Nghiên cứu khoa học " Kết quả nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ mỡ trồng thuần loài vùng trung tâm Bắc bộ Việt Nam " pdf

19 354 2
Nghiên cứu khoa học " Kết quả nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ mỡ trồng thuần loài vùng trung tâm Bắc bộ Việt Nam " pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Kết quả nghiên cứu sinh khối cây lẻ mỡ trồng thuần loài vùng trung tâm Bắc bộ Việt Nam Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I/ Đặt vấn đề Mỡ (Manglietia conifera Dandy) là cây gỗ lớn cao tới 25-30 m, đường kính ngang ngực đạt tới 50-60 cm, thân thẳng, tròn, vỏ xám bạc, thịt màu trắng và có mùi thơm nhẹ. Gỗ mỡ màu sáng hoặc vàng nhạt, mềm nhẹ, tỷ trọng 0,48, gỗ mịn, ít nứt nẻ, mối mọt. Gỗ mỡ dùng để đóng đồ gia dụng, gỗ dán lạng, gỗ bút chì, gỗ nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ,… Ngày nay, với công nghệ tạo ván ghép thanh gỗ Mỡ được dùng để chế tạo ra các đồ mộc cao cấp xuất khẩu rất có giá trị được khách hàng nước ngoài rất ưa dùng. Với những lý do đó Mỡ đã được chọn là một trong những loài cây trồng rừng chủ lực vùng Trung tâm Bắc Bộ và Đông Bắc Việt Nam theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mỡloài cây được nghiên cứu tương đối toàn diện về kỹ thuật gây trồng, tăng trưởng, sinh trưởng, tiểu khí hậu rừng,… tuy nhiên, nghiên cứu về sinh khối chưa được tiến hành một cách hệ thống và đầy đủ. Cơ chế phát triển sạch (CDM) đang mở ra vận hội mới cho ngành lâm nghiệp nước ta trong việc bán lượng carbon được hấp thụ bởi rừng để lấy tiền thì Mỡ là một trong những loài cây trồng rừng rất được chú ý. Để có cơ sở cho 2 việc tính toán lượng carbon hấp thụ và giá trị thương mại carbon mà rừng Mỡ trồng có thể tạo ra, việc nghiên cứu xác định sinh khối rừng Mỡ là rất cần thiết. Nghiên cứu này được thực hiện năm 2006 tại 2 tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ, trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam”. II/ Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu sinh khối tươi cây lẻ và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra chủ yếu. Nghiên cứu sinh khối khô cây lẻ và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra lâm phần chủ yếu. Nghiên cứu mối quan hệ sinh khối tươi và sinh khối khô cây lẻ. Nghiên cứu mối quan hệ sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất cây lẻ Mỡ 2. Phương pháp nghiên cứu Lập 48 ÔTC có diện tích 1.000 m 2 (25m x 40m) cho 4 cấp đất rừng Mỡ trồng thuần loài tại Tuyên Quang và Phú Thọ, mỗi cấp đất lập 12 ÔTC. Trên mỗi ÔTC, tiến hành đo đếm toàn diện các chỉ tiêu sinh trưởng D 1,3 ; Hvn, Dt từ đó chọn ra cây tiêu chuẩn. Tiến hành chặt hạ cây tiêu chuẩn và phân thành các bộ phận: lá, cành, thân. đào và lấy toàn bộ rễ có đường kính lớn hơn 2 mm. Cân các bộ phận ngay tại chỗ được sinh khối tươi của các bộ phận. Lấy mẫu các bộ phận và đem về sấy ở phòng thí nghiệm ở 105 0 cho đến khối lượng không đổi để xác định sinh khối khô của từng bộ phận. 3 Phân tích và xử lý số liệu: Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm ứng dụng SPSS. Để xây dựng mối quan hệ giữa các đại lượng, sử dụng phương pháp bình phương bé nhất, lựa chọn những phương trình có hệ số tương quan cao nhất và sai số bé nhất, đơn giản nhất (dễ ứng dụng). Các mối quan hệ quan trọng là: Sinh khối tươi (tổng sinh khối, sinh khối các bộ phận) với đường kính ngang ngực và chiều cao cây. Sinh khối khô (tổng sinh khối, sinh khối các bộ phận) với đường kính ngang ngực và chiều cao cây. Sinh khối khô với sinh khối tươi. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 1. Sinh khối tươi cây lẻ và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra chủ yếu Sinh khối tươi cây lẻ Kết quả nghiên cứu về sinh khối cây lẻ của 48 OTC được xếp theo các cấp đất I, II, III, IV và các cấp tuổi 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, trong mỗi cấp tuổi của mỗi cấp đất, số liệu về sinh khối cây lẻ và tỷ lệ % các bộ phận của chúng được tính trung bình cho các ÔTC. Sinh khối tươi cây lẻ bao gồm sinh khối tươi của thân cây, cành cây, lá câysinh khối bộ rễ cây nằm dưới lòng đất. Kết quả nghiên cứu về cấu trúc sinh khối tươi cây lẻ được thể hiện trong bảng 1. Bảng 1: Cấu trúc sinh khối tươi cây lẻ Tổng Cấp đất Số OTC Tuổi Thân % Cành % Lá % Rễ % kg % I 1 6 51 12 9 28 38,5 100 4 1 8 53 12 8 27 45,5 100 6 10 63 8 7 22 65,9 100 2 12 62 7 7 24 93,2 100 2 16 72 4 3 22 272,3 100 3 8 44 13 10 33 34,9 100 2 10 66 6 6 22 63,7 100 6 12 65 6 7 22 88,6 100 II 1 14 68 6 5 21 129,5 100 2 8 49 12 10 29 31,7 100 1 10 66 5 6 23 60,8 100 6 12 64 7 7 22 70,1 100 III 3 14 67 6 6 21 104,3 100 IV 1 10 49 9 8 34 41,7 100 5 1 14 61 9 7 23 68,4 100 6 16 63 9 7 21 75,9 100 4 18 65 9 7 19 85,8 100 Số liệu bảng 1 cho ta thấy: Về sinh khối tươi cây lẻ, xét trong cùng một cấp tuổi, sinh khối cây lẻ giảm dần theo từng cấp đất, từ cấp I đến cấp IV. Lấy ví dụ ở tuổi 10, cấp đất I sinh khối cây lẻ là 65,9 kg; sang cấp đất II giảm xuống còn 63,7 kg (bằng 96,7% so với cấp I); cấp đất III là 60,8 kg (bằng 92,3% so với cấp I) và cấp đất IV là 41,7 kg (bằng 63,3% cấp đất I). Như vậy, có sự khác biệt lớn về sinh khối cây lẻ theo từng cấp đất. Hình ảnh trực quan về sự thay đổi này được thể hiện qua biểu đồ hình 1. Xét trong cùng một cấp đất, sinh khối tươi cây lẻ tăng lên cùng với sự tăng lên của tuổi cây, điều đó phản ánh quá trình tích luỹ sinh khối theo thời gian của cây rừng và cũng có thể nhận thấy giữa sinh khốisinh trưởng cây lẻ có liên hệ chặt chẽ với nhau. Lấy ví dụ, trong cấp đất II, ở tuổi 8 sinh khối cây lẻ là 34,9 kg, đến tuổi 10 là 63,7 kg, tuổi 12 là 88,6 kg và đến tuổi 14 đã tăng lên rất lớn là 129,5 kg. Hình ảnh trực quan về sinh khối cây lẻ theo tuổi ở cấp đất II được thể hiện qua biểu đồ hình 2. Hình 1: Biểu đồ sinh khối tươi cây lẻ theo cấp đất ở tuổi 10 0 20 40 60 80 1 2 3 4 C ấp đất 0 50 100 150 Sinh khối Kg 1 2 3 4 C ấp tuổi Hình 2: Bi ểu đồ sinh khối cây lẻ theo cấp tuổi ở cấp đất II Sinh khối Kg 6 Về cấu trúc sinh khối tươi cây lẻ: Cấu trúc sinh khối các bộ phận thân, cành, lá, rễ cây lẻ Mỡ là rất khác nhau trong cả 4 cấp đất. Sinh khối thân chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến sinh khối rễ, sinh khối cành và chiếm tỷ lệ thấp nhất là sinh khối lá, cụ thể ở cấp đất I, sinh khối thân chiếm 51-72%; sinh khối rễ chiếm 22-28%; sinh khối cành chiếm 4 - 12%; sinh khối lá chiếm 3 - 9%. Đặc biệt ở tuổi 16, sinh khối thân chiếm tỷ lệ cao (72%) trong khi sinh khối rễ chiếm tỷ lệ (22%); Ngược lại ở tuổi 6 sinh khối thân chỉ chiếm tỷ lệ là 51% trong khi sinh khối rễ chiếm tới 28%. Nhìn chung, tổng sinh khối thân và rễ chiếm tỷ lệ 79-94% tổng sinh khối cây lẻ ở cấp đất I. Như vậy, khi tuổi càng tăng thì tỷ trọng sinh khối thân cũng tăng lên. ở cấp đất II, sinh khối thân chiếm 44-68%; sinh khối rễ chiếm 21-33%; sinh khối cành chiếm 6-13%; sinh khối lá chiếm 5-10%. Đặc biệt ở cấp tuổi 8, sinh khối thân chiếm tỷ lệ thấp 44%, trong khi sinh khối rễ chiếm tỷ lệ 33%. ở cấp đất III, sinh khối thân chiếm 49-67%; sinh khối rễ chiếm 21-29%; sinh khối cành chiếm 6-10%; sinh khối lá chiếm 5-12%. ở cấp tuổi 8, sinh khối thân chiếm tỷ lệ thấp (49%) trong khi sinh khối rễ chiếm tỷ lệ khá cao 29%. ở cấp đất IV, sinh khối thân chiếm 49-65%; sinh khối rễ chiếm 19-34%; sinh khối cành chiếm 9%; sinh khối lá chiếm 7-8%. Cấu trúc sinh khối tươi cây lẻ Mỡ nếu tính trung bình cho cả 48 ÔTC thì sẽ là: thân 58%, cành 9%, lá 7% và rễ 26%. Trong từng cấp đất, cùng với sự tăng lên của tuổi thì tỷ lệ % sinh khối thân cây tăng lên trong khi tỷ lệ này của cành, lá, rễ đều giảm xuống. Điều này được minh hoạ rõ nét qua biểu đồ sau: Hình 3: Cấu trúc sinh khối tươi cây lẻ ở cấp tuổi 6, cấp đất I Hình 4: Cấu trúc sinh khối tươi cây lẻ ở cấp tuổi 16, cấp đất I Thân 51% Rễ 28% Cành 12% Lá 9% Lá 3% 3% R ễ 22% Thân 71% Cành 4% 7 Mối quan hệ giữa sinh khối tươi cây lẻ với các nhân tố điều tra chủ yếu Trong thực tiễn kinh doanh rừng, không phải lúc nào cũng có thể chặt hạ các cây để tính toán sinh khối của chúng, mặt khác việc làm này sẽ vô cùng tốn kém về kinh phí và thời gian nhất là khi phải tiến hành trên diện rộng cho các điều kiện lập địa khác nhau. Vì vậy, việc xác định mối quan hệ của sinh khối cây lẻ với các nhân tố điều tra lâm phần dễ xác định là một việc làm rất cần thiết. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa tổng sinh khối, sinh khối thân, cành, lá, rễ cây lẻ trong từng cấp đất với các nhân tố điều tra như Hvn, D 1,3 được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2: Kết quả phân tích mối quan hệ sinh khối tươi cây lẻ theo cấp đất với các nhân tố điều tra Cấp đất Bộ phận Hàm Hệ số R S Thân lnPt= -3.8344 + 3.1928.lnD1.3 0,9774 0,1585 Cành Pt = -17.1551 + 9.6752.lnD1.3 0,7879 1,7354 Lá Pt = -7.9251 + 5.3923.lnD1.3 0,8849 0,6515 Rễ lnPt = 0.6772 + 0.1948.D1.3 0,9297 0,2219 I Tổng lnPt = -2.2690 + 2.7457.lnD1.3 0,9665 0,1675 II Thân lnPt = -2.2261 + 2.4993.lnD1.3 0,9339 0,2392 8 Cành lnPt = 0.8110 + 0.0750.lnD1.3 0,6523 0,2276 Lá lnPt = 0.4567 + 0.1036.D1.3 0,9031 0,1288 Rễ lnPt = 1.8983 + 0.0820.D1.3 0,6673 0,2391 Tổng lnPt = 2.3861 + 0.1678.D1.3 0,9171 0,1906 Thân lnPt = -2.4849 + 2.6349.lnD1.3 0,9489 0,1684 Cành lnPt = 0.5022 + 0.0973.D1.3 0,8868 0,1207 Lá lnPt = 0.3845 + 0.1071.D1.3 0,9572 0,07714 Rễ lnPt = 1.4223 + 0.1202.D1.3 0,8635 0,1672 III Tổng lnPt=2.3797 + 0.1684D 1.3 0,9446 0,13933 Thân Pt = 23.8027 + 0.0169.D1.3 0,7570 7,5885 Cành Pt = 4.0296+ 0.0020b 1 D 1.3 2 0,6554 1,17741 Lá Pt = 14.9652 - 101.0292/D1.3 0,6004 1,1578 IV Rễ lnPt = 2.1645 + 0.0557.D1.3 0,6490 0,0559 9 Tổng lnPt = 2.0374 + 0.2115.D1.3 0,8238 0,1248 Ghi chú: Pt - là sinh khối tươi của các bộ phận và tổng sinh khối, S - là sai tiêu chuẩn của các phương trình Từ bảng 2 cho thấy, trong mỗi cấp đất thực sự tồn tại mối quan hệ giữa tổng sinh khốisinh khối các bộ phận cây lẻ với nhân tố điều tra lâm phần D 1,3 . Đặc biệt hệ số tương quan của tổng sinh khốisinh khối thân cây lẻ ở các cấp đất I, II, III với D 1,3 ở mức rất chặt (R>0,9). Đối với các bộ phận khác như cành, rễ, lá cũng tồn tại mối quan hệ ở mức tương đối chặt đến rất chặt. Như vậy, có thể dùng các phương trình trên đây để dự báo hoặc xác định sinh khối cây lẻ Mỡ trồng thuần loài ở các cấp đất khác nhau vùng Trung tâm Bắc Bộ dựa vào chỉ tiêu dễ đo đếm là đường kính ngang ngực. 2. Sinh khối khô cây lẻ và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra chủ yếu Sinh khối khô cây lẻ Kết quả tính toán tỷ lệ sinh khối khô từng bộ phận cây lẻ của 48 ÔTC trên từng cấp đất được trình bày ở bảng 3. Bảng 3: Cấu trúc sinh khối khô cây lẻ Tổng Cấp đất Số OTC Tuổi Thân % Cành % Lá % Rễ % Kg % I 1 6 49 14 7 30 12,14 100 10 1 8 59 11 7 23 14,17 100 6 10 68 6 6 19 31,83 100 2 12 67 6 4 23 39,70 100 2 16 69 7 2 22 90,34 100 3 8 45 13 7 36 13,65 100 2 10 72 6 5 17 30,03 100 6 12 71 6 6 17 38,75 100 II 1 14 71 4 4 21 40,34 100 2 8 64 9 5 22 11,69 100 1 10 70 4 4 22 25,56 100 6 12 69 6 7 18 37,58 100 III 3 14 71 4 5 20 39,32 100 IV 1 10 51 10 5 34 12,98 100 [...]... đến rất chặt Như vậy, nếu biết sinh khối trên mặt 17 đất có thể tính ra sinh khối dưới mặt đất cây lẻ Mỡ một cách nhanh chóng bằng các phương trình trên đây IV Kết luận Với những kết quả nghiên cứu thu được, bước đầu có thể khẳng định sinh khối khô và tươi cây lẻ Mỡ trồng thuần loài vùng Trung tâm Bắc Bộ thay đổi theo tuổi và theo cấp đất Vì vậy, nghiên cứu sinh khối và năng suất rừng cần tiếp... và sinh khối lá chiếm 4-7% tổng sinh khối khô cây lẻ Nhìn chung, sinh khối cành và lá vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ ở cấp đất IV, sinh khối thân chiếm tỷ lệ 51-70% 11 tổng sinh khối; sinh khối rễ chiếm tỷ lệ 16-34%; sinh khối cành chiếm 9-10% và sinh khối lá chiếm 5-7% Mối quan hệ giữa sinh khối cây lẻ với các nhân tố điều tra chủ yếu Việc xác định sinh khối khô cây lẻ làm cơ sở để quy đổi, tính toán... với các bộ phận cành, lá và rễ thì mối quan hệ cũng ở mức từ tương đối chặt đến chặt 16 Như vậy, có thể sử dụng các phương trình trên để biểu diễn mối quan hệ giữa sinh khối khô với sinh khối tươi cây lẻ Mỡ Từ đó, khi xác định được sinh khối tươi, chúng ta có thể dự báo một cách nhanh chóng sinh khối khô 4 Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối dưới mặt đất với sinh khối trên mặt đất cây lẻ Mỡ Sinh. .. sinh khối tươi và sinh khối khô cây lẻ Tỷ lệ % của sinh khối khô so với sinh khối tươi Tỷ lệ % sinh khối khô so với sinh khối tươi cây lẻ được thể hiện ở bảng 5 Bảng 5: Tỷ lệ % sinh khối khô so với sinh khối tươi cây lẻ Cấp I đất Cấp tuổi 6 8 10 II 12 16 8 10 12 14 III 8 IV 10 12 14 10 14 16 1 8 14 % 32 31 48 43 33 39 47 44 31 37 42 54 38 31 32 40 4 3 Qua bảng 5 ta thấy: Tỷ lệ % của sinh khối. .. lẻ Mỡ Sinh khối trên mặt đất của cây lẻ bao gồm sinh khối thân cây, cành cây, lá cây; sinh khối dưới mặt đất là rễ cây Rễ cây thường nằm sâu dưới lòng đất nên việc xác định sinh khối rễ cây gặp nhiều khó khăn hơn so với các bộ phận trên mặt đất Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối dưới mặt đất với sinh khối trên mặt đất là việc làm rất cần thiết nhằm xác định được sinh khối dưới mặt... giản một lớp Với các kết quả nghiên cứu thu được, có thể sử dụng để xác định hoặc dự báo nhanh sinh khối cây lẻ Mỡ thông qua chỉ tiêu D1,3 và Hvn, xác định sinh khối khô thông qua sinh khối tươi, xác định sinh khối dưới mặt đất thông qua sinh khối trên mặt đất Tài liệu tham khảo 1 Bộ NN&PTNT - Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP (2003) Biểu điều tra kinh doanh rừng trồng của 14 loài cây chủ yếu NXB Nông... quan hệ của sinh khối tươi Tổng sinh khối khô toàn câysinh khối thân cây có mối quan hệ chặt hơn cả, đối với cấp đất I, tương quan này ở mức rất chặt Ngoại trừ mối quan hệ của cành, lá, rễ ở cấp đất II và IV ở mức tương đối chặt, các mối quan hệ còn lại đều ở mức chặt Như vậy, có thể sử dụng các phương trình trên đây để xác định sinh khối khô cây lẻ rừng Mỡ thuần loài vùng Trung Tâm Bắc Bộ 3 Mối... 19 30,21 100 4 18 62 9 7 22 37,13 100 Qua bảng 3 cho thấy, về sinh khối khô cây lẻ cũng giống như đối với sinh khối tươi, sinh khối khô cây lẻ cũng thay đổi theo cấp đất và cấp tuổi Xét trong cùng một cấp đất, khi tuổi cây tăng lên thì sinh khối khô cây lẻ cũng tăng theo và ngược lại Lấy ví dụ ở cấp đất I, sinh khối khô cây lẻ ở tuổi 6 là 12,14 kg; sang tuổi 8 là 14,17 kg; đến tuổi 10 đã... sinh khối thân chiếm tỷ lệ cao nhất (69%) trong khi sinh khối rễ chỉ chiếm 22%; ở cấp tuổi 6 sinh khối thân chỉ chiếm 49% trong khi sinh khối rễ lại chiếm tới 30% Cấu trúc sinh khối rễ cây có xu hướng giảm dần theo sự tăng lên của tuổi cây nhưng không thực sự rõ rệt Cấp đất II: Sinh khối thân chiếm tỷ lệ 45-71% tổng sinh khối; sinh khối rễ chiếm tỷ lệ khá lớn 17-36%; sinh khối cành chiếm 4-13% và sinh. .. thể, tuổi tăng lên thì sinh khối cũng tăng lên, ở cấp đất tốt thì sinh khối cao hơn ở cấp đất xấu Cấu trúc sinh khối cây lẻ gồm 4 phần, trong đó sinh khối thân chiếm tỷ lệ lớn nhất, sau đó đến sinh khối rễ, cành và lá Giữa sinh khối cây lẻ và các nhân tố điều tra lâm phần dễ xác định như D1,3, Hvn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mối quan hệ này được biểu thị bằng các phương trình dạng tuyến . 1 Kết quả nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ mỡ trồng thuần loài vùng trung tâm Bắc bộ Việt Nam Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I/ Đặt vấn đề Mỡ (Manglietia. cây. Sinh khối khô với sinh khối tươi. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 1. Sinh khối tươi cây cá lẻ và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra chủ yếu Sinh khối tươi cây cá lẻ Kết. sinh khối cây cá lẻ và tỷ lệ % các bộ phận của chúng được tính trung bình cho các ÔTC. Sinh khối tươi cây cá lẻ bao gồm sinh khối tươi của thân cây, cành cây, lá cây và sinh khối bộ rễ cây nằm

Ngày đăng: 21/06/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan