Báo cáo nghiên cứu khoa học " Nên bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp THPT" docx

8 322 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Nên bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp THPT" docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nên bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp THPT Về kỳ thi Tốt nghiệp THPT, 4 năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tập trung trí tuệ, huy động tổng lực sức người, sức của của Nhà nước và phụ huynh, phát động cuộc vận động "Hai không", xây dựng “Mái trường thân thiện” bằng các biện pháp cải tiến kỹ thuật tổ chức thi như thi cụm, chấm chéo…, hy vọng có được một kỳ thi trong sạch, đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh. Kỳ thi năm nào cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết là: “Diễn ra đúng quy chế, an toàn, thành công tốt đẹp…”. Nhưng trong thực tế, những diễn biến, hệ luỵ, kết quả của các kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua đã không như Bộ GD&ĐT kỳ vọng mà ngược lại đã "lợi bất cập hại". 1. Thực tế "Cuộc vận động “Hai không” đã bị phá sản" mà biểu hiện cụ thể sự tiêu cực trong kỳ thi là kết quả tỷ lệ đậu tốt nghiệp đã cao lên một mức không tưởng. Điển hình cho tỷ lệ đậu không tưởng này là tỷ lệ đậu của hệ thống các Trung tâm giáo dục thường xuyên, nơi mà đại bộ phận là những ngôi trường yếu kém cả về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục cũng như chất lượng đầu vào (vốn là những em yếu, kém không thi đậu vào bất cứ một trường công lập, dân lập nào). Thế mà năm nay (2011), có nhiều Trung tâm trong phạm vi cả nước, kể cả các Trung tâm ở miền núi, rẻo cao có tỷ lệ đậu tốt nghiệp cao hơn các trường THPT quốc lập, thậm chí đậu đến 100%. Một ví dụ như ở Nghệ An, hai Trung tâm giáo dục thường xuyên ở hai huyện miền núi Kỳ Sơn và Quế Phong giáp biên giới Việt - Lào có tỷ lệ đậu tốt nghiệp, năm 2007 là 0%, đến năm 2011, đã vươn lên một cách thần kỳ, đậu đến 100% Càng không thể tưởng tượng nổi vì bệnh thành tích, một tập thể Sở GD&ĐT ở 11 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã ngồi lại với nhau, công khai, ngang nhiên qua mặt Bộ GD&ĐT soạn ra một đáp án, biểu điểm riêng (nhẹ hơn biểu điểm của Bộ) chấm bài cho học sinh vùng mình, để đạt tỷ lệ đậu cao hơn! Nói "lợi bất cập hại" là vì tổ chức thi như hiện nay là "không khoa học", "phản sư phạm". Nạn tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, thực tế đã thao túng kỳ thi, đưa đến một tỷ lệ đậu tốt nghiệp không đúng thực chất. Về phương diện vĩ mô, Bộ GD&ĐT không đánh giá đúng tình hình chất lượng giáo dục của bậc THPT, từ đó có kế hoạch phát triển nền giáo dục nước nhà. Tai hại hơn, công nhận một kết quả thi không đúng thực chất, vô hình chung đã giáo dục thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước - đạo đức nhân cách thiếu trung thực, gian xảo, lừa dối… Nói "lợi bất cập hại" còn ở chỗ, về vật chất, tổ chức kỳ thi rầm rộ, nặng nề, nhiêu khê (thi cụm, chấm chéo…) hao tổn sức người, sức của, gây tai nạn giao thông, lâm bệnh, chết người… Riêng kỳ thi năm 2011 đã tiêu tốn của nhà nước hơn 100 tỷ đồng (chưa kể hao tốn kinh phí của phụ huynh học sinh), có 3 giáo viên chết trên đường đi coi thi, 103 học sinh bị tai nạn giao thông trên đường đi thi, 1.203 học sinh bị ốm khi thi và hàng trăm học sinh do áp lực thi cử phải vào bệnh viện… Những gì không tốt đẹp đã xảy ra ở các kỳ thi tốt nghiệp THPT trong 4 năm qua đã khiến dư luận xã hội Việt Nam hết sức bức xúc, trong đó có ý kiến của các nhà khoa học, các học giả lớn, các nhà giáo dục đầu ngành có tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. Các đài, báo, mạng điện tử đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để đăng tải những bức xúc của xã hội. Sau mùa thi năm 2011, các ý kiến nói chung đều thống nhất đi về một hướng: bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, chuyển kỳ thi này về địa phương, về các trường tổ chức thi một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, như mọi người đều biết, từ cổ chí kim, xưa nay ở mức độ nhẹ, nặng khác nhau, đã thi là có tiêu cực. Chừng nào còn tổ chức "thi", Khái niệm “thi tốt nghiệp THPT" còn tồn tại trong nền giáo dục phổ thông, thì dù có biện pháp, sáng kiến kỹ thuật thi thế nào đi nữa, tệ nạn tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục vẫn xảy ra. Diệt trừ tận gốc hai căn bệnh này chỉ là ảo tưởng. Thiết nghĩ nên bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp THPT (dù là cấp Bộ hay cấp Trường) như đã bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp THCS mà “đưa về trường xét thành tích học tập toàn bộ bậc THPT (10, 11, 12) công nhận tốt nghiệp THPT”. Sau đây xin được đề nghị một phương án, để Bộ GD&ĐT tham khảo, chỉ đạo các cơ sở GD&ĐT và các trường THPT xét, công nhận tốt nghiệp THPT. Dựa vào kết quả học tập và rèn luyện toàn bộ chương trình học tập bậc THPT (lớp 10, 11, 12), nhà trường xét, đề nghị Sở GD&ĐT công nhận đậu tốt nghiệp THPT - Sở GD&ĐT xét, chuẩn y và cấp bằng tốt nghiệp THPT. 2. Những căn cứ để xét a. Căn cứ vào điểm số Có 3 loại điểm: - Điểm kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút. - Điểm kiểm tra 1 tiết. - Điểm kiểm tra học kỳ. Hiện nay, các trường THPT đều đã được trang bị thiết bị thông tin. Các loại điểm trên đều phải được hoà mạng để hiệu trưởng nhà trường quản lý. Để tránh tình trạng tiêu cực mỗi khi có điểm, giáo viên phải hoà mạng ngay. Việc hoà mạng này thực hiện với tất cả các loại điểm, tất cả các bộ môn, ở tất cả các lớp 10, 11, 12. - Điểm kiểm tra miệng, phát biểu ý kiến, kiểm tra 15 phút: Khi có điểm, giáo viên ghi điểm vào sổ chính của nhà trường, vào sổ cá nhân và hoà mạng lên hiệu trưởng. Mỗi tháng một lần, hiệu trưởng sẽ phản hồi công khai về lớp, điểm số cụ thể của các em ở từng lớp, để học sinh đối chiếu xem điểm số của thầy cô báo cáo lên hiệu trưởng có đúng với điểm số thực khi được hỏi miệng, trả lời phát biểu và trên bài chấm của các em hay không. - Điểm kiểm tra 1 tiết và điểm kiểm tra học kỳ I: Kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kỳ I, theo phân phối chương trình - Từng Tổ bộ môn có ngân hàng đề thi do hiệu trưởng nhà trường quản lý - Hiệu trưởng phối hợp với Tổ trưởng chuyên môn chọn đề kiểm tra và soạn đáp án - Chấm bài kiểm tra tập trung toàn tổ. Chấm bài xong Tổ trưởng nộp bài đã chấm lên Ban giám hiệu. Ban giám hiệu nhà trường chịu trách nhiệm ráp phách, lên danh sách điểm được hiệu trưởng nhà trường quản lý, sau đó thông báo công khai danh sách điểm cho các lớp. - Điểm kiểm tra học kỳ II: Đối với lớp 10 và lớp 11, đề kiểm tra học kỳ II vẫn lấy từ ngân hàng đề của nhà trường. Các bước chọn đề kiểm tra, soạn đáp án, chấm bài, ráp phách, lên điểm, quản lý điểm… tiến hành đúng như kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kỳ I. Riêng lớp 12, đề kiểm tra học kỳ II do Sở GD&ĐT cung cấp (xem phần trách nhiệm của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT). Tiến hành kiểm tra, chấm bài, lên điểm… đều diễn ra bình thường tại trường. Danh sách điểm số do hiệu trưởng quản lý. b. Vấn đề quản lý điểm số Việc tính điểm trung bình các bộ môn, trung bình học lực cuối năm ở tất cả các lớp 10, 11, 12 được thực hiện theo cách tính hiện hành của Bộ GD&ĐT. Để tránh mọi tiêu cực có thể xảy ra, hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm cập nhật, hoà mạng kịp thời, báo cáo lên Sở GD&ĐT điểm tổng kết cuối năm học của tất cả lớp 10, 11, 12 để Sở GD&ĐT và hiệu trưởng nhà trường cùng quản lý điểm. Riêng với lớp 12, hiệu trưởng phải hoà mạng, báo cáo lên Sở GD&ĐT, cả điểm kiểm tra học kỳ II. c. Xét - Công nhận - Cấp bằng tốt nghiệp THPT Căn cứ vào điểm trung bình học lực cuối năm học của tất cả các lớp 10, 11, 12, chủ yếu là trung bình học lực cuối năm lớp 12, nhà trường xét học sinh nào có điểm học lực trung bình trở lên (theo qui định hiện hành của Bộ GD&ĐT), hạnh kiểm không xếp loại kém thì được đề nghị lên Sở xét, công nhận đậu Tốt nghiệp THPT. Những em này được dự thi đại họccao đẳng. Những em không đạt mức điểm này được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy Chứng nhận đã học hết chương trình lớp 12 THPT, được dự thi Trung cấp, học nghề. Khi nhận được văn bản đề nghị công nhận đậu tốt nghiệp THPT của các trường, đối chiếu với điểm số các loại, mà các trường đã hoà mạng báo cáo, Sở GD&ĐT sẽ xem xét, công nhận và cấp Bằng đậu Tốt nghiệp THPT. Bằng Tốt nghiệp THPT do Giám đốc Sở GDĐT ký. Trường hợp xét cả quá trình học tập lớp 10, 11, 12 của học sinh ở một số trường nào đó có gì bất bình thường, Sở GD&ĐT có thể tiến hành thẩm định, kiểm tra xác suất cách tính điểm, xếp loại học lực, điểm chấm bài kiểm tra học kỳ II của lớp 12… của trường đó, trước khi xét cấp bằng THPT. d. Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT + Bộ GD&ĐT: Để quản lý tình hình học tập bậc THPT, nắm được mặt bằng chung về trình độ, chất lượng học sinh THPT trong cả nước, Bộ GD&ĐT đảm nhiệm 2 phần việc sau đây: + Cung cấp cho các Sở GD&ĐT một “Ngân hàng đề kiểm tra học kỳ II lớp 12” bao gồm tất cả các môn học thuộc chương trình lớp 12. + Quy định một "Khung thời gian" nhất định tiến hành kiểm tra học kỳ II lớp 12 cho các Sở GD&ĐT. Các Sở GD&ĐT tùy theo điều kiện thực tế ở địa phương mình mà quy định khung thời gian cho các trường trong tỉnh tiến hành kiểm tra học kỳ II ở lớp 12. - Sở Giáo dục và Đào tạo: + Quản lý ngân hàng đề kiểm tra học kỳ II của lớp 12 mà Bộ GD&ĐT đã cung cấp, chọn đề kiểm tra học kỳ II lớp 12 từ ngân hàng đề của Bộ cho các trường. Các trường có thể tiến hành kiểm tra học kỳ II vào những ngày khác nhau, trong khung thời gian Sở GD&ĐT đã quy định. + Quản lý tất cả các loại điểm tất cả các lớp 10, 11, 12, mà các trường đã báo cáo. Thẩm định xác suất chất lượng học trình ở một số trường, khi có hiện tượng bất bình thường. Xét, cấp bằng tốt nghiệp THPT. + Báo cáo về Bộ GD&ĐT kết quả xét, công nhận đậu tốt nghiệp THPT năm học của các trường. 3. Bỏ hẳn kỳ thi Tốt nghiệp THPT, thực hiện phương án xét kết quả học tập của cả quá trình học tập chương trình bậc THPT để cấp bằng tốt nghiệp THPT như phương án đã trình bày, nếu được chấp nhận thực hiện, sẽ thu được nhiều kết quả có lợi như sau: - Giảm áp lực thi cử đè lên xã hội: Hàng năm, cứ đến mùa thi tốt nghiệp THPT, mọi mặt hoạt động của xã hội nước ta như bị lôi cuốn cả vào kỳ thi, lợi bất cập hại (như đã nói ở phần trên). Bỏ hẳn kỳ thi chuyển về nhà trường xét sẽ biến kỳ thi nặng nề này thành nhiệm vụ, công việc dạy học bình thường, nhẹ nhàng của nhà trường, không hề tốn kém. - Xét kết quả học tập của cả quá trình học tập lớp 10,11,12 để công nhận tốt nghiệp, học sinh sẽ phải chăm chỉ cố gắng học tập từ lớp 10, các thầy cô giáo sẽ chăm lo việc giảng dạy, giúp đỡ học sinh tốt hơn, hiệu trưởng nhà trường sẽ nâng cao tính tự chủ, tinh thần trách nhiệm trước học sinh, trước nhân dân. - Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT bớt đi được một gánh nặng và vô cùng phức tạp về kỳ thi tốt nghiệp THPT để có điều kiện tập trung trí tuệ, công sức, tiền của, nghiên cứu các sách lược lớn phát triển giáo dục nước nhà. Về mặt thời gian, mọi công việc để tiến tới công nhận đậu tốt nghiệp THPT đều được hoàn thành ở trường, khi nhà trường kết thúc năm học, và một thời gian ngắn để Sở GD&ĐT xét thẩm định, chuẩn y, cấp bằng tốt nghiệp. Bộ GD&ĐT sẽ có thêm quỹ thời gian một tháng (do đã bỏ kỳ thi tốt nghiệp) để chuẩn bị cho kỳ thi đại họccao đẳng và đẩy kỳ thi này lên sớm hơn. - Xét kết quả học tập của quá trình học tập chương trình bậc THPT, Bộ GD&ĐT sẽ nắm được mặt bằng chung cả nước, chất lượng thực sự của học sinh, phân loại được học sinh. Từ đó, Bộ GD&ĐT sẽ có cứ liệu, để hoạch định kế hoạch đào tạo nhân lực các mặt, cho đất nước phát triển. Có thể có chỗ nào đó trong phương án xét, công nhận đậu tốt nghiệp này chưa hợp lý, còn khe hở. Nhưng với phương án này, bệnh tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục sẽ giảm đến mức tối đa. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, ý thức tự chủ, lòng tự trọng, ý chí phấn đấu vươn lên cho thế hệ trẻ sẽ được thực hiện tốt./. ■ Thái Hữu Thịnh . này chỉ là ảo tưởng. Thi t nghĩ nên bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp THPT (dù là cấp Bộ hay cấp Trường) như đã bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp THCS mà “đưa về trường xét thành tích học tập toàn bộ bậc THPT. bằng tốt nghiệp. Bộ GD&ĐT sẽ có thêm quỹ thời gian một tháng (do đã bỏ kỳ thi tốt nghiệp) để chuẩn bị cho kỳ thi đại học và cao đẳng và đẩy kỳ thi này lên sớm hơn. - Xét kết quả học tập. đậu tốt nghiệp THPT năm học của các trường. 3. Bỏ hẳn kỳ thi Tốt nghiệp THPT, thực hiện phương án xét kết quả học tập của cả quá trình học tập chương trình bậc THPT để cấp bằng tốt nghiệp

Ngày đăng: 22/06/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan