Thủ khoa nông dân với kinh nghiệm ôn thi khối B docx

4 396 1
Thủ khoa nông dân với kinh nghiệm ôn thi khối B docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thủ khoa nông dân với kinh nghiệm ôn thi khối B Thủ khoaThị Minh Vượng là một tấm gương tiêu biểu cho phương pháp học tập không cần cao siêu, không dùng bí quyết, thủ thuật, mà ngược lại, rất bài bản và khoa học để giành được kết quả cao. Những phương pháp ôn luyện bài bản và khoa học giúp Lê Thị Minh Vượng trở thành cô thủ khoa nông dân của ĐH Y Hà Nội năm 2010. Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Ứng Hòa – Hà Nội, không học trường chuyên, cũng chưa bao giờ có điều kiện đến các lò luyện thi, nhưng Lê Thị Minh Vượng đã trở thành thủ khoa khối B, ĐH Y Hà Nội, với 29 điểm. Đồng thời, em cũng đạt 29 điểm khối A trường ĐH Ngoại thương năm 2010. Điều đặc biệt ở cô bé thủ khoa này nằm ở phương pháp học tập hết sức khoa học và bài bản. Vì thế những kinh nghiệm ôn luyện và phương pháp học của em có thể áp dụng cho phần đông các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp THPT và đại học sắp tới. Lê Thị Minh Vượng: “Sách giáo khoa là tài liệu tối quan trọng.” Thông minh không bằng phương pháp Khi được hỏi làm sao để có một phương pháp học và ôn luyện bài khoa học nhất, Minh Vượng nói: “Một phương pháp cụ thể không thể đúng cho tất cả mọi người. Vì thế, mỗi người cần phải tìm cách tự rút ra phương pháp phù hợp với điều kiện, thói quen của mình.” Em cho rằng, cách duy nhất để tìm ra phương pháp là học hành thật sự chăm chỉ. Khi tiếp xúc với sách vở nhiều, người học sẽ tự rút ra được phương pháp thích hợp cho mình. Chăm chỉ để rút ra phương pháp, phương pháp sẽ tạo ra thói quen, thói quen đúng sẽ tạo ra hiệu quả học tập tốt. Nói về phương pháp ôn luyện của mình, Vượng khiêm tốn: “Với em sách giáo khoa là tài liệu tối quan trọng. Bởi vì đề thi đại học chủ yếu xoay quanh chương trình sách giáo khoa. Tuy nhiên vẫn phải nhờ tới sự giúp đỡ của sách tham khảo để tổng hợp kiến thức, nâng dần mức độ khó của bài tập. Ngoài ra, với mỗi môn cần có một phương pháp học ôn riêng, phù hợp với đặc điểm của nó.” Môn toán là môn tự luận nên cần rèn khả năng lập luận nhiều nhất. Cấu trúc đề thi thường cố định, nên chỉ cần ôn luyện kĩ và bám sát cấu trúc đề thi là có thể đạt điểm cao. “Bảo bối” của Vượng là bộ sách của tác giả Lê Hồng Đức. Em nói: bộ sách này bao gồm các sách về Hàm số, lượng giác…kiến thức đã được tóm tắt, tổng hợp từ dễ đến khó, nên rất phù hợp với người ôn luyện. Môn hóa mặc dù không có nhiều công thức, nhưng có nhiều dạng bài. Với môn hóa, điều cần thiết nhất là chăm chỉ làm bài tập để rèn kỹ năng. Trước khi đi thi, Vượng đã rèn cho mình khả năng giải bài tập môn hóa với tốc độ cao nhất có thể bằng cách bấm thời gian. Điều này sẽ tạo thói quen làm việc nhanh nhạy, chủ động về mặt thời gian trong phòng thi. Để thi tốt Sinh, điều khó khăn nhất với Vượng là học thuộc lý thuyết. Nhưng đọc nhiều để hiểu bản chất vấn đề sẽ giúp cho việc học thuộc này trở nên dễ dàng hơn, Vượng chia sẻ. Với môn hóa và sinh, Vượng sử dụng sách của nhiều tác giả khác nhau, miễn sao sách đó đưa ra cách giải bài tập nhanh. Ngoài ra, Vượng chia sẻ rằng, để ghi nhớ được lượng công thức khổng lồ, em thường tìm cách tự mình chứng minh công thức, cách này giúp em hiểu sâu bản chất vấn đề và nhớ lâu hơn. Nhớ sâu công thức sẽ giúp người học có thể vận dụng và biến đổi linh hoạt khi làm bài mà không bị nhầm lẫn. Học giỏi nhưng cần bản lĩnh và nhanh Các cụ xưa có câu: “học tài thi phận”. Để tránh gặp phải điều này, theo Vượng, điều quan trọng là phải rèn rũa bản lĩnh trước kì thi. Bản lĩnh ở đây bao gồm sức khỏe, tâm lý ổn định. Để đảm bảo sức khỏe, sự minh mẫn, ngày nào cô thủ khoa nông dân này cũng dành ra ít nhất 30 phút buổi trưa để ngủ. Em nói: 30 phút này sẽ giúp em tỉnh táo và minh mẫn trong cả buổi chiều, buổi tối để tiếp tục học. Ôn luyện chăm chỉ, bài bản chưa đủ nếu như không có sức khỏe tốt để sẵn sàng “chiến đấu”. Vượng nói: vào ngày thi, tâm lý hồi hộp khiến em không muốn ăn, nhưng không những không bỏ bữa mà cô bé còn cố gắng ăn nhiều hơn bình thường. Thời gian làm bài thi khá dài, thế nên cần phải có đủ năng lượng dự trữ trong cơ thể, Vượng nói. Số năng lượng này sẽ giúp em duy trì được tốc độ làm bài nhanh, ổn định và sự minh mẫn, sáng suốt. Mỗi khi gặp bài khó chưa giải được ngay, hay học xong bài, Vượng giải trí bằng cách đọc sách và làm việc nhà giúp bố mẹ. Theo em, trước kì thi, thí sinh không nên tạo áp lực quá lớn với mình, vì đôi khi áp lực lớn sẽ làm giảm năng suất học tập. Để đạt được tốc độ làm bài nhanh tối đa có thể, Vượng mách nước rằng cách rèn luyện đơn giản là khi làm các bộ đề, em thường tính toán và phân bố thời gian sao cho hợp lý với hệ số điểm của từng bài. Đối với các môn trắc nghiệm, làm được 10 câu, Vượng lại xem lại thời gian, nếu làm chậm tiến độ sẽ tăng lên, nếu làm đúng hoặc nhanh, thì duy trì tốc độ hiện tại. Cách này rèn cho Vượng sự chủ động về mặt thời gian trong khi làm bài. Những phương pháp bài bản và những bí quyết làm bài hết sức thông minh mà Vượng chia sẻ, tin chắc rằng bất kỳ thí sinh nào, không riêng gì thí sinh thi khối B đều có thể áp dụng và đạt được kết quả cao. . Thủ khoa nông dân với kinh nghiệm ôn thi khối B Thủ khoa Lê Thị Minh Vượng là một tấm gương tiêu biểu cho phương pháp học tập không cần cao siêu, không dùng b quyết, thủ thuật,. thuật, mà ngược lại, rất b i b n và khoa học để giành được kết quả cao. Những phương pháp ôn luyện b i b n và khoa học giúp Lê Thị Minh Vượng trở thành cô thủ khoa nông dân của ĐH Y Hà Nội năm. gia đình nông dân ở Ứng Hòa – Hà Nội, không học trường chuyên, cũng chưa bao giờ có điều kiện đến các lò luyện thi, nhưng Lê Thị Minh Vượng đã trở thành thủ khoa khối B, ĐH Y Hà Nội, với 29 điểm.

Ngày đăng: 22/06/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan