Báo cáo nghiên cứu khoa học "Làm gì để cải cách giáo dục lần thứ tư chắc thắng " potx

6 502 1
Báo cáo nghiên cứu khoa học "Làm gì để cải cách giáo dục lần thứ tư chắc thắng " potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm để cải cách giáo dục lần thứ chắc thắng Trước tình hình giáo dục hiện nay của nước ta, nhiều người đòi hỏi phải có một cuộc cải cách giáo dục mới. Có một số ý kiến được đưa ra như soạn lại chương trình, viết lại sách giáo khoa phổ thông với dự trù kinh phí là 70 nghìn tỷ đồng, nhưng chưa nhận được sự đồng tình của các cấp, các ngành cũng như dư luận xã hội. Thiết nghĩ, việc cần làm và có thể làm ngay là xem xét lại cách chỉ đạo thực hiện cải cách giáo dục năm 1979 để sắp tới nếu có cải cách giáo dục thì phải nắm chắc phần thắng. Trong sự chỉ đạo cải cách giáo dục năm 1979 đã mắc những thiếu sót cần nhìn nhận để tránh không lặp lại như: 1. Thời đại đã ghi nhận sự phát huy nội lực ở người học quyết định chất lượng giáo dục nhưng chúng ta vẫn coi “nhà giáo quyết định chất lượng giáo dục” (Điều 15 - Luật Giáo dục). Hậu quả là sau 32 năm nhìn lại, cách dạy, cách học ở nước ta vẫn cũ mèm, lại chuốc thêm cái nạn “dạy thêm, học thêm tràn lan”, giáo dục không chính quy bị coi khinh (Đà Nẵng không thừa nhận các bằng không chính quy). - Thời đại cũng đã coi cách dạy, cách học quan trọng hơn kiến thức nhưng chúng ta vẫn đặt kiến thức lên trên. Khi có Nghị quyết cải cách giáo dục năm 1979 thì lo làm chương trình, sách giáo khoa mà xem nhẹ việc đổi mới cách dạy và cách học. Hậu quả là chương trình nặng, quá tải, sách bài tập để luyện thi thì quá nhiều. - Quản lý thiếu khoa học, thường lập luận thiếu biện chứng, thiếu hệ thống. Năm 1979, khi cuộc cải cách giáo dục chỉ thay sách mà không đổi mới cách dạy, cách học vì cho rằng: nội dung quyết định phương pháp nên muốn đổi mới phương pháp phải chờ có nội dung mới (tức là chờ chương trình và sách giáo khoa mới) mà quên mất chiều ngược lại vì phương pháp cũng tác động trở lại nội dung và có tính độc lập tương đối của nó. Hoặc như, tuyển sinh vào đại học đã mấy chục năm vẫn giữ nguyên cách thi tuyển, nghĩa là thí sinh phải làm ba bài thuộc chương trình phổ thông trong phạm vi 4 khối A, B, C, D và các khối năng khiếu. Thế rồi, số thí sinh càng ngày càng tăng và đến hôm nay công tác tuyển sinh trở nên hết sức căng thẳng, phải huy động rất nhiều lực lượng không chỉ lực lượng của ngành giáo dục mà còn của các ngành khác, lại thêm cả đội quân áo xanh (sinh viên tình nguyện). Tuy rằng, việc chỉ đạo thực hiện thi cử như vậy trong năm 2011 được đánh giá là có nhiều ưu điểm và kỳ thi được coi như thắng lợi nhưng thắng lợi ấy chỉ là cái vỏ bên ngoài còn nội dung thì có tác động như thế nào đến chất lượng giáo dục thì cũng khó tìm thấy. Chẳng hạn, giáo dục nước ta có rất ít tác dụng đối với kinh tế nhưng giáo dục của chúng ta lại rất yếu về mặt hướng nghiệp, dạy nghề, công nghệ, nhưng giáo dục phổ thông lại không có hướng nghiệp. Ở kỳ thi tuyển sinh vào đại học thì hướng nghiệp rất mờ nhạt với 4 khối A, B, C, D và các khối năng khiếu. Hãy thử nhìn ra nước Pháp đã tuyển sinh Đại học nhẹ nhàng bao nhiêu (đánh trống ghi tên) mà vẫn có chất lượng là nhờ ở phổ thông có hướng nghiệp bài bản, có đổi mới cách dạy, cách học. Ở ta thiếu hai việc đó nên mãi mà Đại học vẫn bị chê là phổ thông cấp 4 dù cho tuyển sinh hết sức căng thẳng. - Mấy lần nước ta làm cải cách giáo dục đã có những ý kiến chê rằng để cho cải cách sư phạm đóng một vai trò rất thụ động, chỉ biết ngồi chờ cho có chương trình phổ thông mới, sách giáo khoa mới để mà thích nghi. Giáo viên phổ thông chỉ được bồi dưỡng một cách rất thụ động qua một lớp bồi dưỡng kiểu thầy giảng trò nghe. - Ta cũng ít nhạy cảm với cái mới để có thể thực hiện đi tắt, đón đầu. Ví dụ, đã 21 năm nay, trong khoa học có một ngành mới gọi là “sáng tạo học” nhưng ngành giáo dục Việt Nam chưa có chuẩn bị để dần dần và từng bước đưa nó vào nhà trường. Trong khi ngành khoa học ấy rất thuận lợi đối với chúng ta vì nó không yêu cầu trang thiết bị gì, lại có cơ sở triết học là triết học duy vật biện chứng. Trước đây, ta đã chậm trễ trong việc đưa tin học vào nhà trường, đáng lẽ phải biết rút kinh nghiệm để nhanh chân hơn với “sáng tạo học”. Ta cũng rất chậm chân trong việc sử dụng vệ tinh phục vụ giáo dục. 2. Trên cơ sở những điều trên đây, xin được kiến nghị một vẫn đề tích cực về sự chuẩn bị để tiến hành một cuộc cải cách giáo dục mới. Trước hết, phải lo cải cách sư phạm, cố làm sao cho rõ nội dung đổi mới cách dạy, cách học. Có thể giao cho hai trường Đại học sư phạm trọng điểm tiên phong đi trước. Mỗi trường nhận một đề tài, cho đến khi đã rõ thế nào là dạy theo cách mới và học theo cách mới. Điều này chắc chắn sẽ gắn chặt với việc đưa nghiên cứu khoa học vào trường phổ thông và gắn ngành giáo dục với cuộc sống. Hình thức thuận lợi nhất để làm việc đó thì ta đã làm thử thành công trước đây (từ năm 1977-1988). Đó là hình thức vừa học sư phạm vừa làm giáo viên (gọi tắt là vừa học vừa làm). 11 năm làm thử đã cho ra lò được 2000 giáo viên có chất lượng và đã được tổng kết cẩn thận, làm rõ sức mạnh nội tại của phương thức đào tạo này. Tiếc rằng sau đó, nhu cầu không còn (để đáp ứng lại sự thiếu giáo viên sau khi thống nhất đất nước). Mới đây, trên báo chí nước ngoài có thông tin sau đây: Ba quốc gia Mỹ, Anh và Úc đều cho rằng hình thức vừa học vừa làm là hình thức tốt nhất để đào tạo thầy thuốc và thầy giáo. Các quốc gia nói trên cũng đang tiến hành cải cách sư phạm theo hướng đó. Điều này cũng dễ hiểu vì muốn học một cái mà chỉ nghe, chỉ nhìn thì chưa ăn thua mà phải vừa học, vừa làm thực sự ngay trong cuộc sống theo những chuẩn mực khoa học chặt chẽ thì mới chóng giỏi và chóng thành thạo. Như vậy, nếu nhất trí với ý kiến này thì sẽ tận dụng được 11 năm làm thử trước kia. Sơ bộ có vài ý kiến như vậy để mở ra một cuộc thảo luận về cách chuẩn bị cho cuộc cải cách giáo dục sắp tới. Ta đã có vệ tinh, vậy ngành giáo dục cũng nên chuẩn bị tích cực để sử dụng vệ tinh vào giáo dục từ xa. Cần thấy rằng, giáo dục từ xa không những rẻ tiền mà còn đưa lại chất lượng nếu như biết tạo ra những động lực kích thích người học. Chính hình thức vừa học vừa làm nói trên cũng đã cần đến giáo dục từ xa nhưng những năm 1977-1988, dù chưa có công nghệ thông tin, thậm chí cũng chưa có công nghệ photocopy nhưng chỉ cần ra một chủ trương: “sinh viên từ xa phải thi tốt nghiệp chung với sinh viên chính quy” là đã kích thích họ phải học tập nghiêm chỉnh, chủ yếu là tự học. Nhờ vào đó, tuy họ được tuyển vào học đại học khi đã hỏng thi vào đại học nhưng đạt điểm sàn. Như vậy, với giáo dục từ xa, có thể mở rộng cửa đại học và tìm được những cách tuyển sinh mới, chẳng hạn, dùng cách cho học thử từ xa, rồi tuyển sinh dựa trên kết quả học tập đó. Bên cạnh đó, cần chủ động liên kết phổ thông với Đại học, dạy nghề. Tuy là cải cách giáo dục phổ thông nhưng nếu không liên kết với đại học và dạy nghề thì sẽ không phát huy được hết nội lực. Với liên kết đại học - phổ thông thì có thể đưa công tác nghiên cứu khoa học vào trường phổ thông. Trường đại học Sư phạm Hà Nội đã làm thử thành công trong 15 năm (1970-1985) và cũng tham gia nhiều nghiên cứu khoa học từ năm 1983-1990. Nhiều người vẫn có ý kiến “đại học nghiên cứu khoa học còn chưa ra sao nữa là phổ thông, trung cấp”. Ý kiến này bây giờ đã trở thành lạc hậu vì ngày nay người ta đã thừa nhận rằng, để sáng tạo, EQ cũng quan trọng không kém IQ, thậm chí có khi hơn. Điều đó giải thích tại sao ông nông dân lớp 7 lại sáng tạo hơn ông kỹ sư, thầy trung cấp sư phạm lại nghiên cứu có hiệu quả hơn thầy đại học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức liên kết đại học - phổ thông thành công trong 15 năm (1970- 1985) rồi bị nạn “dạy thêm, học thêm” lôi kéo mất học sinh làm đề tài. Hiện nay, trường Phổ thông dân lập Đông Đô (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang cố gắng học tập Đại học Sư phạm Hà Nội. Để thuận lợi cho liên kết hệ thống, nên đưa cả ba hệ “phổ thông, đại học, dạy nghề” về cùng một bộ. Cuối cùng phải làm chương trình và sách giáo khoa nhưng sau khi đã thấm các ý kiến nêu trên. Ví dụ, sẽ không có chương trình kiến thức mình cần, nên người làm chương trình không còn tham nhồi nhét kiến thức. Ở nước ta đã có việc học sinh phổ thông có 9 năm ngồi học chung với học sinh học phổ thông 12 năm khi cả hai lên học đại học. Đó là do học sinh 9 năm còn kế thừa được thói quen tự học và có văn hoá đọc nên học đã tự khỏa lấp được những lỗ hổng trong chương trình 9 năm./. ■ GS.Vs Nguyễn Cảnh Toàn . Làm gì để cải cách giáo dục lần thứ tư chắc thắng Trước tình hình giáo dục hiện nay của nước ta, nhiều người đòi hỏi phải có một cuộc cải cách giáo dục mới. Có một số ý kiến. ngay là xem xét lại cách chỉ đạo thực hiện cải cách giáo dục năm 1979 để sắp tới nếu có cải cách giáo dục thì phải nắm chắc phần thắng. Trong sự chỉ đạo cải cách giáo dục năm 1979 đã mắc những. theo cách mới và học theo cách mới. Điều này chắc chắn sẽ gắn chặt với việc đưa nghiên cứu khoa học vào trường phổ thông và gắn ngành giáo dục với cuộc sống. Hình thức thuận lợi nhất để làm

Ngày đăng: 22/06/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan