu chuẩn tuyển chọn lao động thường phải bảo đảm như sau:

- Người lao động phải có sức khỏe tốt, không bị bệnh tật, trong độ tuổi quy định - Người lao động phải có tay nghề giỏi

- Người lao động phải có tư cách đạo đức tốt, am hiểu pháp luật, quá khứ chưa vi phạm kỷ luật lần nào.

- Người lao động phải tự nguyện ký hợp đồng và tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài theo như hợp đồng đã ký kết.

- Ngoài ra người lao động còn phải phù hợp với các yêu cầu khác (nếu có) của bên sử dụng lao động.

Quy trình tuyển chọn

Trước khi tuyển chọn, doanh nghiệp thông báo công khai tại trụ sở và tại địa bàn tuyển chọn những yêu cầu về giới tính, tuổi đời; công việc; nơi làm việc và thời hạn của hợp đồng; điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương (tiền công); các khoản và mức đóng góp, quyền và nghĩa vụ của người lao động…doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải trực tiếp tuyển chọn lao động; chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày dự tuyển, doanh nghiệp phải thông báo công khai kết quả tuyển chọn cho người lao động Sau sáu tháng kể từ ngày trúng tuyển, nếu doanh nghiệp chưa đưa người lao

động đi được thì phải thông báo lý do cho người lao động biết.

Công tác đào tạo, giáo dục và huấn luyện người lao động trước khi đi

Chương trình và thời gian đào tạo tối thiều cho người lao động từ 2- 3 tháng Người lao động được tập trung về trường hoặc trung tâm đào tạo:

- Đào tạo nâng cao tay nghề - Đào tạo ngoại ngữ

- Giáo dục định hướng

Trang 29

- Các doanh nghiệp còn tổ chức soạn thảo tài liệu, in ấn cẩm nang cho người lao động đi làm việc từng nước.

Về mặt quy trình tiếp cận đào tạo xuất khẩu lao động, cũng giống như những loại hình đào tạo khác, phải tuân thủ theo quy trình tiếp cận sau:

- Xác định nhu cầu đào tạo; phân tích nhu cầu đào tạo;

- Phân tích nhu cầu công việc, mô tả công việc, xác định các kiến thức, kỹ năng, thái độ để phục vụ công việc;

- Phân tích nhu cầu cá nhân, đặc điểm đối tượng tuyển sinh, kỹ năng nghề nghiệp đã có, khả năng trí tuệ, thể lực, tâm lý, tình cảm và hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ…

- Phân tích đặc điểm văn hóa, xã hội của nước tiếp nhận lao động - Sử dụng phương pháp tiếp cận và kỹ thuật đánh giá nhu cầu đào tạo - Xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực;

- Xác định mục tiêu và thiết kế nội dung chương trình và phương pháp đào tạo;

- Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo  Các thủ tục hồ sơ chuẩn bị cho xuất cảnh

Người lao động sau khi đã được chấp thuận, tuyển chọn phù hợp với các yêu cầu về công việc cũng như các yêu cầu khác của phía chủ sử dụng lao động, có kết quả khám sức khỏe đảm bảo đủ tiêu chuẩn đi lao động ở nước ngoài sẽ được thỏa thuận với doanh nghiệp để ký hợp đồng (theo mẫu số 09 ban hành kèm theo thông tư số 28/1999/TT – BLĐTBXH ngày 15/11/1999 của BLĐTB & XH).

Song song với việc ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hay tổ chức xuất khẩu lao động, người lao động còn phải ký với chủ sử dụng lao động nước ngoài và các bản cam kết với phía đối tác, đồng thời người lao động được doanh nghiệp phát một bộ hồ sơ nội để điền vào các mục liên quan và về địa phương xin xác nhận Sau khi đã hoàn thành bộ hồ sơ này, người lao động phải nộp cho doanh nghiệp (kèm theo hộ chiếu và lý lịch tư pháp) để doanh nghiệp làm thủ tục xuất cảnh.

d) Về chế độ tài chính đối với các công ty xuất khẩu lao động

- Thu từ người lao động các khoản phí dịch vụ cần thiết như: bảo hiểm, phí đào tạo, ăn ở…

Trang 30

- Hoàn trả lại tiền đặt cọc cho người lao động trong vòng một tháng kể từ ngày người lao động hoàn thành hợp đồng về nước hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không gây thiệt hại về kinh tế cho tổ chức xuất khẩu lao động.

- Nộp phí bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cao hơn theo quy định của Chính phủ sau khi trích thu từ tiền lương hàng tháng của người lao động.

- Tổ chức xuất khẩu lao động không được thu thêm của người lao động bất kỳ một khoản nào ngoài một số phí đào tạo, huấn luyện trước khi đi, chi phí khám sức khỏe, làm hồ sơ, chi phí kiểm tra tay nghề, ngoại ngữ nhưng không quá 1 triệu đồng.

- Các khoản chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp như:

Phí quản lý: Theo quy định tại khoản 12 điều 13 Nghị định 152, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải nộp phí quản lý cho Cục quản lý lao động với nước ngoài – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức quản lý 1% số phí dịch vụ doanh nghiệp thu của người lao động Doanh nghiệp tạm nộp phí quản lý đăng ký hợp đồng theo số lượng lao động đăng ký, mức lương và thời hạn hợp đồng Phí này được quyết toán hàng năm theo thực tế.

Kể từ sau ngày 11/08/2003, doanh nghiệp nộp 1% số phí dịch vụ xuất khẩu lao động này vay vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động.

Phí hoa hồng môi giới: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam phải chi phí môi giới, tư vấn, dịch vụ việc làm cho phía nước ngoài để khai thác hợp đồng, quản lý người lao động.

e) Công tác quản lý lao động ở nước ngoài.

Tổ chức xuất khẩu lao động chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp người lao động ở nước ngoài, cử người làm đại diện ở nước tiếp nhận lao động để quản lý lực lượng lao động của mình, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng đã ký, xử lý tranh chấp lao động và những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động Đại diện của tổ chức xuất khẩu lao động ở nước ngoài chịu sự chỉ đạo về mặt quản lý Nhà nước của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước sở tại và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.

Những vấn đề phát sinh của người lao động ở nước ngoài vượt quá phạm vi thẩm quyền thì doanh nghiệp báo cáo ngay cơ quan chủ quản bằng văn bản để xin ý kiến chỉ đạo, với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước tiếp nhận lao động, Cục quản lý lao động với nước ngoài.

Trang 31

1.2.Những quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước đối với hoạt độngxuất khẩu lao động.

XKLĐ được Đảng và Nhà nước coi là một hoạt động KT- XH góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta và các nước Đây là một giải pháp giải quyết vấn đề việc làm có vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài Tiếp tục công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết của Đảng, chủ trương phát triển và mở rộng hợp tác lao động với các quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động, nước ta đã và đang đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, hội nhập với thị trường lao động thế giới Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện công tác XKLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, đồng chí Bộ trưởng đã phát biểu: "khi thực hiện đường lối mở cửa, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, lao động Việt Nam có nhiều ưu thế nhất là trình độ văn hoá, tay nghề khéo léo và giá cả lao động tương đối rẻ so với các nước trong khu vực Với ưu thế này, khả năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đặc biệt là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Bắc Phi, Trung Đông sẽ ngày càng tăng…Chương trình XKLĐ phải gắn chặt với việc làm trong nước bằng cách dành ít nhất 50% XKLĐ ngoại tệ thu được để bổ sung vào quỹ Quốc gia giải quyết việc làm trong nước và giải quyết việc làm cho lao động khi trở về nước" Mở rộng địa bàn xuất khẩu lao động sang các nước có nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế xã hội, phong tục tập quán và tôn giáo với mọi loại lao động từ lao động giản đơn tới lao động kỹ thuật, chuyên gia lành nghề trong các lĩnh vực mà ta có khả năng đáp ứng.

Đẩy mạnh XKLĐ theo hình thức "xen ghép" tức là hình thức đưa lao động ta sang làm việc chung với lao động các nước trong cùng dây chuyền sản xuất hoặc cùng công việc mà do chủ sử dụng lao động nước ngoài điều hành và trả lương Hình thức này hiện nay khá phổ biến, chiếm khoảng 70-80% tổng số nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

Tăng cường quan hệ và ký kết hợp đồng cung ứng lao động đồng bộ với các chủ hãng thầu quốc tế Từng bước tiếp cận, học tập kinh nghiệm các nước phát triển, các nước có kinh nghiệm và truyền thống trên lĩnh vực này, để ký và tổ chức đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận

Trang 32

thầu công trình.

Hơn hai mươi năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhiều

văn bản, chính sách, nghị định đã được ban hành, tiêu biểu là: Bộ luật lao độngnước Cộng hoà XHCN Việt Nam ngày 23 tháng 6 năm 1994 quy định một số điều

luật về việc XKLĐ Đây là văn bản pháp lý cao nhất về vấn đề tao việc làm cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Nghị định số 07/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết

một số điều khoản của Bộ luật lao động về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài (Đây là nghị định thay thế nghị định 370/HĐBT)

Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của chính phủ qui

định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm có thời hạn ở nước ngoài Đây là văn bản pháp lý hiện hành, thay thế Nghị định số 07/CP Nghị định quy định rõ: "Chính phủ khuyến khích các cơ quan, các tổ chức và người Việt Nam ở trong và ngoài nước thông qua các hoạt động của mình tham gia tìm kiếm và khai thác việc làm ở nước ngoài phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sử dụng lao động Việt Nam".

1.3.Kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu lao động và bài học đối với Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước về xuất khẩu lao động

- Philippin

Philippin là một trong những nước XKLĐ lớn nhất thế giới, với hơn 10% trong tổng số 76,5 triệu người dân nước này đang làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới, thu nhập gửi về nước mỗi năm từ 8 – 10 tỷ USD, chiếm 10% GDP của Philippin XKLĐ trở thành chiến lược phát triển quốc gia và là động lực lớn thúc đẩy nền kinh tế và là một trong bốn ngành có thu nhập ngoại tệ lớn nhất ở Philippin Từ năm 1973, Philippin đã ban hành Bộ luật lao động đặt cơ sở cho việc làm ngoài nước với quan điểm là phải xúc tiến mạnh mẽ việc xuất khẩu lao động dư thừa cho tới khi nền kinh tế của đất nước phát triển đủ khả năng thu hút hết số người đến tuổi lao động.

Chính phủ Philippin thực hiện chức năng tuyển mộ, bố trí và quản lý các khu vực tư nhân tham gia XKLĐ bằng một cơ quan Chính phủ duy nhất là cục quản lý việc làm nước ngoài (POEP), cơ quan này thuộc Bộ lao động và việc làm Cục này hoạt động rất hiệu quản trong việc mở rộng, phát triển thị trường XKLĐ, trực tiếp tham gia tuyển chọn lao động: cấp giấy phép và giám sát các công ty đã được cấp giấy phép; hỗ trợ cho công nhân trước khi đi tại nơi làm việc và sau khi về nước Cục POEA

Trang 33

đã cấp giấy phép cho hơn 950 đại lý cung ứng lao động cho nước ngoài Cục này cũng trực tiếp cấp giấy phép cho hơn 950 đại lý cung ứng lao động cho nước ngoài Cục này cũng trực tiếp cấp giấy phép chứng nhận đi lao động ở nước ngoài cho từng lao động trên cơ sở xem hồ sơ của họ ( Nếu không có giấy chứng nhận này, người lao động không thể làm thủ tục ở sân bay) Chính phủ Philippin cho phép lập các quỹ lao động có chất lượng, được phép quảng cáo và tổ chức đăng ký nguồn nhưng không thu lệ phí của người lao động Tất cả việc thuê mướn công nhân Philippin phải thông qua Cục quản lý việc làm ngoài nước hoặc qua công ty tuyển mộ đã được cấp giấy phép Đối với công ty, đơn vị kinh tế muốn được cấp giấy phép phải có đơn xin giấy phép, giấy đăng ký kinh doanh, có khả năng tìa chính, có tài sản thế chấp là 12.500 USD, nộp một khoản tiền cược 5000 USD, nộp một khoản tiền bảo lãnh 7.500 USD và lệ phí xin cấp giấy phép là 300 USD Giấy phép sử dụng theo các điều quy định sau: giấy phép cấp cho loại công nhân nào thì chỉ được phép tuyển mộ loại công nhân đó, giấy phép không có quyền chuyển nhượng, muốn tuyển mộ ngoài địa chỉ kinh doanh phải được sự chấp nhận trước Ngoài ra POEA còn quy định tối thiểu cho người lao động Philippin, đồng thời tổ chức các lớp học về đất nước, con người phong tục tập quán, luật lệ và ngôn ngữ của các nước mà họ sẽ đến làm việc để người lao động hiểu được những việc cần làm hay tránh tại các nước đó và hạn chế tối đa các vụ việc có thể phương hại đến quan hệ giữa Philippin với nước tiếp nhận.

Tháng 6/1955, Quốc hội Philippin đã thông qua “ Đạo luật năm 1995 về lao động di cư và người Philippin ở nước ngoài” Đây là văn bản pháp lý toàn diện nhất có được trong việc thực hiện chương trình việc làm nước ngoài Philippin Đạo luật này nhấn mạnh một số điểm đó là:

- Tăng cường tuyển chon một cách có chọn lọc lao động đi làm việc ở nước ngoài

- Phạt không dưới 6 năm tù và nộp phạt 20.000 USD đối với tuyển mộ bất hợp pháp Điều này làm cho các doanh nghiệp hay tổ chức XKLĐ làm rất tốt công tác tạo nguồn; luôn quan tâm hoàn thiện bộ máy làm công tác XKLĐ của mình.

- Thành lập quỹ 4 triệu USD về việc hồi hương khẩn cấp lao động trong trường hợp cần thiết khi không thể xác định người chủ hoặc người tuyển mộ.

- Thành lập quỹ 4 triệu USD trong lĩnh vực giúp đỡ pháp lý người lao động về mạng lưới quản lý lao động ở nước ngoài, Philippin có gần 80 văn phòng đại diện Thông thường mỗi văn phòng quản lý có một tùy viên lao động phụ trách và điều

Trang 34

hành cùng 2 hoặc 3 nhân viên khác.

Chính phủ Philippin cũng có những quy định hết sức chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi quốc gia và quyền lợi các nhân người lao động như quy định về thủ tục, tiêu chuẩn tuyển người đi lao động nước ngoài, về mực đóng góp vào quỹ phúc lợi nếu làm trên đất liền thì chủ sử dụng lao động phải đóng góp 25 USD/người, nếu là thủy thủ thì chủ sử dụng lao động đóng góp 15 USD/người; các quy định về đóng bảo hiểm do chủ sử dụng lao động đóng bình quân 5 USD/ người; các chính sách về kiều hối, các quyền lợi của người công nhân trong các hợp đồng, kỷ luật và xử phạt đối với những người vi phạm, các dịch vụ phúc lợi và các chính sách đối với người lao động khi về nước Nhứng người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Philippin được gọi là “bagongbaiani”, có nghĩa là những anh hùng mới Đây không phải là sự tôn vinh quá mức, khi công dân philippin ở nước ngoài đều được coi là “Những nhà vô địch” trong lĩnh vực XKLĐ của mình Sự coi trọng này được thể hiện rõ nét nhất vào những dịp lễ Giáng sinh, khi hàng ngàn lao động trở về nước để thăm gia đình Họ được đón tiếp nồng nhiệt, kiểm tra sức khỏe miễn phí, tham gia những lễ hội, buổi tiệc đón tiếp trọng thể do nhà nước đài thọ Đặc biệt là buổi đón tiếp trọng thể ngay tại sân bay Manila Các công dân lao động ở nước ngoài được qua một hành lang làm thủ tục riêng, trước khi được lắng nghe bài diễn văn chúc mừng của chính tổng thống Philippin.

Một trong những điểm nổi bật trong chính sách quản lý hoạt động XKLĐ của Philippin là chính sách đào tạo và bảo vệ người lao động tại nước ngoài Người lao động Philippin là chính sách đào tạo và bảo vệ người lao động tại nước ngoài Người lao động Philippin được đào tạo có trình độ theo yêu cầu của các công ty môi giới việc làm tư nhân, đáp ứng được yêu cầu về lao động trên thị trường thế giới Vì thế, lao động Philippin làm việc ở khắp mọi nơi trên thế giới, và ngành nghề rất đa dạng: kỹ sư, y tá, thợ nề, thầy giáo, nông dân, thủy thủ, tốc ký viên, thợ hớt tóc, lái xe cẩu, đầu bếp… Tại Mỹ, Philippin đang dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp y tá, và đứng thứ hai về số lượng giáo viên phổ thông Tại Hồng Kông, công dân Philippin được coi là những người giúp việc trung thực nhất, những nhân viên hầu bàn nhanh nhẹn nhất, những đầu bếp có hạng với tiền lương rẻ nhất và những người thợ làm vường chăm chỉ nhất…Chính phủ Philippin luôn sẵn sàng coi mình như một “ Công ty toàn cầu” về thuê mướn nhân công, theo đó luôn nỗ lực xây dựng một “ kế hoạch kinh doanh” phù hợp với mục đích chính trị và kinh tế của mình Ngoài ciệc vạch ra một chiến lược đúng đắn về việc đào tạo những người Philippin đang làm việc ở

Trang 35

nước ngoài Cơ quan bảo trợ xã hội cho công nhân lao động ở nước ngoài được cung cấp tài chính từ tiền đóng góp của các ông chủ lao động ở nước ngoài cũng như gia đình họ ở trong nước khi gặp kho khăn Cơ quan này có tất cả 15 chi nhánh, lmf việc tại 30 quốc gia khác nhau, chịu trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề đa dạng kien quan đến người lao dộng Philippin Ví dụ như trong thời gian cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, cơ quan này đã bỏ tiền ra đưa 30 ngàn người lao động Philippin tại khu vực này trở về nhà

- Ấn Độ

Ấn Độ là nước có truyền thống lâu đời về XKLĐ kỹ thuật cao lẫn lao động phổ thông Thị trường lao đọng chủ yếu của Ấn Độ là các nước vùng Vịnh và Trung Đông tiếp theo là các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế và các nước Trung Đông, Nam Á Trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động có nghề đi làm việc ở nước ngoài của Ấn Độ đã tăng lên đáng kể.

Ấn Độ ban hành Luật di trú năm 1983, giao cho Bộ lao động quản lý các hoạt động liên quan đến xuất khẩu lao động, chuyên gia và vấn đề cư trú Luật này đã điều chỉnh việc lao động Ấn Độ đi làm việc ở nước ngoài trên cơ sở hợp đồng, nhằm vảo vệ quyền lợi và phúc lợi cho người lao động Luật này quy định các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tuyển chọn Lao động đi làm việc nước ngoài đều phải có giấy phép của Bộ lao động cấp Ngoài ra Luật Di trú còn quy định các chế tài xử phạt các vi phạm từ mức độ thấp đến mức độ cao; Cơ quan có thẩm quyền có thể tịch thu một phần hoặc toàn bộ số tiền ký quỹ của tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ cung ứng lao động xuất khẩu khi vi phạm và cam kết; Chính phủ có thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng cung ứng lao động xuất khẩu và cấm đưa lao động sang một số nước khác khi cần thiết.

Chính phủ Ấn Độ đã ban hành một số chính sách quản lý hoạt động XKLĐ, chẳng hạn năm 1978 bắt đầu thực hiện hợp tác quốc tế về nguồn nhân lực ở Bang Kerala Một số tổ chức cung ứng lao động xuất khẩu đã được thành lập ở Ddeeli và Madra để gửi lao động kỹ thuật đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài theo yêu cầu của chủ sử dụng nước ngoài Chính phủ cũng bắt đầu tiến hành các thỏa thuận hợp đồng với các nước Trung Đông, Châu Phi, Đông Nam Á trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và kỹ thuật về xuất khẩu lao động.

Đặc biệt, Ấn Độ có chính sách phát triển ngành xuất khẩu chủ lực: Ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ là ngành cung cấp nhiều lao động xuất khẩu sang các nước Trong tổng thu nhập về xuất khẩu là 385 tỷ USD thì thu về xuất khẩu lao

Trang 36

động phần mềm chiếm khoảng 17%, đạt khoảng 6,2 tỷ USD trong 2 năm 2002 – 2003, trong đó dịch vụ xuất khẩu chuyên gia chiếm gần 50% Sức mạnh và sự thành công của Ấn Độ trong lĩnh vực xuất khẩu chuyên gia chiếm gần 50% Sức mạnh và sự thành công của Ấn Độ trong lĩnh vực xuất khẩu chuyên gia công nghệ thông tin chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào, giỏi tiếng Anh, được đào tạo bài bản… Chính phủ Ấn Độ rất quan tâm tới hoạt động đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu nhằm tạo được một đội ngũ nhân lực không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn tiến hành xuất khẩu tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Ấn Độ khi tham gia thị trường lao động quốc tế.

Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ còn có chính sách khuyến khích huy động nguồn kiều hối và huy động nguồn lực tài chính của người Ấn Độ định cư làm việc ở nước ngoài Các khoản thu nhập ngoại tệ, các khoản tiết kiệm của cá nhân người tham gia XKLĐ và nguồn tiền chuyền về nước từ hoạt động XKLĐ đã góp phần cân bằng cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia thông qua hệ thống Công trái phát triển của Ấn Độ, và tài khoản tiền gửi dành cho người hồi hương, góp phần ổn định nền tài chính, tiền tệ quốc gia

- Thái Lan

Thái Lan bắt đầu xuất khẩu lao động từ những năm 1970, khi ở Trung Đông “bùng nổ” xây dựng công trình khai thác dầu lửa Số lượng lao động Thái Lan đi làm việc ở nước ngoài tăng dần lên qua các năm từ 293 người năm 1973, 3870 người năm 1997 lên 21.500 người năm 1980, gần 110.000 người năm 1982 và bắt đầu giảm mạnh vào năm 1985 Những năm đầu 1990, số lao động Thái Lan ra nước ngoài làm việc tăng lên, đặc biệt trong những năm cuối 1990, trung bình hàng năm Thái Lan đưa được khoảng 200.000 người ra nước ngoài làm việc, trong đó hơn 50% đến Đài Loan Lượng tiền chuyển về của người lao động qua hệ thống ngân hàng Thái Lan cũng tăng dần lên từ 52 tỷ Bath năm 1997 lên gần 60 tỷ Bath (tương đương 1,5 tỷ USD) trong năm 1998 và 1999 Ngoài ra còn một số lượng tiền của người lao động gửi về nước qua các con đường khác.

Thái Lan thực hiện chính sách tự do hóa XKLĐ Thời kỳ đầu hoạt động XKLĐ do cá nhân người lao động và các đại lý tuyển mộ lao động tư nhân thực hiện Nhiều lao động Thái Lan đi làm việc ở nước ngoài bằng visa du lịch sau đó ở lại và làm việc bất hợp pháp Tuy nhiên sau đó để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động ở nước ngoài, Chính phủ Thái Lan thành lập Văn phòng Quản lý việc làm ngoài nước thuộc Tổng Cục Lao động Nội vụ Chức năng của văn phòng này là

Trang 37

giám sát hoạt động của các đại lý tuyển lao động tư nhân, xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện làm việc và bảo vệ lao động ở nước ngoài.

Năm 1985, Thái Lan ban hành Đạo luật Bảo hộ lao động và tuyển mộ lao động Luật này cho phép các công ty, đại lý tư nhân thực hiện các dịch vụ tuyển mộ lao động Nội dung của Đạo luật này là:

- Tập trung hóa việc cấp giấy phép và quản lý các cơ quan tuyển dụng lao động tư nhân.

- Thành lập cơ quan tuyển dụng của Chính phủ

- Xác định cụ thể hơn nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan tuyển dụng lao động

- Quy định việc gửi ngoại tệ về nước của người lao động - Thành lập quỹ phúc lợi của người lao động

- Quy định mức độ, hình phạt, kỷ luật đối với các hành động phạm pháp Đồng thời luật này cũng không ngăn cấm người lao động Thái Lan tự đi làm việc ở nước ngoài theo cách riêng của họ, theo đó người lao động có thể ra nước ngoài làm việc qua 5 kênh khác nhau: tự đi; thông qua dịch vụ của Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội; đi cùng người sử dụng trực tiếp đến Thái Lan tuyển dụng; đi tu nghiệp ở nước ngoài; và thông qua dịch vụ của các công ty tuyển mộ tư nhân Tuy nhiên, theo thống kê của Cục Quản lý lao động nước ngoài thuộc Bộ Lao động và Phúc lợi Thái Lan thì phần lớn lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua kênh tự đi và kênh dịch vụ tuyển mộ của tư nhân.

Việc tuyển lao động ra nước ngoài ở Thái Lan được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của Bộ Lao động Có khoảng 300 công ty cung ững nhân lực có đăng ký với Bộ Lao động Việc thay đổi hoặc bổ nhiệm cán bộ quản lý, công ty phải có trao đổi với cơ quan cấp phép của Bộ Lao động Mọi lao động muốn làm được thủ tục xuất cảnh tại sân bay đều phải xuất trình hợp đồng lao động cá nhân ký với chủ sử dụng nước ngoài đã được cơ quan việc làm ngoài nước xem xét và đóng dấu phê duyệt Công ty phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của người lao động do họ tuyển dụng Tùy viên lao động của Thái Lan hoặc Đại diện phòng thương mại Thái Lan ở nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc thẩm định hợp đồng là cơ sở cho việc cấp giấy phép thực hiện Các doanh nghiệp XKLĐ của Thái Lan luôn có mối quan hệ mật thiết với các tùy viên lao động nên đã hạn chế được rất nhiều rủi ro trong khi thực hiện các hợp đồng XKLĐ.

Chính phủ Thái Lan đã áp dụng các biện pháp mới trong việc thúc đẩy lao động

Trang 38

Thái Lan ra nước ngoài làm việc để làm giảm nhẹ tình trạng thất nghiệp trong nước và tăng nguồn thu ngoại tế sau khủng hoảng kinh tế khu vực 1997 – 1998 Cùng với việc xuất khẩu lao động là những người có trình độ học vấn và tay nghề thấp đi làm những công việc đơn giản ở nước ngoài, Chính phủ cũng đã bắt đầu chú ý đến đào tạo tay nghề cho một lực lượng lao động để phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hiện đại, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao Chính phủ cũng đã ưu tiên để ủng hộ chính sách về thị trường lao động ngoài nước một cách tích cực, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực trong nước Bên cạnh đó các biện pháp bảo vệ người lao động làm việc ở nước ngoài cũng được chú ý và là cần thiết.

- Indonesia

Indonesia cũng là một nước XKLĐ lâu năm, ngay từ những nam 1930 đến 1950 đã có hơn 200.000 người Indonesia di cư lao động sang các đảo của Malaysia Theo số liệu của Bộ Nhân lực Indonesia thì số lượng lao động Indonesia ra nước ngoài làm việc trong giai đoạn 1969 đến 1993 là 877.400 người; vào những năm 1994 đến 1998 số lượng lao động Indonesia làm việc ở nước ngoài đã tăng rõ rệt từ 2,1 triệu người lên 3,2 triệu người; con số này tiếp tục tăng lên trong những năm gần đây Tuy nhiên, trong số lao động ra nước ngoài làm việc, lao động di cư hợp pháp ít hơn so với số lao động di cư bất hợp pháp Phần lớn lao động di cư bất hợp pháp này làm việc trong khu vực 3D (bẩn thỉu, nguy hiểm, khó khăn) lương thấp, điều kiện làm việc kém như: ngành xây dựng, trồng trọt, nông nghiệp., giúp việc gia đình Với Indonesia, XKLĐ đang được coi là quốc sách, Chính phủ Indonesia chủ trương tăng cường đưa lao động ra nước ngoài để vừa thu ngoại tệ vừa đào tạo lao động có nghề cho lâu dài Để đẩy mạnh XKLĐ, Indonesia xây dựng chính sách về hệ thống tuyển mộ và đào tạo lao động, chính sách đưa lao động ra nước ngoài làm việc và chính sách quan hệ hợp tác lao động với nước ngoài Chính phủ Indonesia can thiệp vào hoạt động XKLĐ thông qua quản lý và chỉ đạo chương trình việc làm nước ngoài Năm 1994, Chính phủ Indonesia đã ban hành Nghị định số PẺ - 02/ MEN 1994, trong đó quy định các thủ tục và hệ thống tuyển mộ lao động; việc thành lập các công ty tuyển mộ lao động; các điều kiện và yêu cầu của tổ chức tuyển mộ lao động; quy trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; trình dự án giải quyết tranh chấp và các vấn đề pháp lý Theo quy định này đảm bảo cho người lao động không bị lạm dụng bóc lột và đảm bảo được tiền lương phù hợp cho họ, an toàn về công việc của họ ở nước ngoài cho đến khi họ về nước Hiện nay, cả nước Indonesia có 154 cơ quan tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài ( Gọi tắt là PJTKIS),

Trang 39

hầu hết do tư nhân điều hành, căn cứ vào giấy phép của Bộ Nhân lực và không thu được bất kỳ lệ phí nào của người lao động ( trừ khi được Chính phủ cho phép) Chính phủ còn hỗ trợ người lao động nghèo bằng việc tạo ra các điều kiện cho vay trước khi đi và sau đó trả dần bằng cách trích 10% tiền công hàng tháng gửi từ nước ngoài về qua ngân hàng Indonesia Trước khi đi, họ được đào tạo chuyên môn, ngoại ngữ, thử thách sự vất vả một cách nghiêm túc…

Tuy nhiên, việc quản lý XKLĐ của Indonesia cũng có nhiều hạn chế do những thiếu sót và bất cập của pháp luật, sự không chú ý của cả người lao động và công ty tuyển mộ, thậm chí ngay bản thân cơ quan chính quyền và sự lừa đảo của các công ty “ma” Những vi phạm, lừa đảo trong XKLĐ thường được đưa lên phương tiện thông tin đại chúng nhằm cảnh cáo cho những người muốn đi làm việc ở nước ngoài Do đó cần có sự can thiệp của Chính phủ Indonesia vào hoạt động XKLĐ với mục đích làm cho chương trình XKLĐ được thực hiện một cách thông suốt Trong thời gian tới, Indonesia đặt mục tiêu về chất lượng lao động lên hàng đầu, theo kế hoạch của Chính phủ là giảm việc XKLĐ không lành nghề và bán lành nghề, trong đó tập trung xuất khẩu các lao động lành nghề và bán lành nghề, trong đó tập trung xuất khẩu các lao động lành nghề làm việc trong các lĩnh vực như: Nông nghiệp, sản xuất, xây dựng và dịch vụ ( y tế, khách sạn, thương mại, ngân hàng và tài chính), giao thông vận tải và lĩnh vực khai khoáng Đồng thời sẽ mở rộng thị trường XKLĐ ra khắp thế giới, không chỉ xuất khẩu lao động sang Malaysia, Singapore, Brunei, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Ả rập Saudi, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất mà còn xuất khẩu sang các nước châu Á khác, bao gồm cả những nước trong vùng Vịnh như Kuwait, Bahrain và Qatar; và XKLĐ sang Mỹ, Canada, Australia và NewZealand tùy thuộc vào nhu cầu lao động của các nước này…

1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Hầu hết các nước XKLĐ mạnh ở châu Á đã có quá trình XKLĐ từ những năm 1970, mà thị trường lao động có sức hút lớn là các nước Trung Đông và gần đây là thị trường lao động Đông Bắc Á, Đông Nam Á, nơi có nhiều nước có sự tăng trưởng kinh tế cao Quy mô XKLĐ trung bình hàng năm của các nước dao động khoảng 1% - 1,8% dân số Philippin vẫn là nước có quy mô XKLĐ lớn nhất Qua thực tiễn XKLĐ của các nước trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Chính phủ các nước đều coi chương trình việc làm ngoài nước là chương

Trang 40

trình quốc gia nên đã tập trung chỉ đạo và hỗ trợ cho chương trình này thực hiện có hiệu quả, đặc biệt trong công tác mở rộng thị trường Nhiều hiệp định được thỏa thuận song phương cấp Chính phủ đã được ký kết nhằm chủ động trong việc cung ứng và bảo vệ quyền lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hay tổ chức XKLĐ hoạt động.

- Về quản lý Nhà nước đều tập trung vào một cơ quan Chính phủ, đó là Bộ lao động Cơ quan quản lý nhà nước đều quản lý chặt chẽ đến từng người lao động Vai trò của đại sứ quán nước ngoài đặc biệt quan tâm và phát huy hiệu quả Thông qua tùy viên lao động, các hợp đồng được thẩm định chặt chẽ, kỹ lưỡng, đồng thời công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi cho người lao động nước ngoài được tổ chức chặt chẽ hơn, giúp lao động yên tâm khi đi làm việc ở nước ngoài Nhiều thị trường lao động được khai thông do tác động của Đại sứ quán Do vậy, các doanh nghiệp XKLĐ phải thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với các hệ thống này.

- Các nước đã đưa quan điểm xúc tiến việc làm ngoài nước và hoạt động XKLĐ vào Bộ luật lao động, để từ đó đưa ra các văn bản dưới luật thực hiện quản lý nhà nước từ khâu ký kết hợp động, tổ chức tuyển chọn, đưa đi, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài cho đến khi hết hạn hợp đồng trở về nước, thực hiện các chế độ bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nhà nước, các công ty cung ứng lao động và người lao động; các hình thức thưởng phạt để xủa lý các vấn đề phát sinh liên quan đến XKLĐ.

Hệ thống pháp luật và các quy định dưới luật về XKLĐ minh bạch, chặt chẽ, nhưng cũng rất thông thoáng tạo chủ động cho người lao động và các doanh nghiệp XKLĐ

- Chính phủ khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho mọi thành phần kinh tế (Nhà nước, tư nhân) tham gia tìm việc làm ngoài nhà nước Các ngành chức năng có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả chương trình việc làm ngoài nước của mình Với chủ trương này, các doanh nghiệp XKLĐ cần phát huy sử ủng hộ của Nhà nước để tạo điều kiện để cán bộ và người lao động xuất khẩu của mình tham gia vào hoạt động XKLĐ đặc biệt là công tác khai thác thị trường.

- Hầu hết các nước đều thực hiện quan điểm phát triển thị trường lao động đi đôi với bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài Chính phủ các nước đều có chiến lược, chương trình tiếp thị ngoài nước rõ ràng và giao cho các cơ quan chính phủ thực hiện theo sự phân công, phân nhiệm giữa các Bộ Cơ quan đại diện

Ngày đăng: 06/09/2012, 11:05

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD - Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008.DOC

Bảng 1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD Xem tại trang 43 của tài liệu.
Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện trong bảng kết quản hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2007, 2008, 2009 - Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008.DOC

c.

chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện trong bảng kết quản hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2007, 2008, 2009 Xem tại trang 48 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu của Công ty tăng dần qua các năm, so với các công ty trong ngành, mức đạt doanh thu của Công ty luôn dẫn đầu - Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008.DOC

ua.

bảng số liệu ta thấy doanh thu của Công ty tăng dần qua các năm, so với các công ty trong ngành, mức đạt doanh thu của Công ty luôn dẫn đầu Xem tại trang 50 của tài liệu.
2.3.1. Tình hình xuất khẩu lao động của công ty giai đoạn 2008 – 2009 - Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008.DOC

2.3.1..

Tình hình xuất khẩu lao động của công ty giai đoạn 2008 – 2009 Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 5: Số liệu dự kiến XKLĐ năm 2010 - Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008.DOC

Bảng 5.

Số liệu dự kiến XKLĐ năm 2010 Xem tại trang 77 của tài liệu.
Bảng: Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường - Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD sau khủng hoảng 2008.DOC

ng.

Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường Xem tại trang 80 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan