truyện cổ tích Tấm Cám dành cho lứa tuổi mầm non

6 8.5K 5
truyện cổ tích Tấm Cám dành cho lứa tuổi mầm non

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

truyện cổ tích tấm cám với đầy đủ nội dung, ý nghĩa mà giáo viên cần truyền tải cho các bé. có dàn bài và bài tham khảo chi tiết,dễ hiểu. Cô Tấm là một tấm gương sáng mà giáo viên cần hướng cho trẻ noi theo. phương châm sống : ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ

1. TẤM CÁM (Truyện kể cho trẻ nghe) 2. TấmCám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi. Sau đó ít năm, người cha cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám.Tấm phải làm lụng quần quật suốt ngày, còn Cám được mẹ nuông chiều, chơi dông dài ngày nọ qua ngày kia. Một hôm mẹ Cám đưa cho TấmCám mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt tép, ai đầy giỏ thì được thưởng một cái yếm đỏ. Tấm ra đồng không quản trời nắng, mải miết bắt được một giỏ vừa tôm vừa tép. Còn Cám nhởn nhơ hết bờ này bụi nọ hái hoa, bắt bướm, trời đã về chiều mà giỏ của Cám vẫn chưa tí gì. Thấy giỏ của Tấm đầy tép, Cám bảo chị: - Chị Tấm ơi đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng. Tấm tin là thật, xuống ao, ra tận chỗ sâu tắm rửa. Tắm xong Tấm lên bờ, sờ đến giỏ tép thì chỉ còn giỏ không. Cám đã chút hết tôm tép của Tấm vào giỏ của mình và về trước mất rồi. Tấm ngồi xuống bờ ruộng bưng mặt khóc nức nở, bỗng nhiên Tấm thấy sáng ngời trước mặt. Bụt hiện lên hỏi: - Sao con khóc? 3. Tấm kể sự tình cho Bụt nghe. Bụt bảo: - Con thử xem trong giỏ còn gì không? Tấm nhìn vào giỏ thưa: - Chỉ còn con cá bống. Bụt bảo Tấm: - Con đem cá bống về thả vào giếng mà nuôi, mỗi bữa đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một thì đem cho bống. Mỗi lần cho ăn thì con nhớ gọi: “Bống bống, bang bang lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người “. Dứt lời Bụt biến mất. Tấm theo đúng lời bụt dặn. Mỗi bữa Tấm bớt một bát cơm, giấu đi đem cho bống. Mỗi lần nghe tiếng gọi là bống lại, ngoi lên mặt nước đớp kỳ hết cơm rồi mới lặn xuống. Thấy sau bữa ăn nào Tấm cũng ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi. sau con đi rình. Một lần kia,sau bữa ăn Cám liền ra giếng nấp sau một bụi cây. Nghe Tấm gọi bổng. Cám nhẩm thuộc về kể cho mẹ nghe 4. Sáng hôm sau, mẹ Cám nắm sẳn một nắm cơm, gọi Tấm đến đưa cho và dặn rằng. - Con ơi con! Hôm nay chăn trâu thì chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu. Tấm vâng lời gì ghẻ cho trâu đi ăn thật xa. Ở nhà hai mẹ con Cám đem bát cơm ra giếng cũng gọi bống như Tấm đã gọi. Bống nổi. lên mặt nước, hai mẹ con Cám vội vàng bắt lấy, đem về làm thịt. Ðến chiều, Tấm dắt trâu về. Cũng như mọi lần, ăn xong Tấm mang cơm cho bống. Tấm đứng trên bờ giếng gọi mãi mà mặt nước vẫn phẳng lặng, không thấy bống đâu cả Một lúc lâu, một cục máu nồi lên, Tấm bưng mặt khóc òa lên. Giữa lúc ấy Bụt hiện lên hỏi Tấm: - Sao con khóc? Tấm kể sự tình, Bụt bảo: - Bống của con người ta ăn thịt mất rồi, con về nhà nhặt lấy xương nó, kiếm lấy bốn cái lọ mà đựng, rồi đem chôn ở bốn chân giường. Về nhà, Tẩm tìm mãi không thấy được cái xương nào. Con gà thấy thế kêu: 5. - Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho! Tấm bốc cho gà nắm thóc gà vào bếp bới một lúc thì xương bống phơi cả lên mặt tro. Tấm nhặt bỏ vào bốn cái lọ, đem chôn ở bốn chân giường . Mụ dì ghẻ bắt Tấm mỗi ngày làm việc một nhiều còn hai mẹ con mụ ăn trắng mặc trơn không hề nhúng tay vào một việc gì . Được ít lâu tin vua mở hội. Hai mẹ con Cám hí hửng sắm sửa quần lành áo tốt , còn Tấm vẫn quần áo rách mướp. Ðến ngày hội mẹ con Cám lấy một đấu gạo trộn với một đấu thóc, bảo Tấm rằng: - Phải nhặt cho xong mớ gạo lẫn thóc này mới được đi xem hội. Dặn xong, mụ tất tả đưa con gái đi ngay. Ngồi nhặt thóc được một lúc, Tấm bực dọc, tủi nhục, oà lên khóc. Bụt hiện lên hỏi: - Sao con khóc? Tấm thưa: - Hôm nay là ngày hội, dì con đem trộn gạo với thóc, bắt con nhặt xong mới được đi xem. 6. Bụt bảo Tấm: - Ðể ta sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp con. Đàn chim sẻ bay xuống kêu ríu rít, nhặt thóc ra đằng thóc, gạo ra đằng gạo. Chỉ trong chớp mắt, đàn chim đã nhặt xong. Nhưng nhìn đến bộ quần áo rách như xơ mướp của mình. Tấm tủi thân muốn khóc, Bụt lại hiện lên bảo Tấm: - Con hãy đào 4 cái lọ chôn ở chân giường lên thì sẽ quần áo mặc. Tấm đào lên thì thấy đủ cả quần áo, khăn, giầy đẹp đẽ. Một bộ áo mới ba màu quan lục, màu anh đào, màu hoàng yến, một cái yếm màu hoa hiên, một cái quần nhiễu điều, rồi nào thắt lưng hoa đào, khăn nhiễu tam giang. Ðến đôi giày văn hài thì thật xinh xẻo, chỉ đôi chân bé nhỏ của Tấm mới đi vừa. Tấm mặc quần áo, nong chân vào giầy, thấy thứ nào cũng vừa như in .Tấm lại lấy ở một cái lọ ra được một con ngựa bé tí tẹo. Tấm vừa dắt con ngựa xuống đất thì nó hí lên một tiếng, rồi lớn lên bằng con ngựa thật đủ cả yên cương. Vui sướng quá, Tấm tắm rửa thật sạch sẽ, rồi thay bộ quần áo mới vào, cưỡi ngựa đi xem hội. Ðến chỗ lội Tấm đánh rơi một chiếc giầy xuống nước. Tấm vội xuống ngựa mò mãi mà không thấy. 7. Một lúc sau voi của nhà vua đi đến chỗ lội cứ gầm lên không chịu đi. Vua sai lính hầu thử xuống nước mò xem thì nhặt được một chiếc giầy. Vua truyền lệnh hễ trong đám đàn bà, con gái đi xem hội ai ướm vừa chiếc giầy thì vua sẽ lấy làm vợ. Đàn bà con gái trong đám hội chen nhau đến ướm chân. Cả hai mẹ con Cám cũng đến ướm, nhưng không chân ai vừa cả: Ðến.lượt Tấm đến xin ướm thử thì vừa như in . Chiếc giầy văn bài mà vua bắt được cùng với chiếc giầy Tấm đang xách ở tay vừa đúng một đôi. Cám đứng ngoài xem, thấy một người con gái tươi ròn rõ là Tấm, liền gọi mẹ bảo rằng : - Mẹ ơi mẹ, trông ai như chị Tấm nhà ta! Mẹ nó bảo: - Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre. Chị Tấm nhà mày làm gì quần áo đẹp mà đến đây. Ðến khi quân lính mang kiệu đến rước Tấm về cung, hai mẹ con Cám sán đến gần xem, mới biết đích là Tấm. Hai mẹ con đều lấy làm lạ không biết Tấm đã lấy được quần áo và ngựa ở đâu mà đẹp thế. 8. Vào cung vua, Tấm rất sung sướng, Tấm vẫn nhớ con trâu mà mình thường chăn dắt trên đồng cỏ xanh, nhớ vườn ruộng mình thường chăm bón, những ngày sướng thu nắng hạ. Nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Thấy Tấm bây giờ sung sướng, mụ dì ghẻ rất ghen ghét, nhưng ngoài mặt thì niềm nở ,vui cười .Mụ bảo Tấm : - Con trèo lên cây cau, xé lấy một buồng để cúng bố. Tấm vâng lời trèo lên cây, Tấm đang mải với tay để xé buồng cau thì mụ dì ghẻ chặt gốc cây. Thấy cây rung chuyển , Tấm hỏi thì mụ trả lời: - Dì đuổi kiến cho con đấy mà ! Cây cau gãy, Tấm ngã lộn xuống ao chết. Mụ dì ghẻ lột hết quần áo của Tấm mặc vào cho Cám và đưa con gái mình vào cung vua, nói dối là Tấm không may bị ngộ cảm chết, nên đưa em vào thay chị. Tấm hóa chim vàng anh và bay vào cung vua Vua đi đâu chim c ũng bay theo.Thấy Cám thua chị đủ mọi bề và thấy con chim quấn quít mình, vua tưởng nhớ Tấm, bảo chim vàng anh rằng.: 9. - Vàng ảnh vàng anh, phải vợ anh. chui vào tay áo. Vua vừa nói dứt lời chim vàng anh chui tọt vào tay áo vua. Một hôm trong khi Cám giặt áo cho vua, chim vàng anh đậu ở cành cao bảo nó: - Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào, chớ phơi bụi rào, rách áo chồng tao!. Nghe chim kêu, Cám vừa lo sợ vừa túc giận: Vua rất yêu chim, cho chim ở lồng son, đi đâu cũng xách đi theo. Thấy thế Cám càng thêm ghét chim. Một hôm, Cám về nhà chơi, đem chuyện kể với mẹ. Mẹ nó bảo: "Bóp chết con chim đi, đem nướng cho mèo ăn, rồi chôn lông chim cho mất tích”. Về cung vua, Cám rình lúc vắng, bóp chết chim vàng anh, nướng cho mèo ăn, còn lông chim nó đem chôn sâu ngoài vườn. đúng như lời mẹ nó dặn. Chẳng bao lâu, ở chỗ chôn lông chim mọc lên một cây xoan đào thật đẹp. Cây lớn rất mau, cành lá sum suê Vua thấy cây xoan đào đẹp, liền mắc võng vào cây nằm nghỉ cứ mỗi khi nằm dưới bóng mát cây xoan đào, vua như cảm thấy hình ảnh Tấm hiện ra trước mắt nên lại càng vấn vít với cây, không thiết gì đến Cám. Cám không 10. nói ra, nhưng trong lòng ghen lồng ghen lộn ,nhân một ngày gió bão, vua lại đi xa vắng, Cám chặt cây đi lấy gỗ xoan đào đóng khung cửi. Trong khi Cám ngồi dệt vải con ác bằng gỗ trên khung cửi kêu: "cót ca, cót két, lấy chanh chồng chị, chị khoét mắt ra!" Nghe con ác kêu, Cám sởn cả tóc gáy, vội ném thoi đi không dám dệt nữa. Cám về nói với mẹ, mẹ nó bảo đốt khung cửi đi và đem tro đổ tận bên đường thật xa cung vua. Ở đống tro bên đường, chẳng bao lâu mọc lên một cây thị lớn, cành lá sum suê, cây thị ra nhiều hoa, nhưng chỉ một quả rất to ở một cành cao tít. Gần đó, một bà cụ bán hàng nước, tính tình hiền hậu. Mỗi khi đi qua dưới gốc thị bà lại ngửng đầu lên nhìn quả thị, tấm tắc khen: "sao mà thị đẹp thế". Một hôm, bà ngửng lên nhìn thấy quả thị đã chín vàng, bà tần ngần đứng dưới gốc cây giơ bị ra hứng, rồi lầm rầm:. - Thị ơi ,thị hỡi ! Thị rụng bị bà, thị thơm bà ngửi chứ bà không ăn. 11. Bà cụ nói dứt lời thì quả thị rụng ngay vào giữa bị. Bà cụ đem thị về nâng niu trên tay. Ðêm ngủ, bà để thị ở đầu giường, ngày nào đi chợ bà cũng dặn thị: - Thị ở coi nhà, để bà đi chợ, mua quà thị ăn. Bà cụ vừa đi khỏi nhà, thì một gái bé tí từ trong quả thị chui ra và chỉ phút chốc gái trở thành Tấm xinh đẹp. Tấm quét dọn nhà cửa sạch sẽ, làm cơm canh để phần bà cụ. Lần nào đi chợ về, bà cũng thấy mọi thứ đều ngăn nắp, sẳn cơm dẻo canh ngọt để phần. Một hôm, bà giả vờ đi chợ, rồi rón rén trở về nấp ở cửa ngoài. Tấm lại ở trong quả thị chui ra như mọi lần, thu va, thu vén trong nhà. Nhìn thấy một người con gái xinh đẹp lại hay làm như thế, bà cụ vui sướng quá, chạy ngay vào ôm chầm lấy Tấm và xé tan vỏ thị đi. Từ đó, Tấm ở với bà lão bán hàng hai người thương yêu nhau như mẹ con. Người ngoài không ai biết, tưởng Tấm là con gái bà cụ mới ở xa về. Bao nhiêu công việc gói bánh têm trầu.Tấm đều làm hết, chỉ riêng việc bán hàng mời khách là Tấm để bà cụ. 12. Một hôm, vua đi qua, thấy quán nước sạch sẽ, ghé vào ngồi nghỉ. Bà c ụ rót nước, đưa trầu vua ăn. Thấy trầu têm cánh phượng rất khéo, giống hệt như miếng trầu vợ mình têm khi xưa. Vua liền hỏi bà cụ: - Trầu này ai têm ? Bà cụ đáp: - Con gái già têm. Vua ngỏ ý muốn gặp người con gái. Bà cụ gọi Tấm ra. Vua nhận ra ngay vợ mình. Vua kể rõ sự tình với bà cụ và xin đón Tấm về cung . Phỏng.theo chuyện cổ tích Việt Nam 13. I. Yêu cầu: - Nhận biết tên chuyện cổ tích - Cảm nhận ý nghĩa nhân hậu của truyện: người tốt bụng, chăm chỉ được hưởng hạnh phúc. 14. II. Chuẩn bị: - Tranh truyện (nếu có). III. Hướng dẫn: - Kể chuyện diễn cảm: + Giọng kể khoan thai, chầm chậm. + Thể hiện ngữ điệu, nhịp điệu mang tính trữ tình của các câu: "Bống bống, bang bang " "Cục ta, cục tác " "Vàng ảnh, vàng anh " "Thị ơi, Thị hỡi " - Giáo viên kể cho trẻ nghe câu chuyện nhiều lần ở mọi lúc mọi nơi .Trên tiết 1,sau khi kể lại một lần sẽ phân tích cho trẻ rõ: + Tấm hiền lành, chăm chỉ, luôn được Bụt giúp đỡ và cuối cùng được sung sướng. + Mẹ con nhà Cám vừa lười, vừa độc ác nên cuối cùng đã bị trừng phạt. 15. - Tiết 2: Sau lần.kể thứ nhất kể lại đoạn cuối của câu chuyện (đoạn Tấm hóa thành cây thị, về ở với bà cụ và cuối cùng được vua đón về cung). Ở đoạn này cần làm rõ các ý : + Thị rụng vào bị của bà cụ hàng nước hiền lành (từ "ở đống tro bên đường" đến hết câu "bà cụ nói dứt lời thì quả thị rụng ngay vào bị”). + Tấm chăm sóc bà cụ (từ “bà cụ vừa đi khỏi nhà" hết câu “có sẳn cơm dẻo, canh ngọt để phần"). + Vua nhận ra Tấm và đón Tấm về cung vua (từ "một hôm vua đi qua đến hết truyện). - Câu hỏi: + Cháu yêu Tấm không ?Vì sao? + Cháu yêu mẹ con Cám không? Vì sao? + Truyện này gọi là truyện gì? (Truyện cổ tích Tấm Cám) 16. - Kết thúc giờ học thể nói: Người hiền lành, chăm chỉ lao động như Tấm được hưởng hạnh phúc, sung sướng, còn người lười biếng, độc ác như mẹ con Cám bị trừng phạt (cả hai mẹ con bị đuổi ra khỏi cung vua) là rất đúng. Dàn Bài 1/ Mở bài : -Giới thiệu về những quan niệm đạo đức truyền thống liên quan đến thiện -ác trong dân gian -Giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám và bài học đạo đức về sự chiến thắng của cái thiện. 2/Thân Bài: -Đặc trưng thể loại cổ tích phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội . -Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong truyên Tấm Cám: Gì ghẻ,Cám >< Tấm ,giai cấp bóc lột>< giai cấp bị bóc lột, cái ác><cái thiện -Cái ác đã chà đạp lên cái thiện và cái thiện đã vùng lên đấu tranh :Mẹ con Cám bóc lột Tấm ,bốn lầm giết Tấm :chặt cau,giết vành anh,chặt cây xoan đào,đốt khung cửi->Tấm hóa kiếp nhắc nhở "phơi áo chồng tao "., giành lại hạnh phúc (vua mắc võng lên cây xoan đào ),đe dọa kẻ thù "Kẽo ca kẽo kẹt chị móc mắt ra". -Ý nghĩa cuộc đấu tranh của cái thiện với cái ác :tăng tiến về mức độ ,từ thụ dộng đến chủ động -Rút ra bài học : +Muốn chiến thắng cái ác phải kiên quyết ,không thể nhu nhược ,nhún nhường. +Con người phải biết hướng thiện tránh xa cái ác. 3/Kết Luận: -Khẳng định đạo lí "ở hiền gặp lành"," gieo gió gặp bão", của dân gian ================ Bài Viết Tham Khảo: Trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta ,cái thiện luôn được trân trọng,đề cao .Đó là "mặt trời chân lý" để mỗi hành động,việc làm của con người hướng tới.Ngược lại ,cái Ác luôn đươc lên án ,ghét bỏ kết tội.Trong cuộc chiến giữa cái Thiện và cái Ác,dân gian luôn để cái thiên chiến thắng vẻ vang.đó là ước mơ cũng là sự thật ở đời,Câu truyện cổ tích Tấm Cám sỡ dĩ được lưu truyền rộng rãi và sức sống bền bỉ phần lớn vì đã phản ánh được sự chiến thắng của cái Thiện đối với caí Ác đúng như quan niệm của nhân dân:Một chiến thắng đi từ những phản ứng yếu ớt đến mạnh mẽ.từ bị động chịu áp lực đến chủ động phản kháng. Như ta đã biết , truyện cổ tích ra đời và phát triển khi xã hội đã phân chia giai cấp .Truyện cổ tích phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp ấy.Yếu tố kì ảo được sử dụng để hỗ trợ cho cái Thiện , giúp cái Thiện chiến thắng. Trong truyên cổ tích Tấm Cám ,hai tuyến nhân vật Thiện -Ác phân ra rất rõ rệt .Cái Ác tiêu biểu là dì ghẻ và Cám.đây là hai nhân vật luôn những hành động áp bức,bóc lột đối với nhân vật khác đồng thời chúng những âm mưu thâm độc ,những hành động độc ác mất hết tính người .Nhân vật Tấm lại đại diện cho cái Thiện ,cô đẹp người đẹp nết nhưng phải chịu số phận hẩm hiu bất hạnh :mẹ mất sớm ,bố nhu nhược ,bị dì ghẻ và em cùng cha khác mẹ hiếp đáp. Khi xã hội đã phân giai cấp ,trong quan niệm của dân gian,cái Thiên đồng nghĩa với cái Đẹp ,chúng luôn bị chà đạp,ghen ghét .Hơn thế .Hơn thế cái Thiện ,cái Đẹp còn là những điều thuộc về nhân dân lao động -giai cấp bị áp bức trong xã hội .Ngược lại ,cái Ác cũng là cái Xấu ,ban đầu chúng rất mạnh ,có khả năng áp bức bóc lột cái Thiện ,cái Đẹp .Chúng thuộc về giai cấp trên,giai cấp bóc lột trong xã hội. Cái Thiện bị áp bức như thế nào? Bao giờ bánh đúc xương Thì bà dì ghẻ mới thương kon chồng. Nó thật đúng với trường hợp của mối quan hệ của bà dì ghẻ và Tấm.Phận con chồng ,Tấm phải quần quật làm việc nhà từ sớm đến tối ,không chút ngơi nghỉ,trong khi đó ,Cám con đẻ của dì ghẻ nhởn nhơ rong chơi ,biếng nhác.Tấm bị nhiếc móc chửi bới, Cám được cưng nhiều dung túng .Sự bất công ấy được cụ thể trong tình huống hai chị em Tấm Cám đi bắt tép.Cám ham chơi ,lười biếng nhưng nhờ xảo trá quỷ quyệt lại được phần thưởng.Chưa hết ,mẹ con Cám còn luôn âm mưu triệt mọi nguồn vui sống,mọi mối giao lưu của cám đối với cuộc đời, cho dù đó là con cá bống !Sau đó ,chúng ngăn cản Tấm đi dự dạ hội bằng mọi chở ngại cũng chỉ vì độc ác,ích kỉ. Tấm, trước mọi hành hạ áp bức của mẹ con Cám .Cô chẳng biết làm gì ngoài việc ôm mặt khóc.Cô nhẫn nhúc nơi xó bếp chính nhà mình.Bị cướp mất cá .Khóc .Bị giết cá bống .Khóc.Không được đi dạ hội.Khóc .Kohng6 quần áo đẹp .Khóc, Rõ ràng ,ban đầu cái Thiện luôn tỏ một vẻ nhẫn nhục đến nhu nhược .Tuy nhiên ,nhìn ở một góc độ nào đó,ta thấy được quan niệm "dĩ hòa vi quý"của dân gian.Không ai muốn ân oán chất chồng,chịu thiệ một phần để mong bình yên một thuở.Nhưng cậy muốn lặng mà gió chẳng dừng .vậy đến một ngưỡng nào đó,cái Thiện sẽ vùng lên chống trả. Ấy chính là cái Ác tàn nhẫn muốn độc chiếm sự sống,âm mưu sát hại cái Thiện.Cái thiện muốn sinh tồn phải chống trả.Và rất phù hợp với bản chất hiền hòa của cái Thiện,sự phản kháng đi từ yếu đến mạnh,từ bị động đến chủ dộng để rồi giành chiến thắng vẻ vang. Mụ dì ghẻ và đứa con đẻ ác ngiệt không chiếm được ngôi vị hoàng hậu thì âm mưu giết Tấm .Bốn lần chúng ra tay thì bốn lần đều thất bại:chặt cây cau, giết chim vành anh,chặt cây xoan đào,đốt khung cửi.Sau mỗi lần bị hại,Tấm không khóc nức nở nhịn nhục.Bị bức hại .nàng hòa kiếp trở về. lần đầu nàng chỉ nhắc nhở: Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao. Đây chỉ là tiếng nói của một linh hồn còn vương vấn dân gian.Cụ thể là nhớ nghĩa cũ duyên xưa trở về thăm lại (chồng).Dù biết mình bị giết hại,Tấm không hề oán than,thù hận mẹ con Cám. Đến làn bị giết hại thứ hai sự tình đã khác.Tấm không nhắc nhở Cám nữa mà lặng lẽ giành lại hạnh phúc của mình.nàng hóa thân thành cây xoan đào,ngày ngày che mát cho vua,ở bên chồng về tình nghĩa cũ Rõ ràng là ở đây một sự thay đổi về thái độ .Tấm đã ý thức sâu sắc về sự mất mát của mình ,nàng chủ động tìm lại nó. Tiến thêm một bước nữa ,cô còn chủ động tìm đến kẻ thù răn đe: Kẽo cà kẽo kẹt Lấy tranh chồng chị ,chị khoét mắt ra. Tư thế của Tấm bây giờ đã khác trước.Lần trước nàng xác định quan hệ ngang bằng với Cám "tao -mày";giờ đây nàng coi mình là người trên xưng "chị ".Không chỉ hiểu về nỗi mất mát náng còn thấm thía căn nguyên của nỗi đau đời mình.Nàng biết mình bị "tranh chồng"và sự đe dọa của Tấm thật quyết liệt "khoét mắt ra". Lần hóa thân cuối cùng của Tấm đã quyết tâm vùng dậy làm chủ cuộc đời.làm chủ hạnh phúc của mình .Quả thị thơm lừng như vẻ đẹp nơi Tấm nhát hương.nàng trở về kiếp con người để chủ động tận hưởng hương thơm và mật ngọt cuộc sống -thứ mà nàng đáng được hưởng và thật sự đã và đang dược hưởng.Đây là một kết thúc hậu,là khúc khải hoàn viên mãn của cái Thiện trong cuôc đời này. Sự trờ về của tấm trong ngôi vị hoàng hậu,sự chiến thắng trọn vẹn của cái Thiện đã chứng minh cho quy luật"Ác giả ác báo","Ở hiền gặp lành .Song cái Thiên đã trãi qua bao áp bức,bất công ,muốn kết quả tốt đẹp cuối cùng cái Thiện không thể mãi nhu nhược,nhún mình.Nó phải chủ động đứng dậy giành lại quyền sống quyền hạnh phúc. Ra đời từ thuở xa xưa trong lịch sử dân tộc,cho đến ngày nay và sẽ mãi mãi mai sau,câu chuyện Tấm Cám được người Việt giữ gìn,truyền lại cho nhau như người xưa giữ lửatruyền lửa qua mỗi nếp nhà .Ấy là ngọn lửa cho truyền thống dân tộc,truyền thống yêu cái thiện ghét cái Ác.Quan trọng hơn đó là truyền thống đấu tranh với cái Ác để chiến thắng vẻ vang. . 1. TẤM CÁM (Truyện kể cho trẻ nghe) 2. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi. Sau đó ít năm, người cha cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám .Tấm. còn Cám được mẹ nuông chiều, chơi dông dài ngày nọ qua ngày kia. Một hôm mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt tép, ai đầy giỏ thì được thưởng một cái yếm đỏ. Tấm. giỏ vừa tôm vừa tép. Còn Cám nhởn nhơ hết bờ này bụi nọ hái hoa, bắt bướm, trời đã về chiều mà giỏ của Cám vẫn chưa có tí gì. Thấy giỏ của Tấm đầy tép, Cám bảo chị: - Chị Tấm ơi đầu chị lấm, chị

Ngày đăng: 21/06/2014, 13:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan