Thi ĐH, CĐ: Cách ôn thi và làm bài môn Địa Lý potx

4 213 0
Thi ĐH, CĐ: Cách ôn thi và làm bài môn Địa Lý potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thi ĐH, CĐ: Cách ôn thi làm bài môn Địa Địa lí là một môn học về cơ bản không phải là môn học thuộc lòng (ghi nhớ – tái hiện) mà chủ yếu là phải thông hiểu vận dụng. Dưới đây là một số kinh nghiệm cho các thi sinh. Các vấn đề về lí thuyết Sử dụng sơ đồ: Chương trình địa lí lớp 12 chủ yếu gồm bốn phần: các nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, địa lí dân cư, các ngành kinh tế các vùng kinh tế. Trong từng phần lại có từng bài, trong mỗi bài lại có những ý lớn, vì vậy chúng ta nên hệ thống hóa kiến thức cơ bản bằng sơ đồ. Dễ làm thích hợp nhất là dùng sơ đồ hình mang cá. Sử dụng Atlat địa lí: Đây là cuốn tài liệu quan trọng được phép mang vào phòng thi. Atlat được coi là “ngôn ngữ” của địa lí, vì vậy ôn tập phải luôn gắn liền với Atlat địa lí Việt Nam. Biết sử dụng Atlat thì việc ôn tập sẽ nhẹ nhàng hiệu quả hơn. Sử dụng các mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ nhân – quả giữa các sự vật, hiện tượng địa lí. Chú trọng các kĩ năng Thí sinh phải thành thạo kĩ năng làm việc với bảng số liệu, Atlat, rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, lược đồ. Thông thường có một số biểu đồ cơ bản sau: biểu đồ đường, tròn, cột, miền biểu đồ kết hợp. Kĩ năng sử dụng khai thác Atlat địa lí: ngoài việc nắm được ý nghĩa các kí ước hiệu, màu sắc, tỉ lệ bản đồ, biểu đồ… trong Atlat, thí sinh phải hiểu được cấu trúc của nội dung cần trình bày là gì. Có như vậy thí sinh mới biết cần lấy những thông tin gì trong vô số các thông tin có trong Atlat. Ví dụ: để trình bày tình hình sản xuất lương thực của nước ta, thí sinh cần biết cấu trúc nội dung cần trình bày là diện tích, năng suất, sản lượng phân bố của cây lương thực, bình quân lương thực theo đầu người. Những thông tin về số liệu cụ thể thí sinh không cần nhớ, vì đã thể hiện đầy đủ trong Atlat. Phương pháp làm bài thi Cấu trúc nội dung đề thi tuyển sinh ĐH, có hai phần lí thuyết kĩ năng.Phần lí thuyết rất đa dạng, tuy nhiên có thể phân thành một số dạng chủ yếu sau: Dạng đề câu hỏi trình bày. Đây là dạng đề đơn giản, chủ yếu yêu cầu thí sinh ghi nhớ tái hiện kiến thức. Tuy nhiên khi làm bài thí sinh phải trả lời rõ ràng, hỏi “gì” thì trình bày “nấy” tránh lan man, lạc đề. Dạng đề này thường có thể sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để giải quyết vấn đề. Dạng câu hỏi so sánh: đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức tổng hợp để phân tích được sự giống khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng địa lí. Dạng câu hỏi phân tích, chứng minh: thí sinh phải nắm vững kiến thức sử dụng khéo léo các số liệu, thống kê để phân tích hoặc chứng minh một vấn đề nào đó theo yêu cầu của đề thi. Dạng đề yêu cầu thí sinh phải trả lời câu hỏi “tại sao”: đây là dạng đề đòi hỏi thí sinh phải sử dụng kiến thức tổng hợp các mối quan hệ nhân – quả để giải thích một hiện tượng địa lí. Phần kĩ năng: phổ biến các dạng như vẽ lược đồ Việt Nam điền các thông tin cần thiết, vẽ nhận xét biểu đồ, nhận xét bảng số liệu. Đề thi ĐH thường yêu cầu thí sinh vẽ biểu đồ thích hợp nhất. Vì vậy, việc nhận dạng biểu đồ thích hợp là hết sức quan trọng. Sau đây là một số dấu hiệu để chúng ta nhận dạng. Biểu đồ đồ thị: đối tượng được biểu hiện là các đối tượng địa lí có sự thay đổi theo nhiều mốc thời gian. Đơn vị tính có thể là trị tuyệt đối (ngàn tấn, triệu ha, triệu người…) nhưng cũng có thể là trị tương đối (%). Biểu đồ cột: các đối tượng biểu hiện là các đối tượng được phân bố theo địa điểmhoặc so sánh các đối tượng ở nhiều mốc thời gian. Bảng số liệu có thể là trị tuyệt đối hoặc trị tương đối. Biểu đồ miền: đối tượng được biểu hiện là cơ cấucủa đối tượng địa lí thay đổi theo nhiều mốc thời gian (từ bốn mốc thời gian trở lên). Bảng số liệu phải có giá trị tương đối, mỗi mốc thời gian có tổng các thành phần bằng 100%. Biểu đồ tròn: biểu hiện quy mô, cơ cấu của đối tượng ở một, hai hoặc ba mốc thời gian. So sánh các thành phần trong một tổng thể ở các mốc thời gian hoặc các địa điểm. Đơn vị của biểu đồ luôn là phần trăm (%). Vậy, việc nhận dạng biểu đồ thích hợp đòi hỏi thí sinh phải căn cứ vào bảng số liệu yêu cầu của câu hỏi, bên cạnh đó căn cứ vào câu hỏi mà nhiều lúc chúng ta không thể để nguyên bảng số liệu mà phải xử lí bảng số liệu từ trị tuyệt đối sang trị tương đối sau đó mới tiến hành vẽ. Khi làm bài thí sinh cần thực hiện các thao tác như nhận dạng đề thi. Đây là khâu quan trọng nhất do đó thí sinh phải đọc kĩ đề bài để nhận dạng được đề thi như dạng so sánh hay chứng minh, phân tích, dạng trình bày hay lí giải, biểu đồ dạng nào, bảng số liệu có cần xử lí hay không. Phác thảo đề cương cho từng câu hỏi trong đề thi: việc lập dàn ý này giúp thí sinh không bị sót ý, viết lặp lại, lan man lạc đề có thể kiểm soát được thời gian làm bài. Nên dành khoảng 15 phút cho công đoạn này. Bên cạnh đó trong khi làm bài chú ý câu nào, phần nào dễ ta làm trước nhưng phải đảm bảo tính logic, hệ thống. Nên làm tất cả các câu chứ không nên tập trung vào một câu nào đó. Đáp án môn địa lí thường rất rõ ràng, chi tiết theo từng ý do đó khi làm bài thí sinh nên trình bày rõ từng câu theo từng ý bằng các gạch đầu dòng. . Thi ĐH, CĐ: Cách ôn thi và làm bài môn Địa Lý Địa lí là một môn học về cơ bản không phải là môn học thuộc lòng (ghi nhớ – tái hiện) mà chủ yếu là phải thông hiểu và vận dụng được phép mang vào phòng thi. Atlat được coi là “ngôn ngữ” của địa lí, vì vậy ôn tập phải luôn gắn liền với Atlat địa lí Việt Nam. Biết sử dụng Atlat thì việc ôn tập sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn trong khi làm bài chú ý câu nào, phần nào dễ ta làm trước nhưng phải đảm bảo tính logic, hệ thống. Nên làm tất cả các câu chứ không nên tập trung vào một câu nào đó. Đáp án môn địa lí thường

Ngày đăng: 22/06/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan