KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC_CHU THỊ THANH BÌNH

73 2.1K 14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC_CHU THỊ THANH BÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC HOÀN CHỈNH. TÀI LIỆU ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU CHỈNH SỬA VÀ BẢO VỆ THÀNH CÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2. TÀI LIỆU SẼ CUNG CẤP CHO CÁC BẠN SINH VIÊN NĂM CUỐI ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LÀM ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN RA TRƯỜNG.

Khóa luận tốt nghiệp Chu Thị Thanh Bình 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************** CHU THỊ THANH BÌNH CHÈ THÁI - VỊ THẾ VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học HÀ NỘI - 2010 Khóa luận tốt nghiệp Chu Thị Thanh Bình 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************** CHU THỊ THANH BÌNH CHÈ THÁI - VỊ THẾ VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học Người hướng dẫn khoa học THS. PHÙNG GIA THẾ HÀ NỘI – 2010 Khóa luận tốt nghiệp Chu Thị Thanh Bình LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Phùng Gia Thế - người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lý luận văn học đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010 Người thực hiện Chu Thị Thanh Bình 3 Khóa luận tốt nghiệp Chu Thị Thanh Bình LỜI CAM ĐOAN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Phùng Gia Thế. Tôi xin cam đoan rằng: - Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi; - Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực; - Kết quả nghiên cứu này không hề trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào từng được công bố. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người thực hiện Chu Thị Thanh Bình 4 Khóa luận tốt nghiệp Chu Thị Thanh Bình 5 Khóa luận tốt nghiệp Chu Thị Thanh Bình MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Những đóng góp của khóa luận 7 7. Bố cục của khóa luận 7 NỘI DUNG 8 Chương 1. Tổng quan về chè / trà 8 1.1. Khái lược về chè / trà 8 1.1.1. Khái niệm 8 1.1.2. Phân loại trà 11 1.2. Vài nét về nghệ thuật thưởng trà trên thế giới 13 1.2.1. Lược sử tục uống trà trên thế giới 13 1.2.2. Nghệ thuật thưởng trà của một số quốc gia 14 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam 18 1.3.1. Sự phát triển của cây chè Việt Nam 18 1.3.2. Hiện trạng sản xuất, chế biến chè 20 1.3.3. Tình hình tiêu thụ chè 21 Chương 2. Vị thế văn hóa chè Thái 23 2.1. Lịch sử cây chè Thái Nguyên 23 2.1.1. Nguồn gốc cây chè Thái Nguyên 23 2.1.2. Lịch sử phát triển của cây chè Thái Nguyên 24 6 Khóa luận tốt nghiệp Chu Thị Thanh Bình 2.2. Hương sắc chè Thái 25 2.2.1. Một số đặc trưng trong gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến chè 25 2.2.2. Đặc điểm thành phẩm chè Thái 27 2.2.3. Đặc sản chè Tân Cương 28 2.3. Chè Thái trong văn hóa trà Việt 30 2.3.1. Sơ lược về tục uống trà của người Việt 30 2.3.2. Chè Thái trong đối sánh với một số danh trà Việt Nam 33 2.3.3. Chè Thái trong văn hóa trà Việt truyền thống 36 2.3.4. Chè Thái trong văn hóa trà Việt hiện đại 39 Chương 3. Tiềm năng kinh tế chè Thái 42 3.1. Điều kiện phát triển cây chè, ngành chè Thái Nguyên 42 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 42 3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 44 3.2. Hiện trạng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè Thái Nguyên 47 3.2.1. Thông tin chung 47 3.2.2. Hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh của các doanh nghiệp chè Thái Nguyên 50 3.3. Một số giải pháp nhằm khai thác bền vững và có hiệu quả tiềm năng kinh tế chè Thái Nguyên 53 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC 63 7 Khóa luận tốt nghiệp Chu Thị Thanh Bình MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Chè (trà) là một trong những loại đồ uống phổ biến nhất trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới (FAO), có khoảng hơn 40 nước trồng chè nhưng lại có trên 100 quốc gia tiêu thụ chè trên toàn cầu. Tạp chí National Geographic – tạp chí nổi tiếng của Mỹ đã xưng tụng trà là một trong sáu thức uống làm thay đổi thế giới (bia, rượu vang, rượu mạnh, cà phê, trà, Coca cola). Gắn với tục uống trà, người Nhật được biết đến bởi văn hóa Trà đạo, nơi triết học hòa quyện cùng thiền và mỹ học để tôn vinh sự hài hòa giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Trung Quốc trở nên thêm huyền bí với những huyền thoại về Trảm Mã trà (trà trong dạ dày ngựa non), Thanh Nữ trà (trà do trinh nữ hái trên núi, ủ vào vạt áo đem về), Thiết Quan Âm trà (trà mọc từ mí mắt vứt đi của Đạt Ma sư tổ). Nước Anh tự hào bởi văn hóa tea – time, văn hóa trà chiều (afternoon tea), một nếp sinh hoạt đài các và lịch duyệt… 1.2. Việt Nam được coi là một trong năm vùng nguyên sản của cây chè với tục uống chè tươi đã có từ lâu đời. Thời phong kiến, trong giai cấp quý tộc, vua chúa, sở thích uống trà Tàu đã rất thịnh hành. Một vài thập kỷ trở lại đây, thay cho miếng trầu, ấm trà trở thành “đầu câu chuyện”. Mỗi khi có khách đến chơi, việc đầu tiên chủ nhà làm là pha trà mời khách. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và 3/4 diện tích đất liền là đồi núi, thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển, ở Việt Nam đã hình thành nhiều vùng chè như: vùng chè miền núi, vùng chè trung du ở trung du miền núi phía Bắc, vùng chè tươi ở đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh khu Bốn cũ Ở miền Nam, cây chè được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, 8 Khóa luận tốt nghiệp Chu Thị Thanh Bình Kon Tum). Được thiên nhiên ưu đãi, cây chè Việt Nam đã cho những sản phẩm ngon nổi tiếng như chè Shan tuyết, chè B’lao, chè Tân Cương… 1.3. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, được cả nước nhắc đến như “Thủ đô gió ngàn” với ATK Định Hóa hay “đất thép” với nhãn hiệu Tisco. Không những thế, cái tên Thái Nguyên còn gần gũi với mọi người nhờ đặc sản chè – một đặc sản đã đi vào tâm thức người Việt: “Chè Thái, gái Tuyên”. Chè Thái, đặc biệt là chè Tân Cương đã từng bước chinh phục được nhiều loại khách hàng và đang tạo dựng thương hiệu có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. 1.4. Lòng yêu mến và nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng thế giới cùng sự mở rộng, áp dụng khoa học kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất, chế biến đã khiến chè – trà trở thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị của các nước trồng chè như: Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka… Ở Việt Nam nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng, cây chè đã đem lại lợi nhuận về kinh tế, đóng vai trò là cây làm giàu cho người nông dân. Cùng với tiếng tăm và thương hiệu chè Thái, tiềm năng kinh tế của loại đặc sản này ngày càng được khai thác một cách có hiệu quả. Những hoàn cảnh, điều kiện trên đây đã khiến nghiên cứu chè Thái trở thành một yêu cầu mang tính cấp thiết. 1.5. Đối với một sinh viên chuyên ngành Việt Nam học – ngành nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam, lựa chọn đề tài “Chè Thái – Vị thế văn hóa và tiềm năng kinh tế” – một đề tài mới mẻ, thiết thực và hấp dẫn là sự lựa chọn hợp lý và ý nghĩa. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các tư liệu trong và ngoài nước của các nhà khoa học tự nhiên, sử học, xã hội học cho thấy cây chè đã có trên 4.000 năm lịch sử và các nghiên cứu về cây chè / sản phẩm trà đã xuất hiện từ sớm. Cuốn Trà kinh của “Thánh 9 Khóa luận tốt nghiệp Chu Thị Thanh Bình Trà” Lục Vũ (đời Đường) được coi là cuốn sách viết riêng về trà đầu tiên của Trung Quốc và thế giới, ra đời từ thế kỷ thứ VIII, đến nay đã hơn một nghìn năm tuổi. Các công trình nghiên cứu về chè / trà ở các thế kỷ sau phải kể đến là Trà đạo (The book of tea) của tác giả Okakura Kakuzo (Bảo Sơn dịch, Nxb. Lá Bối, 1967), Văn hóa trà Việt Nam, (Tổng công ty chè Việt Nam, 1997), Trà – văn hóa đặc sắc Trung Hoa của Vương Tùng Nhân (Đông A Sáng dịch, Nxb. Văn hóa thông tin, 2004), Trà kinh của Vũ Thế Ngọc (Nxb. Văn nghệ, 2006), Khoa học văn hóa trà thế giới và Việt Nam của Đỗ Ngọc Quỹ, Đỗ Thị Ngọc Oanh (Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, 2008)… và rất nhiều bài báo, tạp chí viết về chè / trà. Đây là những nguồn tài liệu quý, cung cấp những kiến thức cơ bản về nhiều mặt cho những người quan tâm nghiên cứu vấn đề này. 2.2. Chè Thái Nguyên bắt đầu được biết đến vào nửa đầu thế kỷ XX và nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng vì hương vị thơm ngon, độc đáo. Đến nay, chè Thái Nguyên đã trở thành đặc sản nổi tiếng cả nước, được tôn vinh là “Đệ nhất danh trà” (chè Tân Cương) và có rất nhiều bài báo viết về sản phẩm này: “Cây chè trên đất Thái”, “Gieo “giấc mơ”… trên đất đồi” (Thái Nguyên – Thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Chu Viết Luân chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, 2005); “Ngày hội tôn vinh hương sắc trà Thái Nguyên” (Hà Linh, Bản tin Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thái Nguyên xuân Canh Dần, 2010); “Chè Thái Nguyên, nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Việt Nam” (svnhanvan.org/forum)… Đây là những bài báo nhỏ, viết về một khía cạnh nhất định của chè Thái Nguyên như mô tả đặc điểm, tính chất của cây chè, việc sản xuất, chế biến, kinh doanh chè và phần nào bàn về văn hóa chè Thái Nguyên. Đáng chú ý là từ quý II, quý III năm 2009, Sở Công thương Thái Nguyên đã giao cho Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh biên soạn cuốn sách 10 [...]... và kinh tế 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của khóa luận là chè / trà Thái Nguyên trong văn hóa trà Việt và nền kinh tế chè Việt Nam 11 Chu Thị Thanh Bình Khóa luận tốt nghiệp 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi rộng: lãnh thổ Việt Nam, các vùng chè ở Việt Nam và văn hóa trà Việt - Phạm vi chuyên sâu: tỉnh Thái Nguyên, các vùng chè của Thái Nguyên, vị thế văn hóa và tiềm... Hoạt động xuất khẩu Ngành chè Việt Nam chủ yếu tập trung vào xuất khẩu với hơn 80% sản lượng chè được bán ra thị trường thế giới Chè xuất khẩu hầu hết dưới dạng thô hoặc sơ chế nên giá thành không cao Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam đang đứng thứ 7 về xuất khẩu và chiếm 6% sản lượng xuất khẩu chè thế giới Năm 2004, Việt 26 Chu Thị Thanh Bình Khóa luận tốt nghiệp Nam đã xuất khẩu được... 37.000 tấn 25 Chu Thị Thanh Bình Khóa luận tốt nghiệp 1.3.3 Tình hình tiêu thụ chè 1.3.3.1 Thị trường nội địa Theo báo cáo của FAO, tiêu thụ chè bình quân đầu người ở Việt Nam năm 1997 đạt 260 gam, năm 2005 đạt 380 gam, thấp hơn nhiều so với các nước châu Á có tập quán uống trà khác (Hồng Kông 1.400 gam, Đài Loan 1.300 gam, Nhật Bản 1.050 gam [17, 15]) Nhu cầu tiêu dùng chè trong thị trường nội địa... thức, hiểu biết về chè Thái cho người tiêu dùng 7 Bố cục của khóa luận Ngoài các phần thủ tục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận được bố cục làm 3 chương: Chương 1 Tổng quan về chè / trà Chương 2 Vị thế văn hóa chè Thái Chương 3 Tiềm năng kinh tế chè Thái 12 Chu Thị Thanh Bình Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHÈ / TRÀ 1.1 Khái... nghiệp Nam đã xuất khẩu được 100.000 tấn chè trực tiếp sang 68 thị trường, đạt kim ngạch 100.000.000 USD Chè Việt Nam đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục với gần 200 nhà xuất khẩu lớn nhỏ Các quốc gia là bạn hàng lâu năm của Việt Nam gồm có Nga (Liên Xô), Trung Quốc, Nhật Bản, Anh… 27 Chu Thị Thanh Bình Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2 VỊ THẾ VĂN HÓA CHÈ THÁI 2.1 Lịch sử cây chè... Ngoài Tân Cương, hiện 34 Chu Thị Thanh Bình Khóa luận tốt nghiệp nay ở Thái Nguyên cũng còn có nhiều vùng sản xuất chè xanh đặc sản khác khá nổi tiếng như La Bằng (Đại Từ), Minh Lập (Đồng Hỷ)… 2.3 Chè Thái trong văn hóa trà Việt 2.3.1 Sơ lược về tục uống trà của người Việt 2.3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển tục uống trà ở Việt Nam Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng: “Người Nam từ nửa đầu thiên niên... Manipuri và Lushai, dọc theo biên giới giữa Assam và Mianma ở phía tây, ngang qua Trung Quốc ở phía đông và theo hướng nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục tây đông từ kinh độ 95 o → 120o Đông, trục bắc nam từ vĩ độ 29o → 11o Bắc 15 Chu Thị Thanh Bình Khóa luận tốt nghiệp Chè là loại cây ưa đất chua, thường mọc ở các vùng núi cao, sống lưu niên Cây chè mọc hoang trên núi có kích... của cây chè ở Việt Nam chia làm ba thời kỳ: thời kỳ trước năm 1882, thời kỳ 1882 – 1945 và thời kỳ 1945 đến nay - Thời kỳ trước năm 1882: Trước năm 1882, cây chè ở Việt Nam tồn tại dưới hai loại hình: trong tự nhiên, cây chè mọc thành rừng ở các vùng núi Hà Giang, Yên Bái… Người dân hái lá chè về chế biến thành loại chè lên men một nửa (chè mạn) Đồng 23 Chu Thị Thanh Bình Khóa luận tốt nghiệp thời,...Chu Thị Thanh Bình Khóa luận tốt nghiệp “Chè Thái Nguyên” với hai ngôn ngữ Việt – Anh, in offset 4 màu nhằm giới thiệu và tuyên truyền cho ngành chè Thái Nguyên trong quá trình phát triển và hội nhập Tuy nhiên, trước khi cuốn sách này được xuất bản, có thể nói vẫn chưa có công trình nghiên cứu hay một chuyên luận nào đi sâu vào tìm tòi, khai thác một cách... chè thời kỳ này giảm sút Sau năm 1954, ngành chè phát triển chủ yếu ở hai khu vực: Khu vực tập thể do các hợp tác xã nông nghiệp quản lý đã phục hồi, cải tạo các vườn chè cũ, đồng thời mở rộng diện tích trồng chè mới Những năm gần đây, nhiều hợp tác xã chuyên trồng chè ở Thái Nguyên và trồng chè là chủ yếu ở Phú Thọ… đã ra đời 24 Chu Thị Thanh Bình Khóa luận tốt nghiệp Từ năm 1960, Nhà nước xây dựng . hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người thực hiện Chu Thị Thanh Bình 4 Khóa luận tốt nghiệp Chu Thị Thanh Bình 5 Khóa luận tốt nghiệp Chu Thị Thanh Bình MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài. nghiệp Chu Thị Thanh Bình 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************** CHU THỊ THANH BÌNH CHÈ THÁI - VỊ THẾ VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành:. nghiệp Chu Thị Thanh Bình 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************** CHU THỊ THANH BÌNH CHÈ THÁI - VỊ THẾ VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành:

Ngày đăng: 21/06/2014, 17:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan