Người đại biểu dân cử ở địa phương với vai trò giám sát potx

6 213 0
Người đại biểu dân cử ở địa phương với vai trò giám sát potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Người đại biểu dân cử địa phương với vai trò giám sát Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND) quy định: "HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân địa phương" (Điều 1). "Giám sát của HĐND bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ họp; giám sát của Thường trực HĐND; giám sát của các Ban của HĐND và giám sát của đại biểu HĐND" (Điều 57). Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cùng bàn về “vai trò giám sát” dưới góc độ HĐND và đại biểu HĐND đang làm đúng việc, trúng với yêu cầu và thực hiện đúng cách các nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Theo đó, chúng ta xem xét vai trò và hiệu quả giám sát của người đại biểu dân cử về hoạch định và thực hiện chính sách; tìm hiểu các nguyên nhân cản trở việc đảm nhiệm vai trò này. Khái niệm Chúng tôi đưa ra một khái niệm có thể khá đơn giản: Giám sát là việc đánh giá hiệu quả và năng lực hoạt động của chính quyền địa phương. Giám sát là hoạt động phức tạp, vì nó dường như “cắt ngang” mọi công việc mà chính quyền địa phương đang làm. Đồng thời, giám sát không phải việc mà đại biểu dân cử nào cũng ưa thích. Hoạch định chính sách, lập chương trình, kế hoạch thì thú vị hơn việc theo dõi kiểm tra cách thức và quá trình thực hiện chúng. Có một vài vấn đề cần lưu ý (có thể cản trở) khi đại biểu HĐND thực hiện giám sát hiệu quả, đó là: Thứ nhất, trách nhiệm giám sát rất quan trọng, không thể giao cho một vài “chuyên gia” trong một lĩnh vực cụ thể, hoặc những người chỉ muốn giám sát các hoạt động bề nổi, mà cần phải được tất cả các thành viên trong HĐND ủng hộ; Thứ hai, không ít đại biểu HĐND có xu thế coi việc giám sát là sự tham gia vào các hoạt động hàng ngày của chính quyền địa phương. Điều cần lưu ý đây, là đại biểu dân cử không nên tham gia quá sâu vào công việc hành chính thường nhật. Điều này có thể làm hạn chế thẩm quyền giám sát và làm nản lòng những người có trách nhiệm thực thi chính sách, pháp luật; Thứ ba, để là một “người giám sát” khách quan, cần có các tiêu chuẩn đánh giá công việc. Tính khách quan sẽ bị giảm, khi các đại biểu tham gia vào quá trình triển khai thực hiện công việc. Giám sát quá trình ra chính sách Người đại biểu dân cử càng tiếp cận được gần công việc cụ thể thì vai trò giám sát càng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thực hiện vai trò này, đại biểu dân cử không được phép xem xét kỹ lưỡng các công việc cụ thể mà nên tập trung giám sát các mức độ cao (ví dụ, cần tránh những việc như chỉ dẫn cho các công nhân làm đường biết cách lấp một gà, bởi điều đó không cần thiết với bạn, và dĩ nhiên sẽ làm bực mình người “bị giám sát”). Bằng khả năng của mình, bạn phải làm đúng việc và không nên chỉ bó hẹp thang độ pháp quy về vai trò, trách nhiệm của đại biểu dân cử. Hầu hết các trường hợp đều phải giám sát hiệu quả các chính sách và các chương trình. Hiệu quả của chính sách khó đánh giá hơn nhiều so với đánh giá hiệu quả của một công việc, vì nó liên quan tới việc lựa chọn chính xác các nhu cầu khác nhau và tầm ảnh hưởng của chính sách cũng lớn hơn. Có 3 yếu tố chi phối công việc giám sát việc hoạch định chính sách và lập chương trình: - Có đáp ứng được nhu cầu đề ra không? - Có khả thi để thực hiện trong phạm vi địa phương không? - Đơn vị nào có thể thực hiện công việc hiệu quả nhất? Các câu hỏi có hệ thống sẽ giúp HĐND tập trung giám sát, đánh giá toàn diện về các chính sách, chương trình được chọn lựa. Giám sát việc hoạch định chính sách có mục đích đưa ra các định hướng lâu dài cho cộng đồng và phải biết chọn lọc, bảo tồn nguồn lực của địa phương. Giám sát việc thực hiện chính sách Sau khi đã trả lời được các câu hỏi trên và chính sách đã được ban hành, thì vai trò giám sát sẽ chuyển thành đánh giá việc thực hiện chính sách: - Chương trình hay dịch vụ có đáp ứng được nhu cầu của người dân, và đúng như HĐND mong đợi không? - Nhu cầu này được đáp ứng như thế nào? - HĐND có đánh giá nhầm tầm quan trọng của công việc và khả năng tạo thay đổi hay không? Giám sát việc thực hiện chương trình và dịch vụ là một quá trình nghiêm ngặt. Có thể có một khoảng cách vừa phải giữa nghị quyết của HĐND và việc triển khai thực hiện nó, khoảng cách này tồn tại ngay từ quan niệm của các chuyên viên trong chính quyền địa phương. Khoảng cách trong quá trình thực hiện là sự cách biệt giữa mục tiêu trong các chính sách, kế hoạch tài chính và kết quả thực hiện chính sách, quyết toán theo thực tế (so sánh với dự toán ban đầu). Một vài nguyên nhân gây ra khoảng cách này và gây khó khăn cho các kế hoạch hoàn hảo của HĐND, đó là: - Hoạch định chính sách dễ, thực hiện khó: Điều này có thể là nguyên lớn nhất tạo ra khoảng cách. - Cần một chiến lược triển khai thực hiện thành công một chính sách hoặc một chương trình: Một chiến lược được hiểu như một loạt hành động được đặt ra để đạt được mục đích chính sách. Nếu chỉ là một sáng kiến đơn giản, chiến lược có thể được hình thành từ một vài cuộc họp của lãnh đạo chính quyền địa phương và lãnh đạo các ban ngành; - Chính sách thường bị thiếu nguồn lực: Thiếu nguồn lực cần thiết là nguyên nhân lớn nhất biến chính sách thành “cái không thể đạt được” trong giai đoạn thực hiện chính sách. Thiếu ngân sách sẽ tạo ra sự không nhất quán giữa chính sách và thực hiện chính sách, hơn nữa, nhu cầu cần có thêm nhân sự và đào tạo nhân sự cũng là một rào cản lớn. Nhiều chính quyền địa phương cho rằng, có thể mở rộng các chương trình mà không cần tăng cường khả năng của nhân viên. Trong khi đó, các chính sách mới thường đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức, kỹ năng và quan điểm mới để thực hiện thành công; - Các chi phí hoạt động và bảo trì thường bị cấp thiếu; - Những người chịu trách nhiệm thực hiện chương trình và dịch vụ không tham gia đầy đủ vào quá trình lập kế hoạch; - Những người tiếp nhận chương trình và dịch vụ: Người dân được ví như các khách hàng sẽ tiếp nhận những sáng kiến khi bạn thực hiện công việc của mình, ví như đối với dịch vụ hành chính công hiện nay. Và ngược lại, sự tham gia của người dân có thể thúc đẩy đề xuất và phát triển sáng kiến mới. Điều ít được chú trọng đánh giá đúng mức là vai trò của người dân trong việc giám sát và đánh giá xem liệu các chương trình, dịch vụ có được tổ chức và thực hiện đúng cách hay không; và là một lực lượng quan trọng phát hiện ra các “lỗ hổng” chính sách và thực tiễn. - Đừng bỏ qua nhu cầu phát triển nhân sự và tổ chức: Có thể xuất hiện những rào cản, có thể là các thủ tục không cần thiết, các đơn vị, phòng ban được bố trí hoặc thực hiện những công việc không thích hợp và thiếu các biện pháp khuyến khích để thúc đẩy công việc. Vì thế, những can thiệp liên quan đến phát triển nhân sự và tổ chức có thể rất quan trọng để thực hiện thành công. Đầu tư phát triển nguồn lực rất có lợi, không lãng phí, đó là phần thưởng cho nhân viên. Phát triển nhân sự và tổ chức phải được coi như là chi phí hoạt động chính quyền địa phương và là một phần trong mọi chương trình và chính sách mới của HĐND; - Người giám sát hiệu quả cần có một hệ thống quản lý để giám sát công việc: Một chiến lược quản lý tốt hỗ trợ rất lớn cho nhiệm vụ giám sát của HĐND. Cần cố gắng loại bỏ sự can thiệp chính trị và quản lý ra khỏi quá trình giám sát, đánh giá, điều mà các đại biểu dân cử dường như luôn phải đối mặt khi thực thi vai trò của mình. Và việc xem xét có đạt được các kết quả dự kiến hay không quan trọng hơn việc giám sát tiến trình thực hiện nội bộ; - Hiểu rõ mục đích, chiến lược và cam kết thực hiện chính sách, đó là vai trò và trách nhiệm của HĐND: Trong vai trò người giám sát, kết quả sẽ ra sao nếu bạn không hiểu rõ mục đích và chiến lược trước khi giám sát? Vì vậy, nếu bạn nắm rõ các điểm cơ bản đó trong giai đoạn thực hiện chính sách, bạn sẽ giảm nhẹ gánh nặng thực hiện công việc giám sát. Đến đây, thông điệp đưa ra để ghi nhớ: giám sát việc thực hiện chính sách và các chương trình, dịch vụ đòi hỏi phải lấp các khoảng cách và lỗ hổng thực hiện trước khi nó có cơ hội phát triển. Lưu ý Dưới đây là một vài lưu ý để giám sát hiệu quả hơn khi công việc đang được thực hiện: - Đừng tham gia quá sâu, chỉ tham gia vừa đủ: Hai vấn đề lớn nhất mà người giám sát thường gặp là tham gia quá sâu và tham gia chưa đầy đủ. Nếu tham gia quá sâu sẽ làm giảm thẩm quyền và trách nhiệm đơn vị thực thi chính sách. Tham gia chưa đầy đủ lại bị nhìn nhận là trốn tránh trách nhiệm. Cả hai thái cực hành vi này đều làm cản trở tiến trình thực hiện công việc; - Phải có sự linh hoạt và điều chỉnh khi cần thiết đối với các công việc đang được thực hiện: Phải tính tới mọi bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chính sách và chương trình mới. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, tổ chức thực hiện điều chỉnh công việc cho phù hợp thực tế; - Xác định cách thức giải quyết bất đồng giữa các bên xung đột trước khi xung đột xảy ra: Xung đột là điều tất yếu và đó là một dấu hiệu lành mạnh (chúng tôi sẽ nói rõ hơn trong bài về vai trò người tác động) chỉ ra rằng, công việc đang tiến triển và mọi người liên hệ theo các cách khác nhau. Chính vì nó tất yếu, nên phải xác định được phương pháp quản lý xung đột trong vai trò giám sát và giúp người khác tự giải quyết xung đột. Nhiều khi, trong quá trình thực hiện công tác giám sát, các cơ quan dân cử địa phương than phiền nhiều nếu có rắc rối, nhưng lại không có được hành động có ý nghĩa quyết định để giải quyết. Giám sát đúng việc và đúng cách sẽ giúp HĐND làm tốt chức năng của mình sau khi ban hành chính sách và thông qua dự toán ngân sách địa phương. . Người đại biểu dân cử ở địa phương với vai trò giám sát Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND) quy định: "HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động. trình ra chính sách Người đại biểu dân cử càng tiếp cận được gần công việc cụ thể thì vai trò giám sát càng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thực hiện vai trò này, đại biểu dân cử không được phép xem. phương& quot; (Điều 1). " ;Giám sát của HĐND bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ họp; giám sát của Thường trực HĐND; giám sát của các Ban của HĐND và giám sát của đại biểu HĐND" (Điều 57).

Ngày đăng: 22/06/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan