HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI TRÊN TUYẾN BUÝT SỐ 55 CVPM QUANG TRUNG – KHU CNC

79 1.8K 17
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI TRÊN TUYẾN BUÝT SỐ 55  CVPM QUANG TRUNG – KHU CNC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm đô thị đa chức năng và là thành phố lớn nhất Việt Nam. Với diện tích 2093,7 km2 bao gồm 24 quận huyện nội ngoại thành cùng sự gia tăng về mặt dân số, tốc độ đô thị hóa diễn ra rộng khắp và nhanh chóng điều này khiến thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trong những “siêu đô thị” trong khu vực cũng như trên thế giới. Sự phát triển này không có nghĩa thành phố sẽ mau chóng trở thành một đô thị hiện đại. Trong chiều hướng ngược lại, thành phố sẽ phải đối phó với rất nhiều khó khăn trong quản lý và phát triển, trong đó vấn đề giao thông vận tải là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp mà thành phố phải trực tiếp giải quyết. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cá nhân. Với số lượng xe cộ này đã khoét sâu vào sự yếu kém của mạng lưới đường giao thông thành phố. Mặt khác vận tải hành khách công cộng chưa phát triển kịp với nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Hậu quả tất yếu diễn ra hàng loạt: tình trạng tắc nghẽn giao thông diễn ra thường xuyên hơn và có xu hướng phát triển phức tạp, nhất là trong các giờ cao điểm gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho xã hội. Bên cạnh đó, tình hình tai nạn giao thông diễn ra ngày càng nhiều và trầm trọng hơn. Theo số liệu báo cáo thiệt hại do tai nạn và ùn tắc giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2007 có thể sẽ là 1,5 tỷ USD, đến năm 2010 là 5 tỷ USD. Để cải thiện tình hình giao thông, giảm bớt số tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì một trong những giải pháp mang tính kịp thời và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trước mắt là phát triển VTHKCC bằng xe buýt. Hiện nay toàn thành phố đã có 105 tuyến buýt mẫu với hệ thống mạng lưới tuyến phủ toàn thành phố. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động, hệ thống VTHKCC của thành phố cũng đã bộc lộ những điểm bất cập: mật độ tuyến còn rất thấp, mức độ trùng lặp tuyến cao, thiếu các tuyến vòng, tuyến vành đai, phương tiện vận tải vừa thiếu lại không đạt tiêu chuẩn,…vì vậy việc hoàn thiện các tuyến xe buýt có ý nghĩa quan trọng, góp phần giải quyết vấn đề ách tắc giao thông trong thành phố tạo nên bộ mặt đô thị chỉnh trang, văn minh và hiện đại

Báo Cáo Thực Tập GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Thụ LỜI NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP CÔNG TY XE KHÁCH SÀI GÒN _________________________ Lớp: Quy hoạch và Quản lý GTVT đô thị k51 Họ và tên sinh viên: Phan Thị Thanh Hoa Trong thời gian từ ngày 23/12/2013 đến ngày 19/1/2014. Sinh viên đã đến thực tập tại Công ty Xe Khách Sài Gòn Cơ quan có nhận xét sau : …… Xác nhận của cơ quan TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm2014 Người hướng dẫn thực tập SVTH: Phan Thị Thanh Hoa_ QH&QL- K51 Page 1 Báo Cáo Thực Tập GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Thụ LỜI CẢM ƠN _________________________ Sau thời gian 4 tuần hoàn thành thực tập tại công ty xe khách Sài Gòn, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và giúp đỡ em liên hệ, hướng dẫn thực tập, thu thập số liệu liên quan. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc công ty xe khách Sài Gòn đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại công ty. Em xin gởi lời cảm ơn đến các anh chị phòng điều hành đã nhiệt tình giải đáp, giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm thông tin, cũng như đi thực tế, thu thập số liệu. Cuối cùng em kính chúc thầy dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong công ty xe khách Sài Gòn luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc Em xin chân thành cảm ơn! SVTH: Phan Thị Thanh Hoa TP. Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực tập Phan Thị Thanh Hoa SVTH: Phan Thị Thanh Hoa_ QH&QL- K51 Page 2 Báo Cáo Thực Tập GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Thụ MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Sinh thời Bác Hồ đã từng nói “học phải đi đôi với hành”, lý luận thì phải gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt đối với sinh viên chuyên ngành thì việc trau dồi những kiến thức trên ghế nhà trường là rất cần thiết, tuy nhiên song song với nó là quá trình vận dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn như thế nào lại là một câu hỏi. Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo. Chương trình thực tập này là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với môi trường xã hội thực tiễn. Thời gian thực tập tại công ty xe khách Sài Gòn đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học được trên ghế giảng đường với môi trường thực tiễn bên ngoài. Thông qua quá trình thực tập giúp chúng em nắm rõ hiện trạng các vấn đề thực tế có liên quan đến đề tài tốt nghiệp được giao. Trong quá tình thực tập, nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS Nguyễn Văn Thụ cùng các thầy cô trong Viện QH&QLGTVT và các cô, chú, anh chị trong công ty xe khách Sài Gòn , nhóm đã được làm quen và tìm hiểu vai trò ,chức năng hoạt động ,quy trình thực hiện công việc của cơ sở thực tập,liên quan đến các công tác quy hoạch và quản lý hệ thống Vận tải hành khách công cộng cùng cơ sở hạ tầng kĩ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh. Tìm hiểu khảo sát và thu thập được các thông tin,dữ liệu về đặc điểm hiện trạng và quy hoạch cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị, tập trung vào CSHT giao thông vận tải đô thị về: mạng lưới đường GT, quản lý GT, cơ sở hạ tầng VTHKCC và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ hậu cần GTVT đô thị TPHCM và đi sâu vào tìm hiểu CSHT SVTH: Phan Thị Thanh Hoa_ QH&QL- K51 Page 3 Báo Cáo Thực Tập GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Thụ VTHKCC tại TP.HCM. Các thành viên trong nhóm đã cùng nhau áp dụng những lí thuyết đã được học tại trường vào thực tế,nâng cao và hoàn thiện kĩ năng làm việc, lấy tư liệu hoàn thành bản báo cáo này. Báo cáo gồm 2 phần: Phần A: Thực tập chung Phần B: Thực tập chuyên sâu. Nội dung chính của 2 phần như sau: Phần A: Thực tập chung - Chương I: Tình hình quy hoạch và quản lý GTVT thành phố Hồ Chí Minh - Chương II: Tìm hiểu về đơn vị thực tập Công Ty Xe Khách Sài Gòn Phần B: Thực tập chuyên sâu. - Đề cương nghiên cứu Đồ án tốt nghiệp. - Thu thập những số liệu phục vụ cho đề tài CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ GTVT ĐÔ THỊ TP.HCM 1.1. Khái niệm chung về đô thị và quy hoạch đô thị 1.1.1. Đô thị a. Khái niệm đô thị - Khái niệm tổng quát: Đô thị là khu vực mà con người thực hiện các hoạt động sử dụng đất phi nông nghiệp (là chủ yếu) với mật độ cao . - Theo Luật Quy hoạch đô thị Việt Nam: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. (30/ 2009/QH12) b. Những đặc điểm chủ yếu của đô thị: - Là điểm dân cư tập chung. Quy mô nhỏ nhất là 4000 người. Có mật độ dân cư phù hợp với từng loại đô thị. - Là một trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành đóng vai trò là nơi tiêu biểu, là trung tâm truyền bá, là đầu tầu cho sự phát triển, thịnh vượng và văn minh. - Có hạ tầng cơ sở kĩ thuật và các công trình công cộng thích hợp với đời sống đô thị. - Lao động phi nông nghiệp chiếm phần lớn từ 65% tổng số lao động trở lên. - Là nơi tiêu biểu, nơi truyền bá, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn minh của vùng lãnh SVTH: Phan Thị Thanh Hoa_ QH&QL- K51 Page 4 Báo Cáo Thực Tập GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Thụ thổ. 1.1.2. Quy hoạch giao thông đô thị a. Khái niệm quy hoạch giao thông vận tải: + = b. Bản chất của quá trình quy hoạch: Lập quy hoạch là: - Định hướng cho tương lai - Là quá trình liên tục và lặp lại - Bị tác động của các lợi ích chủ quan - Cần đảm bảo tính khách quan và toàn diện - Thường cần sự phối hợp của nhiều ngành khoa học c. Quy trình lập quy hoạch: SVTH: Phan Thị Thanh Hoa_ QH&QL- K51 Page 5 Là vi ệc chuẩn bị và nghiên cứu của một quá trình ra quyết định đối với đối tượng Quy hoạch Là sự thay đổi về địa điểm của con người, hàng hóa, thông tin và năng lượng. Giao thông vận tải Quy hoạch giao thông vận tải Là thông qua tác động của việc thực hiện các giải pháp về xây dựng, quản lý và các giải pháp khác Báo Cáo Thực Tập GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Thụ Hình 1. 1. Quy trình lập quy hoạch 1.2. Khái quát về KT-XH Thành phố Hồ Chí Minh 1.2.1. Vị trí, vai trò của thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế-thương mại-văn hóa-khoa học lớn nhất ở khu vực phía Nam và có vị trí thứ hai sau thủ đô Hà Nội. Đây cũng là một đầu mối giao thông lớn nhất cả nước với tất ca cac loại hình vận tải: Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển va đường không. Theo định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt trong quyết định số 10/1998/QĐ ngày 23/01/1998 thành phố Hồ Chí Minh la đô thị trung tam cấp quốc gia va cũng là đô thị hạt nhân của Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam. 1.2.2. Đặc điểm Địa lý-Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên 2.095 km 2 , trong đó : SVTH: Phan Thị Thanh Hoa_ QH&QL- K51 Page 6 Báo Cáo Thực Tập GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Thụ - Nội thành (13 quận cũ và 6 quận mới) : 494 km 2 . - Ngoại thành : 1.601 km 2 . Dân cư thành phố chủ yếu tập trung trong 13 quận nội thành cũ, mật độ dân số ở đây cao gấp 11 lần mật độ chung toan thành phố; gấp 41 lan Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam . Trong những năm qua dân số thành phố không ngừng tăng với tốc độ cao: từ 3,2 triệu người vào năm 1980 tăng lên 6,2 triệu người vào năm 2004 (chưa kể khách vãng lai). Như vậy 24 năm qua dân số thành phố tăng 1,94 lần, làm quá tai kết cấu hạ tầng giao thông đô thị vốn đã qua lạc hậu. Những lợi thế về vị trí địa lý giúp cho thành phố trở thành trung tâm kinh tế của toàn vùng, song quá khứ phát triển cũng biến thành phố trở thành siêu đô thị với sự tập trung quá mức dân cư, cơ sở kinh tế, phá vỡ cân bằng sinh thái. Mức độ tập trung công nghiệp của thành phố hiện rất cao: có gần 28.600 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó khoảng 80% nằm đan xen trong noi thành; 13 khu công nghiệp-khu che xuất, trong đó có khu cong nghiệp Tân Bình, khu chế xuất Tân Thuận nằm khá sâu trong khu vực nội đô; các cảng biển chính cũng nằm trong nội thành. Các khu công nghiệp tập trung hình thành rất nhanh trong một thời gian ngắn nên đã thu hút một tỷ lệ lớn lao động rẻ, kỹ thuật thấp (khoảng 70%) từ nơi khác đến. Điều này đã tạo ra hiện tượng di dân cơ hoc với số lượng lớn từ cac địa phương khác mà chu yếu là từ nông thôn vào thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, đã bắt đầu bộc lộ những mất cân đối nhất là về nhà ở, điện, nước, ha tầng giao thông, xã hội. Các khu công nghiệp tập trung mới hình thanh cùng với quá trình đô thị hóa vung ven đã góp phần làm tăng nhanh di chuyển lao động giữa noi thành và ngoại thanh, giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận gây ách tắc giao thong trong giờ cao điểm, nhất là tại các cửa ngõ ra vào thành pho. Do các cảng biển chính và phần lớn cơ sở sản xuất nằm ngay trong khu vực nội thành nên lượng xe tải ra vào rất lớn gây ùn tắc giao thông, tai nạn và ô nhiễm môi trường do tiếng ồn và khí thải lớn. 1.2.3. Mức tăng trưởng kinh tế Định hướng tăng trưởng kinh tế thành phố đến 2005 được nêu trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VII như sau : Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm là 11% trở lên, trong đó khu vực dịch vụ ít nhất là 9,5%, công nghiệp-xây dựng ít nhất 13%, khu vực nông-lâm-ngư nghiệp ít nhất 2%. Hàng năm giải quyết việc làm cho 190.000 lượt người, trong đó 40% qua đào tạo nghe; tỷ lệ thất nghiep năm 2005 là 6% . GDP bình quân đấu người đến năm 2005 là 2.000 USD; định hướng đến năm 2010 GDP bình quân đầu người đat 3.000 USD. Nhận xét:Sự phát triển về dân số, công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã tạo ra các trung tâm phát triển. Các trung tâm này hiện đã trở lên quá đông đuc về số lượng, mật độ dân số, dien tích chiếm dụng so với diện tích đất và khả năng đáp ứng của thành phố, đặc biệt là của khu vực nội thành. Đieu này, một mặt gay ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đô thị, mặt khác làm cho bản than đô thị không co khả năng tự đieu chỉnh, cải tạo để phát triển tiếp, do vậy để thanh phố phat trien on định, bền vững cần phân tán cac trung tâm phát triển ra xa khỏi thành phố. Giao thông vận tai với chức năng là cơ sở hạ tầng, là “mạch máu” của nền kinh tế cũng cần được quy hoạch để nối kết chặt chẽ các trung tâm phát trien của thành phố với nhau. SVTH: Phan Thị Thanh Hoa_ QH&QL- K51 Page 7 Báo Cáo Thực Tập GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Thụ 1.3. Hiện trạng hệ thống giao thông vận tải đô thị TP. HCM 1.3.1. Giao thông đường bộ a. Mạng lưới đường 1) Mạng lưới giao thông đường bộ thành phố bao gồm các trục quốc lộ do Trung ương quản lý và các đường tỉnh, đường liên tỉnh, đường nội đô do Thành phố quản lý. Tổng chiều dài đường các cấp hạng khoảng 3.000 km. Đất dành cho giao thông rất thấp lại không đều trên địa bàn toàn thành phố: - Ở các quận thuộc vùng Sài Gòn-Chợ Lớn cũ như quận 1, quận 3, quận 5 diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất đô thị đạt khoảng 17,4-21,4% song cũng chỉ đạt 0,31km/1000 dân do mật độ dân số quá cao. - Ở các quận cũ khác như quận 4, quận 6, quận 8, quận 10, quận 11, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất đô thị chỉ đạt khoảng 5,2-15,0% ; 0,24 km/1000 dân là quá thấp. - Ở các quận mới như quận 2, quận 7, quận 9, quận 12 và các huyện ngoại thành diện tích đất dành cho giao thông còn thấp hơn nữa chỉ chiếm khoảng 0,2-3,1%, 0,84 km/1000 dân. 2) Tình trạng kỹ thuật của mạng lưới đường trên các khu vực cũng có sự chênh lệch lớn: các đường ở các quận cũ hình thành khá rõ mạng ô bàn cờ thuận lợi cho giao thông, mặt đường thảm nhựa êm thuận, hệ thống thoát nước, chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh hoàn chỉnh; các đường ở các quận mới có mặt đường thấp so với mực nước triều, vỉa hè hẹp, không có cây xanh; các đường ở các huyện ngoại thành phần lớn mới chỉ được láng nhựa, tiêu chuẩn hình học thấp. Phần lớn các đường đều hẹp: chỉ có khoảng 14% số đường có lòng đường rộng trên 12m để có thể tổ chức vận chuyển hành khách bằng xe buýt được thuận lợi; 51% số đường có lòng đường rộng từ 7m đến 12m chỉ có thể cho các xe ô con trong đó có xe Micro-buýt lưu thông; 35% số đường còn lại có lòng đường rộng dưới 7m chỉ đủ cho xe hai bánh lưu thông. 3) Hệ thống các vành đai đã được hoạch định nhưng hầu hết chưa được xây dựng, các trục hướng tâm đã và đang được cải tạo, nâng cấp tuy nhiên vẫn còn thiếu, cấp hạng kỹ thuật và mặt cắt ngang của các tuyến hiện có vẫn chưa đạt yêu cầu quy hoạch. 4) Toàn thành phố có trên 1350 nút giao cắt trong đó có khoảng 120 nút quan trọng thuộc 75 đường phố chính và các trục giao thông đối ngoại nhưng đều là giao cắt đồng mức; năng lực thông qua của các nút thấp. Hiện chỉ có 9 nút đang được xây dựng là nút giao khác mức. b. Hệ thống bến-bãi đỗ xe Hệ thống bến-bãi đỗ xe ở thành phố Hồ Chí Minh gồm có: - 05 bến xe ô liên tỉnh chính: Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây, Bến xe An Sương, Bến xe Ngã 4 Ga với tổng diện tích khoảng 15,08 ha, công suất phục vụ 27,9 triệu hành khách/năm; - 1 bến xe buýt chính bố trí ở khu vực chợ Bến Thành với diện tích 0,22 ha và các điểm đầu cuối tuyến nằm trong các Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây, Bến xe Chợ Lớn, Bến xe An Sương, khuôn viên trường Đại học Nông Lâm - Thủ Đức, các khu vui chơi giải trí Đầm Sen, Suối Tiên SVTH: Phan Thị Thanh Hoa_ QH&QL- K51 Page 8 Báo Cáo Thực Tập GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Thụ - 3 bãi đỗ xe tải bố trí ở vành đai 2 với tổng diện tích 3,8 ha, trong đó có 1 bãi đậu xe sẽ chuyển công năng; - 7 bãi đỗ xe taxi với tổng diện tích khoảng 3,2 ha; - 6 bến kỹ thuật dành cho xe buýt với tổng diện tích khoảng 8 ha ở quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận 11, huyện Hóc Môn. Nhìn chung, số lượng và diện tích bến-bãi còn ít chỉ chiếm khoảng 0,1% diện tích đô thị. Các bến xe liên tỉnh do tập trung ở trong nội đô, có vị trí không phù hợp, bị hạn chế về mặt bằng nên làm phức tạp thêm cho giao thông đô thị. Hệ thống bến-bãi chuyên nghiệp chưa hình thành. 1.3.2. Giao thông đường sắt a. Mạng lưới đường Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện chỉ có một tuyến đường sắt quốc gia Bắc-Nam vào đến ga Sài Gòn (tại Hòa Hưng) trong khi trước đây thời Pháp thuộc có 4 tuyến đường sắt vào thành phố: Sài Gòn-Hà Nội, Sài Gòn-Mỹ Tho, Sài Gòn-Lái Thiêu-Thủ Dầu Một-Lộc Ninh và Sài Gòn-GòVấp-Hóc Môn với ga trung tâm là ga Sài Gòn cũ (trước chợ Bến Thành); ngoài ra còn có 2 tuyến chuyên dụng nối ray tới cảng Sài Gòn và Tân Cảng. Tuyến đường sắt quốc gia Bắc-Nam vào thành phố giao cắt cùng mức với 14 đường phố gây ra ùn tắc và mất an toàn giao thông. Chí Hòa là ga khách kỹ thuật phục vụ cho ga khách Sài Gòn nhưng do mặt bằng chật hẹp nên phải sử dụng cả ga Sài Gòn để chứa xe. b. Thiết bị thông tin, tín hiệu và cơ sở bảo dưỡng đầu máy toa xe Thiết bị thông tin đang được hiện đại hóa thay dây trần bằng cáp quang, tổng đài kỹ thuật số. Thiết bị tín hiệu trong ga được trang bị loại ghi hộp khóa điện, đài khống chế tín hiệu đèn mầu; thiết bị tín hiệu khu gian dùng loại đóng đường bán tự động. Nhà máy toa xe Dĩ An là nơi đại tu và sản xuất toa xe khách và hàng. Chí Hòa là ga khách kỹ thuật phục vụ cho ga khách Sài Gòn trong đó xí nghiệp đầu máy Sài Gòn là nơi vận dụng, bảo trì đầu máy Diesel tàu khách, tàu hàng. Xí nghiệp toa xe khách Sài Gòn là nơi vận dụng và bảo trì toa xe khách nhưng tình trạng chung cũng giống như ở ga Chí Hòa. c. Vận chuyển hành khách đô thị bằng đường sắt Đường sắt là phương thức vận chuyển khối lượng lớn, trước giải phóng đã từng chở công nhân đi làm tại các đô thị vệ tinh liền kề (khu công nghiệp Biên Hòa). Hiện nay dịch vụ này không được thực hiện vì những nguyên nhân sau: - Đường sắt khu vực thành phố Hồ Chí Minh chưa tạo thành mạng. Chỉ có một tuyến đường sắt quốc gia Bắc-Nam còn các tuyến đường sắt cũ nối ra các đô thị vệ tinh như Sài Gòn- Bến Lức-Tân An-Mỹ Tho, Sài Gòn-Gò Vấp-ngã tư Ga-cầu Phú Long-Lái Thiêu-Thủ Dầu Một và đường sắt Sài Gòn-Gò Vấp-Hóc Môn được xây dựng thời Pháp thuộc bị phá hủy trong thời gian chiến tranh đến nay vẫn chưa được khôi phục. - Tuyến đường sắt quốc gia Bắc-Nam vẫn chỉ là đường đơn và như trên đã nói, đoạn trong nội thành bị giao cắt cùng mức với 14 đường phố tạo ra sự xung đột nguy hiểm với giao thông đường phố. SVTH: Phan Thị Thanh Hoa_ QH&QL- K51 Page 9 Báo Cáo Thực Tập GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Thụ - Chưa cải tạo nâng ke khách lên cao ngang sàn toa để thoát khách nhanh; - Chưa có toa xe thích hợp với việc vận chuyển khách đô thị; - Cự ly giữa các ga, trạm khách quá dài, chưa thuận tiện cho hành khách. Để chạy tàu nội- ngoại ô cần bố trí trong nội thành khoảng 1-2 km/trạm khách; ở ngoại thành khoảng 2- 3km/trạm; - Hệ thống bán và soát vé chưa phù hợp: chưa trang bị máy bán vé tự động, chưa bán vé tháng, soát vé rườm rà; - Chưa nối mạng xe buýt ở các ga đầu, cuối để tổ chức vận chuyển khách “từ cửa đến cửa” nên chưa thu hút được khách. 1.3.3. Giao thông đường thủy a. Cảng biển Các cảng biển xây dựng trước đây như Tân Cảng, cảng Sài Gòn, cảng Bến Nghé, cảng Tân Thuận nằm sâu trong nội thành; các cảng biển khác mới xây dựng như cảng VICT, cảng Nhà Bè cũng nằm không xa nội thành. Công suất của các cảng đạt khoảng 24,2 triệu tấn/năm. Do không có đường bộ chuyên dụng nối với cảng mà trực tiếp sử dụng chung mạng đường nội đô nên gây ùn tắc giao thông, làm giảm công suất của các cảng. b. Cảng sông Các cảng sông của khu vực thành phố Hồ Chí Minh rất phân tán chủ yếu nằm dọc theo bờ Kênh Đôi và Kênh Tẻ, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu, tác nghiệp hàng bằng thủ công, do đó năng suất thấp. Toàn cảng có một cầu bê tông dài 102 m và một số bến kè đá có khả năng tiếp nhận các loại tàu, ghe, sà lan… có trọng tải từ 200-500 DWT. Khối lượng hàng hóa thông qua của các cảng đạt khoảng 1,8 triệu tấn/năm. Tại các cảng này nông sản được tập kết chủ yếu từ các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đến thành phố Hồ Chí Minh và trung chuyển ngược lại vật tư nông nghiệp, phân bón cho các tỉnh. Trước đây cảng phục vụ chủ yếu việc rút và giao hàng cho các cảng biển khu vực Sài Gòn, nhưng những năm qua chức năng này đã giảm nhiều do có sự thay đổi đặc điểm loại hàng và thị trường hàng hóa. Đường bộ trên phạm vi hoạt động khu vực cảng đang bị tắc nghẽn do quá tải, nạn kẹt xe xảy ra ngày càng gia tăng. Dọc hai kênh còn có cảng 2, cảng 6 và một số bến-bãi xếp dỡ các mặt hàng như trái cây, phân bón, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng với năng suất bốc dỡ 10-50 ngàn tấn/năm. c. Tuyến-luồng: Tuyến đường biển: Có 2 luồng chính vào các cảng trong khu vực Sài Gòn: luồng sông Lòng Tàu dài 85km, chỗ cạn nhất ở cao trình -7,0 cho tàu 15000-20000 DWT; luồng sông Soài Rạp dài 40 km, chỗ cạn nhất ở cao trình -5,3 cho tàu 5000-7000 DWT. Do luồng vừa dài vừa hẹp, mật độ lưu thông của tàu bè lớn lại bao gồm hỗn hợp cả tàu biển lẫn tàu sông nên gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường. Tuyến đường sông: Hiện có 2 tuyến chủ yếu trên kênh Tẻ, kênh Đôi nối với hệ thống sông- kênh khu vực để vận chuyển hàng giữa miền Tây và thành phố Ho Chí Minh. Mặc dù hệ thống SVTH: Phan Thị Thanh Hoa_ QH&QL- K51 Page 10 [...]... Phòng công ty, Xí Nghiệp vận tải 2, Xí Nghiệp vận tải 3, Xí Nghiệp vận tải 4, Xưởng đóng mới và xưởng sửa chữa • Xí ngiệp vận tải 2: hoạt động buýt ( ngoài ra cũng hợp đồn cho thuê xe) Bao gồm các • tuyến 27, 30, 60, 91 Với chủng loại xư B55, B80, Merceder47 Xí nghiệp vận tải 3: hoạt động buýt Bao gồm các tuyến 1, 28, 71, 152 Với chủng loại • xe CNG, B55, SAMCO30,35 ,Merceder32 Xí nghiệp vận tải 4:... ứng dịch vụ VTHKCC Năm 2002, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 32 doanh nghiệp vận tải Trong đó có 01 doanh nghiệp nhà nước (Công ty Xe khách Sài Gòn), 01 Công ty TNHH (Công ty Phương Trinh), 01 Công ty liên doanh (Công ty Ngôi Sao Sài Gòn) và còn lại là 29 hợp tác vận tải xe buýt Từ năm 2006, Sở Giao thông vận tải bắt đầu thực hiện chương trình tái cấu trúc các Hợp tác xã (HTX) nhằm nâng cao... thực hiện chủ trương mở cửa, công ty hợp tác với Công ty OIIC để thành lập công ty liên doanh Sài Gòn Star, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt  Năm 1996, Công ty đầu tư thêm 39 xe buýt Daihatsu 12 chỗ để mở rộng hoạt động trên các tuyến xe buýt mới Tiếp nhận một số xe do Hà Lan viện trợ, công ty đã được sự chấp thuận của thành phố mở rộng thêm 7 tuyến xe buýt mới  Năm 1997, đồng chí... của đơn vị 2.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty SVTH: Phan Thị Thanh Hoa_ QH&QL- K51 Page 25 Báo Cáo Thực Tập GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Thụ đồ 2-1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH một thành viên Xe Khách Sài Gòn HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẢNG ỦY CÔNG TY Công Đoàn TỔNG GIÁM ĐỐC Đoàn TN P.Kỹ thuật vật tư Liên doanh: Công ty TNHH vận tải ngôi sao Sài Gòn XN sửa chữa ô PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Trung tâm dạy nghề SaigonBus... cho để tổ chức kinh doanh như: vận chuyển khách liên tỉnh, vận chuyển theo hợp đồng, cho thuê mặt bằng, cung ứng các dịch vụ có liên quan,…  Nhiệm vụ: xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công ích và vận chuyển hành khách đi lại bằng xe buýt trên một số tuyến đường thuộc TP.HCM theo sự phân công của sở GTCC Quản lý, bảo trì sử dụng có hiệu quả và từng bước hiện đại hóa các phương tiện vận tải nhằm... tăng Tổ chức lao động hợp lý, thực hiện việc phân phối tiền lương thao két quả lao động xã hội, tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CB-CNV trong đơn vị Được quyền tự chủ lựa chọn phương án, tổ chức điều hành vận tải bằng xe buýt trên một số tuyến đường đảm nhận 2.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban • - Tổng Giám Đốc: Quyền hạn : + Được quyền bảo vệ kế hoạch và lợi ích của công. .. năm 2002 Trong đó: - Tuyến buýt phổ thông có trợ giá là 108 tuyến, tăng 63 tuyến so với năm 2002 - Tuyến buýt phổ thông không trợ giá là 38 tuyến, giảm 14 tuyến so với năm 2002 - Tổng số cự ly tuyến buýt có trợ giá tăng từ 1.542 km năm 2002 lên 3.452 km năm 2011, tăng gấp 2,2 lần Bảng 1 1 Luồng tuyến xe buýt Cự ly tuyến Đơn vị Tổng cự ly tuyến Km - Có trợ giá Km 2006 2007 2008 2009 2010 2011 3.31 3.30... hai tuyến Hình 1 3 đồ hoá hệ thống mạng lưới tuyến xe buýt TPHCM Ngoài ra, một số chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý của hệ thống mạng lưới tuyến như mật độ mạng lưới tuyến (Kn) và hệ số mạng lưới tuyến (Kt) của thành phố Hồ Chí Minh đều nằm trong khoảng cho phép Tính đến ngày 01/01/2012, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 146 tuyến xe buýt phổ thông, tăng 49 tuyến so với năm 2002 Trong đó: - Tuyến buýt. .. dựng đường thứ 2 Tổng diện tích sân bay khoảng 816ha Sân bay nằm ngay trong nội đô thành phố nên thường xuyên bị ùn tắc giao thông trên đường ra-vào sân bay từ khu trung tâm theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa-Nguyễn Văn Trỗi đến đường Trường Sơn 1.4 Hiện trạng VTHKCC TP HCM 1.4.1 Mạng lưới tuyến Mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng là tổng hợp toàn bộ các tuyến vận tải hành khách công cộng của thành... nối được giữa khu vực trung tâm thành phố với khu vực ngoại thành, giữa nội thành với ngoại SVTH: Phan Thị Thanh Hoa_ QH&QL- K51 Page 11 Báo Cáo Thực Tập GVHD: PGS TS Nguyễn Văn Thụ thành và giữa thành phố với một số tỉnh liền kề,… Nguyên tắc tổ chức mạng lưới tuyến dựa trên mô hình Tuyến trục chính - tuyến nhánh” Tức là hành khách hoàn toàn có thể thực hiện chuyến đi của mình với số tuyến cần đi . thành cảm ơn! SVTH: Phan Thị Thanh Hoa TP. Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực tập Phan Thị Thanh Hoa SVTH: Phan Thị Thanh Hoa_ QH&QL- K51 Page 2 Báo Cáo Thực Tập GVHD: PGS – TS. điểm Địa lý-Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên 2.095 km 2 , trong đó : SVTH: Phan Thị Thanh Hoa_ QH&QL- K51 Page 6 Báo Cáo Thực Tập GVHD: PGS – TS Nguyễn Văn Thụ - Nội thành. trường Đại học Nông Lâm - Thủ Đức, các khu vui chơi giải trí Đầm Sen, Suối Tiên SVTH: Phan Thị Thanh Hoa_ QH&QL- K51 Page 8 Báo Cáo Thực Tập GVHD: PGS – TS Nguyễn Văn Thụ - 3 bãi đỗ xe tải bố

Ngày đăng: 21/06/2014, 10:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP CÔNG TY XE KHÁCH

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ GTVT ĐÔ THỊ TP.HCM

    • 1.1. Khái niệm chung về đô thị và quy hoạch đô thị

      • 1.1.1. Đô thị

      • 1.1.2. Quy hoạch giao thông đô thị

    • 1.2. Khái quát về KT-XH Thành phố Hồ Chí Minh

      • 1.2.1. Vị trí, vai trò của thành phố Hồ Chí Minh

      • 1.2.2. Đặc điểm Địa lý-Kinh tế

      • 1.2.3. Mức tăng trưởng kinh tế

    • 1.3. Hiện trạng hệ thống giao thông vận tải đô thị TP. HCM

      • 1.3.1. Giao thông đường bộ

      • 1.3.2. Giao thông đường sắt

      • 1.3.3. Giao thông đường thủy

      • 1.3.4. Hàng không

    • 1.4. Hiện trạng VTHKCC TP. HCM

      • 1.4.1. Mạng lưới tuyến

      • 1.4.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC

      • 1.4.3. Hiện trạng cung ứng dịch vụ VTHKCC tại TPHCM

      • 1.4.4. Khối lượng vận chuyển hành khách

      • 1.4.5. Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về VTHKCC

  • CHƯƠNG II: TÌM HIỂU ĐƠN VỊ THỰC TẬP – CÔNG TY XE KHÁCH SÀI GÒN

    • 2.1 Giới thiệu đơn vị thực tập

    • 2.2 Quá trình hình thành và phát triển

    • 2.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của đơn vị

      • 2.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty

      • 2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của đơn vị

      • 2.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

    • 2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị

      • 2.4.1. Bãi đậu xe

      • 2.4.2. Số lượng đoàn phương tiện

    • 2.5. Kết quả hoạt động sản xuất của công ty các năm gần đây

      • 2.5.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

      • 2.5.3..Kết quả hoạt động sản xuất của công ty

    • 2.6. Định hướng phát triển của công ty

  • PHẦN B: PHẦN THỰC TẬP CHUYÊN SÂU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • 5. Nội dung báo cáo

    • 6. Các số liệu thu thập để thực hiện cho việc nghiên cứu đề tài

      • 6.1. Giới thiệu về tuyến

      • 6.2. Biểu đồ chạy xe

      • 6.3. Khảo sát hiện trạng

      • 6.4. Kết quả điều tra khảo sát nhu cầu đi lại bằng xe buýt trong vùng thu hút của tuyến 55

    • 7. Kế hoạch nghiên cứu

  • Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan