ĐẶC TÍNH TẦNG CHỨA MIOXEN SỚM HỆ TẦNG DỪA, MỎ BẠCH MÃ, LÔ N5 BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN

80 7 0
ĐẶC TÍNH TẦNG CHỨA MIOXEN SỚM   HỆ TẦNG DỪA, MỎ BẠCH MÃ, LÔ N5 BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tính cấp thiết của luận văn Mỏ Bạch Mã, một trong những dạng mỏ dầu khí lớn tại khu vực lô N5 bồn trũng Nam Côn Sơn, được phát hiện dòng dầu khí thương mại vào năm 1988 bởi giếng khoan BM1X với các thân dầu là các tập cát kết tuổi Mioxen sớm Hệ tầng Dừa. Mỏ đã được đưa vào khai thác từ năm 1994 và hiện nay mỏ đang đi vào giai đoạn phát triển tổng thể. Kết quả các giếng khoan Thăm Dò Khái Thác cho thấy đối tượng chưa chính là tầng cát kết tuổi Mioxen sớm thuộc hệ tầng Dừa. Chúng bao gồm các tập vỉa chứa mỏng, xen kẹp bởi những vỉa sét, bất đồng nhất được thành tạo ở môi trường lục nguyên. Dự báo sự phân bố theo không gian và tính chất thấm chứa của các tập vỉa chứa này là một yêu cầu cấp thiết trong sản xuất góp phần dự báo khả năng khai thác, trữ lượng dầu khí có thể thu hồi của mỏ, làm cơ sở hoạch định chính sách đầu tư cho dự án. Chính vì lý do trên mà đề tài: “Đặc tính tầng chứa Mioxen sớm, hệ tầng Dừa Mỏ Bạch Mã, lô N5, bồn trũng Nam Côn Sơn” được chọn để nghiên cứu. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn 2.1. Mục tiêu Xác định đặc tính tầng chứa Mioxen sớm, hệ tầng Dừa Mỏ Bạch Mã bằng các phương pháp phân tích địa chất, địa vật lý, phân tích thử vỉa. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc địa chất khu vực Mỏ Bạch Mã. Nghiên cứu khả năng phân bố tầng chứa Mioxen sớm, hệ tầng Dừa, Mỏ Bạch mã. Nghiên cứu đặc tính rỗng thấm của tầng chứa Mioxen sớm, hệ tầng Dừa, Mỏ Bạch Mã. Tính toán trữ lượng dầu khí tại chỗ tầng chứa Mioxen. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn Phạm vi nghiên cứu: khu vực Mỏ Bạch mã, lô N5, bồn trũng Nam Côn Sơn. Đối tượng nghiên cứu: Hệ tầng Dừa (tuổi Mioxen sớm) trong phạm vi khu vực nghiên cứu. 4. Các phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nội dung nghiên cứu của luận văn, đề tài đã áp dụng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp thu thập, tổng hợp phân tích tài liệu; Các phương pháp nghiên cứu Địa vật lý: + Liên kết, minh giải tài liệu địa chấn và vẽ bản đồ cấu trúc các bề mặt bất chỉnh hợp; + Nghiên cứu minh giải tài liệu Địa vật lý giếng khoan; Các phương pháp nghiên cứu Địa chất: + Phương pháp phân tích luận giải cấu trúc địa chất; + Phương pháp nghiên cứu thành phần thạch học, phân tích; + Phương pháp đánh giá tiềm năng dầu khí, tính trữ lượng tại chỗ. Phương pháp phân tích tài liệu thử vỉa. 5. Những điểm mới của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ rút ra được một số điểm mới sau đây: 1. Xác định vị trí hệ tầng Dừa ở khu vực nghiên cứu nằm giữa tầng phản xạ H80 và H150 từ chiều sâu 2112m đến 3340m. Hệ tầng Dừa được chia thành 3 tập chính: Tập trầm tích lục nguyên lót đáy, tập trầm tích lục nguyên chứa than và tập trầm tích lục nguyên hạt mịn. 2. Phân chia cấu trúc khu vực mỏ Bạch Mã thành các khối cấu trúc. 3. Phân chia ra 6 tập đá chứa trong cát kết tuổi Mioxen sớm. 4. Đánh giá tiềm năng trong hệ tầng Dừa. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Làm sáng tỏ cấu trúc địa chất, khả năng phân bố, đặc tính vỉa chứa của tầng chứa Mioxen sớm hệ tầng Dừa mỏ Bạch Mã từ đó dự báo tiềm năng dầu khí của mỏ. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là tài liệu có giá trị tham khảo cho công tác định hướng xây dựng và vận hành các công trình khai thác tại mỏ Bạch Mã. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn khi được hoàn thành có khối lượng 100 trang đánh máy vi tính khổ A4, các bản vẽ biểu bảng và phụ lục kèm theo, gồm có 4 chương, không kể phần mở đầu và kết luận. Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Mỏ Địa chất, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thanh Tùng. Trong quá trình thu thập tài liệu nghiên cứu hoàn thành luận văn, học viên đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, góp ý tận tình của các thầy cô giáo phòng Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội, Công ty VSP. Học viên xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Tùng, các thầy cô bộ môn Địa Vật Lý, các đơn vị và các đồng nghiệp đã giúp đỡ và góp ý cho học viên trong quá trình hoàn thành luận văn. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Bể Nam Côn Sơn ngoài khơi thềm lục địa phía nam Việt Nam có diện tích gần 100.000km2, nằm trong khoảng giữa 6000’ đến 9045’ vĩ độ Bắc và 106000’ đến 109000’ kinh độ Đông. Bể Nam Côn Sơn bị giới hạn về phía bắc bởi đới nâng Phan Rang, ngăn cách với bể Phú Khánh ở phía tây bắc bởi đới nâng Côn Sơn, ngăn cách với bể Cửu Long ở phía tây và phía nam bởi đới nâng KhoratNatuna. Ranh giới phía đông, đông nam của bể được giới hạn bởi đơn nghiêng Đà Lạt Vũng Mây và bể Trường Sa, phía Đông Nam là bể Vũng Mây. Trung tâm bồn trũng chiếm một diện tích lớn (hình 1.1). Khu vực nghiên cứu thuộc lô N5, trung tâm bồn trũng Nam Côn Sơn cách thành phố Vũng Tàu khoảng 265 km về hướng Đông Nam. Tổng diện tích của lô khoảng 535km2. Chiều sâu mực nước biển trung bình từ 110 m đến 120 m. 1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ DẦU KHÍ Lịch sử nghiên cứu địa chất và tìm kiếm thăm dò dầu khí khu vực nghiên cứu có thể chia ra các giai đoạn như sau: Vào những năm trước năm 1975, công tác khảo sát khu vực và tìm kiếm dầu khí được nhiều công ty, nhà thầu triển khai trên toàn thềm lục địa phía Nam nói chung và toàn bể Nam Côn Sơn nói riêng. Các hoạt động này do các công ty thăm dò Mỹ và Anh thực hiện như Mandrell, Mobil Kaiyo, Pecten, Esso, Union Texas, Sun Marathon, Sunning Dale. Các nhà thầu đã thu nổ hàng nghìn km địa chấn 2D với mạng lưới tuyến 4x4 km đến khu vực.Với mức độ nghiên cứu đó và dựa vào tài liệu nhận được, các công ty kể trên đã tiến hành minh giải tài liệu địa chấn, xây dựng được một số bản đồ đẳng thời tỷ lệ 1100.000 cho các lô riêng và tỷ lệ 150.000 cho một số cấu tạo triển vọng. Song do mật độ khảo sát còn thấp nên độ chính xác của các bản đồ chưa cao. Trên khu vực lô N5, công ty MobilShell đã tiến hành thu nổ địa chấn 2D với mạng lưới tuyến 2x2 km. Kết quả của công tác minh giải các tài liệu địa chấn này đã phát hiện ra cấu tạo có tiềm năng dầu khí Bạch Mã. Năm 1974 MobilShell tiến hành khoan giếng thăm dò đầu tiên B1X tại cấu tạo Bạch Mã và dừng lại ở chiều sâu 1750m trong trầm tích Plioxen, không có phát hiện dầu khí.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐỖ VĂN THÁI ĐẶC TÍNH TẦNG CHỨA MIOXEN SỚM HỆ TẦNG DỪA, MỎ BẠCH MÃ, LÔ N5 BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐỖ VĂN THÁI ĐẶC TÍNH TẦNG CHỨA MIOXEN SỚM HỆ TẦNG DỪA, MỎ BẠCH MÃ, LÔ N5 BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN NGÀNH: Kỹ thuật Địa vật lý MÃ SỐ: 60520502 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN TS Nguyễn Thanh Tùng HÀ NỘI - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng tôi, số liệu, kết nêu luận văn trung thực chưa cơng bố cơng trình Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016 Tác giả luận văn Đỗ Văn Thái ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ v MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 1.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DỊ DẦU KHÍ 1.3 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ BẠCH MÃ 1.3.1 Đặc điểm địa tầng .6 1.3.3 Đặc điểm cấu trúc, kiến tạo 14 CHƯƠNG CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1 CƠ SỞ TÀI LIỆU 24 2.1.1 Tài liệu địa chấn .24 2.1.2 Tài liệu giếng khoan 25 2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.2.1 Phương pháp thu thập xử lý số liệu 27 2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu Địa vật lý 27 2.2.3 Các phương pháp địa chất 29 2.2.4 Phương pháp phân tích tài liệu thử vỉa DST, MDT 30 CHƯƠNG ĐẶC TÍNH TẦNG CHỨA MIOXEN MỎ BẠCH MÃ 34 3.1 KẾT QUẢ MINH GIẢI TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN 34 iii 3.1.1 Xác định mặt phản xạ .34 3.1.2 Mô tả ranh giới phản xạ 37 3.2 KẾT QUẢ MINH GIẢI TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN 44 3.3 ĐẶC TÍNH PHÂN BỐ TẦNG CHỨA MIOXEN SỚM MỎ BẠCH MÃ 46 3.4 ĐẶC TÍNH THỦY ĐỘNG LỰC CÁC VỈA CHỨA MIOXEN SỚM HỆ TẦNG DỪA MỎ BẠCH MÃ 49 Tính chất dầu khí (Bo,Bg) Nhiệt độ áp suất vỉa 50 52 Áp suất 52 Nhiệt độ 60 CHƯƠNG 4.DỰ BÁO TIỀM NĂNG DẦU KHÍ TẦNG CHỨA MIOXEN SỚM MỎ BẠCH MÃ 61 4.1 HỆ THỐNG DẦU KHÍ 61 4.1.1 Tầng sinh 61 4.1.2 Tầng chứa 62 4.1.3 Tầng chắn 63 4.1.4 Bẫy chứa 64 4.1.4 Dịch chuyển nạp bẫy 66 4.2 DỰ BÁO TIỀM NĂNG DẦU KHÍ TẦNG CHỨA MIOXEN 67 4.2.1 Cơng thức tính toán 67 4.2.2 Biện luận phân cấp trữ lượng thông số 67 4.2.3 Kết tính tốn trữ lượng dầu khí chỗ 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Pha địa chấn màu sắc tương ứng mặt minh giải 36 Bảng 4.1: Sự tăng dần HC-no theo chiều sâu mỏ Bạch Mã 65 v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Vị trí bể Nam Cơn Sơn khu vực nghiên cứu thềm lục địa Việt Nam Hình 1.7: Bản đồ cấu trúc bề mặt móng trước Kainozoi (tầng H200) .16 Hình 1.8 Bản đồ cấu trúc bề mặt Mioxen (tầng H80) 18 Hình 1.9: Bản đồ cấu trúc bề mặt Mioxen (tầng H30) .20 Hình 1.10: Bản đồ cấu trúc Mioxen (tầng H20) 20 Hình 2.1 Sơ đồ mạng lưới tài liệu địa chấn 3D năm 1991 .25 Hình 3.1: Mạch địa chấn tổng hợp giếng khoan BM-4X 35 Hình 3.2: Mạch địa chấn tổng hợp giếng khoan BM-6X 35 Hình 3.3: Cột địa tầng khu vực lô N5 mặt minh giải .36 Hình 3.5: Bản đồ cấu trúc bề mặt móng trước Kainozoi - tầng H200 37 Hình 3.4: Bản đồ cấu trúc tầng H150 38 Hình 3.7: Bản đồ cấu trúc tầng H100 40 Hình 3.8: Bản đồ cấu trúc tầng H90 41 Hình 3.9: Bản đồ cấu trúc Mioxen tầng H80 42 Hình 3.10: Bản đồ cấu trúc Mioxen (tầng H30) 43 Hình 3.11: Bản đồ cấu trúc Mioxen (tầng H20) 44 Hình 4.1: Đặc điểm Kerogene trầm tích Oligoxen & Mioxen khu vực nghiên cứu 61 Hình 4.2: Bản đồ trưởng thành vật chất hữu tầng Oligoxen Mioxen sớm, bể Nam Côn Sơn 62 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết luận văn Mỏ Bạch Mã, dạng mỏ dầu khí lớn khu vực lô N5 bồn trũng Nam Côn Sơn, phát dịng dầu khí thương mại vào năm 1988 giếng khoan BM-1X với thân dầu tập cát kết tuổi Mioxen sớm Hệ tầng Dừa Mỏ đưa vào khai thác từ năm 1994 mỏ vào giai đoạn phát triển tổng thể Kết giếng khoan Thăm Dò - Khái Thác cho thấy đối tượng chưa tầng cát kết tuổi Mioxen sớm thuộc hệ tầng Dừa Chúng bao gồm tập vỉa chứa mỏng, xen kẹp vỉa sét, bất đồng thành tạo môi trường lục nguyên Dự báo phân bố theo khơng gian tính chất thấm chứa tập vỉa chứa yêu cầu cấp thiết sản xuất góp phần dự báo khả khai thác, trữ lượng dầu khí thu hồi mỏ, làm sở hoạch định sách đầu tư cho dự án Chính lý mà đề tài: “Đặc tính tầng chứa Mioxen sớm, hệ tầng Dừa Mỏ Bạch Mã, lô N5, bồn trũng Nam Côn Sơn” chọn để nghiên cứu Mục tiêu nhiệm vụ luận văn 2.1 Mục tiêu Xác định đặc tính tầng chứa Mioxen sớm, hệ tầng Dừa Mỏ Bạch Mã phương pháp phân tích địa chất, địa vật lý, phân tích thử vỉa 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc địa chất khu vực Mỏ Bạch Mã - Nghiên cứu khả phân bố tầng chứa Mioxen sớm, hệ tầng Dừa, Mỏ Bạch mã - Nghiên cứu đặc tính rỗng thấm tầng chứa Mioxen sớm, hệ tầng Dừa, Mỏ Bạch Mã -Tính tốn trữ lượng dầu khí chỗ tầng chứa Mioxen Phạm vi đối tượng nghiên cứu luận văn - Phạm vi nghiên cứu: khu vực Mỏ Bạch mã, lô N5, bồn trũng Nam Côn Sơn - Đối tượng nghiên cứu: Hệ tầng Dừa (tuổi Mioxen sớm) phạm vi khu vực nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu Để giải nội dung nghiên cứu luận văn, đề tài áp dụng tổ hợp phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp thu thập, tổng hợp phân tích tài liệu; - Các phương pháp nghiên cứu Địa vật lý: + Liên kết, minh giải tài liệu địa chấn vẽ đồ cấu trúc bề mặt bất chỉnh hợp; + Nghiên cứu minh giải tài liệu Địa vật lý giếng khoan; - Các phương pháp nghiên cứu Địa chất: + Phương pháp phân tích luận giải cấu trúc địa chất; + Phương pháp nghiên cứu thành phần thạch học, phân tích; + Phương pháp đánh giá tiềm dầu khí, tính trữ lượng chỗ - Phương pháp phân tích tài liệu thử vỉa Những điểm luận văn Kết nghiên cứu luận văn hy vọng rút số điểm sau đây: Xác định vị trí hệ tầng Dừa khu vực nghiên cứu nằm tầng phản xạ H80 H150 từ chiều sâu 2112m đến 3340m Hệ tầng Dừa chia thành tập chính: Tập trầm tích lục ngun lót đáy, tập trầm tích lục ngun chứa than tập trầm tích lục nguyên hạt mịn Phân chia cấu trúc khu vực mỏ Bạch Mã thành khối cấu trúc Phân chia tập đá chứa cát kết tuổi Mioxen sớm Đánh giá tiềm hệ tầng Dừa Ý nghĩa khoa học giá trị thực tiễn đề tài - Ý nghĩa khoa học: Làm sáng tỏ cấu trúc địa chất, khả phân bố, đặc tính vỉa chứa tầng chứa Mioxen sớm hệ tầng Dừa mỏ Bạch Mã từ dự báo tiềm dầu khí mỏ - Ý nghĩa thực tiễn: Kết nghiên cứu tài liệu có giá trị tham khảo cho công tác định hướng xây dựng vận hành cơng trình khai thác mỏ Bạch Mã Cấu trúc luận văn Luận văn hoàn thành có khối lượng 100 trang đánh máy vi tính khổ A4, vẽ - biểu bảng phụ lục kèm theo, gồm có chương, khơng kể phần mở đầu kết luận Luận văn hoàn thành Trường Đại học Mỏ - Địa chất, hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Thanh Tùng Trong q trình thu thập tài liệu nghiên cứu hồn thành luận văn, học viên nhận giúp đỡ q báu, góp ý tận tình thầy giáo phòng Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, Công ty VSP Học viên xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Nguyễn Thanh Tùng, thầy cô môn Địa Vật Lý, đơn vị đồng nghiệp giúp đỡ góp ý cho học viên q trình hồn thành luận văn

Ngày đăng: 09/12/2023, 10:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan