NCKH kỹ năng tìm kiếm việc làm doc

63 1.2K 25
NCKH kỹ năng tìm kiếm việc làm doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Thương Mại LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Thương Mại và các thầy cô khoa Quản trị Nhân lực. Trước hết, nhóm nghiên cứu xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Bùi Thị Thu Hà người trực tiếp hướng dẫn chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Thương Mại cùng các thầy cô trong khoa Quản trị nhân lực và đồng cảm ơn tới các thầy cô khoa Marketing đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập. Đồng thời, nhóm nghiên cứu xin được gửi lời cảm ơn tới tập thể các bạn sinh viên khoa Marketing trường Đại học Thương Mại đã đóng góp cúng với chúng tôi trong việc xây dựng kết quả thực tế cho bài nghiên cứu thêm phần chính xác và cụ thể hơn. Mặc dù nhóm đã cố gắng hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này với tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thấy cô và các bạn! Nhóm Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thợi Lại Thị Huyền Nghiên cứu khoa học sinh viên 1 Trường Đại học Thương Mại MỤC LỤC MỤC LỤC 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1: Quy trình tuyển dụng nhân lực………………….……………………………… 18 Nghiên cứu khoa học sinh viên 2 Trường Đại học Thương Mại Hình 2: Sơ đồ lộ trình công danh……………….………………………………… 21 Hình 3: CV xin việc của sinh viên mới ra trường………….………………… … 26 Hình 4: Mô hình các kỹ năng cần có đối với sinh viên mới tốt nghiệp….……………….32 Biểu đồ 5: So sánh kỹ năng tự tìm kiếm việc làm của sinh viên K44C & K45C…… …43 Biểu đồ 6: Mục tiêu định hướng của sinh viên khi đi làm…………………… ……… 44 Biểu đồ 7: So sánh kỹ năng tìm kiếm việc làm của sinh viên K44C & K45C… 45 Biểu đồ 8: Khả năng đáp ứng nhà tuyển dụng của sinh viên đã ra trường… ……….… 47 Biểu đồ 9: Tỷ lệ sinh viên làm việc đúng chuyên ngành… …………………………….47 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐHTM: Đại học Thương Mại Nghiên cứu khoa học sinh viên 3 Trường Đại học Thương Mại SV: Sinh viên HTTC: Hệ thống tín chỉ CV: Curriculum vitae (Sơ yếu lý lịch) DN: Doanh nghiệp KHKT: Khoa học kỹ thuật TƯ Đoàn TNCS HCM: Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh HN: Hà Nội CĐ: Cao đẳng ĐH: Đại học ThS: Thạc sỹ NXB: Nhà xuất bản CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Quá trình hội nhập của Việt Nam đứng trước muôn vàn thời cơ và thách thức, mở ra nhiều cơ hội để phát triển, phục vụ nhu cầu về việc làm cho con người. Do đó vấn đề Nghiên cứu khoa học sinh viên 4 Trường Đại học Thương Mại về việc làm được đặt vào vị trí hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế xã hội. Chính sách đó được thể hiện trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặt con người và việc làm là vị trí trung tâm. Việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Hiện nay quốc gia đang cần những nhân tài trẻ để phục vụ cho đất nước. Vậy các nhân tài đó là ai??? Đơn giản là những thanh niên hiện nay, những sinh viên được học tập và rèn luyện tại các trường Đại học, Cao đẳng,…Đây chính là những tài năng tương lai, giúp cho đất nước phát triển, giải quyết về nhu cầu việc làm của người lao động. Mặc khác để tìm được một công việc phù hợp cho mỗi người không hề dễ chút nào, và điều này là rất khó khi lại là các sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường. Đi xin việc ở đâu, làm thế nào để xin được việc, công việc có phù hợp hay không, ? Đó là những câu hỏi chung mà họ sẽ cùng nghĩ tới. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy rằng tình trạng sinh viên khi ra trường không tìm được việc làm theo đúng khả năng và chuyên ngành được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành, trái nghề đang chiếm khoảng 60%. Và theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện 37% sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm. Nhiều sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đã thừa nhận không được nhận vào làm vì thiếu kỹ năng, cụ thể là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng về máy móc công nghệ, khả năng làm việc độc lập và khả năng thích nghi nhanh, Nhận thức được tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường không tìm được việc làm theo đúng chuyên ngành đào tạo khá cao. Nên việc đào tạo, phát triển và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên được nhà trường rất chú trọng. Tuy nhiên việc mở các lớp đào tạo này hiện nay ở trường vẫn còn rất hạn chế, phần nhiều chỉ trên góc độ lý thuyết, vì vậy không tạo nên được niềm say mê và hứng thú của sinh viên trong các khóa học. Từ ý kiến chủ quan của những người nghiên cứu đề tài nhận thấy việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp để hoàn thiện và nâng cao kỹ năng tìm kiếm việc làm cho sinh viên là Nghiên cứu khoa học sinh viên 5 Trường Đại học Thương Mại một vấn đề rất cần thiết, không chỉ sinh viên Đại học Thương Mại nói riêng mà còn mang ý nghĩa với sinh viên các trường đào tạo nói chung. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài mà nhóm hướng tới: Thứ nhất: Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng tìm kiếm việc làm của sinh viên chuyên ngành Marketing – Trường Đại học Thương Mại sau khi ra trường. Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng việc tìm kiếm việc làm của sinh viên chuyên ngành Marketing – Trường Đại học Thương Mại. Cuối cùng đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao kỹ năng tìm kiếm việc làm cho sinh viên chuyên ngành Marketing – Trường Đại học Thương Mại. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Nhóm tập trung nghiên cứu tại trường ĐHTM, Phường Mai Dịch-Quận Cầu Giấy-Thành Phố Hà Nội. Về mặt thời gian: nghiên cứu kỹ năng hiện có của sinh viên trong năm 2011 - 2012 và đưa ra giải pháp nâng cao kỹ năng tìm kiếm việc làm cho sinh viên chuyên ngành Marketing – Trường Đại học Thương Mại trong giai đoạn hiện nay. Nội dung nghiên cứu bao gồm: Các lý luận về kỹ năng tìm kiếm việc làm nói chung, thực trạng các kỹ năng này của sinh viên chuyên ngành Marketing – Trường Đại học Thương Mại hiện nay và giải pháp để nâng cao kỹ năng tìm kiếm việc làm cho sinh viên. 1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Đưa ra giải pháp giúp sinh viên nói chung và sinh viên chuyên ngành Marketing– Trường Đại học Thương Mại nói riêng định hướng, nâng cao và phát triển kỹ năng tìm kiếm việc làm. Ý nghĩa sâu xa cuối cùng đối với những người làm đề tài này là tìm ra phương pháp học tập một cách khoa học, hiệu quả để đáp ứng những yêu cầu của nhà tuyển dụng khi ra trường 1.5. Kết cấu của bài nghiên cứu khoa học  Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu khoa học sinh viên 6 Trường Đại học Thương Mại  Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận về kỹ năng tìm kiếm việc làm của sinh viên chuyên ngành Marketing Trường Đại học Thương Mại.  Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng tìm kiếm việc làm của sinh viên chuyên ngành Marketing Trường Đại học Thương Mại.  Chương IV: Các kết luận, thảo luận và đề xuất nhằm nâng cao kỹ năng tìm kiếm việc làm của sinh viên Thương mại sau khi ra trường. CHƯƠNG II. TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG TÌM KIẾM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH MARKETING - TRƯỜNG ĐHTM 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 2.1.1. Sinh viên và sinh viên sau khi ra trường Nghiên cứu khoa học sinh viên 7 Trường Đại học Thương Mại Sinh viên là người học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng hay Trung học chuyên nghiệp. Ở đó, họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho một công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học. Nguồn gốc của từ Sinh viên được hiểu theo nghĩa tiếng Pháp étudiant: là người nghiên cứu. Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga,… cũng đồng nghĩa như vậy. Danh từ étudiant của tiếng Pháp phát sinh từ danh từ mẹ là etude (sự nghiên cứu), ngữ nguyên ở tiếng La tinh là stadium nghĩa là sự vận dụng trí não để học hỏi hiểu biết và đào sâu một vấn đề. Sinh viên sau khi ra trường là những sinh viên đã kết thúc khóa học hay khóa đào tạo tại các trường chuyên nghiệp, được trang bị các kiến thức cần thiết về một kỹ năng, hay một chuyên ngành nào đó. Có thể đem các chuyên ngành đã được đào tạo, huấn luyện để phục vụ nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần phát triển xã hội. 2.1.2. Kỹ năng, việc làm 2.1.2.1. Kỹ năng Kỹ năngnăng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Vì sao phải cần có kỹ năng? Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống của chúng ta đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Ví dụ: Nghề tư vấn thì tương ứng là nhà tư vấn phải có những kỹ năng tư vấn; nghề luật sư thì phải có kỹ năng hành nghề luật sư. Như thế bất kỳ hoạt động hay nghề nghiệp nào mà chúng ta tham gia thì chúng ta đều phải đáp ứng những kỹ năng mà hoạt động hay nghề nghiệp đó đòi hỏi nếu không chúng ta không thể tham gia cuộc chơi. Có những loại kỹ năng nào? Có người đã phân loại kỹ năng thành 2 loại cơ bản là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là kỹ năng mà chúng ta có được do được đào tạo từ nhà trường hoặc tự học, đây là kỹ năng có tính nền tảng. Loại thứ 2 là kỹ năng mềm là loại kỹ năng mà Nghiên cứu khoa học sinh viên 8 Trường Đại học Thương Mại chúng ta có được từ hoạt động thực tế cuộc sống hoặc thực tế nghề nghiệp. Kỹ năng mềm là loại kỹ năng cực kỳ phong phú và không kém phần quan trọng như kỹ năng cứng. Kỹ năng mềm có thể là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán… Để thành công trong cuộc sống, chúng ta phải thỏa mãn cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm; phải vận dụng linh hoạt và phù hợp hai loại kỹ năng cơ bản này trong cuộc sống và công việc. 2.1.2.2. Việc làm Theo Điều 13 của bộ Luật lao động thì “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Trên thực tế việc làm thể hiện dưới 3 hình thức: - Làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc. - Làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó. - Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý. 2.1.3. Kỹ năng tìm kiếm việc làm Kỹ năng tìm kiếm việc làm là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để có được một công việc phù hợp với khả năng và chuyên ngành đào tạo. Có thể thấy rằng sinh viên sau khi ra trường để tìm được việc làm phù hợp với khả năng chuyên ngành đào tạo cũng như đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng thì cần có được các kỹ năng chung và kỹ năng chuyên biệt. Kỹ năng chung: là tổng thể bao gồm 3 nhóm kỹ năng cơ bản, kỹ năng tư duy và kỹ năng sống. • Kỹ năng cơ bản: Lắng nghe: có thể nắm bắt thông tin và hiểu vấn đề nghười khác nói; trả lời chính xác khi người khác hỏi. kỹ năng này giúp ta thu được nhiều thông tin bổ ích; học hỏi Nghiên cứu khoa học sinh viên 9 Trường Đại học Thương Mại được nhiều kinh nghiệm, hiểu được người khác, tạo được cảm tình với mọi người và giúp nảy sinh các ý tưởng sáng tạo. Kỹ năng trình bày vấn đề: mức độ rõ ràng, dễ hiểu khi nói, chọn lựa ngôn ngữ, ngữ điệu và chỉ phù hợp với người nghe và tình huống, biết đặt câu hỏi khi cần thiết. Kỹ năng đọc: khả năng xác định thông tin cần thiết trong các bài viết, đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo và dùng máy tính để tìm thông tin. Mọi công việc đều đòi hỏi khả năng này. Kỹ năng viết: khả năng diễn đạt ý tưởng một cách trọn vẹn chính xác về văn phạm và chính tả trong các bức thư công văn bài viết, báo cáo và khả năng dùng máy tính để trao đổi thông tin. • Kỹ năng tư duy: Tư duy sáng tạo: liên kết các ý tưởng và thông tin theo những cách mới, tìm ra các giải pháp mới lạ độc đáo để giải quyết vấn đề bất kỳ… Giải quyết vấn đề: khả năng nhận ra vấn đề, xác định chính xác các nguyên nhân gây ra vấn đề, tìm ra và thực thi các giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề. Ra quyết định: khả năng xác định mục tiêu , vạch ra tất cả con đường đi đến mục tiêu; lựa chọn được con đường tối ưu, và lên kế hoạch đề thực thi. • Kỹ năng sống trong cộng đồng: Giao tiếp: khả năng trau dồi thông tin và thiết lập mối quan hệ với những người khác trong cộng đồng và xã hội. Thương lượng, đàm phán: khả năng xác định mục tiêu chung giữa các bên trong khi tham gia đàm phán với nhau; thể hiện được ý kiến của mình và hiểu được ý kiến người khác, chọn được giải pháp tối ưu để đạt được lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Lãnh đạo: thể hiện khả năng khuyến khích, động viên người khác làm việc để hoàn thành mục tiêu chung của tập thể. Hoạch định: là khả năng lên kế hoạch thực hiện cho một hoạt động nào đó của bản thân hay tập thể. Kế hoạch mang tính khả thi cao, phù hợp với các điều kiện ràng buộc, có thể hiểu và làm được. Nghiên cứu khoa học sinh viên 10 [...]... kỹ năng, không tìm tòi, không tích cực tham gia các khóa học cũng như rèn luyện những kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết Từ nhận thức sai, dẫn đến suy nghĩ rằng kỹ năng tìm kiếm việc làm không quan trọng và hành động không rèn luyện kỹ năng này đã lấy đi nhiều cơ hội đáng lẽ thuộc về các bạn Do vậy để giúp các bạn sinh viên có định hướng trong việc rèn luyện những kỹ năng tìm kiếm việc làm, công việc. .. gia những lớp kỹ năng tìm kiếm việc làm nhưng do thiếu tính sáng tạo áp dụng những kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống các bạn cũng dễ nản và cho rằng mình không có tố chất trong việc rèn luyện những kỹ năng đó Rèn luyện kỹ năng tìm việc là một quá trình đi từ lý thuyết đến thực hành và nếu thực sự đam mê với các môn học kỹ năng các bạn sinh viên sẽ nhận ra một điều một khóa học kỹ năng sẽ thực sự... do tại sao phải làm việc đó và việc đó có ích gì cho họ Vì vậy để các bạn sinh viên tự có ý thức rèn luyện kỹ năng tìm kiếm việc làm thì trước tiên cần phải mang đến cho các bạn một sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc làm với cuộc sống của chính các bạn Nếu các bạn sinh viên không có sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng tìm việc, cho rằng kỹ năng tìm việc là không cần thiết, cho rằng... nghiệp việc làm hoạt động rất hiệu quả Ví dụ, chương trình hội thảo “Job search skills” được tổ chức vào các ngày thứ Hai, hay có thể là các hội thảo trong loạt hội thảo nâng cao kỹ Nghiên cứu khoa học sinh viên 16 Trường Đại học Thương Mại năng tìm việc làm bao gồm: Viết sơ yếu lý lịch, kỹ năng phỏng vấn và các kỹ năng mạng Ngoài ra còn có các trung tâm tìm kiếm việc làm, các câu lạc bộ việc làm hướng... tới kỹ năng tìm kiếm việc làm của sinh viên 2.4.2.1 Nhân tố thuộc về bản thân sinh viên Đây chính là nhân tố chính yếu và quan trọng nhất trong việc nâng cao kỹ năng tìm kiếm việc làm của bản thân mỗi sinh viên khi ra trường Nó bao gồm hai yếu tố đó là nhận thức và ý thức của sinh viên Nhận thức của sinh viên: Khi mong muốn ai làm một việc gì đó chúng ta cần phải nêu ra lý do tại sao phải làm việc. .. công việc Bởi tại các câu lạc bộ và trung tâm này, họ làm rất tốt công tác hướng nghiệp cho sinh viên ngay từ ban đầu nên giúp sinh viên không còn bỡ ngỡ khi ra trường Ngay trong quá trình học tập, các bạn sinh viên đã biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn kiến thức được đào tạo trên lớp áp dụng ngay vào công việc 2.4 Mô hình nội dung kỹ năng tìm kiếm việc làm 2.4.1 Nội dung kỹ năng tìm kiếm việc làm 2.4.1.1... Thương Mại, nhận thức của các bạn sinh viên về tầm quan trọng của các kỹ năng tìm việc làm, mong muốn rèn luyện kỹ năng mềm của các bạn sinh viên cũng như môi trường và điều kiện tốt nhất để phát huy kỹ năng mềm mà các bạn được học tập 3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kỹ năng tìm kiếm việc làm của sinh viên chuyên ngành Marketing trường ĐHTM sau khi ra trường... cũng tìm đọc các đề tài nghiên cứu khoa học khác có liên quan như “Giải pháp nhằm tăng cường thực hành kỹ năng mềm cho sinh viên Thương Mại”, “Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm” Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn tham khảo các tài liệu trên Internet, với những bài viết của các tác giả, các cuộc thảo luận vể những kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống và trong công việc, điển hình như Kỹ năng tìm việc làm. .. lên hàng đầu đó chính là giúp các bạn có nhận thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng này Ý thức: Các bạn đã có sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng tìm việc nhưng bạn lại không chủ động trong việc rèn luyện những kỹ năng đó của bản thân Nhiều bạn sinh viên mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng tìm việc nhưng với tâm lý ỷ lại, thiếu sự chủ động các bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội rèn... thể tìm việc một cách hiệu quả Có thể kể đến như: Tài liệu Kỹ năng tìm việc làm do Th.S Huỳnh Phú Thịnh biên soạn Đây là tài liệu phục vụ chuyên đề rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên thiệt thòi trường Đại học An Giang được soạn tháng 1 năm 2007 Nội dung chính của tài liệu này đưa ra một số các kỹ năng cơ bản để có thể được nhà tuyển dụng chú ý Những việc nhỏ nhất cũng được quan tâm như cần làm . thừa nhận không được nhận vào làm vì thiếu kỹ năng, cụ thể là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng về máy móc công nghệ, khả năng làm việc độc lập và khả năng thích nghi nhanh, Nhận. lý. 2.1.3. Kỹ năng tìm kiếm việc làm Kỹ năng tìm kiếm việc làm là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để có được một công việc. được đào tạo trên lớp áp dụng ngay vào công việc. 2.4. Mô hình nội dung kỹ năng tìm kiếm việc làm 2.4.1. Nội dung kỹ năng tìm kiếm việc làm 2.4.1.1. Kỹ năng xác định mục tiêu nghề nghiệp và xây

Ngày đăng: 22/06/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan