Tiểu luận: Tự tin sống chung với Stress công sở docx

3 749 3
Tiểu luận: Tự tin sống chung với Stress công sở docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Tự Tin Sống Chung Với Stress Công Sở “Sao lại là tôi?”, “Tôi khó tập trung”, “Tôi bị quá tải công việc”, “Tôi không có thời gian để thở!” hay “Công việc tôi sao nhạt nhẻo và chán ngắt”… là những từ chúng ta thường nghe thấy quanh nơi làm việc hoặc tự bản thân ta thốt lên như thế! kèm theo đó là những chứng đau đầu, mất ngủ… Công việc và cuộc sống khiến ta căng thẳng và mệt mỏi, đấy là dấu hiệu của chứng Trầm cảm - “Stress” người bạn đồng hành trong cuộc sống hiện đại. Đối với những vị trí công việc liên tục chịu nhiều áp lực như Nhà quản lý, Môi giới Chứng khóan , khi một quyết định có thể đưa tập thể đến sự thành công hoặc thất bại, thì có thể xem Stress như một dạng “bệnh nghề nghiệp”. Stress làm tăng nhịp tim, khiến bạn phải thở gấp và sản sinh năng lượng. Vậy, Stress là gì? Có hại hay có lợi trong đời sống công nghiệp hiện đại ngày nay? Làm sao đảm bảo tốt công việc và sức khỏe khi phải sống chung với Stress? Trả lời những câu hỏi đặt ra giúp ta nhận diện đúng về Stress. Biểu hiệu của Stress: Về mặt cơ thể: có thể xuất hiện một, hoặc nhiều hiện tượng sau: lạnh cả người, tay chân lạnh, đổ mồ hôi tay, nhịp tim nhanh hơn bình thường, nhức đầu, hoa mắt, khô cổ, co thắc cơ bắp phía sau cổ, sau lưng, khó thở. Nếu tác động kéo dài có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy hay ngược lại là táo bón, đau bụng… đôi lúc không tự kiểm soát được các cơ vòng khiến cho nước mắt tự tuôn ra. Về nhân dáng: Nhịp tim đập mạnh khiến cho lượng máu lưu thông khác thường, lực hút mao dẫn mạnh hơn khiến cho cánh mũi, trái tai đỏ lên, các ngón tay có thể run. Về hành vi ứng xử: Ăn không vô hoặc ăn quá nhiều, rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ, hay mất bình tỉnh. Thậm chí có người sa ngã vào rượu, chất kích thích… Về mặt xúc cảm: Có người thì co cụm lại, kiệt sức; có người thì để cho xúc cảm tuôn trào không kềm chế, hoặc rơi vào trạng thái thiếu tập trung, mất kiên nhẫn, mất sáng suốt, không có sáng kiến, không nhạy bén. Ở họ xuất hiện những cảm xúc tiêu cực, tâm lý mặc cảm tự ti, tuyệt vọng. Người bị Stress dẽ buồn bã…, tự trách mình hoặc trách cứ mọi người, có người rơi vào tình trạng hay quên. Nguyên nhân gây “Stress” Công sở có thể là: - Phong cách quản lý độc đoán. - Thời tiết, tiếng ồn, sự ô nhiễm. Các vấn đề về thể chất. - Trải qua nhiều thay đổi trong công việc trong một khoảng thời gian ngắn. - Bị khối lượng công việc, thời hạn hoàn tất, các chỉ tiêu ám ảnh. - Luôn trong tình thế bị động hoặc cơ động cao. - Bị áp đảo bởi mặc cảm tự ti, hoặc bị mặc cảm thù hận. - Thường xuyên sử dụng Internet, điện thoại có thể làm cho bộ não mệt mỏi dẫn đến Stress. - Các nổi âu lo, căng thẳng từ gia đình và xã hội bên ngoài công sở… - Hướng suy nghĩ: lối suy nghỉ tiêu cực đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Khi nhắc đến, chúng ta có xu hướng nghỉ Stress theo hướng tiêu cực cần phải loại bỏ, nhưng rỏ ràng “chúng ta rất cần stress!”, hãy tưởng tượng, nếu công việc không có những phút giây căng thẳng, lo âu, đối mặt với thử thách…, công việc phẳng lặng như ly nước không gợn sóng; Cả một đời người khi sinh ra cho đến chết đi cứ trôi qua một cách bình lặng rỏ ràng rất vô vị đáng chán. Mặt tích cực của Stress: Trạng thái Stress có thể giúp ta cho ra những ý nghĩ đầy sáng tạo. Ở một ngưởng nào đó, loại “Stress tốt” rất cần để ta giữ được sự trẻ trung và khoẻ mạnh, tập cho chúng ta quen dần với các tình huống khó khăn và thách đố. Khi liều lượng vừa phải và tăng dần, các tình huống gây Stress giúp cho cơ thể củng cố và làm mạnh những cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể. Ví dụ khi con người phải cố gắng làm một việc gì đó, giúp tạo ra những “protein” làm trẻ hoá các tế bào. Hơn thế, khi cần cố gắng làm xong một việc hoặc vượt qua một thách thức, còn làm cho tâm lý ta hưng phấn hơn, đó là liều thuốc bổ tinh thần. 1 Chúng ta đều biết, trong quản lý có thuật “phỏng vấn bão táp” (Storming Interview), áp đảo ứng viên để đo độ chịu đựng Stress của họ. Trong huấn luyện, người ta đưa ra nhiều tình huống, điều kiện gây Stress để tập cho học viên vượt qua, từng bước trưởng thành hơn. Như vậy, Stress có nhiều ngưỡng kháng cự khác nhau và không chỉ toàn mặt tiêu cực, còn tuỳ vào thái độ và hoàn cảnh tiếp cận. Để “sống chung với Stress” ta cần cụ thể hơn phương pháp phòng và trị: Phương pháp phòng tránh Stress - Phương pháp tức thời: o Híc thở sâu, nhắm mắt trong khoảng 30 giây hoặc nhìn ra xa. o thế : Lưu ý giải toả sự căng thẳng của cơ bắp (tình hình Stress khiến một số cơ bắp của thân thể co lại trong phản xạ tự vệ), sửa thế ngồi cho thoải mái, o Liệu pháp chuyển tải sự giận dữ đối với một cá nhân sang một vật – “giận cá chém thớt” (liệu phải chỉ có thể thực hiện được khi ở một mình và có sẳn dụng cụ “chuyên dùng” để xã Stress). o Liệu pháp chuyển tải tâm lý sang các hình ảnh dễ thương, sự việc làm ta hồ hởi, hài lòng nhất, khung cảnh ấm áp, tươi đẹp, tràn đầy hạnh phúc… mà ta đã trãi qua hoặc ước có (chuẩn bị sẳn vật phẩm liên quan, hình ảnh phong cảnh đẹp, hình người thân) - Tách bạch giữa công việc và gia đình, xem việc bấm thể hoặc mặc đồng phục như “cột mốc” để chuyển đổi từ gia đình sang công việc hoặc ngược lại. “cột mốc” này có tác dụng nhắc nhở ta tạm quên đi những âu lo vướng bận trong vai trò củ để tập trung nhập vai và hoàn thiện công việc của vai trò mới. - Đưa bộ não ra khỏi những âu lo qua cách dành cho não bộ mỗi ngày từ 15 phút đến 1 giờ để nghỉ ngơi (ngoài giờ ngủ) và giải trí. Sử dụng hợp lý những kỳ nghỉ phép năm, nghỉ cuối tuần để có sự tách rời hẳn với những gánh nặng nghiệp vụ. - Kỹ thuật chọn thứ tự ưu tiên trong công việc: o Cái gì đến trước làm trước o Cái gì đến gấp làm trước o Cái gì ta thích ưu tiên làm trước o Cái gì quan trọng làm trước o Cái gì vừa quan trọng mà ta lại thích thì làm trước. - Kỹ thuật thao diễn: nên tập quen với “trò chơi chiến tranh” – ta phải đặt ra những tình huống cấp bách phản ứng nhanh (ví dụ: hoả hoạn), những vấn đề khó để nghỉ ra cách giải quyết những tình huống đó, trở thành một kịch bản phản ứng được lập trình sẳn trong đầu. - Nâng cao kỹ năng để giải quyết tốt công việc. Ngòai ra, tăng cường các quan hệ, tạo nhịp tiếp xúc với đồng nghiệp cũng như bạn bè vừa có thể giúp ta giải tỏa Stress, còn hổ trợ cho công việc hiệu quả hơn. Duy trì thói quen thể thao, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất, không hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu, chè, sôcôla; uống nhiều nước giúp ta đề kháng tốt với nhiều lọai bệnh tật bao gồm Stress. Công ty Chứng khoán nơi tôi làm việc, tính chất công việc của nhân viên môi giới rất căng thẳng, đặc biệt vào giờ giao dịch: động tác nhập lệnh phải tính bằng giây, điện thoại reo liên tục…, áp lực công việc cực cao, chỉ cần nhập lệnh cho Khách hàng dư hoặc thiếu 1 con số hoặc chữ số là có thể gây ra tổn thất khinh khủng, còn chịu thêm thái độ thất thường của khách hàng, biến chuyển theo từ chỉ số tăng giảm của thị trường. Nếu lưu ý sẽ thấy hầu như trên bàn nhân viên môi giới đều có hoặc là 1 bình hoa nhỏ, khuôn hình gia đình, vật phẩm kỷ niệm nhỏ, lọ nuôi cá cảnh… Dù vẫn đáp ứng được qui định không bầy đồ vật cá nhân qúa 1 trang giấy A4 theo qui định 5S của Công ty. Các bạn môi giới chứng khóan chia sẽ, dù công việc chịu nhiều áp lực, sau những giờ căng thẳng “dán” mắt vào bảng điện trên màng hình vi tính, động tác chuyển tầm mắt nhìn vào hình ảnh của người thân vài giây, ngoài mục đích giúp mắt thư giản, hình ảnh hoặc vật phẩm còn giúp các bạn có cảm giác ấm áp, suy nghỉ thoáng hơn, mọi cực nhọc căng thẳng không còn quá nặng trong tâm trí, hình người thân còn giúp các bạn cảm thấy sự hy sinh của họ cho gia đình là trách nhiệm và xứng đáng. Liệu pháp chuyển tải tâm lý bằng vật phẩm này theo tôi là đơn giản, tiếc kiệm, hiệu quả mà dẽ áp dụng, khi kết 2 hợp linh họat với những phương pháp phù hợp khác, thật sự có thể giúp nhân viên văn phòng nói riêng phòng tránh Stress hiệu quả. Phương pháp chữa trị: Thông qua ghi chép, ta thống kê triệu chứng Stress của bản thân: - Những yếu tố nào thường tác động gây Stress. - Thời điểm thường bị Stress trong ngày/tuần/tháng. - Phản ứng khi Stress, đánh giá kết quả thu được so với tình hình trước đó. - Cơn Stress nếu không giải toả sẽ lên cao như thế nào? thời gian? và lập kế hoạch trị bài bản đạt hiệu quả kiểm soát căn cơ nhất như: triệt tiêu hoặc giảm thiểu tác nhân gây Stress, điều chỉnh đồng hồ sinh học… Ghi chép này còn giúp cho công tác điều trị hiệu quả hơn (thông qua dùng thuốc, liệu pháp tâm lý và sốc điện, trong đó dùng thuốc là phổ biến nhất). Kết luận: Stress đơn giản là phản ứng của cơ thể đối với sự thay đổi, nó có thể phát sinh từ rất nhiều yếu tố tích cực lẫn tiêu cực. Stress có ích khi bạn cần phải làm việc chăm chỉ hoặc phản ứng nhanh nhạy, nhưng nếu stress xảy ra quá thường xuyên hoặc kéo dài thì nó lại ảnh hưởng không tốt tới bạn, lâu ngày ảnh hướng đến các mối quan hệ, làm suy giảm trầm trọng khả năng tham gia vào cuộc sống. Có sự hiểu biết về Stress, trang bị kiến thức phòng chống giúp ta làm chủ được tình hình để tự tin “sống chung” với Stress. Trong trạng thái Stress khi ra quyết định, ta có xu hướng liều lĩnh, cấp tiến như: chọn giải pháp có nhiều nguy cơ hơn, có lợi trong nhất thời nhưng không phù hợp (thậm chí đi ngược lại) với mục tiêu chiến lược, chọn giải pháp chưa được đồng đội đồng tình… Để giảm thiểu các hạn chế này, trước khi ra quyết định ta cần tự hỏi: Có cách nào tốt hơn? Ít tốn kém hơn? Ít gây ra sự chống đối hơn không? 3 . Tiểu luận Tự Tin Sống Chung Với Stress Công Sở “Sao lại là tôi?”, “Tôi khó tập trung”, “Tôi bị quá tải công việc”, “Tôi không có thời gian để thở!” hay Công việc tôi sao nhạt. vào cuộc sống. Có sự hiểu biết về Stress, trang bị kiến thức phòng chống giúp ta làm chủ được tình hình để tự tin sống chung với Stress. Trong trạng thái Stress khi ra quyết định, ta có xu. ngày nay? Làm sao đảm bảo tốt công việc và sức khỏe khi phải sống chung với Stress? Trả lời những câu hỏi đặt ra giúp ta nhận diện đúng về Stress. Biểu hiệu của Stress: Về mặt cơ thể: có thể

Ngày đăng: 22/06/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan