Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại Kassa

59 565 0
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại Kassa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

iii Sau bốn năm học tại trường Đại học kỹ thuật công nghệ với sự giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè em đã học hỏi được nhiều điều và hôm nay khi đã sinh viên năm cuối sắp phải rời xa mái trường gắn bó nhiều kỷ niệm của bốn năm sinh viên. Em xin gửi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả thầy cô đã tận tâm chỉ bảo em để em có thể trưởng thành hơn trong học tập và xa hơn nữa là trong công việc sau này của em. Và đặc biệt hơn hết, em xin gửi lời cảm ơn đến cô Trần Thị Trang người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách chi tiết tỉ mỉ nhất để em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Và cũng xin cảm ơn tất cả các anh trong công ty TNHH GNVT quốc tế Kassa đã tạo điều kiện cho em tiếp cận với kiến thức thực tế với sự chỉ dẫn nhiệt tình và tận tâm đã giúp em có thể thực hành những kiến thức đã học trong trường mà trong lúc học còn nhiều bở ngỡ và hôm nay em có thể thực hành nó một cách nhanh nhạy hơn và hoàn thành chuyên đề này với tất cả những gì trong quá trình thực tập tại công ty và sau bốn năm học tại trường. Cuối cùng, em xin một gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến tất cả thầy cô, các anh trong công ty và các bạn đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề này. Do thời gian thực tập có hạn chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót rất mong sự góp ý của tất cả thầy cô, các anh (chị) và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Trang SVTH: Phạm Thị Thùy Trang MSSV: 107401219 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cơ sở pháp lý và nguyên tắc của giao nhận hàng hóa 1.1.1 Cơ sở pháp lý của giao nhận hàng hóa Việc giao nhận hàng hoá XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp luật quốc tế, Việt Nam…. Các Công ước về vận đơn, vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hoá…. Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vận tải; Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư + Bộ luật hàng hải 1990 + Luật thương mại 2005 + Nghị định 25CP, 200CP,330CP + Quyết dịnh của bộ trưởng bộ giao thông vận tải: quyết định số 2106 (23/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hoá tại cảng biển Việt Nam. 1.1.2 Nguyên tắc của giao nhận hàng hóa Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển Việt Nam như sau: - Việc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng. - Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (quy định mới từ 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan. - Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Trang SVTH: Phạm Thị Thùy Trang MSSV: 107401219 4 - Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó. - Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng. - Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ. Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan…. - Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm. 1.2 Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 1.2.1 Khái niệm Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau. Để hàng hóa từ tay người bán đến được tay người mua phải thông qua vận tải hàng hóa quốc tế. Giao nhận là một khâu quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế. Vậy giao nhận là gì? Có rất nhiều định nghĩa về giao nhận.  Định nghĩa thứ nhất : theo Quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA): (Giáo trình vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu - PGS. TS Hoàng Văn Châu) Dịch vụ giao nhận (Freight forwarding service) là bất cứ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ hoặc có liên quan đến các dịch vụ trên kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.  Định nghĩa thứ hai : theo điều 233 Luật Thương mại Việt Nam 2005: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhân khác (gọi chung là khách hàng). => Như vậy, về cơ bản: giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Trang SVTH: Phạm Thị Thùy Trang MSSV: 107401219 5 1.2.2 Vai trò và chức năng của nghiệp vụ giao nhận Vai trò quan trọng của giao nhận ngày càng được thể hiện rõ trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay. Thông qua: - Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người nhận tác nghiệp. - Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tải cũng như các phương tiện hỗ trợ khác - Giao nhận giúp giảm giá thành các hàng hóa xuất nhập khẩu do giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt chi phí như: chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhân công, chi phí cơ hội, 1.3 Ngƣời giao nhận 1.3.1 Khái niệm Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về người giao nhận, nhưng chưa có một định nghĩa nào về người giao nhận được quốc tế chấp nhận. Theo Quy tắc mẫu của FIATA: người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như: bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa…. Theo điều 234 Luật thương mại Việt Nam 2005: người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hóa.  Như vậy, người giao nhận có thể là:  Chủ hàng: khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình.  Chủ tàu: khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận.  Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên chở hay bất kỳ người nào có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.  Nói tóm lại người giao nhận là người:  Hoạt động theo hợp đồng ủy thác với chủ hàng, bảo vệ lợi ích của chủ hàng.  Lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải. Người giao nhận có thể là người có hoặc không có phương tiện vận tải, có thể sử dụng thuê mướn người vận Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Trang SVTH: Phạm Thị Thùy Trang MSSV: 107401219 6 tải hoặc trực tiếp tham gia vận tải. Nhưng phải ký hợp đồng ủy thác giao nhận với chủ hàng là người giao nhận chứ không phải là người vận tải.  Làm một số việc khác trong phạm vi ủy thác của chủ hàng.  Nhưng nhìn chung, ở các nước khác nhau tên gọi của người giao nhận có khác nhau (Forwarder, Frieght Forwarder, Forwarding Agent) nhưng điều có chung một tên giao dịch quốc tế là: người giao nhận hàng hóa quốc tế (International freight forwarder) và cùng làm dịch vụ giao nhận. 1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của ngƣời giao nhận Điều 235 Luật thương mại Việt Nam quy định, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau:  Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.  Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.  Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.  Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm.  Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý.  Quyền và nghĩa vụ khi người giao nhận là đại lý Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về: - Giao hàng không đúng chỉ dẫn của khách hàng. Mắc phải những lỗi như là xếp dỡ không đúng theo chỉ dẫn tránh mưa, tránh nắng, đổ vỡ…. - Quên không mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có chỉ dẫn của khách hàng có thể vì quên hay có tình không mua vì cho không quan trọng. Nếu lô hàng bị tổn thất trên đường vận chuyển và không nhận được tiền đền bù, người giao nhận phải chịu trách nhiệm về khoản đền bù đó. - Sai sót trong quá trình làm thủ tục hải quan. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Trang SVTH: Phạm Thị Thùy Trang MSSV: 107401219 7 - Chở hàng đến sai nơi quy định. Có thể là do người giao nhận khi ký kết hợp đồng vận chuyển với người vận tải đã không quy định cụ thể địa điểm đưa hàng đến làm mất thêm khoản chi phí vận chuyển hàng trở về đúng địa điểm, khoản chi phí này người làm dịch vụ giao nhận phải chịu. - Giao hàng cho người không phải là người nhận hàng. - Giao hàng mà không thu tiền người nhận hàng. - Tái xuất không tuân theo những thủ tục cần thiết để xin hoàn thuế lại. - Chịu trách nhiệm về người và tài sản của người thứ ba mà người giao nhận gây ra. - Tuy nhiên, một số trường hợp người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba (người chuyên chở hoặc người giao nhận khác) gây ra…nếu người giao nhận chứng minh được rằng đó là sự lựa chọn cần thiết. - Khi làm đại lý giao nhận phải tuân theo nguyên tắc “ điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Condition) của mình.  Quyền và nghĩa vụ khi người giao nhận là người chuyên chở Khi là một nhà chuyên chở người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Người giao nhận phải chịu trách nhiệm về hành vi, lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà người giao nhận thực hiện hợp đồng vận tải như là hành vi và thiếu sót của mình. - Quyền lợi và nghĩa vụ của người giao nhận như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải đó quy định. - Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả dịch vụ mà người giao nhận cung cấp cho khách hàng chứ không phải khoản hoa hồng. Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình mà còn trong trường hợp người giao nhận bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay bằng cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối…. thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận sẽ thuê người chuyên chở khác. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Trang SVTH: Phạm Thị Thùy Trang MSSV: 107401219 8 - Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do phòng thương mại quốc tế ban hành. 1.3.3 Các trƣờng hợp miễn trách nhiệm cho ngƣời giao nhận Trong một số trường hợp người giao nhận không chịu trách nhiệm về hư hỏng, mất mát của hàng hóa như những trường hợp sau: - Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền. - Đã làm đúng theo chỉ dẫn của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền. - Khách hàng đóng gói và ghi mã hiệu hàng hóa không phù hợp. - Do khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền thực hiện việc xếp, dỡ hàng hóa. - Do khuyết tật của hàng hóa. - Do có đình công hoặc các trường hợp bất khả kháng. - Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa cũng không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao hàng sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 1.3.4 Giới hạn trách nhiệm của ngƣời giao nhận - Trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa không vượt quá giá trị hàng hóa, trừ khi các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng. - Trong hoạt động giao nhận, người giao nhận không thể có hết trách nhiệm đối với việc làm hàng hóa, mà nó được giới hạn lại xem khi nào người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm trong những công đoạn nào, thời gian nào? - Người làm dịch vụ giao nhận sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát nếu không chứng minh được việc mất mát và hư hỏng hàng hóa không phải do lỗi của mình gây ra. - Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không phải chịu trách nhiệm, khi họ không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời gian 14 ngày, kể từ ngày giao hàng, không tính ngày chủ nhật, ngày lễ, không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại Tòa Án hoặc Trọng tài trong thời gian 9 tháng, kể từ ngày giao hàng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Trang SVTH: Phạm Thị Thùy Trang MSSV: 107401219 9 1.3.5 Khi ngƣời giao nhận thay mặt ngƣời gửi hàng (ngƣời xuất khẩu) Theo chỉ dẫn của người gửi hàng người giao nhận sẽ làm những công việc như sau: - Chọn tuyến đường, phương tiện vận tải, người chuyên chở thích hợp. - Lưu cước với người chuyên chở đã chọn. - Nhận hàng và cấp những chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận,…. - Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ của chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩu cũng như bất kỳ những nước quá cảnh nào, và chuẩn bị tất cả những chứng từ cần thiết. - Đóng gói hàng hóa (trừ khi do người gửi hàng làm trước khi giao hàng cho người giao nhận), có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hóa và những luật lệ áp dụng, nếu có ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước gửi hàng đến. - Lo liệu việc lưu kho hàng hóa nếu cần. - Cân đo hàng hóa. - Lưu ý người gửi hàng phải mua bảo hiểm và nếu người gửi hàng yêu cầu thì mua bảo hiểm cho hàng. - Vận chuyển hàng hóa đến cảng, lo liệu việc khai báo Hải quan, lo các thủ tục chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở. - Lo việc giao dịch ngoại hối nếu có. - Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước. - Nhận vận đơn đã ký cho người chuyên chở giao cho người gửi hàng. - Thu xếp việc chuyển tải trên đường nếu cần. - Giám sát việc vận chuyển hàng hóa trên đường đưa tới người nhận hàng thông qua những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người chuyên chở ở nước ngoài. - Ghi nhận tổn thất hàng hóa nếu có. - Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hàng hóa nếu có. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Trang SVTH: Phạm Thị Thùy Trang MSSV: 107401219 10 1.3.6 Khi ngƣời giao nhận thay mặt ngƣời nhận hàng Theo những chỉ dẫn của người nhận hàng, người giao nhận sẽ: - Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hóa khi người nhận hàng lo liệu việc vận chuyển hàng hóa. - Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa. - Nhận hàng của người chuyên chở và nếu cần, thì thanh toán cước. - Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần. - Thu xếp việc khai báo Hải quan và trả lệ phí, thuế và những chi phí khác cho Hải quan và những nhà đương cục khác. - Giao hàng đã làm thủ tục Hải quan cho người nhận hàng. - Nếu cần, giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở và tổn thất hàng hóa nếu cần. - Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối nếu cần. 1.4 Phƣơng thức giao nhận hàng hóa bằng container 1.4.1 Giao nhận hàng nguyên container (Full Container Load) Các hãng tàu chợ thường định nghĩa thuật ngữ FCL như sau: FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng. Những thủ tục chuyên chở hàng FCL - Container do người chuyên chở cung cấp hoặc chủ hàng thuê của công ty cho thuê container được chủ hàng đóng hàng tại kho của mình hoặc ở những địa điểm nội địa khác, sau khi Hải quan kiểm tra container được kẹp chì. - Sau đó chủ hàng hoặc người giao nhận đưa những container đã được kẹp chì về bãi container (CY) của người chuyên chở hay bất kỳ bến container nào của cảng được người chuyên chở chỉ định để bốc hàng lên tàu. - Tại cảng đích bằng chi phí của mình người chuyên chở sẽ lo liệu việc dỡ và vận chuyển container xuống bãi container của mình hoặc bãi container của cảng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Trang SVTH: Phạm Thị Thùy Trang MSSV: 107401219 11 - Người giao nhận hoặc người nhận hàng chịu chi phí về thu xếp thủ tục Hải quan và đưa container từ bãi container về kho riêng của mình và dỡ hàng ra khỏi container. Theo cách gửi FCL/ FCL, trách nhiệm về giao nhận, bốc dỡ và các chi phí khác được phân chia như sau:  Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper) Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm: - Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để đóng hàng. - Ðóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container. - Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở. - Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu. - Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi container (CY), đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp. - Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.  Trách nhiệm của người chuyên chở ( Carrier). Người chuyên chở có những trách nhiệm sau: - Phát hành vận đơn cho người gửi hàng. - Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại bãi container (container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại bãi container cảng đích. - Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất xếp container lên tàu. - Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích. - Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container. - Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.  Trách nhiệm của người nhận chở hàng Người nhận chở hàng ở cảng đích có trách nhiệm: - Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng. - Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi container. [...]... tr nh giao nhận hàng hóa nhập hẩu tại c ng t Căn cứ vào quá trình hoạt động giao nhận của Kassa, về cơ ản thì quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty gồm 6 ước cơ ản sau: Nhận và kiểm tra BCT Lấy lệnh giao hàng Lên tờ khai hải quan Làm thủ tục hải quan tại cảng Giao hàng Quyết toán Sơ đồ 2.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại Kassa Sau khi công ty ký kết hợp đồng ủy thác giao nhận. .. 28,30 giao nhận hàng xuất khẩu tại Kassa Giá trị 2.628.891.000 73,46 3.201.822.000 73,71 4.100.900.500 71,70 giao nhận hàng nhập khẩu tại Kassa Chi phí 1.967.689.800 2.478.789.000 2.980.789.600 nhập khẩu * Nguồn phòng xuất nhập khẩu Kassa (*Chi phí bao gồm chi phí thuê xe, làm thủ tục hải quan) Dựa vào bảng 2.5 ta dễ dàng nhận thấy giá trị giao nhận hàng nhập khẩu chiếm chủ yếu cho doanh thu hoạt động giao. .. quan Hải quan tại cảng để tiến hành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu theo các hợp đồng giao nhận mà công ty đ được khách hàng ủy thác Vận chuyển , trung chuyển hàng hóa từ kho của các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu ra cảng, sân ay để giao hàng xuất khẩu và ngược lại đối với hàng hóa nhập khẩu, phục vụ yêu cầu của các đơn vị xuất nhập khẩu trong và ngoài nước 2.1.4 Tình hình hoạt động của công... xếp dỡ, giao hàng cho người nhận tại nơi quy định, h at động ủy thác xuất nhập khẩu Ngoài chức năng chính là giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không Công ty còn đảm nhận thêm những dịch vụ khác như: thu gom và chia lẻ hàng, khai thuế Hải quan, tư vấn về hợp tác đầu tư, gia công, kinh doanh hàng xuất nhập khẩu 2.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty  Dịch vụ giao nhận và... người gửi hàng không đủ lượng hàng xếp đầy container Phương pháp gửi hàng LCL chủ hàng sẽ mang đến cho các CFS giao cho người chuyên chở Tại đó, người chuyên chở nhận hàng hóa, sau đó đóng hàng vào container và chuyên chở đến nơi quy định và giao hàng trực tiếp cho người giao nhận Những thủ tục đối với hàng LCL - Hàng hóa của các chủ hàng gửi cho một số người nhận hàng được người chuyên chở nhận tại bãi... ai sẽ đứng ra giao nhận hàng hóa tại cảng biển Các khái niệm về người giao nhận, vai trò chức năng của người giao nhận, quyền hạn trách nhiệm của người giao nhận, các nhiệm vụ chức năng khi người giao nhận là người chuyên chở và khi là đại lý giao nhận Cuối cùng là 2 phương pháp gửi hàng thông dụng đó là gửi hàng lẽ và gửi hàng nguyên container thì chủ hàng, người gửi hàng và người giao nhận có trách... ta biết được nghiệp vụ giao nhận hàng hóa tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng Và biết được người hoạt động trong lĩnh vực giao nhận là người hoạt động theo hợp đồng ủy thác với chủ hàng, lo việc vận tải hàng hóa (có thể là người vận tải hoặc không) và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và một số nhiệm vụ... giao nhận của công ty từ đó chúng ta có thể kết luận rằng dịch vụ nhập khẩu là dịch vụ chủ chốt cho hoạt động của công ty Năm 2008 giá trị giao nhận hàng nhập khẩu của công ty đạt 2.628.891.000 VNĐ và chiếm 73,46% trên toàn hoạt động giao nhận của công ty trong khi đó giá trị giao nhận hàng nhập khẩu ch đạt 949.898.567 VNĐ với 26,54% trên doanh thu của công ty, chứng tỏ vị trí của dịch vụ giao nhận nhập. .. trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu mà người kinh doanh hoạt động giao nhận vận tải cần nắm rõ Những nguyên tắc cơ bản người giao nhận cần biết như là tuân thủ theo bộ luật nào (luật thương mại 2005, bộ luật hàng hải 1990 ) và một số nghị định thay đổi bổ sung về những doanh nghiệp được cập nhật thường xuyên Và các nguyên tắc giao nhận hàng hóa tại các cảng biển, hàng hóa lưu kho bãi... tại Kassa và chiếm 0,31% trên tổng giá trị giao nhận nhập khẩu tại khu vực TP.HCM nhập khẩu từ thị trường Thái Lan Nhưng đến năm 2009, do t nh h nh chính trị tại Thái Lan gặp nhiều bất ổn làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước gặp nhiều vấn đề trong việc nhập khẩu từ Thái Lan về vì thế giá trị giao nhận của nó tại Kassa đ giảm, ch đạt 3.567.600 USD chiếm 22,32% trong toàn bộ giá trị nhập khẩu tại . Khi ngƣời giao nhận thay mặt ngƣời nhận hàng Theo những chỉ dẫn của người nhận hàng, người giao nhận sẽ: - Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hóa khi người nhận hàng lo liệu. giao nhận hàng hóa tại cảng biển. Các khái niệm về người giao nhận, vai trò chức năng của người giao nhận, quyền hạn trách nhiệm của người giao nhận, các nhiệm vụ chức năng khi người giao nhận. là:  Chủ hàng: khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình.  Chủ tàu: khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận.  Đại lý hàng hóa, công

Ngày đăng: 20/06/2014, 18:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan