Phân tích nguyên nhân thất bại của NOKIA

6 12.1K 176
Phân tích nguyên nhân thất bại của NOKIA

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nokia, một ông lớn đến với cái chết không quá bất ngờ. Tuy nhiên, cái chết đó cũng gây không it thắc mắc cho người tiêu dùng, tại sao một thương hiệu như thế lại phá sản?? Tại sao nokia bị microsoft thâu tóm dễ dàng như vậy???

Nokia cái tên rất thân quen, mà khi nhắc đến hẳng ai cũng biết là thương hiệu của một hãng sản xuất điện thoại di đông. Với sự xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới thì ông trùm điện thoại di động càng khẳng định tên tuổi hơn nữa. Nếu như 2007 là thời hoàng kim, lúc bấy giờ thương hiệu nokia đang đứng trên đỉnh cao của sự thành công với hơn 40% thị phần thì năm 2014 lại rơi vào thung lủng của sự thất bại mà không có cơ hội phục hồi. Điều đó thể hiện qua thương vụ Microsoft thâu tóm thành công bộ phận sản xuất thiệt bị di động của Nokia với giá 7,2 tỷ USD. Nokia tiền thân là một xưởng bột giấy, sau đó mua lại một công ty cao su chuyên sản xuất giày và lốp xe. Tiếp đó, Nokia gia nhập vào mảng thiết bị điện tử, viễn thông. Khi thị trường viễn thông bùng nổ vào đầu thập niên 1990, Nokia bán mảng thiết bị điện tử, tập trung vào điện thoại di động, thiết bị mạng và trở thành thương hiệu điện thoại di động số 1 thị trường. Vinh quang nào rồi cũng qua đi nhường ngôi lại cho một kẻ khác mạnh hơn. Năm 2007, Apple đã cho ra mắt sản phẩm Iphone thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của người tiêu đùng. Hàng loạt các hãng khác như Samsung, HTC cũng bắt đầu tham gia vào vào sản xuất sản phẩm đang rất có tiền năng phát triển này. Nokia dần trở nên mất phong độ song vẫn giử vị trí dẫn đầu đến hết năm 2010. Năm 2011, Nokia đã khiến giới đầu tư sửng sốt khi công bố kết quả kinh doanh cuối năm: doanh số smartphone bán được giảm từ 24.2 triệu chiếc xuống 16,7 triệu chiếc, và liền sau giá trị cổ phiếu Nokia năm 2012 rơi với tốc độ khủng khiếp thể hiện bi quan của nhà đầu tư : cổ phiêu bị mất đến 97% so với năm 2000. Nokia đã bị mất thì phần vào tay các đối thủ đi sau như Iphone của Apple hay Galaxy của Samsung, cái tên Nokia bỗng chốc nên mờ nhạt trong tâm trí của người sử dụng điện thoại công nghệ cao. Samsung đã trở thành cái tên thay thế cho Nokia về vị trí dẫn đầu. Thành công nào cũng cần có nổ lực, thất bại nào cũng có nguyên nhân. Vậy nguyên nhân thất bại của Nokia là gì? Ma trận SWOT của công ty Nokia. Điểm mạnh (S) - Có lợi thế về thương hiệu. - Sản phẩm đa dạng. - Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. - Chuỗi cung ứng tốt. - Bộ phận R&D được đầu tư. - Nguồn lực tài chính mạnh. - Sở hữu nhiều bằng sáng chế có giá trị. Điểm yếu (W) - Sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng. - Hệ điều hành Symbian mất dần sự ưa chuộn từ khách hàng. - Doanh thu đang giảm sút nghiêm trọng. Cơ hội (O) - Mở rộng quan hệ hợp tác với đối tác. - Thị trường xuất hiện xu hướng tiêu dùng mới( điện thoại cảm ứng, màng hình rộng,…) Thách thức (T) - Đổi thủ cạnh tranh ngày càng mạnh. - Công nghệ thay đổi. Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) Các yếu tố bên trong Trọng số Điểm Điểm trọng số Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. 0.05 2 0.1 Sản phẩm đa dạng phù hợp cho nhiều tầng lớp. 0.1 2 0.2 Hệ thống phân phối và bán lẻ phát triển. 0.07 3 0.21 Chính sách đối xử nhân tài được coi trọng. 0.05 1 0.05 Bộ phận R&D được đầu tư. 0.2 4 0.8 Tư duy ngại thay đổi của nhà lãnh đạo. 0.15 1 0.15 Nội bộ cạnh tranh lẫn nhau. 0.05 2 0.1 Quan trọng hóa hệ điều hành Symbian. 0.05 1 0.05 Sở hữu nhiều bằng sáng chế có giá trị. 0.28 3 0.84 Tổng: 1 2.5 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) Các yếu tố bên ngoài Trọng số Điểm Điểm trọng số Tình hình chính trị. 0.15 3 0.45 Lạm phát. 0.05 2 0.1 Thay đổi tỷ giá. 0.05 3 0.15 Thay đổi xu hướng công nghệ. 0.15 2 0.3 Xuất hiện nhiều nhà cạnh tranh. 0.15 1 0.15 Sở thích người tiêu dùng thay đổi. 0.2 3 0.6 Chính sách hỗ trợ của nhà nước. 0.05 1 0.05 Tính khắc khe của thị trường(Mỹ, Nhật, ) 0.15 2 0.3 Chính sách thuế tại các nước trong thị trường. 0.05 3 0.15 Tổng: 1 2.25 Ma trận hình ảnh cạnh tranh. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh Tầm quan trọng Nokia Apple Samsung Hệ số phân loại Điểm quan trọng Hệ số phân loại Điểm quan trọng Hệ số phân loại Điểm quan trọng Thị phần 0.1 2 0.2 3 0.3 4 0.4 Khả năng cạnh tranh giá 0.3 4 1.2 3 0.9 4 1.2 Tài chính 0.1 4 0.4 4 0.4 4 0.4 Chất lượng sản phẩm 0.2 2 0.4 2 0.4 2 0.4 Lòng trung thành của khách hàng 0.3 2 0.6 3 0.9 3 0.9 Tổng: 1 2.8 2.9 3.3 Nokia với vai trò là người dẫn đầu thị trường các yếu tố tài chính, hệ thống phân phối, sản xuất, thị trường, các yếu tố này không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên ông lớn Nokia lại mắc phải một lỗi lầm thật không đáng có, không nắm bắt được sự thay đổi xu hướng người tiêu dùng và công nghệ mới( hệ điều hành). Một khi các yếu tố kĩ thuật camera, phần cứng, kích thước sản phẩm,…đã trở nên phổ biến không còn sự khác biệt mấy thì hệ điều hành trở thành vấn đề then chót trong cạnh tranh. Nokia cũng không ngoại lệ, lúc bấy giờ buộc Nokia phải lựa chọn giữa tự tạo ra một hệ điều hành cho mình hay gia nhập vào một nhóm đã có sẵn. Và rồi Nokia đã phát triển cùng lúc cả 2 hệ điều hành:Tiếp tục phát triển triện hệ điều hành Symbian, đồng thời Nokia Nokia hợp tác với Intel phát triển hệ điều hành Meego. Khi đó Nokia đã hy vọng xem là “con át chủ bài” của Nokia với hi vọng sẽ vực dậy tình hình kinh doanh giảm sút của hãng điện thoại Phần Lan. Bởi vậy, máy được trang bị đầy đủ những tinh hoa mà Nokia đã có được. Tuy nhiên, mọi thứ đã không như mong đợi. Nhất trí rằng MeeGo cũng có những điểm độc đáo nhất định trong ý tưởng: việc quản lý ứng dụng đa nhiệm và thiết kế chuyển qua lại giữa các ứng dụng chỉ bằng một cái vuốt tay khá thú vị. Nhưng những gì mà chúng ta nhìn thấy ở MeeGo chỉ có vậy. Câu hỏi là MeeGo có gì để kéo người sử dụng ra khỏi sự hấp dẫn của Android và iOS? Với những gì mà N9 ( điện thoại dùng hệ điều hành Meego) đang thể hiện thì câu trả lời là : không có gì. Hiện tại nói đến sự phát triển của một HĐH, người ta không đong đếm bằng số lượng thiết bị được bán ra mỗi năm, mà bằng số lượng ứng dụng mà nền tảng đó hiện đang sở hữu. Thời điểm đó, hệ điều hành iOS đã có 35.000 ứng dụng trên AppStore và Android đang dẫn đầu với 200.000 ứng dụng ở Android Market, còn số lượng ứng dụng mà Meego cung cấp chỉ khoảng vài trăm - một con số quá khiêm tốn để gây được sự chú đối với người tiêu dùng thích sử dụng hàng công nghệ cao. Hơn thế nữa nó còn có một thứ “vũ khí” lợi hại khác là Apple Store, nơi “trói chân” khách hàng trong thế giới ứng dụng chỉ hoạt động duy nhất trên nền hệ điều hành iOS. Còn Android với ưu thế tính năng, lựa chọn tùy biến và độ mở, người dùng sẽ không bị giới hạn tải ứng dụng từ kho ứng dụng đặc biệt là sử dụng miễn phí đã được Samsung, HTC chọn lựa. Ngay cả Sony cũng đã sử dụng hệ điều hành Android. Đến hết năm 2012, hệ điều hành Android đã có mặt ở 452 triệu smartphone, chiếm 66% thị phần. Hệ điều hành Symbian chỉ có 19 triệu smartphone, chiếm 3% thị phần. “Món quà” cho Samsung khi chọn Android chính là danh hiệu “hãng smartphone số 1 thế giới” hiện nay.Apple tự xây dựng hệ điều hành iOS , SamSung- HTC và các đối thủ chọn Android do Google cung cấp, cả hai đều đã thành công. Vậy tại sao chỉ Nokiathất bại? Thời điểm đó MeeGo đang ở trong thời kì “sơ sinh” và nếu nhận được sự chú ý của các lập Trình viên, tương lai của MeeGo vẫn có thể trở nên sáng lạng. Tuy nhiên với một thị trường đã định hình xong xuôi, việc chen chân của một nền tảng mới là điều rất khó khăn vì khi chuyển việc viết ứng dụng từ một nền tảng như Android chẳng hạn, sang MeeGo thì lập trình viên sẽ phải phải học lại tất nhiều. Và là không phải ai cũng hứng thú với việc phải tìm hiểu tất cả lại từ đầu. Lý do các lập trình viên sẵn sàng bỏ công bỏ sức học các viết App trên Android đó là vì Android “MỞ” đối chọi với iOS “ĐÓNG”. Còn MeeGo có lẽ sẽ rất khó có thể lôi kéo các lập trình viên rời bỏ Android hay iOS để quay sang viết ứng dụng cho HĐH này vì chẳng có một lý do gì đảm bảo sự thành công của MeeGo. Rõ ràng thị trường luôn có xu hướng “chuẩn hóa” xoay quanh 1, 2 hệ điều hành trung tâm, giống như cách mà thị trường PC đã làm với Windows và bây giờ là thị trường smartphone xoay quanh iOS cùng với Android. Việc “chuẩn hóa” giúp các lập trình viên tập trung trí tuệ của mình vào việc phát triển ứng dụng dành cho một hệ điều hành thay vì phải phân tán sức lực ra 3, 4 nền tảng khác nhau. Đồng thời việc “chuẩn hóa” cũng giúp người sử dụng dễ dàng hơn trong việc chọn mua thiết bị cũng như sử dụng các thiết bị đó. Thử tưởng tượng nếu bạn sử dụng một chiếc Macbook trong một công ty toàn là PC, có lẽ bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kết nối cũng như chia sẻ dữ liệu qua lại với các đồng nghiệp. Đối với các lập trình viên mà nói, phát triển ứng dụng cho 1 hệ điều hành càng đông người sử dụng sẽ càng thu được nhiều lợi nhuận. Điều này dẫn tới sẽ càng có nhiều ứng dụng hấp dẫn trên hệ diều hành đó hơn, thu hút nhiều người sử dụng hơn, đem lại lợi nhuận lớn hơn cho lập trình viên, thu hút nhiều lập trình viên hơn. Và ngược lại, một nền tảng khi có ít người sử dụng mà không có phương án hợp lý để lôi kéo khách hàng, sẽ đem lại ít lợi nhuận cho lập trình viên dẫn tới việc các lập trình viên dần rời bỏ nó để tìm đến các HĐH cho lợi nhuận cao hơn. Cái vòng luẩn quẩn này đã đúng với Symbian và Meego.Khi thị trường đã xoay quanh một hệ điều hành nào đó, sẽ rất khó để các “tân binh” xoay chuyển tình thế. Lúc này, vấn đề không còn nằm ở chỗ “hệ điều hành nào tốt hơn” mà sẽ trở thành “hệ điều hành nào có nhiều người sử dụng hơn”. Và những hệ điều hành ra đời sau sẽ không thể “ngóc đầu” lên được một khi đã bị “đè” bởi các bậc tiền bối quá lớn và quá già dặn. Tất nhiên cũng có những trường hợp các “tiền bối” lăn ra chết như Symbian chẳng hạn. Tuy vậy, nhìn tình hình của iOS và Android bây giờ, khó có thể tin rằng 2 HĐH kể trên sẽ đi vào vết xe đổ của Symbian để chừa cho MeeGo một lối đi lên. Đây chính là sai lầm chí mạng trong việc phân tích lựa chọn đã khiến Nokia bị tụt lại quá xa với đối thủ. Với mong muốn giành lại thị phần Nokia đã tiến hành hợp tác với Microsoft. Trên nền tảng hệ điều hành thông minh Windows phone, Nokia phát huy chuyên môn của mình để tối ưu các phần cứng, các phần mềm, hỗ trợ ngôn ngữ Nokia đang bắt tay Microsoft sản xuất dòng điện thoại Lumia chạy trên hệ điều hành Windows Phone nhằm cạnh tranh với các loại smartphone khác. Qủa thật Nokia có một sự khởi sắc mới, theo những thông tin gần đây thì Nokia đã có một quý 4 làm ăn khả quan với những con số tăng trưởng. Cụ thể, trong quý cuối cùng của năm 2012, hãng điện thoại Phần Lan đã bán ra được 15,9 triệu smartphone trong đó có 9,3 triệu smartphone Asha, 4,4 triệu smartphone Lumia và 2,2 triệu smartphone Symbian. Trước đó, trong quý II và quý 3 năm 2012, “cựu vương” di động chỉ bán được 4 triệu smartphone Symbian và 2,9 triệu smartphone Lumia. Những tưởng cuộc hợp tác này là một nước cờ khôn ngoan của Nokia theo kiểu “win-win”. Song chính Microsoft lại khiến Nokia phải một phen giật mình và không kiệp trở tay. Khi đó smartphone đầu tiên chạy Windows Phone là Lumia 800, tiếp sau đó là model cao cấp nhất - chiếc Lumia 900. Windows Phone 7 ra đời. Vài tháng sau Microsoft giới thiệu nền tảng Windows Phone 8 và không hỗ trợ các sản phẩm đời trước. Đến lúc này Nokia đã chẳng khác gì “cá nằm trên thớt” và lung sâu vào khủng hoảng. Đến tháng 6/2013, cổ phiếu của hãng này đã giảm 85%, thị phần điện thoại giảm từ 23,4% xuống còn 14,8%, trong khi thị phần smartphone cũng giảm từ 11,7% xuống còn 8,8%. Nokia thất bại hoàn toàn trong phi vụ hợp tác này. Sự thất bại của Nokia còn do tình trạng chia rẽ nội bộ. Không có người giám sát và các nhà thầu phụ đua nhau “ăn chặn” bằng cách thay thế các chuyên gia bằng nhân sự có năng lực kém hơn. Sau một thời gian, quy mô của nhóm phát triển này ngày một mở rộng, tỷ lệ thuận với tệ quan liêu trong đó. Kết quả là sản phẩm cuối cùng không được hoàn chỉnh, thậm chí còn gặp nhiều vấn đề về chất lượng, từ lập trình cho đến các tính năng chọn lọc. Nokia một tên tuổi lớn trong lĩnh vực sản xuất điện thoại đi động đã hoàn toàn thất bại. Nói theo cảm tính của một số người thì Nokia đã ngủ quên quá lâu trên chiến thắng, điếu đó không tốt chút nào đối với người dẫn đầu nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Bài học thật sự ở đây là không nên theo đuổi thị trường mà hãy dẫn dắt thị trường theo xu hướng mới mà doanh nghiệp đưa ra. . trí của người sử dụng điện thoại công nghệ cao. Samsung đã trở thành cái tên thay thế cho Nokia về vị trí dẫn đầu. Thành công nào cũng cần có nổ lực, thất bại nào cũng có nguyên nhân. Vậy nguyên. nào cũng cần có nổ lực, thất bại nào cũng có nguyên nhân. Vậy nguyên nhân thất bại của Nokia là gì? Ma trận SWOT của công ty Nokia. Điểm mạnh (S) - Có lợi thế về thương hiệu. - Sản phẩm đa dạng. -. trong khi thị phần smartphone cũng giảm từ 11,7% xuống còn 8,8%. Nokia thất bại hoàn toàn trong phi vụ hợp tác này. Sự thất bại của Nokia còn do tình trạng chia rẽ nội bộ. Không có người giám sát

Ngày đăng: 21/06/2014, 12:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan