Cách Xử Lý Cây Chôm Chôm Ra Hoa Đậu Trái Sớm doc

4 1.8K 5
Cách Xử Lý Cây Chôm Chôm Ra Hoa Đậu Trái Sớm doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cách Xử Cây Chôm Chôm Ra Hoa Đậu Trái Sớm Đồng Nai có trên 11 ngàn hécta chôm chôm, vào vụ thu hoạch thường gặp tình trạng dội hàng, rớt giá. Gần đây, một số nhà vườn đã áp dụng kỹ thuật để cây ra trái sớm để giá bán cao. Theo Trung tâm khuyến nông Đồng Nai, để cây chôm chôm ra hoa, đậu trái đồng loạt và cho thu hoạch sớm chỉ cần áp dụng các phương pháp sau: 1- Xử ra hoa - Ngay sau khi thu hoạch nên tỉa cành, tạo tán, vệ sinh vườn sạch sẽ và phun xịt thuốc phòng trừ sâu bệnh (nếu có). Sau đó, mỗi gốc cây bón khoảng 50kg phân chuồng ủ hoại hoặc 15 - 20kg phân hữu cơ vi sinh, 5kg vôi bột và 0,5kg ure, 2kg lân và 0,25kg kali. Cuối tháng 8, cơi đọt một già bón thúc 1,2kg ure, 3,6kg lân và 2,2kg kali/cây. Chú ý bảo vệ bộ lá non trong giai đoạn này. Vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 tiến hành phủ ny-lông vào gốc cây. Khi cơi đọt hai có màu xanh nhạt xịt Paclobutrazol (min 95%), sau một tuần xịt tiếp thuốc F94, Toba-TSL, F94 đặc biệt và khi cây ra hoa được một tuần thì dỡ bỏ các tấm ny-lông phủ gốc. 2- Xử đậu trái - Khi hoa nhú khoảng 10cm, xịt 10cc F95 và 10cc Cypermethrin (90%), nếu có nhện đỏ gây hại phun thêm thuốc Pyridaben 95%. Bón phân NPK 16-16- 8 theo lượng 1kg/cây để cây thêm dưỡng chất. Giai đoạn này phải tưới nước đầy đủ cho cây. - Theo dõi thấy phát hoa vươn cao chuẩn bị nở, phun 10cc F95 + 30g Propineb 80% ở đầu chùm hoa và hạn chế nước tưới cho cây. - Khi trái non xuất hiện dùng Toba Fruit 15cc + 10cc Cyrux xịt ướt đều tán lá và chùm trái non. Thời điểm này tưới nước đủ cho cây, nếu thừa hoặc thiếu nước cây sẽ bị rụng trái. Trong giai đoạn hoa sắp nở hoặc đang nở có sương nhiều nên phun thuốc Antracol định kỳ 3 ngày/lần. Trường hợp có mưa, sau mưa phải phun ngay thuốc Antracol (30g/bình 8 lít). Nếu có hiện tượng rụng trái non, xịt Toba Fruit, xịt hai lần, mỗi lần cách nhau một tuần. 3- Xử nuôi trái - Khi trái chôm chôm bằng trứng cút bắt đầu bổ sung thêm ba lần phân bón, mỗi lần cách nhau nửa tháng để nuôi trái. Lần 1: Bón khoảng 0,5kg NPK 20.20.15/cây hoặc dùng 0,2kg ure + 0,6kg lân + 0,13kg kali thay thế. Lần 2: Bón 1kg NPK 20.20.15/cây hoặc dùng 0,4kg ure + 1,2kg lân + 0,26kg kali. Lần 3: Bón 0,5kg NPK 20.20.15/cây hoặc sử dụng 0,2kg ure + 0,6kg lân + 0,33kg kali + 0,22 kg clorua kali. Trong thời gian cây chôm chôm nuôi trái phải giữ đất luôn có độ ẩm ổn định, nếu để khô quá mới tưới nước trái sẽ bị hiện tượng đeo và bóp đầm. Khi trái chôm chôm vừa chín tới, các nhà vườn nên thu hoạch đồng loạt tránh bị bệnh sâu đục cuống trái, ruồi đục trái. Việc xử cây chôm chôm ra hoa đồng loạt, cho trái sớm sẽ giúp các nhà vườn bán được giá, lợi nhuận nhiều hơn. Ngoài ra, với những hộ có điều kiện nên lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống cho cây chôm chôm. Bởi lắp đặt quy trình này sẽ hạn chế thiếu nước tưới trong mùa khô ở những vùng dễ xảy ra hạn hán. Đồng thời, giảm công làm bồn, 2/3 công tưới, tiết kiệm nhiều nhiên liệu và phân bón, trong khi năng suất cây trồng tăng, trái đồng đều, hình thức đẹp hơn, chỉ sau một năm nông dân có thể thu hồi vốn lắp đặt hệ thống. . cây ra trái sớm để giá bán cao. Theo Trung tâm khuyến nông Đồng Nai, để cây chôm chôm ra hoa, đậu trái đồng loạt và cho thu hoạch sớm chỉ cần áp dụng các phương pháp sau: 1- Xử lý ra hoa. Cách Xử Lý Cây Chôm Chôm Ra Hoa Đậu Trái Sớm Đồng Nai có trên 11 ngàn hécta chôm chôm, vào vụ thu hoạch thường gặp tình trạng dội hàng,. tránh bị bệnh sâu đục cuống trái, ruồi đục trái. Việc xử lý cây chôm chôm ra hoa đồng loạt, cho trái sớm sẽ giúp các nhà vườn bán được giá, lợi nhuận nhiều hơn. Ngoài ra, với những hộ có điều

Ngày đăng: 20/06/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan