Lịch sử giáo dục VN

41 614 1
Lịch sử giáo dục VN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Chính trị, kinh tế, quốc phòng đương nhiên là ba vấn đề trọng yếu, nhưng giáo dục lại căn bản và trọng yếu hơn vì muốn xây dựng, muốn chiến đấu thì trước hết phải biết đã. Nuôi con chẳng dạy chẳng răn Thà nuôi lợn béo mà ăn bộ lòng Người nông dân mộc mạc nơi điền dã mà còn đặt nặng vấn đề giáo dục đến thế huống hồ một quốc gia. “Đứa bé sinh ra đời phải được giao cho quốc gia và quốc gia sẽ nuôi nó trong một cơ quan chuyên giữ nhiệm vụ giáo dục. Đứa bé không cần phải biết cha mẹ nó là ai, nó chỉ biết nó là công dân của quốc gia mà thôi”. Đó là lí tưởng quốc về giáo dục của xã hôi Hy Lạp – La Mã cổ đại phương Tây. Một triết gia khác của Đức đã nói: “Giáo dục có thông qua quốc gia mới thành giáo dục, một dân tộc chỉ sau khi đã qua giáo dục quốc gia mới thành dân tộc đầy đủ sinh lực”. Muốn hiểu thấy ý nghĩa của dân tộc tinh thần thì phải tìm về lịch sử. Nội dung xã hội dân tộc có: ngôn ngữ, đạo đức, chính trị, kinh tế, nghệ thuật và niềm tin, tất cả thường được gọi chung là tài sản văn hóa truyền từ đời nọ sang đời kia và không ngừng phát triển. Quá trình phát triển hay lịch sử đã đào tạo cho mỗi dân tộc một cộng đồng tri thức tình tự, ý chí, hành động truyền thống. Bởi thế, hoạt động giáo dục chỉ có giá trị chân thực khi nó được đặt vào cơ sở dân tộc xã hội. Lịch sử là do sự đối lập giữa dân tộc này đối với dân tộc khác hoặc do sự xung đột gây nên bởi tình trạng bất bình hành giữa các thế lực nội bộ của dân tộc. Bởi thế, hoạt động giáo dục chỉ có giá trị thực tiễn khi nó được đặt vào một trong hai đấu tranh đó. Giáo dục Tây phương ngày nay có ba đại loại: Tôn giáo giáo dục Quốc gia giáo dục Cá nhân tự do giáo dục Tuy trên lịch sử ba loại giáo dục này chống đối thay thế nhau nhưng trên thực tế, cả ba vẫn phối hợp với nhau tồn tại.  Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống giáo dục lâu đời, phát triển ở thời xưa. Vậy lịch sử giáo dục của đất nước hình thành và phát triển như thế nào, những chính sách cho tới những cải cách. Nền giáo dục Việt chính thức có hệ thống hẳn hoi bắt đầu từ đời Đinh-Lý do Phật giáo nắm giữ. Phật giáo đại thừa sang Việt Nam qua ngả Trung Quốc. Sách Lĩnh Nam trích Quái ghi: “Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ sau này, khi tuổi mới lên tám học ông ở chùa Tiêu Sơn”. Người Việt Nam làm quen với Phật giáo bằng những sách vở từ chữ Hán vào giữa lúc mà tôn giáo này đang phát triển mạnh tại Trung Quốc. Rồi tự đó có tác dụng ngược lại, Phật giáo sang Việt Nam làm cho Hán học ở đây rực rỡ thêm lên. Lý Công Uẩn gốc gác chùa chiền nay lên ngôi thiên tử, lẽ đương nhiên Phật giáo phải được chuộng, phải được giữ phần vụ lãnh đạo tư tưởng. Ngay lúc mới lên ngôi vua, Thái Tổ đã ban áo mặc cho tăng lữ. Sang năm sau lại trích ra hai vạn quan tiền để cất lên tám ngôi chùa ở phủ Thiên Đức. Rồi ở trong và ngoài thành Thăng Long cũng dựng lên mấy chùa lớn như chùa Hưng Thiên, Vạn Tuế, Thắng Nghiêm, Thiên Vương, Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ, Thiên Quang.v… Sang năm thứ tám, Thái Tổ lại sai sứ thần sang Tàu xin kinh Tam Tạng. Khi được vua Tống ban cho ông lại bắt một người Thiền tên là Phi Trí đi đến tận Quảng Tây đón về. Cách hai năm sau, Thái Tổ lại độ hết bàn dân thiên hạ làm và phát vàng bạc đúc mấy quả chuông để đem treo ở các chùa Hương Thiên, Đại Giáo Thắng Nghiêm. Đến năm Thuận Thiên thứ 15, ngài lại xây chủa Chân Giáo ở trong thành và bắt các vào đó tụng kinh rồi ngài thân hành đến nghe. Vua Thái Tôn nhà Lý trong năm Thiên Thành thứ tư xây dựng vừa chùa vừa quán tất cả chín trăm rưỡi sở. Đến năm Thiền Thụy thứ nhất lại đúc tượng Phật ở Đại Nguyên đặt ở thềm rồng. Sang năm Kiều Phú thứ hai, vừa vẽ vừa tạo mỗi đằng hơn một ngàn pho tượng và may hơn vạn lá phướn để đem phân phát cho các chùa. Qua năm Sùng Hưng đại bảo thứ hai lại dựng lên chùa Diên Hựu và cho vào tụng kinh. Rồi năm Long Thụy thứ ba lại cất ngôi chùa ở phường Báo Thiên và xây lại một ngọn tháp 12 tầng cao vài chục trượng và phát hai vạn cân đồng đúc một quả chuông. Đối với Phật giáo thì như thế, đối với Nho giáo nhà Lý chỉ có một lần xây Văn Miếu, đúc tượng Chu Công và vẽ tượng 72 học trò của Khổng Tử rồi bắt thờ cúng quanh năm và bắt Thái Tử tới đó mà học. Trải qua nhiều triều đại phong kiến tiếp theo trong lịch sử dân tộc nước nhà thì nền giáo dục không ngừng được cải thiện nâng tầm chất lượng, các kì thi tuyển chọn nhân tài cho đất được cũng thay đổi ít nhiều. Bên cạnh những cuộc cải cách canh tân đất nước như của Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Quang Trung thì nên giáo dục cũng được cải cách cho phù hợp vs sự phát triển của triều đại. Đặc điểm chung của nền giáo dục Việt Nam dưới thời phong kiến là nền giáo dục Nho học ăn sâu thấm nhuần vào tư tưởng thư sinh và văn hóa Đại Việt. Như thế, ta đã biết nền giáo dục Nho học đã xuất hiện và phát triển trên đất nước ta cũng được khoảng 1 ngàn năm. Mãi cho tới khi thực dân Pháp đô hộ nước ta cùng với những cải cách thì nên giáo dục Nho học dần bị xóa bỏ mà thay vào đó là nên giáo dục hiện đại phương Tây.  !!"# $%&'# ()*+,-!(./-012-34,5678*-79*:;<=1)*;-:(>?/:@=-+>?- AB><9>AC:-79*:;. ()*+,-!(./-012-34,5678*-79*:; Tiếng súng kháng chiến của dân tộc ta bắt đầu từ mặt trận Đà Nẵng. Sáng sớm 1/9/1858 chiến thuyền quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công của biển Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm địa điểm tấn công đầu tiên vì Đà Nẵng có vị trí quân sự quan trọng, hải cảng rộng và sâu, thuận tiện cho tàu chiến triển khai. Hơn nữa Đà Nẵng là cổ họng của Huế, dùng Đà Nẵng làm bàn đạp đánh kinh thành Huế, nếu chiếm được Đà Nẵng, người Pháp có khả năng chiếm ngay kinh thành Huế, sớm kết thúc chiến tranh. Vừa đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, quân pháp đã vấp phải sức kháng cực của triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy. Đồng thời nhiều đội quân nông dân cũng kéo tới phối hợp với quân triều đình đánh giặc. Sau 5 tháng bị giam chân khó khăn chồng chất , buộc chúng phải rút khỏi Đà Nẵng. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại. buộc chúng đi vào nam, mở mặt trận mới Gia Định. Ngày 10/ 2/ 1859, tàu chiến Pháp và Tây Ban Nha đã tới Vũng Tàu. Chúng mở đường ngược sông Cần Giờ, vấp phải sự kháng cự của quân dân ta, mãi 16/2 mới ngược được sông Bến Nghé vào đậu sát thành Gia Định. Sáng hôm sau quân địch bắt đầu tấn công đến trưa thì chiếm được thành Gia Định(17/2). Tháng 3/1960 Nguyễn Tri Phương được điều động từ Đà Nẵng vào chỉ huy mặt trận Gia Định. Pháp dồn quân vào mặt trận gai định, bắt đầu tấn công đồn Phú Thọ. Cuộc giao tranh diễn ra ác liệt, Nguyễn Tri Phương lệnh cho quân bỏ đồn, rút về cố thủ(25/2/1861). Thừa thắng gia định chúng tấn công và lần lượt ba tỉnh miền đông : (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và một tỉnh tây nam kỳ: (Vĩnh Long), bị pháp chiếm. Tuy nhiên phong trào nhân dân chóng Pháp diễn ra không ngớt, khẳng định lòng yêu nươc nồng nàn, sẵn sàng đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm. Cuối 1861 trận đánh của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu etpêrăng trên sông Nhật Tảo. Và nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ bùng nổ. Năm 1862, phong tào nông dân chống pháp dâng cao ở các quận, huyện thuộc hai tỉnh Gia Định và Định Tường. Chính lúc này, triều đình huế lại kí hiệp ước 5/6/1862 cắt ba tỉnh miền đông mà đảo côn lôn cho Pháp cùng với những nhượng bộ nặng nề khác. Mục đích của triều đình Huế là muốn sớm bắt tay thực dân Pháp đẻ có thể rãnh tay đối phó với phong trào nông dân miền bắc đang trên đà phát triển. Sáng 20/6/1867 lấy cớ triều đình Huế bí mật ủng hộ nghĩa quân miền Đông chống pháp thực dân Pháp đưa thư đòi nộp thành Vĩnh Long. Phan Thanh Giản nộp thành cho chúng. sau đó, còn ra lệnh cho quân nộp hai tỉnh An Giang và Hà Tiên. như vậy chỉ trong vòng 5 ngày( 20-24/6/1867) thực dân Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền tây. Ngay sau đó phong trào nhân dân kháng chiến chống Pháp dấy lên mạnh mẽ. tiêu biểu: khởi nghĩa Phan Tam – Phan Ngũ, khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, khởi nghĩa Long Trì khiến cho quan pháp khiếp sợ. Nhưng do triều dình cố tình bỏ rơi, ngăn cản, thậm trí còn tiếp tay cho Pháp nên lần lượt các cuộc khởi nghĩa thất bại. 11/1873 vừa đặt chân đến hà nội gácnie cho quân nổ súng thị uy. 9/11 gửi tối hậu thư đòi nộp thành nhưng bị cự tuyệt. Sáng 20/11 gácnie hạ lệnh nổ súng tấn công thành hà nội. thừa cơ triều đình Huế tự hãm mình trong thế bị động , pháp đánh các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định trong vòng một tháng. Nhưng quân dân Hà Nội và miền Bắc đứng lên tự động võ trang, tiến hành hoạt động đốt phá Ngày 15/3/1874 tại Sài Gòn, một điều ước lại được ký với những điều khoản bất lợi cho ta. Triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của pháp ở cả 6 tỉnh Nam kỳ, nền ngoại giao Việt Vam lệ thuộc vào Pháp điều ước này đánh dấu sự phẫn nộ của nhân dân đới với triều đình nhà Nguyễn. Pháp chiếm được Nam kỳ nhưng chúng muốn chiếm cả Việt Nam. Tháng 3/1882 viện cớ triều đình huế vi phạm điều ước 1874. Pháp mang quân ra bắc. Sáng 25/4/1882 Rivie gửi tối hậu thư cho Hòang Diệu. Hạn trả lời chưa hết, chúng đã nổ súng tấn công, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Chiếm được thành Hà Nội lần hai, triều đình nhà Nguyễn lại tự hãm mình vào thế bị động. Sáng 18/8/1883 hạm đội Pháp tiến vào cửa biển Thuận An, đưa tối hậu thư buộc triều đình giao tất cả các pháo đài phòng thủ bờ biển cho chúng. Quân ta kháng cự quyết liệt, tới chiều 20 quân Pháp mới đổ bộ được lên Thuận An được tin mất Thuận An. Triều đình nhà Nguyễn xin đình chiến. Và kí vào hiệp ước Hắcmăng ngày 25/8/1883. Điều ước Hắcmăng là sự phản bội tệ hại nhất của triều đình Nguyễn đối với nhân dân ta nên nhân dân phán đối quyết liệt. Trên đà thắng thế, chính phủ Pháp cử Patơnốt đến huế ép triều đình kí vào điều ước mới 6/6/1884( điều ước Patơnốt). )*;-:(>?/<=AD(E*F;:()*+,-!(./<9>-79*:; • Kinh tế: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất 1897-1919: Năm 1897 Pháp ép triều đình ký hiệp ước nhượng quyền khai khẩn đất hoang cho chúng. Riêng nam kì và bắc kì tính đến 1915 địa chủ Pháp đã chiếm 470.000 hec ta lập đồn điền. Quyền sở hữu tối cai về ruộng đất từ tay vua sang tay nhà nước bảo hộ Pháp. Chương trình khai thác thuộc địa của Đume chủ yếu là đầu tư vào kinh tế để khẳng định vị trí của chủ nghĩa tư bản Pháp ở việt nam. Mở đầu là ngành khai mỏ. xây dựng một số cở sở công nghiệp nhằm phục vụ đời sống của giới thực dân như điện, nước ngoài ra còn mở mang giao thông, xây dựng đường xá, bến cảng mục đích phục vụ cho kinh tế và cả quân sự. Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, nắm nguồn thuế, độc quyền thương mại và thuế quan thuế khóa là nét đặc trưng cho chính sách thực dân pháp ở Đông Dương, với hai thứ thuế là thuế đinh và thuế điền chính thuế khóa đã đem lại một nguồn lợi cho Pháp. Chính sách khai thác, bóc lột về kinh tế của thực dân Pháp chủ trương không phát triển công nghiệp công nghiệp nặng, biến nước ta thành thị trường cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc. Chính sách kinh tế của cuộc khai thác thuộc địa đã du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong quá trình khai thác đã tác động và làm cho kinh tế Việt Nam có những chuyển biến nhất định theo hướng tư bản. Tuy nhiên mục đích và âm ưu của Pháp chỉ duy trì giai cấp phong kiến, quan hệ sản xuất phong kiến cùng với phương thức bóc lột của nó nên kinh tế việt nam bị lệ thuộc và kìm hãm trong tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu. • Văn hóa - xã hội: Về mặt xã hội, thực dân Pháp dung túng cho các tệ nạn xã hội: cờ bạc, mại dâm… Chúng còn gieo rắc tư tư tưởng sùng bái nước Pháp, coi nước Pháp là “Mẫu quốc”, là người đi “khai hóa văn minh”, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa – thể thao để lôi cuốn nhân dân ta đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên làm cho họ quên đi nỗi nhục mất nước. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị. Văn hóa, giáo dục chúng thi hành triệt để chính sách văn hóa “ngu dân”, gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục hòng kìm chế dân ta trong cảnh ngu dốt để dễ bề cai trị, bóc lột. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học. Nếu có chăng nữa cũng chỉ là những cơ sở đào tạo ra đội ngũ tay sai cho chính quyền thực dân và những công nhân lành nghề phục vụ cho chương trình khai thác thuộc địa. Những chính sách giáo dục của pháp mang tính thực dân. Chúng mở một số trường quốc ngữ, chữ pháp để dạy kiên thức phổ thông, một số trường dạy nghề, trường y, trường phạm chúng cố gắng thay thế suự ảnh hưởng của hán học bằng thiêt lập nền giáo dục tây phương để đào tạo ra lớp công chức, nhân viên cần thiết cho bộ máy chính trị, kinh tế thực dân. • Chính trị: Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. Chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề.Thực dân Pháp tiếp tục củng cố bộ máy chuyên chế, tập trung toàn bộ quyền lực vào tay người Pháp. Bên cạnh đó, chúng còn sử dụng giai cấp phong kiến Việt Nam làm công cụ đắc lực phục vụ những mục tiêu do chúng đưa ra. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu. Thực dân pháp sử dụng chính sách “Chia để trị” một cách toàn diện hòng làm suy giảm sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta, ngăn chặn sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta. Chúng chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng (Chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ, chế độ bảo hộ ở Trung Kỳ và chế độ nửa bảo hộ ở Bắc Kỳ), nhập ba kỳ đó với nước Lào và nước Campuchia để lập ra Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng đã tác động làm phân hóa giai cấp xã hội cũ, làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới. Giai cấp địa chủ phong kiến phân hóa thành hai bộ phận : một là đại địa chủ giàu lên nhờ dựa Pháp, chống cách mạng. Hai là bộ phận lớn gồm trung và tiểu địa chủ, bị đế quốc chèn ép, đụng chạm dến quyền lợi nên có ít nhiều có tinh thấn dân tộc. Giai cấp nông dân là đối tượng bị bóc lột chính chính của đế quốc và địa chủ phong kiến. Họ khốn khổ bởi nạn thuế khóa, địa tô này lại thêm nạn cướp đất lập đồn điền, xây dựng nhà máy của thưc dân. đói khổ Vì vậy, họ tràn về các thành thị đến các công trường, hầm mỏ, đồn điền để kiếm sống. Do đó, họ có mối thâm thù sâu với đế quốc, phong kiến và có tinh thần đấu tranh, là lực lượng cách mạng to lớn. Từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, ra đời một giai cấp nhất mới - giai cấp công nhân. Họ là người lao động làm trong các hầm mỏ, đồn điền và công trường giai đoạn này giai cấp công nhân vẫn còn non trẻ, đang ở trình độ tự phát, đấu trang nhằm mục đích kinh tế. Việc xây dựng thành phố, cầu cống, đường xá cần những người chủ thầu thuê mướn công nhân những người làm việc này có tài khéo léo của mình trở thành những nhà tư sản. Trở thành nhà tư sản còn những chủ xưởng thủ công, những nhà buôn giàu có lên họ lập công ty, tổ chức hội buôn. Ngoài ra, phải kể đến những sĩ phu yêu nước, đứng ra lập hội buôn, tổ chức sản xuất. Đó là những lớp người đầu tiên của giai cấp tư sản Việt Nam. Một tầng lớp cũng xuất hiện trong thời gian này là giai cấptiểu tư sản. Thành phần khá phức tạp. Đó là tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công truyền thống, những tiểu thương, dân nghèo thành thị. Nhưng quan trọng hơn là số công nhân viên chức làm việc trong các cống cở và sở tư, những nhà tri thức, nhà văn, nhà báo, sinh viên , học sinh. Chính sách kinh tế, cuộc khai thác thuộc địa thứ nhất đã làm cho Kinh tế việt nam có những chuyển biến. đồng thời, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp trong xã hội việt nam trở nên gay gắt. Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Trong đó đặc biệt là sự ra đời hai giai cấp mới là công nhân và tư sản Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người bị mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, đã nẩy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho nhân dân, tự do cho nhân dân; hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành lại dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. G>.@+H*>?:;5:IJ(>!(./4,5678*:9>*KB>:(LJM%% Năm Nhâm Tuất 1862 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ gồm 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa. Năm Đinh Mão 1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Hòa ước năm Giáp Tuất 1874 công nhận chủ quyền của Pháp trên toàn thể lãnh thổ Nam Kỳ. Nam Kỳ trở thành thuộc địa (colonie) của Pháp. Hai hòa ước năm Quí Mùi 1883 và Patenôtre năm Giáp Thân 1884 công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ (protectorat) của Pháp. Ở miền Bắc, trên danh nghĩa, triều đình Huế còn quyền hành nhưng trên thực tế mọi việc do người Pháp điều khiển. Trung Kỳ do triều đình Huế cai trị nhưng được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Pháp. [...]... nền giáo dục Nho giáo, xác lập một nền giáo dục mới phục vụ cho công việc khai thác thuộc địa 2.3 Kết quả của cuộc cải cách giáo dục Cuộc cải cách giáo dục lần hai được chính quyền thực dân Pháp triển khai trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Xóa bỏ triệt để nền giáo dục Nho học, thay vào đó là nền giáo dục Pháp - Việt hoàn toàn mới Cuộc cải cách giáo dục lần hai Pháp đã xác lập một nền giáo dục. .. năm 1917: Xóa bỏ nền giáo dục Nho giáo, xác lập và củng cố nền giáo dục Việt Nam (1917 – 1929) 2.1 Nguyên nhân và mục tiêu dẫn đến cuộc cải cách giáo dục lần hai của thực dân Pháp ở Việt Nam năm 1917 Chương trình cải cách giáo dục lần thứ nhất của Toàn quyền Beau là thời kỳ quá độ trên chặng đường phát triển của nền giáo dục nước ta lúc đó Sự tồn tại song song hai nền giáo dục là một việc bất đắc... quan trọng của giáo dục nên, ngay “sau khi người lính đã hoàn thành sự nghiệp của mình thì đến lượt người giáo viên thực hiện sự nghiệp của họ”, đã tiến hành áp dụng nền giáo dục phương Tây vào Việt Nam Đứng trước tình hình giáo dục Nho học đã tồn tại và trở thành hình thức giáo dục chính của Việt Nam hơn mười thế kỷ qua, người Pháp phải đứng trước lựa chọn khôn khéo trong việc sử dụng giáo dục như một... lại, ở bậc giáo dục trên, chúng ta lại thấy trước mắt một tổ chức hoàn chỉnh và rất xưa cũ không có thể sửa đổi một cách nhanh chóng và một số lớn người có danh vọng không muốn cải cách hay hoàn bị trong một thời gian ngắn” Do đó đối với giáo viên bậc này cụ thể là các giáo thụ, huấn đạo, đốc học, chúng chủ trương “chuyên môn hóa các quan viên ngạch giáo dục (Nguyễn Đăng Tiến, lịch sử giáo dục Việt... tú tài Pháp 1.2.3 Giáo dục chuyên nghiệp • Giáo dục nghề Giáo dục nghề bao gồm các lĩnh vực: Giáo dục kỹ thuật công nghiệp Pháp: đào tạo công nhân lành nghề phục vụ cho công việc khai thác thuộc địa và cho các ngành công nghiệp: thợ máy, thợ nguội, thợ rèn, thợ điện, tài xế,… ngoài ra cũng có một khoa đào tạo tài công, thợ máy cho xà lan, tàu thủy (trường thợ máy châu Á Sài Gòn) Giáo dục kỹ thuật công... cải cách giáo dục truyền thống sang một nền giáo dục mới Do đó, “Người Annam với sự tiếp xúc với người Pháp đã làm quen với những phát minh hiện đại mà họ đã xác nhận một cách công khai những tiến bộ đó cũng đòi hỏi phải có một nền giáo dục thích hợp hơn với thời đại của họ” 1.2 Nội dung cải cách Từ khi bắt đầu xâm chiếm Việt Nam, người Pháp đã đặt nền móng cho một nền giáo dục mới, nền giáo dục phương... nền giáo dục đào tạo song song bằng hệ thống các trường Pháp – Việt để đào tạo ra những nhân lực phục vụ cho việc cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp 1.4 Nhận định và đánh giá về cuộc cải cách Cuộc cải cách giáo dục lần này được Paul Beau thực hiện một cách tổng quát và toàn diện trên mọi lĩnh vực giáo dục Song vẫn còn duy trì song song cùng lúc hai nền giáo dục Pháp - Việt và nền giáo dục. .. ở Nam Kỳ (1879) và đặt chương trình giáo dục hệ Pháp – Việt với mục đích loại bỏ dần nền giáo dục Hán học ở Nam Kỳ Năm 1904, thực dân Pháp tiếp thục thiết lập chương trình giáo dục tại Bắc Kỳ và sau đó là Trung Kỳ (năm 1906) Nhưng nền giáo dục mới đặt ra này đã không mang lại một kết quả như người Pháp mong đợi và cũng không mang lại một sắc màu mới cho nền giáo dục Việt Nam Do đó, khi lên làm toàn... dõi việc xuất bản từ tập san của ngành giáo dục Nghiên cứu, thu thập, bảo quản, và nếu cần, cho tái bản những tác phẩm cổ đại, cận đại về văn học, triết học, lịch sử của các nước Đông Dương Ngày 25 tháng 8 năm 1906, Hội đồng hoàn thiện nền giáo dục bản xứ đã trình toàn quyền “Bản quy chế giáo dục 1906” về những cải cách cần phải thực hiện ngay đối với nền giáo dục của Việt Nam để định lại hệ thống trường... phong kiến Nền giáo dục Nho học phong kiến và nền giáo dục Pháp - Việt được chia thành các bậc học khác nhau: bậc Ấu, bậc Tiểu, bậc Trung ở các trường Nho học và Tiểu học, Trung học ở hệ thống các trường Pháp - Việt, và có thêm trường học cho nữ giới và trường dạy nghề Như vậy, nền giáo dục ở Việt Nam đã trở nên đa dạng hơn so với trước khi Pháp vào xâm lược Việt Nam Chất lượng giáo dục sau cải cách . trong hai đấu tranh đó. Giáo dục Tây phương ngày nay có ba đại loại: Tôn giáo giáo dục Quốc gia giáo dục Cá nhân tự do giáo dục Tuy trên lịch sử ba loại giáo dục này chống đối thay thế. quốc về giáo dục của xã hôi Hy Lạp – La Mã cổ đại phương Tây. Một triết gia khác của Đức đã nói: Giáo dục có thông qua quốc gia mới thành giáo dục, một dân tộc chỉ sau khi đã qua giáo dục quốc. truyền thống giáo dục lâu đời, phát triển ở thời xưa. Vậy lịch sử giáo dục của đất nước hình thành và phát triển như thế nào, những chính sách cho tới những cải cách. Nền giáo dục Việt chính

Ngày đăng: 21/06/2014, 10:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan