Văn hóa kiến trúc nhà ở các dân tộc

30 3.3K 17
Văn hóa kiến trúc nhà ở các dân tộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước… Trong thời gian qua, với sự đổi mới từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, với sự mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài và phát huy nội lực, nền kinh tế đất nước được phát triển, bộ mặt kiến trúc đô thị đang thay đổi hằng ngày, điển hình là ở Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nghệ thuật kiến trúc của các công trình đã và đang dựng lên, thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp xã hội. làm sao cho các công trình kiến trúc hiện đại Việt Nam thể hiện được bản sắc dân tộc? Bản sắc dân tộc trong kiến trúc cụ thể hóa ra sao? Kiến trúc Việt Nam từ trước đến giờ có bản sắc không ? … Rất nhiều vấn đề đã được nêu ra, được bàn luận trong giới kiến trúc…Trước hết xin nói về bản sắc kiến trúc dân tộc: Kiến trúc là một bộ phận của văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc theo định nghĩa của UNESCO: “ Tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại. Qua hàng thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thị hiếu, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những kiến trúc truyền thống với những nét đặc trưng riêng của mình. Nét đặc trưng đó được thể hiện trong bố cục không gian kiến trúc, trong việc sử dụng vật liệu để tạo nên công trình kiến trúc với trình độ khoa học, tư duy thẩm mỹ; bằng công cụ và bàn tay khéo léo của mình. Những nét đặc trưng đó toát lên từ tỷ lệ hình khối, kết cấu đến các thành phần chi tiết, các hoa văn trang trí, mầu sắc nội ngoại thất công trình. Và chính từ những yếu tố đó, công trình trở thành tiêu biểu, dấu ấn của thời đại, phản ánh các đặc thù về kinh tế, chính trị xã hội… của dân tộc theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội.Sự hình thành bản sắc trong kiến trúc truyền thống Việt Nam

MỞ ĐẦU Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước… Trong thời gian qua, với sự đổi mới từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, với sự mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài và phát huy nội lực, nền kinh tế đất nước được phát triển, bộ mặt kiến trúc đô thị đang thay đổi hằng ngày, điển hình là Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nghệ thuật kiến trúc của các công trình đã và đang dựng lên, thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp xã hội. làm sao cho các công trình kiến trúc hiện đại Việt Nam thể hiện được bản sắc dân tộc? Bản sắc dân tộc trong kiến trúc cụ thể hóa ra sao? Kiến trúc Việt Nam từ trước đến giờ có bản sắc không ? … Rất nhiều vấn đề đã được nêu ra, được bàn luận trong giới kiến trúc… Trước hết xin nói về bản sắc kiến trúc dân tộc: Kiến trúc là một bộ phận của văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc theo định nghĩa của UNESCO: “ Tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại. Qua hàng thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thị hiếu, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những kiến trúc truyền thống với những nét đặc trưng riêng của mình. Nét đặc trưng đó được thể hiện trong bố cục không gian kiến trúc, trong việc sử dụng vật liệu để tạo nên công trình kiến trúc với trình độ khoa học, tư duy thẩm mỹ; bằng công cụ và bàn tay khéo léo của mình. Những nét đặc trưng đó toát lên từ tỷ lệ hình khối, kết cấu đến các thành phần chi tiết, các hoa văn trang trí, mầu sắc nội ngoại thất công trình. Và chính từ những yếu tố đó, công trình trở thành tiêu biểu, dấu ấn của thời đại, phản ánh các 1 đặc thù về kinh tế, chính trị xã hội… của dân tộc theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội. Sự hình thành bản sắc trong kiến trúc truyền thống Việt Nam Cùng với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, mầm mống của sự tạo ra các không gian của con người có thể nói cũng đã bắt đầu từ 4000 năm nay và lịch sử kiến trúc Việt Nam được tính từ thời kỳ khởi dựng đất nước, thời kỳ Vua Hùng (trước năm 207 trước công nguyên) với nền văn hóa Văn Lang – Âu Lạc, hay còn gọi là nền văn minh lúa nước, với trình độ kỹ thuật đúc đồng nổi tiếng – thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Thời kỳ này, qua các di tích khảo cổ, đặc biệt là trên mặt trống đồng Ngọc Lũ còn ghi lại nét sinh hoạt thời xưa và những kiểu loại nhà sàn. Đó là những kiến trúc truyền thống lâu đời, phù hợp với môi trường thiên nhiên của đất nước, phù hợp với khí hậu vùng nhiệt đới nóng ẩm. Tiếp theo là thời Bắc thuộc (từ năm 207 đến 906 trước công nguyên). Hàng nghìn năm dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, với âm mưu đồng hóa và áp đặt; song nền văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn chắc chắn đã có sự đổi mới để phát triển. Những di sản kiến trúc trên mặt đất từ thế kỷ X trở về trước đến nay không còn; chỉ còn lại một số di tích dưới lòng đất. Đó là những ngôi mộ thời Hán, các di tích khảo cổ này nói lên kỹ thuật xây dựng cổ truyền Hán Việt trên đất Việt Nam thể hiện qua những viên gạch nung có hoa văn xây trong mộ cổ, cũng như kỹ thuật xây mộ. Dấu ấn rõ nét nhất của nền kiến trúc cổ Việt Nam còn để lại cho đến ngày nay phải kể từ đời Lý (XI – XVI), Trần (XIII – XIV), Hồ (XV), Lê (XV – XVI), Tây Sơn (XVIII), Nguyễn (XIX). Trong đó, các di sản kiến trúc tôn giáo tính ngưỡng khởi dựng từ đời Lý, Trần đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn trùng tu tôn tạo và hầu như không còn đúng với trạng thái ban đầu. Ngay các di tích thời Nguyễn gần đây nhất, trải qua trên 100 năm với những biến động lịch sử, do 2 chiến tranh, khí hậu nóng ẩm, do sự xuống cấp, nhiều công trình và tổng thể công trình cũng trong trình trạng không còn nguyên vẹn. Song thể loại còn lại cũng đa dạng phong phú hơn là các triều đại khác. Trong gần 1000 năm độc lập phát triển, dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, kiến trúc truyền thống Việt Nam có những đặc điểm sau: - Đô thị đã hình thành được một số các đô thị cổ. Trong đô thị cổ có thành cổ (nơi vua quan và binh lính ở), khu thị dân, chợ và hệ thống các công trình tôn giáo tính ngưỡng. Đô thị được hình thành theo thuật phong thủy; cụ thể dựa vào địa hình thiên nhiên và mối quan hệ thiên – địa – nhân. Các phố phường trong đô thị được hình thành và sự quản lý phố phường không khác gì các làng xã. Ngăn giữa các phố phường là các cổng ngõ – kiến trúc nhà buôn bán là các nhà hình ống, chủ yếu là một tầng và một tầng có kèm gác lửng, hạ tầng kỹ thuật đô thị rất sơ lược. Các khu phố cổ trong đô thị Việt Nam còn đến nay là dấu ấn của các khu thị dân đô thị cổ. - Kiến trúc công trình từ cung điện đến kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng, nhà truyền thống… đều có chung một đặc điểm là cấu trúc theo gian trên cơ sở của một hệ khung kết cấu gỗ chịu lực. Kích thước không gian của nhà vừa đủ cho sử dụng và phù hợp với tỷ lệ kích thước hoạt động của người Việt Nam.Sự khác nhau về kiến trúc truyền thống qua các triều đại là cấu trúc của các thể loại vì kèo, kẻ hiên, độ cong của mái và kỹ thuật, nghệ thuật thể hiện các hoa văn trang trí trên các thành phần kiến trúc truyền thống. Từ tổng thể đến công trình kiến trúc đều không có bản vẽ thiết kế trước khi xây dựng, phần lớn làm theo kinh nghiệm truyền khẩu – dựa trên thước tầm. Công trình được xây dựng bằng vật liệu địa phương. Từ những tổng thể công trình kiến trúc truyền thống Việt Nam; nhiều nhà nghiên cứu kiến trúc Việt Nam đều thấy thống nhất những nhận định về bản sắc dân tộc sau: Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc gồm 54 dân tộc, dân tộc Kinh là chủ đạo, chiếm 87,1%; kiến trúc truyền thống 3 của dân tộc Kinh là tiêu biểu cho cả nước và cho các đô thị Việt Nam, đặc biệt là các đô thị vùng đồng bằng miền biển. Bên cạnh kiến trúc truyền thống của dân tộc kinh, kiến trúc dân gian của các dân tộc khác Việt Nam cũng là bản sắc riêng của từng địa phương. Tính bảo lưu của đặc trưng kiến trúc truyền thống có tính bền vững hơn. Trong các kiến trúc truyền thống của các dân tộc có: + Kiến trúc Chàm với các tháp Chàm – di tích của nền văn hóa Chăm – pa chịu ảnh hưởng của nền văn hóa cổ trung đại Ấn Độ. Nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm là nghệ thuật của kiến trúc xây bằng gạch với kỹ thuật và nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu của miền Trung đất nước. + Kiến trúc Khơ – me tiêu biểu của miền Đông Nam Bộ, kiến trúc đồng bào các dân tộc Tây nguyên tiêu biểu cho khu vực miền Nam Trung Bộ. + Kiến trúc Mường tiêu biểu cho vùng Hòa Bình. + Kiến trúc Thái vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ. + Kiến trúc đồng bào Tày Nùng tiêu biểu cho vùng Đông Bắc… 4 NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA KIẾN TRÚC NHÀ CÁC DÂN TỘC Việt Nam ta có 54 dân tộc anh em, với 54 bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc riêng biệt, đã tạo nên một nền kiến trúc rất đa dạng, phong phú và có rất nhiều giá trị khoa học truyền thống. Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những cách xây dựng nhà với hình thức và tổ chức công năng khác nhau, nó đặc trưng cho nền văn hóa, khí hậu, địa hình, thói quen canh tác, lao động sản xuất và phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Nhưng do giao thoa về văn hóa, tiếng nói, chữ viết, nên nhiều dân tộc cũng có cách tổ chức không gian nhà tương đối giống nhau, hoặc khai thác kinh nghiệm của tộc người khác để sáng tạo không gian nhà cho tộc mình. Căn cứ vào hình dáng bên ngoài cũng như tổ chức công năng bên trong ngôi nhà ở, vào vật liệu sử dụng và kết cấu xây dựng, có thể phân thành 2 nhóm nhà chính là nhà sàn và nhà trệt. Nhà sàn là một kiểu nhà được dựng trên các cột phía trên mặt đất hay mặt nước. Nhà sàn bao gồm hai loại là nhà sàn dài và nhà sàn ngắn. Nhà sàn dài là loại nhà sàn dài hàng trăm mét với nhiều gia đình sinh sống. Đại diện cho nhóm các dân tộc sinh sống trong nhà sàn dài như dân tộc như Ba Na, Cơ Tu, Ê Đê, Gia Rai, Hrê, Rơ Măm, Tà Ôi, Xơ Đăng. Các dân tộc này sống quần cư theo mỗi tộc người thành các bản làng, mỗi bản có một, hai hoặc nhiều nhà sàn dài bám chung quanh ngôi nhà rông. Nhà thường có hai mái dốc, đầu hồi khum cong hình mai rùa, trên đầu đốc của mái trang trí hình cặp sừng trâu hoặc có khau cút đơn giản bằng tre hoặc gỗ. Kiến trúc ngôi nhà phỏng theo hình dáng con thuyền, hai vách của ngôi nhà dọc dựng thượng thách - hạ thu. Cửa ra vào mở về hai phía 5 đầu hồi. Phía trước nhà có sàn lộ thiên, trên để cối giã gạo. Ngày nay, các tộc người này sống chủ yếu nhà sàn nhỏ với gia đình thông thường là hai thế hệ. Nhà sàn ngắn là loại nhà sàn dành cho gia đình một đến hai thế hệ sinh sống, gồm nhà dân gian truyền thống của dân tộc Thái, Mường, Bru - Vân Kiều, Chu Ru, Chứt, Cống, Kháng, Khơ Mú, Giáy Các tộc người thường sống quần cư thành bản làng dọc theo các con sông, suối, trên sườn đồi hay một khu đất rộng bằng phẳng dưới thung lũng. Nhà sàn ngắn thường có ba gian hai chái hoặc bốn mái, mái hai đầu hồi khum hình mai rùa. Cửa ra vào hai đầu hồi nhà, hai bên vách có cửa sổ, hai đầu đốc nhà được trang trí khau cút. Khau cút là hai đoạn cây lồ ô hoặc gỗ phía trên vót nhọn, phía dưới buộc chặt với vì kèo và rui của mái nhà. Phía trên sàn dành cho gia đình sinh sống. Bên dưới chăn nuôi gia súc, để cối giã gạo và dụng cụ sản xuất. Nhà trệt là loại nhà xây dựng trên mặt đất, đại diện cho nhóm dân tộc sinh sống trong nhà trệt là dân tộc Việt, Chăm, Hoa, Hmông, Khmer… Các dân tộc sống quần cư thành các bản trên sườn núi hoặc làng đông đúc ven sông, suối. Nhà trệt bao gồm nhiều loại như nhà đất, nhà gạch, nhà gỗ… Nhà đất là loại nhà được xây từ đất, cũng gồm nhiều loại, trong đó có một loại hình độc đáo là nhà trình tường. Để xây loại nhà này, đồng bào dân tộc thường đổ đất sét (có thể kết hợp với các loại sỏi) vào khuôn gỗ có kích cỡ nhất định, dùng chày giã cật lực đến khi đất liền không bị tơi vỡ, rồi trình thành những bức tường thẳng. Bởi cách xây dựng độc đáo như vậy nên nhà trình tường thường mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Ngoài hai loại nhà trên còn có nhà nửa sàn nửa đất, nhà sàn kết hợp với nhà trệt (dân tộc Dao,Mnông), nhà trệt kiểu pháo đài (dân tộc Tày, Nùng). 6 Một dân tộc có thể có nhiều loại nhà ở, ví dụ nhà của người Dao có ba loại hình khác nhau là nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất và nhà sàn; nhà sàn của người Gia Rai có hai loại là nhà sàn dài kiểu Ia – yun – pa và nhà sàn nhỏ kiểu Hdrung. Cùng một loại nhà nhưng những dân tộc khác nhau thì có kiến trúc nhà và cách gọi tên khác nhau. Ví dụ cùng là nhà sàn nhưng nhà của người Co gọi là nhủ, nhà của đồng bào Lự gọi là hươu; kiến trúc nhà sàn của người Co khác với kiến trúc nhà sàn của người Lự. Cùng một loại nhà ở, cùng một dân tộc nhưng dân tộc đó những vùng miền khác nhau thì cũng có những nét khác nhau về kiến trúc nhà ở. Ví dụ nhà của dân tộc Tày Cao Bằng, Lạng Sơn khác với nhà của dân tộc Tày Bắc Kanj, Tháu Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai. Tuy có sự giao thoa văn hóa nhưng mỗi dân tộc lại có một nền kiến trúc riêng đặc sắc, đặc trưng cho vùng văn hóadân tộc đó đang sinh sống. II. VĂN HÓA KIẾN TRÚC NHÀ CÁC DÂN TỘC ĐẶC TRƯNG CHO MỖI KHU VỰC 1. Kiến trúc nhà của dân tộc Tày, Nùng (Khu vực Đông Bắc Bộ) 1.1. Kiến trúc nhà của dân tộc Tày 1.1.1. Đôi nét về dân tộc Tày Dân tộc Tày (với dân số là 1.626.392 người - theo Tổng điều tra dân số và nhà năm 2009 ) là cư dân đông nhất vùng Việt Bắc, cư trú suốt một dải miền trung du và thượng du Bắc Bộ từ tỉnh Lào Cai tới tận tỉnh Quảng Ninh, tập trung đông nhất các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, có quan hệ thân thuộc và gần gũi với các dân tộc Nùng, Giáy, 7 Sán Cháy Việt Nam, dân tộc Chang Trung Quốc và có ảnh hưởng về các mặt tới cácdân khác ngôn ngữ cư trú xen kẽ trong vùng. Tuy dân số đông, dân tộc Tày là một cộng đồng khá thuần nhất với một ý thức rõ rệt. các địa phương khác nhau, cácdân đều thống nhất tên tự gọi là Tày và tên gọi đó trở thành tên gọi của dân tộc từ Cách mạng tháng Tám đến nay. Từ xưa đến nay, người Tày – Thái cổ đã góp phần tạo nên nền văn hóa bản địa vùng này, thường được gọi là nền văn hóa Nam Á. Hiện nay, số đông nhà khoa học chấp nhận những yếu tố văn hóa Tày – Thái cổ được truyền bá tới các văn hóa của các dân tộc láng giềng. Ngược lại, họ cũng tiếp thu những yếu tố văn hóa của các dân tộc ấy. Người Tày cư trú trên những cánh đồng màu mỡ các thung lũng, trong đó có nhiều cánh đồng khá lớn như Hòa An, Tràng Định, Lạng Sơn, Phủ Thông, Bắc Giang… Đồng bào có khá nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà ở. 1.1.2. Kiến trúc nhà của dân tộc Tày Bản là đơn vị cư trú của người Tày. Tên bản thường được gọi theo tên đồng ruộng, khúc sông hay giếng nước như: Nà Chá, Tá Cáp, Bố Lếch, Tồng Mú,… không có những bản gọi theo tên những người quá cố. Bản trung bình có từ 20 đến 25 nhà, bản lớn 60 đến 70 nhà. Cũng có những bản trên 100 nhà. Nhà cửa trong bản được xây cất theo thế đất, đằng sau dựa vào núi, phía trước nhìn ra cánh đồng. Những bản to còn được chia làm nhiều xóm nhỏ như làng miền xuôi, gọi là Còn. Còn Tửu, Còn Nưa, Còn Dáng, Còn Chang, Còn Nọc… nhiều vùng, bản có lũy tre bao quanh. Riêng biên giới có những bản còn xây dựng thêm tường đá bao quanh rất kiên cố, phòng trộm cướp. Nhiều bản thường 8 chỉ có người Tày, nhưng cũng có nơi còn có các dân tộc anh em, nhất là người Nùng. Nhìn chung cư trú xen kẽ Tày – Nùng trong bản là hiện tượng phổ biến. Nhà của người Tày gồm ba loại chính: nhà sàn, nhà đất và nhà phòng thủ. Về kiến trúc bao gồm nhiều kiểu khác nhau. Nhà sàn là loại nhà phổ biến bao gồm hai kiểu: nhà sàn bằng gỗ và nhà sàn tường đất. Nhà bằng gỗ có loại sơ sài, cột trôn xuống đất, mái tranh vách nứa. Có loại làm kỹ lượng hơn. Cột kê trên tảng đá, lắp ráp bằng mộng, lợp bằng ngói máng (ngói âm dương), lá cọ hay cỏ tranh. Sân lát ván hay dát xung quanh ghép ván hay ghép nứa. một số nơi tường xây bằng đá hay đất trình. Nhà cột kê thường có hai mái hay bốn mái. Sân phơi tùy từng vùng được dựng phía trước hay đầu hồi của nhà, nhưng đều gắn với cửa chính. Ngoài ra còn có một sàn nhỏ, gọi là slic, được dựng một trong hai góc phía sau, có thang lên xuống, đặt nước và để người nhà đi lại khi có khách. Nhà sàn của người Tày là loại nhà tổng hợp. Trong nhà có chỗ ngủ, bàn thờ tổ tiên, nơi tiếp khách, bếp nấu ăn, cối giã… trên gác thường để thóc ngô và dụng cụ gia đình. Gầm sàn là chuồng gia súc, là chỗ để nông cụ. Tuy nhiên, nhiều nơi, chuồng trâu, chuồng bò thường đặt gian chái hoặc nơi mà trên sàn không có chỗ ngủ. Nhà đất, về kỹ thuật xây cất và bố trí, giống như nhà sàn, tường trình, mái lợp ngói hoặc vách nứa, vách tranh. Cũng có nơi bên cạnh nhà còn làm thêm nhà kho, chuồng gia súc và sàn nhỏ để phơi lúa. Bếp được đặt trong nhà hoặc có nhà bếp riêng ngay căn nhà ở. Nhà phòng thủ được xây theo kiểu pháo đài. Cả khu nhà gồm một căn nhà chính xây bằng đá hoặc bằng đất, xung quanh là nhà phụ và các lô cốt. Tất cả các kiến trúc này được nối liền với nhau bằng những hành lang xây kín, có lỗ châu 9 mai. Đôi nơi có kiểu nhà mà sàn gác hoặc trần nhà được trát một lớp đất để phòng hỏa hoạn. Trước Cách mạng tháng Tám, trong các thôn xóm, ngoài các loại nhà trên đây, đã mọc lên những nhà gạch, thậm chí có những xóm nhà gạch chiếm đa phần. Tùy từng gia đình, nhà có thể có hoặc không có trần. Cách bố trí bên trong đã thoát khỏi lối cổ truyền, hoàn toàn theo kiểu thành thị. Cách xây dựng và bố trí bên trong nhà ở, tùy theo vùng có một vài đặc điểm riêng. Cao Bằng, Lạng Sơn, bàn thờ đặt tại gian giữa nơi có vách ngăn đôi nhà, nhìn thẳng ra cửa chính. Phía sau bàn thờ là bếp. Chỗ ngủ của nam giới, chỗ tiếp khách nam phần ngoài. Chỗ ngủ của phụ nữ, chỗ tiếp khách nữ phần trong. Phần lớn các chỗ ngủ, nhất là chỗ ngủ của nữ giới, đã được ngăn thành buồng riêng. Nhà vùng này có cột nóc và sàn phía trước. Còn nhà Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, phần lớn làm bằng gỗ, mái cọ, cửa chính thường mở phía đầu hồi, nhìn ra sàn. Bàn thờ đặt gian giữa hay gian cuối đối diện với gian có cửa. Nhà không có cột nóc mà chỉ chống nóc bằng trụ. Bếp gần như đặt giữa nhà. Chỗ ngủ có nơi làm thành buồng, có nơi không. Xưa kia, nhiều nhà sàn được xây dựng bằng những loại gỗ tốt như nghiến, trai, lim, lát…, bào trơn đóng bén. Không hiếm những căn nhà xây cất cách đây ba, bốn đời nay mà vẫn còn vững chắc. Ngôi nhà truyền thống của người Tày với những đặc điểm trên nếu cải tiến thêm chút ít là thích hợp với cuộc sống hàng ngày. Có lẽ vì vậy, những vùng sẵn gỗ, đồng bào vẫn làm nhà sàn, tuy nhiên, mặt sàn thấp xuống để nhà thoáng mát. Phần lớn nhà bếp đã được tách khỏi nhà ở. Nhà gạch xuất hiện ngày càng nhiều với những tiện nghi mới. 10 [...]... được làm xa nhà Nhà nhà sàn, chân rất cao để phòng ngập lụt Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt hoàn toàn khác với nhà Bình Thuận cũng như An Giang Có thể nói, cùng với các nét văn hóa khác, nghệ thuật kiến trúc nhà của người Chăm đã tạo nên một nền văn hóa độc đáo rất Chăm 23 6 Kiến trúc nhà của dân tộc Ê Đê (Khu vực Tây Nguyên) 6.1 Đôi nét về dân tộc Ê Đê Người Ê Đê (với số dân là 330.348... đặc trưng cho nền văn hóa, khí hậu, địa hình, thói quen canh tác, lao động sản xuất và phong tục tập quán của mỗi dân tộc Nhưng ngày nay, với nền kinh tế phát triển, ngôi nhà của các dân tộc đã dần dần thay đổi và có nguy cơ biến mất Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta phải quan tâm đến đời sống các dân tộc, trước hết là để hiểu kiến trúc nhà các dân tộc để thực hiện tốt công tác dân tộc, sau là có những... ra khỏi nhà ở, do đó quanh nhà còn có các kiến trúc như: gầm sàn nhà trở thành nơi cất trữ nông cụ, củi đuốc, các loại cối xay, cối giã… nhà thêm phần thoáng mát Nhà đất thường phổ biến vùng dọc biên giới và các trục giao thông Loại nhà này nhỏ hơn nhà sàn Tường nhà được làm bằng đất sét hoặc xây dựng bằng gạch mộc, nơi xung quanh nhà được thừng bằng ván, có khi được che bằng liếp Loại nhà trát... trong các ngôi nhà theo kiểu kiến trúc nhà của người Việt Kiến trúc theo kiểu nhà Trung Quốc đã bị thay đổi đi rất nhiều 8 Kiến trúc nhà của dân tộc Kh’mer (Khu vực Tây Nam Bộ) Dân tộc Kh’mer (số dân là 1.260.640 người – theo Tổng điều tra dân số và nhà năm 2009), đơn vị cư trú nhỏ nhất là phum, dạng cư trú cổ truyền thường tập trung trên các giồng Do áp lực dân số nên đồng bào Kh’mer cũng đã... của đồng bào Ê Đê trong văn hóa vật chất 7 Kiến trúc nhà của dân tộc Hoa (Khu vực Đông Nam Bộ) 7.1 Đôi nét về dân tộc Hoa Việt Nam, người Hoa (với số dân là 823.071 người – theo Tổng điều tra dân số và nhà năm 2009) là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông nhất, sinh sống nông thôn (miền núi, đồng bằng, ven biển, hải đảo) và một số thị trấn, thị xã… Riêng miền Bắc, người Hoa có... nơi có tỷ lệ dân số cao nhất so với các khu vực khác có người Chăm Đồng bào đó hiện còn duy trì nhiều mặt sinh hoạt kinh tế cổ truyền, bảo lưu phần lớn các phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo xa xưa… phản ánh đặc trưng tộc người rõ nét 5.2 Kiến trúc nhà của dân tộc Chăm 22 Nhà của đồng bào hầu như có rất ít đặc điểm giống nhà của cácdân Malayô – Pôlinêxia Nói đến nhà của người Chăm Bình Thuận... chiếc nhà nhỏ (h’chiap) bên cạnh nhà hoặc ngay ngoài rẫy để chứa thóc Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, nhưng cơ bản, kiến trúc nhà của người Bru – Vân Kiều vẫn không thay đổi Trong tâm thức của họ, ngôi nhà là nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống bao hàm cả giá trị vật chất và tinh thần Những giá trị văn hóa ấy sẽ được lưu giữ mãi đến đời sau 5 Kiến trúc nhà của dân tộc Chăm...1.2 Kiến trúc nhà của dân tộc Nùng 1.2.1 Vài nét về dân tộc Nùng Dân tộc Nùng (dân số là 968.800 người – theo Tổng điều tra dân số và nhà năm 2009) đã hình thành từ lâu nhưng chỉ mới di dân sang Việt Nam trong những thế kỷ gần đây Họ cư trú chủ yếu các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh…... nữa mà thường để lùi vào một trong hai góc nhà thuộc phần trong Hiện nay, nhiều nhà làm bếp riêng Do mọi mặt đời sống, nhà của người Nùng từng bước được cải thiện, sự bố trí bên trong nhà có phần hợp lý hơn, khang trang hơn 13 2 Kiến trúc nhà của dân tộc Thái (Khu vực Tây Bắc Bộ) Dân tộc Thái (dân số là 1.550.423 người – theo Tổng điều tra dân số và nhà năm 2009) đã định cư thành bản mường Đơn... có các lễ khác như lễ mượn tuổi, lễ phạt mộc, lễ lên rui mực, lễ an thổ, lễ an cư và lễ tạ tổ tiên Do sự biến động của lịch sử, cùng với sự du nhập của nhiều kiểu kiến trúc từ nước ngoài, ngày nay, kiến trúc nhà của người Kinh khá đa dạng, phong phú về kiểu dáng và chất liệu 4 Kiến trúc nhà của dân tộc Bru – Vân Kiều (Khu vực Bắc Trung Bộ) 4.1 Đôi nét về dân tộc Bru – Vân Kiều Bru – Vân Kiều là dân . dân tộc đó đang sinh sống. II. VĂN HÓA KIẾN TRÚC NHÀ Ở CÁC DÂN TỘC ĐẶC TRƯNG CHO MỖI KHU VỰC 1. Kiến trúc nhà ở của dân tộc Tày, Nùng (Khu vực Đông Bắc Bộ) 1.1. Kiến trúc nhà ở của dân tộc. loại nhà ở, cùng một dân tộc nhưng dân tộc đó ở những vùng miền khác nhau thì cũng có những nét khác nhau về kiến trúc nhà ở. Ví dụ nhà ở của dân tộc Tày ở Cao Bằng, Lạng Sơn khác với nhà ở của. Trong các kiến trúc truyền thống của các dân tộc có: + Kiến trúc Chàm với các tháp Chàm – di tích của nền văn hóa Chăm – pa chịu ảnh hưởng của nền văn hóa cổ trung đại Ấn Độ. Nghệ thuật kiến trúc

Ngày đăng: 21/06/2014, 15:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan