Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc, Thu Hoạch Cây Dứa pptx

6 504 1
Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc, Thu Hoạch Cây Dứa pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc, Thu Hoạch Cây Dứa Ks. Nguyễn Vĩnh Phúc 1. Đất trồng: đất trồng dứa phải có tầng canh tác dày trên 0.4m, đất phải tơi xốp, thoáng, thoát nước tốt. Yêu cầu pH nước trong đất đối với nhóm dứa Cayenne là 5,0 – 6,0, nhóm Queen là 4,0 – 5,0. 2. Mật độ và cách trồng: nên bố trí trồng cây theo hàng kép đôi để thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc. Mật độ 0,4 x 0,9 x 0,25 m (61.538 cây/ha) hoặc 0,4 x 1,0 x 0,25m (57.142 cây/ha) - Cách trồng: chồi giống phải được lựa chọn đồng nhất về chủng loại, kích cở, trọng lượng cho từng lô. Trước khi trồng nên xử lý chồi bằng cách nhúng vào dung dịch thuôc trừ sâu và trừ nấm theo nồng độ khuyến cáo rồi để khô ráo trước khi trồng. Dùng thuổng cầm tay chọc lổ trồng trên hàng theo khoảng cách đã bố trí, đặt gốc chồi dứa sâu khoảng 4-5 cm, nén đất xung quanh giữ chồi thẳng đứng trong thời gian cây chưa bén rễ. Tránh gây bắn đất vào noãn chồi và không nên trồng quá sâu dễ gây thối. 3. Giống trồng: a. Nhóm dứa Queen (Khóm Bến Lức, Khóm Kiên Giang ): rất phổ biến ở ĐBSCL, dễ canh tác, thích nghi với các điều kiện khí hậu, đất đai có pH thấp thuộc vùng phèn ở ĐBSCL, chống chịu hạn tốt. Đây là giống có chất lượng ngon, trọng lượng trái trung bình 1-1,2kg rất phù hợp cho tiêu thụ trái tươi. b. Nhóm dứa Cayenne (Giống thơm Đà Lạt, giống Cayenne Trung Quốc, giống Cayenne Thái Lan ): có năng suất cao, quả to trung bình 2-2,5kg, dạng hình trụ thích hợp làm nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Tuy nhiên, giống này chỉ phát triển tốt trên đất có pH trung tính và có sự đầu tư thâm canh cao. 4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc - Thời vụ: có thể trồng được quanh năm. Thời điểm xuống giống tốt nhất là tháng 6-7 và tháng 10-11. - Chuẩn bị đất trồng: đất được cày xới sâu 30cm, cào nhặt kỹ gốc cỏ. Trước khi trồng một tháng tiến hành san bằng mặt đất, đánh luống trồng kết hợp bón lót lân + vôi + kali + thuốc sát trùng trừ kiến, rệp sáp. Luống trồng cao 20-30cm, rộng 90-100cm, giữa hai luống cách nhau 40-50cm. Tưới đẫm và phun thuốc diệt cỏ tiền nẩy mầm 2-3 tuần trước khi trồng. - Tủ gốc giữ ẩm: sau khi trồng tiến hành phủ đất bằng xác bã thực vật nhằm giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại đồng thời tránh đất bắn vào noãn cây sau mỗi cơn mưa hoặc tưới. Màng phủ ni-lon có thể được áp dụng ở những nơi thiếu nước tưới và có khả năng đầu tư. Sau mỗi chu kỳ là 3-4 năm tiến hành cải tạo lại đất trồng. - Tỉa chồi, cắt lá định chồi .Tỉa chồi: áp dụng đối với chồi cuống, có thể dùng tay tách nhẹ theo chiều từ trên xuống và được thực hiện vào giai đoạn các mắt dứa ở đáy trái bắt đầu phát triển. .Cắt lá, định vị chồi: Sau khi thu hoạch vụ dứa tơ, kết hợp cắt bớt lá già cách gốc 20-25cm. Chỉ để lại một chồi bên (chồi nách) gần mặt đất nhất và mọc hướng vào bên trong hàng kép. - Tưới nước: mùa nắng cần tưới nước cho cây định kỳ 3 lần/ tháng, áp dụng phương pháp tưới phun hoặc tưới thấm sao cho nước thấm sâu, không gây rữa trôi đất mặt. Quản lý ẩm độ đất bằng cách tủ gốc cho cây dứa, có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp hay nguồn vật liệu tại chổ như: rơm rạ, cỏ năng kết hợp xới đất và vun gốc. - Bón phân: liều lượng phân bón thay đổi tùy theo độ phì và đặc tính của đất nhưng phải tuân thủ yêu cầu lượng ka-li luôn cao hơn gấp 2-2,5 lần lượng đạm. Vùng đất cát cần được bón nhiều phân hơn đất phù sa, vùng đất chua phèn ở ĐBSCL cần nhiều lân hơn các vùng đất khác. Tuy nhiên, có thể bón theo công thức tổng quát là 5-6g đạm +4g lân + 10-12g kali/cây/vụ tương đương với 10-12 g urea + 22g super lân + 20-24g sun-phát ka li /cây/vụ.( tránh sử dụng các dạng phân bón có chứa Clo) - Bón lót: Trước khi trồng 3-4 ngày bón 25% tổng lượng phân đạm, 60% tổng lượng lân và 50% tổng lượng phân kali của cả năm. đối với những vùng đất thấp nhiễm phèn cần bổ sung thêm 1-1,2 tấn vôi/ ha. - Bón cơ bản: trong khoảng thời gian 2- 8 tháng sau khi trồng bón hết lượng đạm, lân và 25% lượng ka li còn lại, chia đều phân 3-4 lần bón. Tưới ướt cây trước khi bón, bón theo từng cây, tập trung vào các lá già gần gốc. Ngưng bón phân 1,5-2 tháng trước khi xử lý ra hoa. - Bón nuôi quả: Chia lượng phân ka li còn lại làm 2 lần, bón lúc 1 và 2 tháng sau khi hoa nở. - Diệt cỏ: dùng thuốc hoá học: sử dụng Diuron 2-3kg/ha, lượng nước phun thuốc thường1000-3000 lít. Dung dịch thuốc phun trải đều trên bề mặt đất. Có thể dùng máy cắt cỏ. - Xử lý ra hoa: Cây dứa có khuynh hướng ra hoa tự nhiên vào thời kỳ ngày ngắn. Sự ra hoa của cây dứa phụ thuộc vào kích thước và mức phát triển của cây, dứa Cayenne có tổng số lá trên 40 lá và chiều dài lá khoảng 1 m. Dứa Queen có 28-32 lá với chiều dài lá khoảng 70cm. Tỉ lệ phần trăm (%) ra hoa sẽ thấp nếu nhiệt độ vượt quá 30 o C, tốt nhất là nên xử lý vào ban đêm hoặc sáng sớm. Ngưng bón phân 1,5-2 tháng trước khi xử lý, đặc biệt là phân đạm. Trường hợp xử lý xong gặp mưa to, thì phải xử lý lại. Giống dứa Hóa chất Liều lượng (50.000cây/ha) Số lần, cách xử lý Điều kiện x ử lý Cayenne Ethephon48% + Urea (Nư ớc lạnh 2 lít thuốc pha với 1000 lít nước X ử lý 2 lần (cách nhau 2- 3 ngày), rót vào tim đọt 50-60 ml Tưới nước 2- 3 ngày trư ớc khi x ử lý ra 10-12 o c) + 20 kg urea hoa CaC 2 (Nư ớc lạnh 10-12 o c) 15 lít nước + 200 gam khí đá X ử lý 2 lần (cách nhau 2- 3 ngày), rót vào tim đọt 50-60 ml Tưới nước 2- 3 ngày trư ớc khi x ử lý ra hoa Queen CaC 2 (khí đá) 15 lít nước + 150 gam khí đá Xử lý 1 lần, rót v ào tim đọt 50-60 ml * Khí đá (đất đèn) có thể xử lý khô: dùng 75-80kg khí đá đập nhỏ như hạt đậu nành bỏ vào noãn dứa. Trái thơm (trái khóm, trái Dứa) hiện là cây công nghiệp được trồng rất nhiều ở nước ta. Nhìn chung, do đặc tính của trái dứa nên khi thu muốn bảo quản được trái dứa lâu người trồng phải kết hợp chặt chẽ kĩ thuật thu hoạch và bảo quản trái dứa. - Độ chín thu hoạch: Dứa xuất khẩu quả tươi khi thu hoạch vỏ quả đã chuyển từ màu xanh thẫm sang xanh nhạt, 2 hàng mắt phía cuống đã có kẽ vàng. Dứa cho chế biến công nghiệp có 1-3 hàng mắt phía cuống có màu vàng. Kỹ thuật thu hái: cắt quả kèm theo đoạn cuống dài 2-3 cm, vết cắt phẳng không làm quả bị dập, gãy cuống, gãy ngọn. Không thu hoạch vào ngày có mưa hoặc nắng gắt. Khi cần lấy chồi ngọn để trồng hoặc bỏ đi đều phải dùng dao cắt, không được bẻ vì vết lõm vào quả sẽ gây mau thối quả. - Bảo quản ở nơi sản xuất: thu hoạch xong phải vận chuyển về nơi râm mát, sạch, không chất đống ngoài nắng hoặc mưa. Bảo quản quả tươi xuất khẩu: Chọn quả lành, không bị dập, không có rệp sáp, vặt bỏ lá ở gốc quả, cắt bằng cuống cách gốc 2cm. Phân loại, đóng gói đưa vào kho mát. . Kỹ Thu t Trồng, Chăm Sóc, Thu Hoạch Cây Dứa Ks. Nguyễn Vĩnh Phúc 1. Đất trồng: đất trồng dứa phải có tầng canh tác dày trên 0.4m, đất phải. kĩ thu t thu hoạch và bảo quản trái dứa. - Độ chín thu hoạch: Dứa xuất khẩu quả tươi khi thu hoạch vỏ quả đã chuyển từ màu xanh thẫm sang xanh nhạt, 2 hàng mắt phía cuống đã có kẽ vàng. Dứa. bỏ vào noãn dứa. Trái thơm (trái khóm, trái Dứa) hiện là cây công nghiệp được trồng rất nhiều ở nước ta. Nhìn chung, do đặc tính của trái dứa nên khi thu muốn bảo quản được trái dứa lâu người

Ngày đăng: 20/06/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan