KI THUAT NUOI TOM pdf

11 275 0
KI THUAT NUOI TOM pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều tra đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm biển ở tỉnh Cà Mau. Đề xuất quy trình kỹ thuật và định hướng phát triển cho các loại hình nuôi và sản xuất giống thích hợp cho tỉnh Cà Mau Đề cương đề tài mã số:LA8010 PHẦN I MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ: Tỉnh Minh Hải có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước với 120.000 ha, chiếm khoảng 60% diện tích nuôi thuỷ sản ở các tỉnh Nam bộ. Từ khi tách tỉnh (1997), tỉnh Cà Mau vẫn chiếm diện tích nuôi tôm biển đến 107.327,3 ha và sản lượng năm đầu vẫn đạt 21.000 tấn (so với 27.700 tấn năm 1996 của Bạc Liêu và Cà Mau) (4). Cũng như các tỉnh Nam bộ có rừng ven biển, Cà Mau có các loại hình nuôi tôm biển theo từng vùng sinh thái: Vùng một vụ lúa, một vụ tôm; vùng rừng xen tôm và vùng chuyên tôm. Về trình độ công nghệ, do có diện tích nuôi lớn, dân thưa nên phổ biến là quảng canh, một số ít diện tích quảng canh cải tiến. Năng suất bình quân do đó còn rất thấp: loại hình quảng canh chỉ đạt trung bình từ 200 - 250/kg/ ha/ năm. Loại nuôi xen canh tôm lúa chỉ đạt mức 3 tấn lúa + 150 kg tôm/ ha/ năm và loại nuôi xen canh tôm rừng chỉ đạt từ 100 kg - 150 kg tôm/ ha/ năm (3). So sánh lợi thế của loại đất nuôi thuỷ sản thì giá trị khai thác 1 ha mặt đất, nước như trên là quá thấp. Hệ thống Website : Thông tin Liên hệ - Ban biên tập: http://thuvienluanvan.com Hotline trực tiếp: 093.658.3228 (Mr. Minh) http://timluanvan.com Điện thọai hỗ trợ: 043.99.11.302 http://choluanvan.com Email: Thuvienluanvan@gmail.com Với loại hình quảng canh là chủ yếu, truyền thống nuôi ở Cà mau từ lâu nay vẫn dựa vào con giống tự nhiên là chính. Thế nhưng, nguồn lợi tự nhiên này ngày một suy giảm và nay đã đến mức nghiêm trọng, chỉ còn khoảng 0,67 con giống/ m 2 (30). Nguyên nhân chủ yếu là do hệ sinh thái bị đảo lộn do tác động của con người: nạn chặ phá rừng để làm vuông tôm và hầm than, khiến cho các bãi trú của ấu trùng tôm và nguồn thức ăn tự nhiên bị thu hẹp; Việc sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi và sự suy thái môi trường nghiêm trọng do các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt dân cư cũng là những ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng làm giảm lượng tôm giống tự nhiên. Từ nhu cầu con giống nhân tạo cho nghề nuôi, Cà Mau cũng đã phát triển các trại sản xuất giống và số lượng trại cũng tăng khá nhanh, theo đà nhu cầu giống tại chỗ. Cuối năm 1997, toàn tỉnh có 120 cơ sở được cấp giấy phép hành nghề, trong đó có 84 trại thực sự có sản xuất nhân tạo tôm giống và 36 cơ sở chỉ làm nhiệm vụ thuần hoá. Các cơ sở tại chỗ đã sản xuất được 100 triệu PL tôm sú, đáp ứng khoảng 15% (4) nhu cầu ở địa phương, (số nhập vào có kiểm soát vẫn chiếm số lượng lớn). Đến cuối năm 1998, toàn tỉnh đã có 367 cơ sở sản xuất giống (bằng 305,8% năm 1997) trong đó có 260 cơ sở sinh sản nhân tạo với 14.000 m 3 bể ương. Các cơ sở sản xuất giống nhân tạo năm 1998 đã xuất bán 600 triệu PL tôm sú (gấp 6 lần năm 1997). Tuy vậy vẫn chỉ đáp ứng được xấp xỉ 1/4 nhu cầu con giống và vẫn phải nhập tỉnh 2,2 tỷ giống tôm sú (6). Những con số trên đây cho thấy con giống tôm sú nhân tạo đã dần chiếm ưu thế do các loại hình quảng canh cải tiến được mở rộng dẫn đến nhu cầu giống tôm sú cho nghề nuôi tăng lên nhanh chóng. Nhờ có sự quy hoạch lại và một phần tiến bộ trong công nghệ nuôi tôm mà đến năm 1998, diện tích nuôi tôm toàn tỉnh đã giảm 20.237 ha chiếm tỷ lệ 18,21%, trong đó trả lại cho rừng 9.302 ha và cho vùng lúa 11.034 ha (theo kế hoạch, diện tích nuôi thuỷ sản chỉ còn 62.000 ha vào năm 2010) (6). Điều quan trọng là mặc dù diện tích nuôi tôm giảm, nhưng số lượng tôm đông chế biến xuất khẩu vẫn tăng: Năm 1997: 16.441 tấn; Năm 1998: 16.637 tấn và giá trị thuỷ sản xuất khẩu cũng tăng Hệ thống Website : Thông tin Liên hệ - Ban biên tập: http://thuvienluanvan.com Hotline trực tiếp: 093.658.3228 (Mr. Minh) http://timluanvan.com Điện thọai hỗ trợ: 043.99.11.302 http://choluanvan.com Email: Thuvienluanvan@gmail.com cao: Năm 1997: 105 triệu USD và năm 1998: 115 triệu USD (4) (6). Có được những kết quả như trên là cố gắng rất lớn của các ban ngành trong tỉnh Cà Mau và sự hỗ trợ, đồng tình của nông ngư dân. Tuy nhiên ngành Thuỷ Sản Cà Mau nói chung và nghề nuôi thuỷ sản nói riêng còn nhiều bấp bênh do những nguyên nhân về khả năng chế ngự thiên nhiên, những tồn tại mang tính lịch sử và cả sự bất cập trong quá trình quản lý và điều hành: Các năm 1994-1996, tôm chết trên diện rộng đã trở thành dịch bệnh, gây thiệt hại cho tỉnh Minh Hải (cũ) và Cà Mau sau này hàng trăm tỷ đồng. Dịch bệnh hiển nhiên đã làm chậm xu thế phát triển nghề nuôi tôm ở Cà Mau. - Cơn bão số 5 (Linda) vào cuối năm 1997 lại gây thêm thiệt hại nặng nề cho Cà Mau. Riêng nghề nuôi tôm bị thiệt hại trực tiếp trên 91.000 ha nuôi, 74 trại sản xuất giống bị hư hại thiệt hại vật chất lên đến hàng trăm tỷ đồng (2). - Những nguyên nhân trên làm tăng cao tỷ lệ số hộ đói nghèo ở Cà Mau, từ 17,7% năm 1997 lên 27,97% năm 1998, mà các hộ đói nghèo này tập trung vào khu vực nuôi Thuỷ sản (7). - Những bất cập trong quản lý, điều hành và những thiếu sót, cần nhanh chóng khắc phục như: Công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cho dân về mùa vụ, chất lượng con giống, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, chưa đạt tới mức cần thiết. Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho vùng nuôi chưa được đầu tư đúng tiêu chuẩn, chưa có mô hình hiệu quả cao để ngư dân áp dụng. Công tác quy hoạch trại giống và quản lý tôm giống chưa theo kịp nhu cầu phát triển; việc quản lý tôm giống nhập tỉnh vẫn còn phức tạp, vẫn còn tình trạng nhập lậu; cơ chế cho việc kiểm soát còn cần được hoàn thiện; công tác phân vùng và quy hoạch vùng nuôi còn chậm được triển khai Hệ thống Website : Thông tin Liên hệ - Ban biên tập: http://thuvienluanvan.com Hotline trực tiếp: 093.658.3228 (Mr. Minh) http://timluanvan.com Điện thọai hỗ trợ: 043.99.11.302 http://choluanvan.com Email: Thuvienluanvan@gmail.com Đứng trước thực trạng nêu trên, nhắm tới mục tiêu của chương trình xuất khẩu Thuỷ sản đến năm 2005 đã được chính phủ phê duyệt và mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Cà Mau, mà con tôm là đối tượng quan trọng. Sở KHCN & Môi trường tỉnh Cà Mau đã giao cho Phân Viện Nghiên Cứu Thuỷ Sản Minh Hải làm chủ nhiệm đề tài: “Điều tra đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm biển ở tỉnh Cà Mau. Đề xuất quy trình kỹ thuật và định hướng phát triển cho các loại hình nuôi và sản xuất giống thích hợp cho tỉnh Cà Mau”. Đề tài có sự phối hợp trực tiếp của Sở KHCN & Môi trường Cà Mau và Trung tâm Khuyến ngư Cà Mau (Sở Thuỷ sản) và được thực hiện từ tháng 12/1997. Mục tiêu chính của đề tài là phác hoạ hiện trạng nghề nuôi tôm biển (tôm sú), đấnh giá trình độ công nghệ, quy trình công nghệ của nghề nuôi và sản xuất giống tôm mà trọng điểm là 3 huyện chính: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước. Phân tích các yếu tố thuỷ hoá nguồn nước nuôi thuỷ sản và nguồn nước ô nhiễm bởi hoạt động nuôi và sản xuất giống thải ra. Trên cơ sở hiện trạng, đề xuất quy trình quỹ thuật và bước đi thích hợp cho các loại hình nuôi và sản xuất giống ở Cà Mau. Từ một tỉnh mới được tách ra vào năm 1997, ngành thuỷ sản Cà Mau rất cần có những đánh giá hiện trạng và tư vấn về giải pháp làm cơ sở cho việc quy hoạch các vùng nuôi và sản xuất giống phù hợp với nhu cầu phát triển ngành trong tổng thể nền kinh tế địa phương. Để hoàn thành nội dung báo cáo, Ban chủ nhiệm đề tài nhận được sự giúp đỡ và khuyến khích của Sở KHCN & Môi trường, Sở Thuỷ sản, Sở NN & Phát triển Nông thôn cùng các ban ngành khác. Xin bày tỏ ở đây lòng biết ơn chân thành. Hệ thống Website : Thông tin Liên hệ - Ban biên tập: http://thuvienluanvan.com Hotline trực tiếp: 093.658.3228 (Mr. Minh) http://timluanvan.com Điện thọai hỗ trợ: 043.99.11.302 http://choluanvan.com Email: Thuvienluanvan@gmail.com B- SỰ PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: Nghề nuôi Thuỷ sản ở Việt Nam là một trong số ít nghề có bước phát triển liên tục 18 năm qua, kể cả sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu. Xét về cơ cấu, giá trị xuất khẩu con tôm vẫn chiếm ưu thế (6 tháng đầu năm 1998 chiếm 55% giá trị). Tỷ lệ về tôm nuôi lại đóng vai trò quan trọng (năm 1997 tôm nuôi chiếm 62% về sản lượng và 68% về giá trị tôm xuất khẩu) (17) giá tôm xuất lại luôn ổn định và ở mức cao (năm 1997: 5,95 USD/ kg đến năm 1998 lên đến 6,91 USD/ kg và năm 1999 đã lên 7,4 USD/ kg) (29). Do có sự ổn định và hấp dẫn ở thị trường quốc tế nên nghề nuôi tôm ở Việt Nam không ngừng phát triển, nhất là khu vực có khí hậu thích hợp như miền Trung, Tây Nam bộ. Năm 1986, cả nước có 384.621 ha mặt nước nuôi thuỷ sản, trong đó có 190.000 ha dành nuôi tôm. Đến năm 1997, diện tích nuôi thuỷ sản tăng lên 600.000 ha và nuôi tôm chiếm 300.000 ha (18), tính chung về diện tích nuôi tôm thường xấp xỉ 1/2 diện tich nuôi thuỷ sản. Thống kê về tôm nuôi những năm gần đây thường xếp Việt Nam sau những quốc gia Thái Lan, Ecuado, Indonesia, Trung Quốc, Ấn độ và Bangladesh (14). Tuy có vị trí như vậy, nhưng năng xuất nuôi tôm ở Việt Nam còn rất thấp chỉ bằng 1/4 - 1/10 so với các quốc gia khu vực và thế giới. Do xác định tôm nuôi xuất khẩu là mũi nhọn của ngành Thuỷ sản, Hội nuôi tôm xuất khẩu VN đã sớm hình thành và hoạt động hiệu quả ngay từ đầu thập kỷ 90 (sau này đối tượng của Hội rộng rãi hơn nên đã đổi tên thành Hội nuôi Thuỷ sản VN). Nhờ có hoạt động của Hội quần chúng này và các chi Hội ở các tỉnh, phong trào nuôi tôm đã phát triển khá nhanh do trao đổi thông tin, giới thiệu và phổ biến điển hình. Ở miền Bắc phong trào nuôi tôm sú phát triển chậm do thời tiết không phù hợp với đời sống của con tôm. Từ năm 1996, nghề nuôi tôm sú cũng đã xuất hiện ở một số tỉnh ven biển. Năm này, các tỉnh phía Hệ thống Website : Thông tin Liên hệ - Ban biên tập: http://thuvienluanvan.com Hotline trực tiếp: 093.658.3228 (Mr. Minh) http://timluanvan.com Điện thọai hỗ trợ: 043.99.11.302 http://choluanvan.com Email: Thuvienluanvan@gmail.com Bắc nhận ở miền Trung 42 triệu PL tôm sú. Đến năm 1997 đã tiếp nhận cho các đầm nuoi gần 50 triệu PL 15 và nuôi đạt sản lượng chung 299 tấn với doanh thu trên 25 tỷ đồng, trong đó: Hà Tĩnh 22 tấn, Nghệ An 50 tấn, Thanh Hoá 70 tấn, Nam Định 30 tấn, Thái Bình 20 tấn, Hải Phòng 65 tấn, Quảng Ninh 40 tấn và Ninh Thuận 2 tấn (12). Sau dịch bệnh tôm tràn lan từ năm 1993 - 1995, phong trào nuôi tôm lắng xuống và phát triển trở lại ở một góc độ cao hơn từ các tỉnh miền Trung. Từ năm 1997 bằng nhiều con đường du nhập công nghệ, trong đó có liên doanh VATECH (hợp tác công nghệ nuôi tôm Việt Nam - Australia) các Viện trường, công ty CP (Thái Lan) các tỉnh Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận đã xuất hiện những mô hình nuôi tôm dạng công nghiệp, kiểm soát được nhiều yếu tố đầu vào, chế độ quản lý môi trường khá nghiêm ngặt, đã cho năng suất trung bình 1.300kg/ ha/ vụ, cá biệt đạt tới 3-5 tấn/ ha/ vụ. Các tỉnh này ngày càng hoàn thiện công nghệ theo hướng đơn giản sáng tạo, ngày càng phát triển diện tích nuôi tôm năm sau cao hơn năm trước. Ở các tỉnh Nam bộ: Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu và Tiền Giang là các tỉnh sớm phát triển các dạng nuôi công nghiệp ngay sau dịch bệnh tôm. Ngay từ năm 1997, toàn tỉnh Trà Vinh đã có 897 ha nuôi bán thâm canh, góp phần làm tăng sản lượng tôm nuôi trong toàn tỉnh lên 25% so với năm 1996 (5). Với diện tích mặt nước tính theo đầu người thuộc loại thấp so với toàn vùng, thành công các loại hình nuôi công nghiệp quy mô nông hộ trang trại ở Trà Vinh là một hướng đi rất đúng đắn. Các mô hình thành công đáng chú ý do Viện NCNT TS II thực hiện và TT Khuyến ngư Trà Vinh thực hiện đều đạt từ 4,5 tấn - 5 tấn/ ha/ vụ. Các mô hình nuôi xen Tôm - Lúa và luân canh Lúa - Tôm ở Mỹ Xuyên, trên diện tích xấp xỉ 10.00 ha liên tục thành công và khá ổn định. Bạc Liêu là tỉnh có đầu tư nước ngoài vào trang trại nuôi tôm từ rất sớm, với 2 công ty Nam Hải và Hiệp Thành thuê các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài Hệ thống Website : Thông tin Liên hệ - Ban biên tập: http://thuvienluanvan.com Hotline trực tiếp: 093.658.3228 (Mr. Minh) http://timluanvan.com Điện thọai hỗ trợ: 043.99.11.302 http://choluanvan.com Email: Thuvienluanvan@gmail.com và áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhất. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, sản lượng tôm ở 2 công ty này còn ở mức thấp, năng suất còn chưa ổn định, tuy có ao đạt mức 5 tấn/ ha/ vụ, nhưng chưa phổ biến và chưa chắc chắn. ở công ty Quốc doanh nuôi Thuỷ sản Vĩnh Hậu cũng trong tình trạng tương tự, công nghệ còn chưa ổn định, vụ trúng vụ thất. Công ty Vĩnh Hậu cũng đã áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất và có những ao đạt trên 5 tấn /ha/ vụ. Ở Tiền Giang, năm 1998 đã có mô hình phối hợp với Viện NCNT TS II trên diện tích nhỏ dưới 1 ha đã đạt tới năng suất gần 7 tấn/ ha/vụ. Gần đây, năm 1998-1999, các tỉnh Nam bộ đã phát triển rộng hơn hình thức nuôi công nghiệp và các điểm nuôi thành công cũng đã tăng lên, cụ thể như: Vàm Láng (Tiền Giang), Duyên Hải (Trà vinh), Cần Giờ (TP. HCM), Xuyên Mộc (Đồng Nai), Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty nuôi Thuỷ sản Vĩnh Hậu (Bạc Liêu) v.v Xét về nghề nuôi tôm và phong trào nuôi tôm Công nghiệp thì Cà Mau là một tỉnh đặc biệt về điều kiện tự nhiên, không giống bất cứ tỉnh nào. Diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước. Diện tích tính theo đầu người cũng gấp 3 lần các tỉnh lân cận. Các loại hình nuôi năng suất rất thấp vì ít sự chăm sóc, nhiều nơi còn trông chờ con giống tự nhiên: Quảng canh chỉ đạt: 200-250 kg/ha/ năm. Nuôi xen Lúa - Tôm chỉ đạt 3 tấn lúa + 150 kg tôm /ha/ năm. Nuôi xen Rừng - Tôm chỉ đạt 100 - 150 kg/ha/năm (3). Hệ thống Website : Thông tin Liên hệ - Ban biên tập: http://thuvienluanvan.com Hotline trực tiếp: 093.658.3228 (Mr. Minh) http://timluanvan.com Điện thọai hỗ trợ: 043.99.11.302 http://choluanvan.com Email: Thuvienluanvan@gmail.com Có thể nói nghề nuôi tôm ở Cà Mau còn hết sức thô sơ, nhưng tiềm năng là rất lớn. Đầu năm 1999, đã có vài mô hình nuôi đạt trên 2,6 tấn/ha/ vụ, tuy là rất cá biệt và diện tích nhỏ. Hệ thống Website : Thông tin Liên hệ - Ban biên tập: http://thuvienluanvan.com Hotline trực tiếp: 093.658.3228 (Mr. Minh) http://timluanvan.com Điện thọai hỗ trợ: 043.99.11.302 http://choluanvan.com Email: Thuvienluanvan@gmail.com PHẦN I 2 MỞ ĐẦU 2 PHẦN II 7 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 1- Đối tượng và phạm vi: 7 2- Địa bàn cụ thể: 7 3- Thời gian tiến hành nghiên cứu: 7 4- Phương pháp thu số liệu: 7 1. Điều tra hiện trạng bằng các phiếu điều tra, cụ thể như sau: 7 2. Phân tích chất lượng nước: 8 3. Phương pháp sử lý số liệu: 9 PHẦN III 10 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 10 A. Hiện trạng nghề nuôi tôm sú ở tỉnh Cà Mau: 10 1. Đánh giá chung về hiện trạng nghề nuôi tôm sú và sản xuất giống nhân tạo tại Cà Mau năm 1997-1998: 10 2. Tình trạng công nghệ nuôi tôm sú ở các huyện trọng điểm: 15 3- Tình trạng công nghệ sản xuất giống tôm sú ở các huyện thuộc Cà Mau: 23 4. Những hạn chế về trình độ công nghệ và chất lượng môi trường suy giảm 28 1. Về nuôi 28 2. Về sản xuất giống 31 3. Sự suy thái môi trường nước nuôi: 32 B. ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM VÀ SẢN XUẤT GIỐNG 37 I- Một số qui trình kỹ thuật sơ bộ về nuôi có thể áp dụng cho từng vùng sinh thái ở Cà Mau: 37 1.2- Dạng kết hợp đầu tư thấp: 39 Hệ thống Website : Thông tin Liên hệ - Ban biên tập: http://thuvienluanvan.com Hotline trực tiếp: 093.658.3228 (Mr. Minh) http://timluanvan.com Điện thọai hỗ trợ: 043.99.11.302 http://choluanvan.com Email: Thuvienluanvan@gmail.com 1.3- Dạng kết hợp đầu tư cao: 40 2- Vùng chuyên tôm: 43 2.1- Mô hình đầu tư thấp 43 2.2- Mô hình đầu tư cao: 45 2.3- Mô hình đầu tư cao: 48 3- Vùng Lúa - Tôm: 49 3.1- Mô hình một vụ lúa- một vụ tôm vùng ngập mặn ở Long An: 49 3.2- Mô hình luân canh một vụ lúa- một vụ tôm vùng nhiễm mặn 6 tháng trong năm có thể áp dụng cho vùng lúa nhiễm mặn ở các xã Tạ An Khương, thị trấn Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi) và Tân Hưng (huyện Cái Nước) (36) 50 4. Những khuyến cáo kỹ thuật trong sản xuất giống tôm sú chất lượng cao (28) 51 4.1- Chọn vị trí và xây dựng trại sản xuất giống 51 4 2- Xử lý kỹ thuật trong sản xuất giống: 52 5. Định hướng phát triển nghề nuôi tôm và sản xuất giống tôm sú ở Cà Mau: 52 PHẦN IV 54 KẾT LUẬN 54 PHẦN V 54 KIẾN NGHỊ 54 Hệ thống Website : Thông tin Liên hệ - Ban biên tập: http://thuvienluanvan.com Hotline trực tiếp: 093.658.3228 (Mr. Minh) http://timluanvan.com Điện thọai hỗ trợ: 043.99.11.302 http://choluanvan.com Email: Thuvienluanvan@gmail.com . sản xuất được 100 triệu PL tôm sú, đáp ứng khoảng 15% (4) nhu cầu ở địa phương, (số nhập vào có ki m soát vẫn chiếm số lượng lớn). Đến cuối năm 1998, toàn tỉnh đã có 367 cơ sở sản xuất giống. việc quản lý tôm giống nhập tỉnh vẫn còn phức tạp, vẫn còn tình trạng nhập lậu; cơ chế cho việc ki m soát còn cần được hoàn thiện; công tác phân vùng và quy hoạch vùng nuôi còn chậm được triển. hoạch các vùng nuôi và sản xuất giống phù hợp với nhu cầu phát triển ngành trong tổng thể nền kinh tế địa phương. Để hoàn thành nội dung báo cáo, Ban chủ nhiệm đề tài nhận được sự giúp đỡ và

Ngày đăng: 22/06/2014, 16:20

Mục lục

  • Điều tra đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm biển ở tỉnh Cà Mau. Đề xuất quy trình kỹ thuật và định hướng phát triển cho các loại hình nuôi và sản xuất giống thích hợp cho tỉnh Cà Mau

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan