Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx

92 1.2K 2
Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ BẢN VỀ KẾ HOẠCH HÓA THEO VÙNG LÃNH THỔ I. sở khoa học hình thành quá trình kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ : Quá trình kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ dựa trên các sở khoa học sau * Quá trình phân công lao động xã hội đòi hỏi phải quá trình tổ chức và kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ. Bởi vì kết quả phân công lao động xã hội sẽ làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới mà các ngành sản xuất mới xuất hiện đó đòi hỏi phải được phân bố vào các vùng lãnh thổ cụ thể, phải được tổ chức, quản lý theo lãnh thổ mới điều kiện phát triển được. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, tạo điều kiện để con người nghiên cứu sản xuất ra được nhiều sản phẩm mới góp phần thỏa mãn được mọi nhu cầu của con người. Từ đó nó đã thúc đẩy các ngành sản xuất mới hình thành và phát triển và thúc đẩy quá trình quản lý kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ phát triển nhanh hơn * Do yêu cầu của các quy luật kinh tế đòi hỏi phải quá trình tổ chức kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ. Các quy luật kinh tế yêu cầu chung là : nâng cao hiệu quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được yêu cầu đó đòi hỏi phải vừa kế hoạch hóa theo ngành, vừa phải tổ chức tốt lãnh thổ cho các ngành hoạt động. Yêu cầu của các quy luật phát triển cân đối kế hoạch nền kinh tế quốc dân đòi hỏi phải duy trì, bảo đảm cân đối theo ngành, đồng thời duy trì đảm bảo cân đối theo lãnh thổ. Trên sở đó mới đảm bảo được các cân đối trên phạm vi nền kinh tế quốc dân. Trong thực tế chỉ thực hiện được các yêu cầu trên của các quy luật kinh tế mới tạo ra được khả năng giảm được sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, nâng cao được hiệu quả kinh tế 1 Mặt khác trong 3 yếu tố của sản xuất ( tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động ) thì sức lao động là yếu tố bản nhất, nó gắn liền với những điều kiện bảo đảm đời sống, bảo đảm tiêu dùng trên vùng lãnh thổ. Từ đó đòi hỏi cần phải coi trọng việc phân bố dân cư, lao động và việc bảo đảm các điều kiện phục vụ tốt cho sản xuất, phát huy tính chủ động sáng tạo của nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Mối liên hệ giữa các yếu tố sản xuất, giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa yêu cầu của sản xuất, đời sống với tổ chức lãnh thổ được thể hiện như sau : Kết luận : - Yêu cầu của các quy luật kinh tế chỉ thể thông qua hoạt động kế hoạch trên vùng lãnh thổ mới trở thành hiện thực - Yêu cầu của các quy luật kinh tế nói chung và quy luật phát triển cân đối kế hoạch nền kinh tế quốc dân là sở khoa học quan trọng của quá trình tổ chức và kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ. * Nhận thức của các nhà kinh điển và của Việt Nam về vai trò của lãnh thổ trong phát triển kinh tế - xã hội : C.Mác : xem lãnh thổ không gian là điều kiện tiên quyết đầu tiên của mọi hoạt động của con người LêNin : khi thông qua kế hoạch GÔELRÔ LêNin yêu cầu cần xác định địa điểm phân bố các sở công nghiệp, các sở năng lượng sẽ được xây dựng 2 - Tư liệu lao động - Đối tượng lao động - Sức lao động Mua bán sản phẩm tiêu dùng;Nhà ở; Dịch vụ; Đi lại; Giáo dục, y tế Được phối hợp thực hiện trong vùng lãnh thổ bằng các hoạt động - Tổ chức quá trình vận tải - Tổ chức hợp tác sản xuất - Phân bổ, sử dụng : vốn, vật tư, lao động - Lựa chọn địa điểm - Tổ chức các mối liên hệ kinh tế, dịch vụ - Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội Yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng : - Vừa liên quan đến ngành - Vừa liên quan đến vùng lãnh thổ Tổ chức kế hoạch các hoạt động trên đây theo vùng lãnh thổ Việt Nam đã sớm nhận thức về vai trò của lãnh thổ, nhưng đến Đại hội Đảng lần thứ IV mới kết luận xác đáng về vai trò của tổ chức và kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ ở nước ta. II. Những nội dung chủ yếu của tổ chức và kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ 1. Nội dung của kế hoạch hóa theo ngành : Do nền kinh tế quốc dân càng phát triển thì quy mô của ngành ngày càng được mở rộng và cấu ngành ngày càng phức tạp. Từ đó đòi hỏi phải tổ chức, quản lý và kế hoạch hóa theo ngành nhằm giải quyết những vấn đề : chuyên môn hóa, hợp tác hóa, giải quyết trang bị kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất, tổ chức lại sản xuất trong mỗi ngành. Nội dung của tổ chức và kế hoạch hóa theo ngành bao gồm : * Quản lý toàn bộ quá trình tái sản xuất mở rộng của ngành : Trên sở xác định nhu cầu của nền kinh tế quốc dân về sản phẩm của ngành từ đó nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong ngành * Tổ chức điều hòa phối hợp hoạt động của các thành phần kinh tế trong phạm vi ngành * Thực hiện hợp tác hóa sản xuất giữa các xí nghiệp trong ngành hoặc giữa các ngành khác nhau qua nhóm sản phẩm Như vậy tổ chức và kế hoạch hóa theo ngành nhằm giải quyết những vấn đề như : - Quy mô, tốc độ phát triển - cấu sản phẩm - Khoa học kỹ thuật công nghệ - Chất lượng chủng loại sản phẩm - Vấn đề tích lũy của ngành Đồng thời cần lưu ý : quản lý kế hoạch hóa của ngành chỉ giới hạn, ngành không thể đi sâu vào quản lý toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh như trong chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp 2. Kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ : 3 Kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ là một quá trình mà trong đó sản xuất cũng như các hoạt động khác của ngành luôn luôn tồn tại trên một địa điểm, gắn liền với một không gian lãnh thổ nhất định Trên giác độ đó Ăngghen đã viết : " Trái đất là phòng thí nghiệm lớn, nó cung cấp tư liệu sản xuất, nguyên liệu cũng như dựa vào đó mà hoạt động và là sở của mọi khối cộng đồng " Dựa trên quan điểm đó của Ăngghen thể đưa ra những nhận xét sau : - Muốn hoạt động hiệu quả thì mọi quá trình kinh tế - xã hội đều không tách rời một địa điểm điều kiện phù hợp với quá trình đó - Địa điểm sản xuất được hiểu là : một vị trí, một địa điểm mà ở đó diễn ra quá trình kết hợp các yếu tố sản xuất : tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Quá trình kết hợp này gọi là quá trình kết hợp bộ phận của nền kinh tế quốc dân và muốn hiệu quả cao cần sự phối hợp giữa ngành và lãnh thổ Trên sở đó thể hiểu một cách đầy đủ hơn : kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ đó là một quá trình mà trong đó diễn ra việc nghiên cứu, bố trí ngành vào vùng, tạo ra khả năng hình thành các vùng kinh tế. Tổ chức các mối liên hệ kinh tế, làm cho ngành và vùng liên hệ chặt chẽ với nhau, điều hòa các hoạt động kinh tế - xã hội trên lãnh thổ. Thực hiện sự phát triển tổng hợp trên phạm vi lãnh thổ Tuy nhiên điều đáng chú ý là : trong quá trình tổ chức, kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ cần hướng vào tạo điều kiện cho ngành phát triển thuận lợi nhất, tận dụng được mọi thế mạnh của vùng lãnh thổ, trên sở đó mà thúc đẩy vùng, ngành, nền kinh tế quốc dân cùng phát triển nhanh trong một cấu kinh tế quốc dân thống nhất, tức là tổ chức lãnh thổ, tạo điều kiện về mặt lãnh thổ, điều hòa phối hợp hoạt động trên lãnh thổ Còn kế hoạch hóa theo ngành chủ yếu là hướng dẫn quá trình tái sản xuất mở rộng của ngành 3. Nội dung chủ yếu của kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ : 4 Kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ bao gồm những nội dung chủ yếu sau : a) Bố trí các sở sản xuất của ngành vào vùng lãnh thổ, góp phần hình thành cấu kinh tế lãnh thổ lợi nhất Mục đích : - Tạo ra được sự ăn khớp giữa yêu cầu của ngành và điều kiện cho phép của vùng lãnh thổ - Đưa ngành vào vùng để góp phần hình thành và chuyển dịch cấu kinh tế của vùng lãnh thổ - Thúc đẩy cấu kinh tế trung ương và kinh tế địa phương cùng phát triển trong một cấu kinh tế quốc dân thống nhất Cách làm : - Vùng lãnh thổ phải biết mình đang cần sản phẩm gì ?. Cần ngành nào? Và lãnh thổ khả năng về những mặt nào ? - Dựa vào đó để lựa chọn và bố trí những ngành sản xuất chính : bảo đảm sản xuất những sản phẩm chủ lực của vùng lãnh thổ, tỷ trọng lớn, chi phối đời sống của vùng - Lựa chọn, bố trí các sở sản xuất phụ, bổ trợ, các sở dịch vụ phục vụ đời sống dân cư b) Điều hòa hoạt động của các ngành trên lãnh thổ. Mục đích : - Huy động hết năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế - Nâng cao được hiệu quả hoạt động của các ngành trên lãnh thổ Cách làm : - Tổ chức các mối liên hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành, giữa các thành phần kinh tế trên lãnh thổ. Sau đó sử dụng mối liên hệ đó để tác động vào các ngành - Bảo đảm các điều kiện hoạt động cho các ngành trên lãnh thổ như điện nước, lao động, nguyên liệu 5 - Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các ngành trên lãnh thổ chẳng hạn như tổ chức hợp lý mạng lưới vận tải, tổ chức tốt mạng lưới dịch vụ đời sống, tối ưu hóa vốn đầu tư - Thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội để tác động vào hoạt động của các ngành c) Cải tạo cấu kinh tế của vùng lãnh thổ Vì sao phải cải tạo : Vì cấu kinh tế của vùng lãnh thổ hiện nay còn nhiều nhược điểm ví dụ như cấu giữa công nghiệp và nông nghiệp cải tạo cấu kinh tế của vùng lãnh thổ mới tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hóa, nâng cao được tỷ suất hàng hóa của vùng Định hướng cải tạo : - Cải tạo cấu sản xuất, cấu kinh tế trong nông nghiệp - Tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề - Tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ d) Kế hoạch hóa quá trình tổ chức đời sống dân cư trên vùng lãnh thổ : Mục đích : - Bảo đảm tái sản xuất sức lao động về số lượng và chất lượng - Nâng cao đời sống dân cư Để đạt được mục đích đó cần xúc tiến việc xây dựng kết cấu hạ tầng như điện, nước, giao thông vận tải, vui chơi giải trí, giáo dục đào tạo. 4. Để thực hiện được 4 nội dung trên đây trong kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ cần thực hiện tốt quá trình phân bố lực lượng sản xuất Phân bố lực lượng sản xuất là quá trình tổ chức lãnh thổ của sản xuất, là sắp xếp, bố trí các đơn vị sản xuất, phục vụ sản xuất trên sở nghiên cứu đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ và yêu cầu của nền kinh tế quốc dân, yâu cầu của các quy luật kinh tế, quy luật tự nhiên Đối với Việt nam hiện nay, trong phân bố lực lượng sản xuất cần chú ý đến hai vấn đề : 6 - Chống tự phát chạy theo lợi nhuận đơn thuần. Vì điều đó sẽ gây ra tình trạng hoặc bỏ sót nhu cầu của xã hội hoặc cung vượt cầu đưa đến lãng phí của cải vật chất - Phải tăng cường quản lý Vĩ mô trong phân bố và phát triển lực lượng sản xuất Nhiệm vụ của phân bố lực lượng sản xuất: - Tạo ra sự nhất trí giữa yêu cầu của ngành và điều kiện cho phép của lãnh thổ nhằm đảm bảo cho ngành phát triển - Thông qua quá trình phân bố lực lượng sản xuất, phát hiện những khả năng mới, tiềm lực mới của lãnh thổ, từ đó biện pháp huy động để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống dân cư. Trong điều kiện hiện nay, để thực hiện tốt quá trình phân bố lực lượng sản xuất cần giải quyết một số vấn đề như: - Mỗi vùng phải đánh giá cho được trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ tổ chức không gian của lãnh thổ. Chẳng hạn như vùng Đông Nam bộ và 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận sản xuất ra 62% giá trị sản lượng công nghiệp, bảo đảm 52% ngân sách nhà nước, Bảo đảm 70% kim ngạch xuất khẩu và thu hút 53% dự án đầu tư nước ngoài - Cần nghiên cứu để hiểu rõ những nguyên nhân nào đưa đến sự hình thành tổ chức không gian lãnh thổ đó - Từ đó đưa ra hướng tổ chức không gian đó cần được thay đổi như thế nào trong tương lai - Đánh giá đúng khả năng về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện về kinh tế - xã hội của vùng và cả nước, nắm được xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của trong và ngoài nước Các bước tiến hành phân bố lực lượng sản xuất : a) Phân vùng ngành: Dựa trên sở xác định, tính toán các điều kiện cho phép của mỗi vùng lãnh thổ, ngành vạch ra hướng phân bố ngành vào vùng lãnh thổ b) Hình thành vùng kinh tế bản : Kinh tế vùng lãnh thổ và quá trình hình thành vùng kinh tế bản ở nước ta : 7 - Lãnh thổ hành chính đó là địa giới không gian và nội dung quản lý của nhà nước trên không gian xác định đó. Còn vùng kinh tế lại thể hiện giới hạn của một không gian vận - Quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của bất cứ một quốc gia nào cũng chính là tổng hợp sự phát triển của các vùng kinh tế hợp thành. Vì mọi chủ thể kinh tế đều được hoạt động và diễn ra trên một không gian lãnh thổ nhất định - Quá trình hình thành và phát triển vùng kinh tế bản ở nước ta : Trong những năm đầu của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Việt Nam được chia ra thành các liên khu để vừa phù hợp với quản lý hành chính, phát triển kinh tế trong điều kiện chiến tranh Đến Đại hội Đảng lần thứ III: Miền Bắc được xác định kinh tế vùng theo Trung du, miền núi, đồng bằng. Nghi quyết đại hội III nêu rõ : " Phải phân bố hợp lý sức sản xuất ở đồng bằng, trung du, miền núi, điều chỉnh sức người giữa các vùng, quy hoạch từng bước vùng kinh tế, thực hiện sự phân công, phối hợp giữa các vùng với nhau " Đến Hội nghị Trung Ương V ( Khóa III tháng 7/1961 ) đã đặt ra vấn đề phân vùng nông nghiệp. Dưạ vào chủ trương đó, Uy ban Kế hoạch nhà nước, Bộ Nông nghiệp đã phân chia miền Bắc thành 4 vùng kinh tế nông nghiệp lớn với 46 tiểu vùng. Tổng cục lâm nghiệp lúc đó cũng xây dựng các tài liệu để phân vùng lâm nghiệp. Uy ban Kiến thiết bản nhà nước cũng triển khai nghiên cứu quy hoạch địa điểm xây dựng miền Bắc. Song do điều kiện chiến tranh, các dự án trên chưa được phê chuẩn và triển khai Đến Đại hội Đảng lần thứ IV: coi trọng phát triển vùng, đã phân chia lãnh thổ Việt Nam thành 4 vùng kinh tế bản. Nghị quyết Đại hội IV xác định " Tiến hành phân vùng quy hoạch sản xuất để phát triển tất cả các vùng: Đồng bằng, trung du, miền núi và miền biển, sắp xếp hình thành những khu vực lớn, sản xuất tập trung chuyên môn hóa" Đại hội IV: Phân định Việt Nam thành 7 vùng kinh tế lớn : 8 - Đồng bằng Sông Hồng - Đồng bằng Sông cửu Long - Miền Đông Nam bộ - Duyên hải Trung bộ - Khu 4 cũ - Miền núi, trung dự án phía Bắc - Tây Nguyên + Tháng 3/1984 : Uy ban phân vùng kinh tế Trung ương ( thành lập năm 1977) đã dự án phân chia lãnh thổ Việt Nam thành 4 vùng kinh tế lớn tổng hợp là : Bắc bộ, Trung bộ, Tây nguyên, Nam bộ + Đến Đại hội Đảng VI : Dựa trên việc kế thừa cách phân vùng của Đại hội V đồng thời yêu cầu các quan chức năng tiếp tục nghiên cứu về phân vùng kinh tế ở nước ta + Đến Đại hội VII: Tiếp tục nghiên cứu việc phân vùng kinh tế theo Đại hội V và VI + Đến Đại hội Đảng lần thứ VIII: Đưa ra 4 vùng kinh tế lớn theo tính chất địa lý: - Vùng kinh tế đô thị - Vùng Đồng bằng - Vùng miền núi - Vùng kinh tế biển Song cách phân vùng này gặp khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Từ đó chính phủ lại đưa ra dự án xây dựng vùng kinh tế theo 8 vùng kinh tế Đồng bằng Sông Hồng gồm các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam định, Thái Bình, Ninh Bình. Đông Bắc gồm các tỉnh : Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, quãng Ninh Tây Bắc gồm các tỉnh: Lai Châu, Sơn la, Hòa Bình 9 Bắc Trung bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quãng Bình, Quãng Trị, Thừa Thiên Huế Duyên hải Nam Trung bô gồm các tỉnh: Đà Nẵng, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, ĐắkLắk, Lâm Đồng Đông Nam bộ gồm các tỉnh : Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu Đồng bằng Sông Cửu Long gồm các tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau Đồng thời chủ trương xây dựng 3 vùng trọng điểm kinh tế của đất nước nhằm tạo đầu tư cho quá trình phát triển Vùng trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quãng Ninh Vùng trọng điểm Miền Trung: Huế - Đà Nẵng - Quãng Ngãi Vùng trọng điểm phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu III. Kết hợp kế hoạch hóa theo ngành và theo vùng lãnh thổ : 1. Vì sao phải kết hợp : Quá trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân được thực hiện theo hai hướng : - Theo ngành : nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến tái sản xuất mở rộng của ngành - Theo vùng lãnh thổ : nhằm giải quyết những vấn đề về tổ chức không gian lãnh thổ, giải quyết những yêu cầu của ngành liên quan đến lãnh thổ Do đó phải kết hợp với nhau để bảo đảm ngành và vùng phát triển theo định hướng thống nhất. (Chẳng hạn như về sản xuất lương thực mục tiêu đặt ra là đến năm 2005 sản xuất nông nghiệp đạt được 35 triệu tấn. Mục tiêu này phải được thống nhất trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và đó cũng là mục tiêu của 61 tỉnh thành phố trong cả nước.) đồng thời kết hợp mới nâng cao được hiệu 10 [...]... trên lãnh thổ 12 CHƯƠNG II MỘT SỐ VẤN ĐỀ BẢN TRONG KẾ HOẠCH HÓA Ở CẤP VÙNG LÃNH THỔ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ LOẠI VỪA TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG I Tỉnh là một cấp vùng lãnh thổ hành chính - kinh tế loại vừa : 1 Lãnh thổ theo nghĩa rộng : - Đó là một vùng đất đai của một quốc gia trọn vẹn - thể đó là một vùng đất đai của nhiều nước - Đó là một vùng đất đai bên trong một quốc gia 2 Lãnh thổ. .. đề xuất những giải pháp để cải tạo, xây dựng những vùng kinh tế đã thành những vùng kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh hơn Phân vùng kinh tế là sở để giải quyết những vấn đề sau đây : - Phân bố lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội - Kết hợp được ngành và lãnh thổ trong kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, trong quản lý kinh tế - Quy hoạch vùng lãnh thổ Căn cứ để tiến hành phân vùng kinh... hợp trong quy hoạch và bố trí vốn đầu tư trên vùng lãnh thổ: Kết hợp trong quy hoạch và bố trí vốn đầu tư trên vùng lãnh thổ : bố trí các ngành trên lãnh thổ, bố trí vốn đầu tư phải được cả ngành và vùng thống nhất với nhau 11 d Kết hợp trong các cân đối lãnh thổ : Cân đối lãnh thổnhững cân đối nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành nhưng liên quan chặt chẽ đến điều kiện cho phép của lãnh thổ Chẳng hạn... cấu lãnh thổ bao gồm những bộ phận nào : 1 cấu sản xuất của lãnh thổ : cấu sản xuất của lãnh thổ đó là cấu sản xuất đã được lựa chọn và việc bố trí cấu đó trong vùng lãnh thổ với mục đích hình thành cho được các tổng hợp thể kinh tế Trong điều kiện hiện nay bố trí cấu sản xuất trong nông nghiệp trên lãnh thổ cần bảo đảm những yêu cầu sau : - Chuyển mạnh cấu sản xuất nông nghiệp theo. .. tiền hàng Bản thân từng ngành định kỳ thông báo những yêu cầu liên quan đến lãnh thổ cho lãnh thổ biết Lãnh thổ sẽ xem xét và đưa vào trong kế hoạch của lãnh thổ Trên sở đó tiến hành cân đối lãnh thổ, nếu gặp khó khăn thì ngành và lãnh thổ cùng nhau giải quyết e Kết hợp trong tổ chức đời sống cho dân cư Mục đích là nhằm giúp cho ngành phát triển một cách tốt nhất, giúp cho ngành và lãnh thổ thực... - xã hội Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Kế hoạch 5 năm Kế hoạch hàng năm - Chương trình - Dự án 32 CHƯƠNG III KẾ HOẠCH HÓA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG TRÊN VÙNG LÃNH THỔ I Vai trò của kết cấu hạ tầng trong đời sống kinh tế - xã hội và quốc phòng : 1 Kết cấu hạ tầng : là một tổ hợp các sở của các ngành được tổ chức, bố trí trên một vùng lãnh thổ để phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở... như thế nào : + Nếu lãnh thổ được phân chia theo phạm vi thì : - Lãnh thổ toàn vẹn - Lãnh thổ đơn vị ( nằm bên trong một quốc gia ) + Nếu chia theo tính chất thì các loại : - Lãnh thổ hành chính - Lãnh thổ kinh tế 3 Lãnh thổ hành chính được hình thành trên sở các điều kiện : - Quy mô dân cư, Dân tộc, Điều kiện để phát triển giao thông vận tải, Vấn đề phòng thủ Dựa trên những điều kiện đó,... động, cấu và chất lượng lao động 5 Vùng kinh tế : Đơn vị lãnh thổ kinh tế tên chung là vùng kinh tế Vùng kinh tế nhiều loại, song các nhà kinh tế quan tâm đến 2 loại vùng chủ yếu là : - Vùng kinh tế chuyên môn hóa ( vùng kinh tế mỏ, vùng công nghiệp ) - Vùng kinh tế tổng hợp Vùng kinh tế tổng hợp lại được chia ra thành các cấp vùng khác nhau tùy thuộc vào quy mô của nó : + Vùng kinh tế bản. .. cực của điểm dân cư đến cấu lãnh thổ, khi xây dựng các điểm dân cư phải xuất phát từ : yêu cầu của sản xuất, yêu cầu của đời sống SƠ ĐỒ CẤU LÃNH THỔ cấu sản xuất Tài nguyên Kết cấu hạ tầng Tư liệu lao động Đối tượng lao động Sức lao động Không gian lãnh thổ Tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ, văn hóa xã hội, giáo dục, y tế cấu dân cư Điểm dân cư 29 V Vấn đề phân vùng, quy hoạch trên địa bàn tỉnh,... thành hiện thực cần tác động của lãnh thổ tức là phải tổ chức cho được tổng hợp thể kinh tế trên lãnh thổ Để tổ chức tổng hợp thể kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần giải quyết một số vấn đề sau : 20 - Vạch cho được chương trình phát triển của vùng Chương trình này phải dựa trên sở kết quả phân vùng quy hoạch của cả nước Khi vùng đã chương trình phát triển thì tỉnh, . CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ HOẠCH HÓA THEO VÙNG LÃNH THỔ I. Cơ sở khoa học hình thành quá trình kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ : Quá trình kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ dựa. hoạt động sản xuất kinh doanh như trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp 2. Kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ : 3 Kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ là một quá trình mà trong đó sản. vùng lãnh thổ : 4 Kế hoạch hóa theo vùng lãnh thổ bao gồm những nội dung chủ yếu sau : a) Bố trí các cơ sở sản xuất của ngành vào vùng lãnh thổ, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế lãnh thổ có

Ngày đăng: 21/06/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I

  • SƠ ĐỒ CƠ CẤU LÃNH THỔ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan