kết cấu kỹ thuật trạm truyền thanh truyền hình

61 859 2
kết cấu kỹ thuật trạm truyền thanh truyền hình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I KẾT CẤU KỸ THUẬT TRẠM TRUYỀN THANH TRUYỀN HÌNH Trạm truyền thanh là nơi thu chương trình phát thanh của Đài phát thanh Trung ương, Đài phát thanh của tỉnh, Đài phát FM của huyện, làm các chương trình phát thanh địa phương, khuếch đại các tín hiệu này lên tới công suất yêu cầu và phân phối đi tới tất cả các loa truyền thanh lớn, nhỏ đấu trên các đường dây truyền thanh của hệ thống. Để đưa tiếng nói chỉ đạo của huyện tới khắp địa bàn huyện, nhiều huyện đã đặt thiết bị phát sóng cức ngắn FM. Phần lớn các huyện đã có trạm truyền thanh, khi cần đặt thiết bị phát FM, thường kết hợp đặt cùng trong trạm truyền thanh. Từ năm 1991, chương trình truyền hình Trung ương được phát bằng vệ tinh để phủ sóng truyền hình toàn quốc. Trên toàn quốc, với thiết bị thu hình vệ tinh TVRO ta có thể thu được chương trình truyền hình Trung ương. Trạm phát lại truyền hình có nhiệm vụ thu chương trình bằng TVRO và phát lại trong một khu vực dân cư. Trạm truyền hình thường được đặt ở điểm cao để anten truyền hình có lợi thế trong việc phát sóng, mở rộng diện phủ sóng. Theo mô hình kỹ thuật của ngành, trên một anten phát hình, có thể bố trí anten phát FM kết hợp cho phát sóng FM của địa phương. Như vậy, trong trạm máy sẽ đặt cả thiết bị phát lại truyền hình và phát FM. 1.1. SƠ ĐỒ KHỐI TRẠM TRUYỀN HÌNH Các thiết bị dùng trong trạm truyền thanh có thể chia làm 3 khối chính và 4 khối phụ. Ba khối chính là: 1- Thiết bị làm chương trình phát thanh địa phương và thu chương trình phát thanh Trung ương, tỉnh hoặc huyện. 2- Thiết bị khuếch đại là các máy tăng âm 3- Thiết bị phân phối công suất ra. Bốn khối phụ là: 1 1- Thiết bị điều khiển 2- Thiết bị kiểm tra và báo hiệu 3- Thiết bị cung cấp điện lực 4- Thiết bị bảo vệ, an toàn lao động. Sơ đồ khối một trạm truyền thanh trình bày ở hình 1.1. Theo sơ đồ này, ta thấy khối làm chương trình gồm có: Hình 1.1: Sơ đồ khối trạm truyền thanh a- Máy thu MT và anten để thu sóng tiếp âm b- Đường tiếp âm trực tiếp và biến áp B để tiếp âm các chương trình truyền bằng đường dây đưa tới như: Chương trình từ các cuộc mít tinh, hội diễn, hội nghị, hội thảo ở hội trường, sân vận động, nhà hát… c- Máy ghi âm GA để làm các chương trình của địa phương như: Phóng sự ghi âm, phát biểu ý kiến trong phòng bá âm, biểu diễn văn nghệ địa phương. d- Micro M và bộ khuếch đại micrô KĐM để phát thanh viên đọc trong phòng bá âm. e- Nơi có dùng đĩa hát thì có máy quay đĩa PU và bộ khuếch đại quay đĩa KĐQĐ. 2 Khối khuếch đại (tăng âm) gồm có: a- Các tầng tiền tăng âm TTA b- Tăng kích động hay tiền công suất TSC c- Tầng công suất CÔNG SUấT Khối phân phối đường ra có bảng phân phối fiđơ PPF, tại đó có thể đóng, cắt kiểm tra các đường fiđơ đấu vào trạm máy. Về các thiết bị phụ trên sơ đồ có: - Khối KTBH là các thiết bị kiểm tra báo hiệu. - Khối N là khối nguồn điện cung cấp. - TĐ là hệ thống tiếp đất để bảo vệ an toàn. Ngoài ra, còn có các thiết bị phụ khác để bảo vệ an toàn chống sét và phòng cháy. 1.2. SƠ ĐỒ KHỐI TRẠM TRUYỀN THANH CÓ ĐẶT MÁY PHÁT FM Khi đặt máy phát FM cùng trong trạm truyền thanh, thì có thể dùng chung nguồn điện cung cấp, nguồn tín hiệu của chương trình phát thanh và các thiết bị phụ, thiết bị an toàn. Hình 1.2: Sơ đồ bố trí trạm phát FM Thiết bị đặt thêm cho máy phát FM gồm có: - Máy phát FM - Anten phát FM - Fiđơ nối máy phát FM ra anten phát FM. - Ổn áp xoay chiều cung capá điện áp ổn định cho máy phát FM. 3 - Quạt làm mát máy FM. Hình 1.2 là sơ đòo khối một trạm máy phát FM (theo mẫu của trạm do ACCT viện trợ năm 1991) 1.3. SƠ ĐỒ KHỐI TRẠM PHÁT LẠI TRUYỀN HÌNH 1.3.1. Trạm phát lại truyền hình Sơ đồ khối một trạm phát lại truyền hình hoàn chỉnh trình bày ở hình 1.3. Theo sơ đồ này, sóng điện tử phát từ vệ tinh được thu bằng anten parabol, tập trung vào phễu hứng sóng, qua bộ khuếch đại LNB và dẫn về thiết bị thu vệ tinh TVRO. Tại đây, chương trình truyền hình được tách ra, kiểm tra bằng mô ni tơ `1, đồng thời đưa vào bộ chuyển mạch audio-video. Bộ chuyển mạch này còn nhận 3 tín hiệu khác từ 2 máy video cát sét 1, 2 và từ một micrô. Mỗi video cát sét đều có mô-ni-tơ kiểm tra (mô ni tơ 2 và 3) Sau chuyển mạch audio-video, tín hiệu truyền hình được đưa tới máy phát hình và từ đó đưa lên anten phát. Trong không gian, anten phát sẽ bức xạ các tín hiệu này. Trong trạm phát lại truyền hình còn đặt một máy thu hình để thu sóng phát từ máy phát hình nhằm kiểm tra chương trình phát ra từ máy phát hình. Từ bộ chuyển mạch audio-video còn có đường tín hiệu tới mô-ni-tơ 4 để kiểm tra tín hiệu ra của bộ chuyển mạch. 1.3.2. Trạm phát lại truyền hình và phát FM Người ta thường đặt chung với cột anten phát lại truyền hình anten phát FM, nhất là dùng cho các trạm ở huyện. Trong trường hợp này thì trong trạm, ngoài thiết bị phát lại truyền hình như đã nêu ở mục 1.3.1, người ta còn đặt thêm thiết bị phát FM gồm: - Máy phát FM - Anten phát FM - Thiết bị làm chương trình phát thanh và đưa chương trình tới máy phát FM. Các thiết bị khác như cung cấp nguồn điện, chiếu sáng, quạt mát máy, hệ thống chống sét, hệ thống tiếp đất… dùng chung với trạm phát lại truyền hình. 4 Hình 1.3: Sơ đồ khối trạm truyền hình cỡ nhỏ 5 CHƯƠNG II TTHIẾT BỊ DÙNG TRONG TRẠM TRUYỀN THANH TRUYỀN HÌNH 2.1. THIẾT BỊ CHÍNH 2.1.1. Thiết bị dùng cho trạm truyền thanh Các thiết bị chính dùng cho trạm truyền thanh là: a. Thiết bị làm chương trình gồm: Thiết bị làm chương trình địa phương: - Micrô đặt trong phòng bá âm và phòng máy. - Các máy ghi âm để thu ghi chương trình và phát lại chương trình vào máy tăng âm. - Các máy ghi âm lưu động dùng cho các phóng viên. - Bàn trộn dùng để điều khiển các tín hiệu khi làm chương trình địa phương như: làm chương trình có cả lời giới thiệu của phát thanh viên đọc trước micrô ở phòng bá âm và nhạc nền chạy bằng máy ghi âm, lời đối thoại của phóng viên tại nơi phỏng vấn với người được phỏng vấn… Thiết bị tiếp âm Đài Trung ương, Đài tỉnh là máy thu, thường là loại chuyên dụng như Ka-dắc-tưng, Isim… Máy thu phải được sóng trung và sóng ngắn của đài Trung ương, thu được sóng trung hoặc sóng ngắn của đài cấp tỉnh, thu được sóng cực ngắn FM của đài huyện (hoặc đài tỉnh có phát FM). b. Thiết bị khuếch đại: Gồm các máy tăng âm để khuếch đại tín hiệu của chương trình lên tới mức công suất cần thiết để đấu tất cả các loa công cộng và loa gia đình ở địa phương. c. Thiết bị phân phối công suất ra: Do có nhiều đường dây truyền thanh đấu vào trạm máy và trong trạm máy có thể có nhiều máy tăng âm hoặc có máy tăng âm dự phòng để thay thế cho máy chính khi bị sự cố hoặc tu sửa, nên cần có thiết bị phân phối công suất ra. Tại thiết bị này, ta có thể dễ dàng và nhanh chóng chuyển đổi máy tăng âm dự phòng thay thế cho máy chính. Nếu có nhiều máy tăng âm, thì thiết bị phân phối 6 này có thể cho ta tình huống mà đấu đường dây truyền thanh vào máy tăng âm thích hợp. Trên thiết bị phân phối công suất ra còn bố trí các thiết bị phụ để bảo vệ chống sét, bảo vệ quá tải, an toàn đấu đất và các thiết bị đo thử đường daya. Chi tiết các thiết bị phụ thuộc được trình bày ở mục 2.2 2.1.2. Thiết bị dùng cho phát FM Thiết bị chính dùng cho phát FM là máy phát FM và anten phát FM, dây cáp cao tần nối máy phát FM với các chấn tử của anten phát. Máy phát FM phải đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật đã nêu trong tiêu chuẩn của ngành 92 TCN2-90. Dây cáp cao tần thường dùng là cáp đồng trục, có trở kháng thích hợp với trở kháng đường ra của máy phát FM. Trở kháng ra của máy phát FM thường là 50 ôm hoặc 75 ôm. Đường nối từ máy phát lên anten được gọi là đường fiđơ. Anten càng cao thì truyền sóng càng tốt, nhưng đường dây fiđơ lại càng dài và càng làm suy giảm công suất truyền tải từ máy phát tới chấn tử của anten phát. Các chấn tử của anten phát thông thường được bố trí để phát vô hướng, trong điều kiện địa hình bằng phẳng và trạm máy phát ở trung tâm của địa bàn. Nếu địa bàn phức tạp thì phải bố trí các chấn tử anten để phát có định hướng, búp hướng anten nhằm vào các vùng của địa bàn ở xa trung tâm đặt máy phát. 2.1.3. Thiết bị dùng cho phát lại truyền hình Thiết bị chính dùng cho phát lại truyền hình được quy định theo mô hình mẫu gồm: - Máy phát hình màu hệ PAL/DK - Anten phát và đường dây fiđơ - Bộ thu vệ tinh TVRO gồm: Anten thu parabol và bộ phận thu sóng vệ tinh, bộ điều khiển anten parabol. - Đầu video cát – sét VHS. - Tivi / mônitơ mầu để kiểm tra tín hiệu ở từng công đoạn thu vệ tinh, trước máy phát hình và sau khi đã phát sóng. 7 - Bộ chuyển mạch để chuyển đổi đầu nối tín hiệu vào máy phát lại truyền hình. Ngoài ra, còn có các thiết bị phụ khác như nguồn ổn áp, chống sét, an toàn 2.2. THIẾT BỊ PHỤ 2.2.1. Các mối tiếp xúc điện Trong các máy tăng âm truyền thanh, thường dùng ba loại mối tiếp xúc điện: - Tiếp xúc điểm - Tiếp xúc đường - Tiếp xúc mặt. Hai loại trên thường dùng ở mạch có dòng điện nhỏ hơn như ở mạch đo, mạch tín hiệu vào. Loại tiếp xúc mặt dùng ở mạch có dòng điện lớn như cầu dao điện lực, cầu dao đường ra. Các mối tiếp xúc được cấu tạo đặc biệt để giữ cho điện trở tiếp xúc nhỏ. Người ta thường dùng đồng hồ đỏ loại tốt được mạ một lớp bạc và đôi khi còn dùng cả bạch kim để làm mối tiếp xúc. Chính vì điện trở nhỏ mà nhiệt lượng sinh ra ở mối tiếp xúc ít, giữ cho nhiệt độ của mối tiếp xúc bình thường không vượt quá 50-60 0 C. Khi cắt mạch, hai má tiếp xúc rời nhau lúc này sẽ phát sinh tia lửa điện. Tia lửa này nếu lớn quá thì có thể làm nóng chảy và phá hỏng mối tiếp xúc. Khi đóng mạch mối tiếp xúc, có thể gây ra những chấn động cơ khí làm các má tiếp xúc không tiếp ngay với nhau, mà còn mở đóng vài lần. Chính trong thời gian đó đã phát sinh ra các tia lửa điện có hại. Mặt khác, khi đóng mạch có thể đo những sai lệch về kết cấu cơ khí, mà các mặt tiếp xúc không trọn vẹn, khiến cho điện tiếp xúc nhỏ, mật độ dòng điện chạy qua tăng, làm tăng nhiệt độ mối tiếp. Ta cần phải biết rõ tính năng và biết giữ gìn, sử dụng quy cách các mối tiếp xúc để giữ cho máy chạy được an toàn, liên tục. Đã có những trường hợp do 8 tiếp xúc xấu mà gây ra cháy hỏng linh kiện, mất tín hiệu, mất điện làm gián đoạn phát thanh. Vì vậy, ta không được xem nhẹ các mối tiếp xúc điện. a. Tính năng của các mối tiếp xúc: Khi sử dụng các mối tiếp xúc ta cần nắm vững hai tính năng cơ bản của chúng: - Dòng điện cực đại cho phép đi qua trong trạng thái công tác. - Điện áp cực đại cho phép trong trạng thái cắt mạch. Trên một cầu dao điện có ghi 250V-10A, có nghĩa là: - Khi cắt điện thì điện áp chịu đựng giữa hai má tiếp xúc cực đại là 250V. - Khi đóng mạch làm việc thì dòng điện qua mối tiếp xúc không được vượt quá 10A. Khi sử dụng phải xem xét không được để điện áp và dòng điện thực tế vượt quá trị số này. b. Bảo quản các mối tiếp xúc: Các mối tiếp xúc điện cần giữ gìn cho sạch sẽ, không bị han rỉ, các ốc bắt dây phải xiết chặt. Không được để bụi bám vào các mối tiếp xúc; khi có bụi bẩn bám ở các mối tiếp xúc, phải dùng cồn axêtôn lau cho sạch. Không được dùng giấy nháp thô hay giũa thô mà đánh các mối tiếp xúc vì như vậy sẽ làm hư hại lớp mạ ngoài của mối tiếp xúc. Khi đóng cầu dao, phải đóng thật chặt và hết cỡ. Không được đóng nửa vời gây tiếp xúc không chặt. Dòng điện qua mối tiếp xúc là căn cứ theo điện tích tiếp xúc đầy đủ của mối tiếp xúc. Dòng không chặt làm hẹp diện tiếp xúc, khiến mật độ dòng điện tăng lên cao, làm nóng và hỏng mối tiếp xúc. Ở nhiều nơi, mối tiếp xúc bị hỏng do không được giữ gìn sạch sẽ và xiết chặt. Tại sao mối tiếp xúc xấu lại có thể gây cháy được? Ta biết rằng khi có dòng điện 1 chạy qua điện trở R thì nhiệt lượng sẽ toả ra là: Q = 0,24RI 2 t Khi tiếp xúc tốt thì R nhỏ, Q nhỏ, nhiệt lượng phát ra ít và nhiệt độ chỗ tiếp xúc không cao. ngược lại, khi tiếp xúc xấu thì R làm cho Q lớn, nhiệt độ lên 9 cao. Nhiệt độ càng cao, càng làm cho mối tiếp xúc xấu, càng làm cho Q tăng nhanh. Quá trình này cứ tiếp tục, cho đến khi chỗ tiếp xúc đó bị cháy. Nếu không may mối tiếp xúc bị đánh lửa, có một chút sần sùi thì phải chữa ngay. Có thể dùng giấy nháp thật mịn (số 00) đánh cho sạch chỗ sần sùi. Cũng có thể dùng loại dũi mịn như dũa mĩ nghệ để dũa sạch chỗ sần sùi. Nếu không sửa ngay thì quá trình đánh lửa sẽ mạnh hơn mỗi khi đóng mở và cuối cùng làm hỏng mối tiếp xúc. Để đảm bảo giữ chặt các mối tiếp xúc, thường có những lò xo nén, ép các má tiếp xúc với nhau. Phải lưu ý điều chỉnh để những lò xo này nén tốt. Nếu sức nén yếu, có thể gây ra dao động cơ khí dẫn tới đánh lửa giữa hai má tiếp xúc. Để bảo vệ các má tiếp xúc với dòng quá độ khi đóng cắt mạch, người ta đấu song song và nối tiếp xúc mộ tụ điện hoặc một mạch RC nối tiếp như hình 2.2.1 a, b. cũng có thể dùng một ống phóng điện như hình 2.2.1c. Hình 2.2.1: Mạch bảo vệ mối tiếp xúc c. Các mối tiếp xúc thường gặp và hiệu: - Công tắc và cầu dao một chiều: Dùng để tiếp và cắt mạch (hình 2.2.2). Công tác còn gọi là hãm tắt mở. a- hiệu cắt mạch b- hiệu tiếp mạch Hình 2.2.2 - Công tắc và cầu dao hai chiều: 10 [...]... kháng và điện trở cách điện đường dây truyền thanh Trong các trạm truyền thanh truyền hình thường dùng máy đo Z mã hiệu HA-58 Liên Xô sản xuất a Cấu tạo: Hình 2.3.1: Bố trí mặt máy đo trở kháng HA-58 Máy gồm có một bộ tạo sóng để tạo ra điện áp có tần số 400Hz và mạch đo Nguồn điện cung cấp cho máy là nguồn xoay chiều 110v hay 220v Mặt ngoài của máy được thể hiện ở hình 2.3.1 1- Đèn báo; 2- Núm điều chỉnh;... nối qua vòng đồng vào mối 3 Hình 2.2.9 Hình 2.2.10 5- Cầu dao: Cầu dao dùng để đóng cắt điện nguồn, có dòng điện lớn đi qua Cầu dao có kết cấu như hình 2.2.11 Cầu dao có 2 loại: - Cầu dao đơn hay cầu d… một chiều, chỉ có thể đóng hay cắt mạch điện - Cầu dao hai chiều: Loại này có thể đổi nguồn điện Hình 2.2.11: Cấu tạo của jắc Cầu dao phải có hộp bọc bảo vệ an toàn như hình 2.2.13 Ứng dụng: Ta hãy... trong hai mạch điện khác (Hình 2.2.3) Thanh đồng (chỗ tô đậm) trong hình luôn luôn liền với B - Mối tiếp xúc dùng cho rơ le, khoá đảo mạch: A B C A B C a- B tiếp A b- B tiếp C Hình 2.2.3 (1) và (2) là những thanh 1 2 1 2 Hình 2.2.4 2.2.2 Khoá gạt, chuyển mạch, jắc, phích, cầu dao Các khoá gạt, chuyển mạch, jắc, phích, cầu dao dùng để cắt, tiếp đối nối các mạch điện Trong thiết bị trạm có các loại như:... K Cấu tạo của rơ le từ xoay chiều được trình bày ở hình vẽ 2.2.17 Tác dụng của vòng đồng K là để giữ cho má của rơ le không bị rung trong khi rơ le đang chạy Khi dòng xoay chiều thao tác đưa vào cuộn dây của rơ le thì sinh ra trong lõi sắt một từ thông Φ0, Φ0 là một từ thông xoay chiều nên có lúc triệt tiêu và ở thời điểm đó không có súc hút thanh động Như vậy, thanh động dễ bị rung Hình 2.2.16: Cấu. .. lượng nhiệt vừa đủ Cấu tạo của rơ le nhiệt như hình 2.2.18 Rơ le nhiệt gồm một thanh được ghép bởi hai bán kim loại có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau (4) và (5) Trên thanh ghép có cuộn một cuộn dây điện trở 6, với hai đầu ra là a và b Phía trên của thanh ghép là các mối tiếp xúc 1, 2, 3 và miếng cách điện 8 Khi dòng điện vào hai đầu a, b thì dòng điện qua cuộn dây điện trở 6 làm nóng thanh ghép 4, 5 Do... nhanạ tín hiệu điều khiển làm chuyển động chổi quét đổi mối tiếp xúc Bộ dò tìm từng nấc thường được dùng trong các thiết bị điều khiển từ xa, tự động điều khiển trong các đài trạm truyền thanh Kết cấu của bộ dò tìm từng nấc như hình 2.2.19 Mỗi xung điện của tín hiệu điều khiển đưa tới làm nam châm điện hút một lần và do đó làm chổi quét chuyển đi một nấc Vì vậy, có thể xem số lượng xung đienẹ của tín... trong môt giây 19 Hình 2.2.19: Cấu tạo của bộ dò tìm từng nấc Trong bộ AΠK của tủ máy tăng âm truyền thanh bán dẫn TYΠB 0,25x2; tủ phân phối CTP, đều có dùng bộ dò tìm từng nấc để thực hiện tự động điều khiển và điều khiển từ xa 2.2.5 Báo hiệu: Trong khi trực máy, người công nhân cần thiết phải biết tình hình, trạng thái, cách bố trí, hoạt động, vận hành của thiết bị đang hoạt động trong trạm Vì vậy, cần... phích hai chạc a- Phích một chạc hay phích đơn: Cấu tạo như hình 2.2.7 Thường dùng để nối anten vào máy thu, nối các mạch đo, mạch tín hiệu điện áp thấp b- Phích hai chạc hay phích kép: Cấu tạo như hình 2.2.8 Dùng để cắm vào ổ cắm điện, tiếp điện cho hai sợi dây đầu vào của một gánh tiêu th ụ như: mỏ hàn, máy thu… c- Phích một chạc hai cực: Cấu tạo như hình 2.2.9 12 Loại này có cực dương tiếp ra phía... nhau nên thanh này bị uốn cong lên đẩy miếng cách điện 8 và làm mối tiếp xúc 2 cắt khỏi mối 3 và tiếp vào mối 1 18 Hình 2.2.18: Cấu tạo của rơ le nhiệt Thời gian từ khi đóng điện vào cuộn dây a, b cho tới khi rơ le hoạt động là tuỳ thuộc vào nhiệt lượng rơ le được cung cấp, tức là tùy thuộc vào dòng điện qua cuộn dây điện trở 6 và cũng tuỳ thuộc vào tính chất của hai bản kim loại cấu tạo thành thanh ghép... sắt hai được nhiễm từ và hút thanh động 4 Lúc đó đầu 6 được đâẩ lên và ép cho hai mối tiếp xúc 5 tiếp mạch Khi cắt mạch điện thì lõi sắt 2 không bị từ hoá nữa, lực hút của lõi sắt 2 đối với thanh động 4 bằng không Đồng thời lò xo 8 lại kéo thanh động ra và thanh động trở lại trạng thái cũ Rơ le được trình bày ở trên là rơ le điện một chiều Rơ le điện xoay chiều cũng có cấu tạo tương tự, song khác với . CHƯƠNG I KẾT CẤU KỸ THUẬT TRẠM TRUYỀN THANH TRUYỀN HÌNH Trạm truyền thanh là nơi thu chương trình phát thanh của Đài phát thanh Trung ương, Đài phát thanh của tỉnh, Đài phát. với trạm phát lại truyền hình. 4 Hình 1.3: Sơ đồ khối trạm truyền hình cỡ nhỏ 5 CHƯƠNG II TTHIẾT BỊ DÙNG TRONG TRẠM TRUYỀN THANH TRUYỀN HÌNH 2.1. THIẾT BỊ CHÍNH 2.1.1. Thiết bị dùng cho trạm truyền. FM kết hợp cho phát sóng FM của địa phương. Như vậy, trong trạm máy sẽ đặt cả thiết bị phát lại truyền hình và phát FM. 1.1. SƠ ĐỒ KHỐI TRẠM TRUYỀN HÌNH Các thiết bị dùng trong trạm truyền thanh

Ngày đăng: 21/06/2014, 21:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan