Bao hiem Cong trinh Xay dung potx

11 2.1K 3
Bao hiem Cong trinh Xay dung potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ XÂY DỰNG Số: 156/BXD-KTXD V/v: Hợp đồng bảo hiểm CTXD CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2010 Kính gửi: Ban quản lý dự án – Bộ Ngoại giao Trả lời công văn số 357/BQL-TCKT ngày 15/10/2010 của Ban quản lý dự án – Bộ Ngoại giao về việc hướng dẫn thực hiện hợp đồng bảo hiểm xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị công trình (Bảo hiểm công trình xây dựng), Bộ Xây dựng có ý kiến như sau: 1. Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng chỉ áp dụng bắt buộc cho những hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên. Hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng không phải là hợp đồng xây dựng, vì vậy không chịu sự điều tiết của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP. 2. Theo quy định của Luật Xây dựng, chủ đầu tư xây dựng công trình phải mua bảo hiểm công trình xây dựng tại các doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt nam. Nội dung hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm. Mỗi doanh nghiệp bảo hiểm đều có quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm riêng. Vì vậy, khi ký hợp đồng bảo hiểm công trình với doanh nghiệp bảo hiểm nào thì bên mua bảo hiểm (chủ đầu tư) có thể thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm đó về quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm theo tình hình thực tế của công trình mình. Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng, Ban quản lý dự án – Bộ Ngoại giao căn cứ để tổ chức thực hiện hợp đồng theo quy định. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu VP, KTXD (Nh5). TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ KINH TẾ XÂY DỰNG (Đã ký) Phạm Văn Khánh 48/2010/NĐ-CP Điều 45. Bảo hiểmbảo hành theo hợp đồng xây dựng 1. Bảo hiểm a) Bảo hiểm công trình xây dựng do chủ đầu tư mua. Trường hợp, phí bảo hiểm này đã được tính vào giá hợp đồng thì bên nhận thầu thực hiện mua bảo hiểm công trình theo quy định; b) Bên nhận thầu phải thực hiện mua các loại bảo hiểm cần thiết (bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm đối với bên thứ ba) để bảo đảm cho hoạt động của mình theo quy định của pháp luật. 2. Bảo hành a) Bên nhận thầu có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng. Việc bảo hành công trình được quy định như sau: - Đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I: thời hạn bảo hành không ít hơn 24 tháng kể từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, mức bảo hành là 3% giá trị hợp đồng. - Đối với các công trình còn lại: thời hạn bảo hành không ít hơn 12 tháng, mức bảo hành là 5% giá trị hợp đồng. b) Bảo đảm bảo hành có thể thực hiện bằng hình thức bảo lãnh hoặc hình thức khác do các bên thỏa thuận; c) Bên nhận thầu chỉ được hoàn trả bảo đảm bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành; d) Trong thời hạn bảo hành, bên nhận thầu phải thực hiện việc bảo hành trong vòng hai mốt (21) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa chữa của bên giao thầu; trong khoảng thời gian này, nếu bên nhận thầu không tiến hành bảo hành thì bên giao thầu có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác sửa chữa. NGHỊ ĐỊNH 23/2009/NĐ-CP Điều 11. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về trật tự xây dựng 1. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép được cấp có thẩm quyền cấp: a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn; b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị; 2. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng: a. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn; b. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; c. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị. 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng sai thiết kế được thẩm định, phê duyệt; xây dựng sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng. 4. Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, sau khi có quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình của cấp có thẩm quyền mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có). 5. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn; để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh; để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định: a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ; b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác. 6. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt công trình lân cận: a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn; b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; c. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác. 7. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm công tác quản lý chất lượng công trình gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận: a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn; b. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác. 8. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc khắc phục hậu quả và bị xử lý theo quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Điều 55. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính 1. Các cá nhân có thẩm quyền được quy định tại Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 và Điều 61 Nghị định này chỉ được phép xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền phải lập biên bản, trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt. 2. Trường hợp các cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này sau khi quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề phải thông báo bằng văn bản hoặc gửi quyết định xử phạt hành chính về Thanh tra Bộ Xây dựng để đăng tải trên Trang tin điện tử của Bộ Xây dựng. 3. Đối với những hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan thì cơ quan nào phát hiện trước, cơ quan đó tiến hành xử phạt theo đúng các nguyên tắc quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Điều 56. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng 1. Phạt tiền đến 500.000 đồng. 2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng. 3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra; c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Điều 57. Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Xây dựng 1. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng. 2. Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền của cấp huyện, cấp sở cấp. 3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 4. Ban hành quyết định xử phạt hành chính trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện chậm ban hành quyết định xử phạt theo quy định. 5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Điều 58. Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng 1. Phạt tiền đến 500.000.000 đồng. 2. Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề 3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 4. Ban hành quyết định xử phạt hành chính trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm ban hành quyết định xử phạt theo quy định. 5. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Điều 59. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã 1. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng; 2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng. 3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra. c. Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính d. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Điều 60. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện 1. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; 2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; 3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: a. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra. c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật. 4. Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Điều 61. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1. Phạt tiền đến 500.000.000 đồng; 2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: a. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; b. Tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng; giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề. 3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra. c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật. NGHỊ ĐỊNH 180/2007/NĐ-CP Điều 15. Xử lý công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư 1. Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại: a) Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thoả thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại toà án; b) Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại. 2. Trường hợp công trình xây dựng gây ô nhiễm môi trường khu vực lân cận, để vật tư, vật liệu và thiết bị thi công gây cản trở giao thông công cộng thì phải ngừng thi công xây dựng; chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng phải có biện pháp khắc phục hậu quả; việc thi công xây dựng chỉ được phép tiếp tục khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực lân cận. 3. Trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu thi công không thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải bị đình chỉ thi công xây dựng, đồng thời, áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này cho đến khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng hoàn thành việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại. Băn khoăn Hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng Đó là băn khoăn của không ít khách hàng tham gia mua bảo hiểm cho hoạt động xây dựng công trình của doanh nghiệp mình tại các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Thực tế, thời hạn bảo hiểm được ấn định rõ tại từng hợp đồng bảo hiểm là 24 tháng, 36 tháng hay dài hơn, nhưng trong quá trình triển khai hoạt động, vì một số lý do, không phải lúc nào tiến độ thực hiện xây dựng công trình cũng đúng như kế hoạch. Doanh nghiệp chịu thiệt hại khi tổn thất xảy ra do công trình xây dựng bị kéo dài mà không tiến hành gia hạn hợp đồng bảo hiểm thì đã đành, nhưng doanh nghiệp còn chịu thiệt hại khi thời hạn hợp đồng bảo hiểm vẫn còn, nếu công trình đã được hoàn thành trước thời hạn. Trường hợp thứ nhất, một khách hàng doanh nghiệp mua bảo hiểm cho việc xây dựng chuỗi khách sạn, nhà hàng cao cấp, thời gian bảo hiểm là 36 tháng kể từ ngày 15/10/2007 của một công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Hà Nội. Đã có 3 trong 5 khu biệt thự được xây dựng xong và bàn giao đưa vào khai thác từ ngày 1/10/2009. Không may, trong cơn bão vừa qua, doanh nghiệp bị một số thiệt hại về tốc mái đối với 2 ngôi nhà thuộc khu biệt thự đã đưa vào sử dụng và đổ 1 bức tường đối với khu biệt thự đang xây dựng. Doanh nghiệp liên hệ với công ty bảo hiểm và được trả lời là sẽ chỉ bồi thường cho bức tường bị đổ tại khu biệt thự đang xây dựng. Doanh nghiệp thắc mắc không biết cách giải quyết như trên của công ty bảo hiểm có hợp tình hợp lý? Làm thế nào để 3 khối biệt thự vẫn được bảo hiểm? Một luật sư chuyên nghiên cứu về bảo hiểm cho biết, quy tắc bảo hiểm được xây dựng bởi các công ty bảo hiểm trên thị trường hiện nay đều có quy định đối với những bộ phận, những hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng. Theo đó, trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với từng bộ phận, từng hạng mục công trình sẽ chấm dứt kể từ thời điểm bàn giao hoặc đưa vào sử dụng, ngay cả khi thời hạn bảo hiểm cho toàn bộ công trình vẫn còn hiệu lực. Do đó, khi doanh nghiệp nêu trên xây dựng xong và đưa vào sử dụng 3 trong 5 khối biệt thự thì giai đoạn xây dựng của 3 khối biệt thự đó coi như kết thúc. "Trách nhiệm của công ty bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm xây dựng kết thúc đối với 3 trong số 5 khối biệt thự đã hoàn thành kể từ ngày 1/10/2009. Căn cứ đơn bảo hiểm xây dựng đã cấp và tiến độ thực hiện xây dựng trên thực tế của công trình, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường cho việc đổ tường đối với khu nhà đang xây dựng của khách hàng trên là đúng", vị luật sư trên khẳng định và khuyến nghị, để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình, doanh nghiệp cần mua bảo hiểm tài sản cho 3 khối biệt thự đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trường hợp thứ hai, một doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia mua hợp đồng bảo hiểm xây dựng cho công trình xây dựng resort cao cấp, thời hạn bảo hiểm bắt đầu từ ngày khởi công cho đến khi công trình hoàn thành, nhưng không quá 24 tháng. Công trình được khởi công ngày 14/5/2007 và tiến độ thi công được phê duyệt là 24 tháng. Tuy nhiên, do gặp một số khó khăn về tiến độ giải ngân vốn vay nên công trình bị chậm thi công vài tháng. Doanh nghiệp dự tính kéo dài thời gian xây dựng đến cuối năm nay, nhưng không biết hợp đồng bảo hiểm có được gia hạn hay không? Trả lời thắc mắc này, đại diện Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) cho biết, nếu trong hợp đồng bảo hiểm không có thỏa thuận nào khác thì đơn bảo hiểm xây dựng của DN sẽ tự động chấm dứt hiệu lực bảo hiểm sau 24 tháng kể từ ngày công trình được khởi công, nghĩa là kết thúc vào ngày 14/5/2009. Nếu doanh nghiệp muốn gia hạn hợp đồng bảo hiểm thì phải được công ty bảo hiểm đồng ý bằng văn bản và DN đóng phí bổ sung cho thời hạn kéo dài. Bằng không, những tổn thất xảy ra đối với công trình sau ngày 14/5/2009 sẽ không được công ty bảo hiểm giải quyết. Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng, không có cách nào khác là DN phải hoàn thiện các thủ tục kéo dài thời hạn bảo hiểm và đóng phí bổ sung cho thời hạn kéo dài. Ông Lộc cho biết, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và gần đây nhất là Thông tư số 86/2009/TT-BTC ngày 28/4/2009 của Bộ Tài chính đã quy định rõ điều kiện để hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực là bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, nếu khách hàng chậm chễ trong việc đóng phí hoặc không đóng đủ phí theo đúng quy định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc chỉ đến khi bị tổn thất rồi mới đóng phí thì khách hàng sẽ không được công ty bảo hiểm bồi thường, do hợp đồng bảo hiểm không còn hiệu lực. Theo ông Lộc, khi tham gia bảo hiểm, khách hàng cần đọc kỹ các điều kiện bảo hiểm để hiểu đúng và tham gia các sản phẩm bảo hiểm phù hợp. Nguồn: stockbiz.vn Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình xây dựng 3:44 PM, 27/06/2011 (Chinhphu.vn) - Giải đáp thắc mắc của bạn đọc, Bộ Xây dựng khẳng định, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình xây dựng. Trường hợp phí bảo hiểm này đã được tính vào giá hợp đồng thì bên nhận thầu phải thực hiện mua bảo hiểm công trình theo quy định. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Nguyễn Thế Ngọc Châu (tỉnh Đồng Tháp) đề nghị cơ quan chức giải đáp một số thắc mắc về việc mua bảo hiểm trách nhiệm trong hoạt động xây dựng. Cụ thể như sau: - Nhà thầu xây dựng có bắt buộc phải mua bảo hiểm thiết bị cho từng loại dụng cụ, thiết bị, máy móc trong quá trình thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư không? - Bảo hiểm với bên thứ ba nghĩa là gì? Trách nhiệm của nhà thầu đối với loại bảo hiểm này như thế nào? - Nếu nhà thầu không thực hiện một trong hai loại bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm với bên thứ ba thì xử lý thế nào? Chủ đầu tư có trách nhiệm gì với hai loại hình bảo hiểm nêu trên không? Bộ Xây dựng đã giải đáp các câu hỏi của ông Châu như sau: Theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 45 Mục 8 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình xây dựng. Trường hợp phí bảo hiểm này đã được tính vào giá hợp đồng thì bên nhận thầu phải thực hiện mua bảo hiểm công trình theo quy định. Nhà thầu bắt buộc phải mua các loại bảo hiểm cần thiết (bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm đối với bên thứ ba) để bảo đảm cho hoạt động của mình theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm đối với bên thứ ba là loại bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của doanh nghiệp xây dựng (nhà thầu) phát sinh do gây thiệt hại về tài sản và tính mạng, sức khỏe của người thứ ba liên đới (người lao động; người sử dụng thiết bị, công trình xây dựng ) trong quá trình thực hiện các công việc xây dựng, lắp đặt. Nếu chủ đầu tư và nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ. Việc chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật xây dựng sẽ tăng thêm chi phí nhưng là chi phí cần thiết cho một xã hội tiến bộ, để những bất cập xảy ra không bị lúng túng trong hành xử thực tế. Nếu được bảo hiểm, khi sự cố xảy ra, việc giải quyết sự cố sẽ không quá phức tạp. Các quy định về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng tại các văn bản quy phạm pháp luật Việc quy định các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng phải thực hiện mua bảo hiểm trong hoạt động xây dựng được quy định rõ ràng trong Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật Xây dựng, cụ thể như sau: Đối với các nhà thầu tư vấn: Điểm đ, Khoản 2, Điều 51, Điểm g, Khoản 2, Điều 58 và Điểm đ, Khoản 2, Điều 90, Luật Xây dựng quy định nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình: Điểm h, Khoản 2, Điều 76, Luật Xây dựng quy định: “Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ mua các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm”. Cũng tại Điểm b, Khoản 1, Điều 45, Nghị định số 48/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng đã quy định cụ thể hơn: “Bên nhận thầu phải thực hiện mua các loại bảo hiểm cần thiết (bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm đối với bên thứ ba) để bảo đảm cho hoạt động của mình theo quy định của pháp luật. Đối với chủ đầu tư: Điểm I, Phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với chủ đầu tư không mua bảo hiểm công trình theo quy định. Khoản 2, Điều 76, Luật Xây dựng quy định: “Chủ đầu tư xây dựng công trình có nghĩa vụ mua bảo hiểm công trình xây dựng”. Về quy định này, Điểm a, Khoản 1, Điều 45, Nghị định số 48/2010/NĐ-CP cũng đã nêu rõ: “Bảo hiểm công trình xây dựng do chủ đầu tư mua. Trường hợp, phí bảo hiểm này đã được tính vào giá hợp đồng thì bên nhận thầu thực hiện mua bảo hiểm công trình theo quy định”. Tuy nhiên tại Văn bản số 13994/BTC-BH ngày 19/11/2008, Bộ Tài chính đã có ý kiến: Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm trong hoạt động xây dựng không phải là bảo hiểm bắt buộc. Do đó, Bộ Tài chính không ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm trong hoạt động xây dựng. Việc mua, bán bảo hiểm trong hoạt động xây dựng được thực hiện như đối với các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác Nếu chỉ đọc qua thì thấy là các quy định về bảo hiểm giữa hai luật nêu trên mâu thuẫn và làm cho các chủ thể trong hoạt động xây dựng không biết phải thi hành theo quy định của Luật nào? Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 3, Điều 83, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau”. Do Luật Xây dựng ban hành ngày 26/11/2003 còn Luật Kinh doanh bảo hiểm ban hành ngày 09/12/2000 nên với quy định này thì rõ ràng các chủ thể phải thực thi mua bảo hiểm theo Luật Xây dựng. Các loại bảo hiểm trong hoạt động xây dựng Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, đây là loại bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp. DN bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức, Cty hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự phát sinh từ việc hành nghề chuyên môn. Những người hành nghề chuyên môn phải thực hành công việc, thao tác nghề nghiệp chuyên môn với sự cẩn thận và tay nghề đảm bảo yêu cầu chuyên môn. Tuy nhiên, thực tế vì nhiều lý do vẫn có thể gây thiệt hại cho bên thứ ba từ những hành động bất cẩn, những sai phạm hoặc thiếu sót trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn. Với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình (dưới đây gọi chung là nhà thầu tư vấn) được bồi thường những khoản sau: Số tiền mà người được bảo hiểm (nhà thầu tư vấn) có trách nhiệm thanh toán đối với các khiếu nại được lập chống lại người được bảo hiểm trong thời hạn ghi trong phụ lục là hậu quả trực tiếp của các hành động bất cẩn, sai sót hoặc thiếu sót khi người được bảo hiểm hoặc người làm thuê cho họ thực hiện các công việc chuyên môn được xác định trong Phụ lục hợp đồng bảo hiểm. Số tiền bồi thường của bảo hiểm được xác định theo các khoản trên và giới hạn bồi thường cho mỗi khiếu nại. Giới hạn bồi thường - mức trách nhiệm gộp cho tất cả các khiếu nại của bên thứ ba chống lại người được bảo hiểm trong một thời hạn bảo hiểm, bao gồm cả phí tổn và chi phí bào chữa do người được bảo hiểm chấp thuận mà DN bảo hiểm có thể phải trả. Trường hợp khiếu nại hàng loạt: Hai hay nhiều khiếu nại phát sinh từ một hành vi bất cẩn (ví dụ từ cùng một lỗi khảo sát, tính toán thiết kế hoặc giám sát thi công xây dựng). Bất kể số người bị thiệt hại, tất cả các khiếu nại này được coi là một khiếu nại và ngày xảy ra tổn thất là ngày mà khiếu nại đầu tiên trong một loạt khiếu nại được phát ra bằng văn bản chống lại người được bảo hiểm. Trong thực tế, các nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm cho đơn vị mình theo 1 trong 2 dạng: Mua cho toàn bộ hoạt động tư vấn có hợp đồng trong năm tài chính hay mua theo từng hoạt động riêng lẻ. Mức mua và mức chi trả bảo hiểm tương ứng không quy định mức sàn, nên thường là mua giá trị thấp. Có rất nhiều DN bảo hiểm do vậy cũng không cần thuê chuyên gia để phải xem xét năng lực tư vấn, giải pháp thiết kế, mức độ an toàn… để có cách hành xử (bán bảo hiểm) phù hợp như thông lệ các nước. Đặc biệt, các hoạt động tư vấn cho những công trình riêng lẻ của dân cư trong đô thị xây chen hầu như không mua bảo hiểm. Kết quả là khi xảy ra sự cố, do sơ suất nghề nghiệp, nhà thầu tư vấn không đủ khả năng tài chính để khắc phục, gây thiệt hại cho xã hội và phức tạp cho việc quản lý các hoạt động xây dựng. Ngoài ra các loại bảo hiểm cần thiết khác như (bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm đối với bên thứ ba) mà nhà thầu thi công xây dựng công trình bắt buộc phải mua để bảo đảm cho hoạt động của mình theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm đối với bên thứ ba là loại bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của DN xây dựng (nhà thầu) phát sinh do gây thiệt hại về tài sản và tính mạng, sức khỏe của người thứ ba liên đới (người lao động; người sử dụng thiết bị, công trình xây dựng ) trong quá trình thực hiện các công việc xây dựng, lắp đặt. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng trong các trường hợp này có thể được bảo hiểm bằng một hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm riêng biệt nhưng thông thường được bảo hiểm cùng với bảo hiểm tổn thất vật chất của công trình xây dựng trong cùng một hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng, lắp đặt. Nhà thầu thi công xây dựng có thể mua bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba đi cùng bảo hiểm tổn thất vật chất với hạn mức trách nhiệm không vượt quá 50% giá trị công trình được bảo hiểm ở phần thiệt hại vật chất và tối đa không quá 3 triệu USD. Phí bảo hiểm của phần trách nhiệm đối với người thứ ba được tính bằng 5% phí bảo hiểm của phần bảo hiểm thiệt hại vật chất. Tỷ lệ phí bảo hiểm này chỉ áp dụng với điều kiện bên mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất và trách nhiệm đối với người thứ ba trong cùng một hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp muốn được bảo hiểm với hạn mức trách nhiệm vượt quá giới hạn trên thì bên mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba bằng một hợp đồng bảo hiểm riêng biệt. Trong thực tế, các nhà thầu thi công xây dựng thường không mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Nếu có, đối với công trình lớn, là mua bảo hiểm máy móc thiết bị sử dụng và trách nhiệm bên thứ ba (và cũng chỉ mua tượng trưng). Việc nhà thầu thi công xây dựng mua đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định thường chỉ tiến hành với những dự án lớn, đặc biệt các dự án liên quan đến đầu tư nước ngoài (FDI, ODA). Nhiều trường hợp khi sự cố xảy ra do biện pháp thi công, nhà thầu thi công xây dựng rất khó khăn về năng lực tài chính để khắc phục. Lê Văn Thịnh - Trưởng Phòng Giám định 1 - Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng BẢO HIỂM CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG HOÀN THÀNH 1. Đối tượng bảo hiểm [...]... chữa; d.Tổn thất, tổn hại hậu quả dưới mọi hình thức 3 Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là giá trị thay thế của một hạng mục tương tự ở điều kiện mới, cùng tính năng, công dụng (sức chịu tải, sức chứa…) bao gồm tất cả các nguyên vật liệu, tiền lương, cước phí vận chuyển, thuế hải quan và các khoản lệ phí khác 4 Biểu phí Áp dụng biểu phí của MIC 5 Thủ tục bồi thường 5.1 Hồ sơ bồi thường - Giấy thông báo . bảo hiểm công trình xây dựng tại các doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt nam. Nội dung hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm. Mỗi doanh nghiệp bảo hiểm đều. về trật tự xây dựng 1. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép được cấp có thẩm quyền cấp: a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối. tất cả các khiếu nại của bên thứ ba chống lại người được bảo hiểm trong một thời hạn bảo hiểm, bao gồm cả phí tổn và chi phí bào chữa do người được bảo hiểm chấp thuận mà DN bảo hiểm có thể

Ngày đăng: 22/06/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình xây dựng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan