đề cương ôn tập sinh lý

127 3.5K 31
đề cương ôn tập sinh lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 | P a g e SINH TẾ BÀO- TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO Trình bày các hình thức khuếch tán qua màng tế bào, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng. a. Định nghĩa khuếch tán - Hình thức vận chuyển vật chất thuận chiều bậc thang điện hóa (vật chất đi từ nơi có nồng độ, điện thế, áp suất cao đến nơi có nồng độ, điện thế, áp suất thấp). - Quá trình chuyển động này nhờ năng lượng tự nhiên sẵn có của vận động động học của vật chất (chuyển động nhiệt). - Các phân tử, các hạt vật chất (có thể là ion, nước, chất tan trong nước, chất tan trong các dịch nội bào, ngoại bào, chất khí) chuyển động không cần năng lượng từ hóa năng (ATP) của tế bào nên hình thức vận chuyển này được coi là vận chuyển thụ động (khuếch tán thụ động) b. Các hình thức khuếch tán - Khuếch tán đơn thuần qua lớp lipid kép - Khuếch tán đơn thuần qua các kênh (lỗ) protein - Khuếch tán được thuận hóa c. Đặc điểm của các hình thức khuếch tán - Là sự vận động liên tục, thụ động của các hạt vật chất - Vận chuyển vật chất thuận chiều theo bậc thang điện hóa - Là các vận động nhiệt: chuyển động nhờ năng lượng tự nhiên sẵn có của vận động động học của vật chất (chuyển động Brow). Vật chất chỉ ngừng chuyển động khi ở nhiệt độ 0 0 C (-27,3 0 F hay 10 0 K). - Là vận chuyển thụ động, không cần năng lượng từ hóa năng (ATP) - Nói chung không cần chất mang (trừ khuếch tán được thuận hóa) d. Các yếu tố ảnh hưởng đến khuếch tán: 4 yếu tố ảnh hưởng - Tính thấm của màng đối với chất khuếch tán  Là tốc độ khuếch tán thực của chất đó qua 1 đơn vị diện tích màng, dưới tác dụng của 1 đơn vị chênh lệch nồng độ (khi không có chênh lệch áp suất và điện thế).  Hệ số khuếch tán qua màng của 1 chất: D = P × A D: hệ số khuếch tán qua màng của 1 chất P: tính thấm của màng đối với chất đó 2 | P a g e A: diện tích toàn màng  Những yếu tố ảnh hưởng đến tính thấm của màng: o Độ dày của màng: màng càng dày tốc độ khuếch tán càng chậm o Độ hòa tan trong lipid của chất khuếch tán: độ hòa tan trong lipid của chất khuếch tán càng cao thì tốc độ khuếch tán của chất đó càng lớn. o Số lượng kênh protein của màng: tốc độ khuếch tán tỷ lệ thuận với số kênh protein có trên 1 đơn vị diện tích của màng. o Nhiệt độ: nhiệt độ càng cao thì chuyển động nhiệt của phân tử và ion trong dung dịch càng mạnh, do đó tăng tốc độ khuếch tán. o Trọng lượng phân tử của chất khuếch tán: TLPT càng thấp thì càng dễ khuếch tán, làm tăng tốc độ khuếch tán. Tốc độ chuyển động nhiệt của 1 chất hòa tan tỷ lệ nghịch với căn bậc 2 của TLPT đó. o Kích thước của phân tử khuếch tán: càng nhỏ càng dễ khuếch tán. - Ảnh hưởng của chênh lệch nồng độ  Tốc độ khuếch tán thực tỷ lệ thuận với chênh lệch nồng độ chất ở 2 bên màng.  Tốc độ khuếch tán thực = α D (C o – C i ) D: hệ số khuếch tán C o : nồng độ chất ở ngoài màng C i : nồng độ chất ở trong màng - Ảnh hưởng của chênh lệch áp suất  Tốc độ khuếch tán thực tỷ lệ thuận với chênh lệch áp suất ở 2 bên màng.  Khi có chênh lệch áp suất lớn giữa 2 bên màng thì có dòng các phân tử vận chuyển từ bên áp suất cao sang bên áp suất thấp. - Ảnh hưởng sự chênh lệch điện thế đối với sự khuếch tán của các ion  Khi có chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng thì các ion, do tích điện, sẽ khuếch tán qua màng mặc dù không có sự chênh lệch nồng độ của chúng ở 2 bên màng.  Ví dụ: nồng độ các ion âm ở 2 bên màng hoàn toàn bằng nhau. Nếu bên phải màng tích điện dương và bên trái tích điện âm thì sẽ tạo ra 1 bậc thang điện tích qua màng. o Điện tích (+) ở bên P màng sẽ hấp dẫn ion (-), còn điện tích (-) ở bên T màng sẽ đẩy chúng. Vì vậy sẽ xuất hiện quá trình khuếch tán thực của ion âm từ T sang P. o Sau 1 thời gian, 1 lượng lớn ion (-) được chuyển sang P và tạo ra sự chênh lệch nồng độ lại làm cho các ion vận chuyển về bên T trong khi sự chênh lệch điện thế đẩy chúng về bên P. 3 | P a g e o Sự chênh lệch nồng độ tăng dần đến mức xu thế khuếch tán do chênh lệch nồng độ bằng xu thế khuếch tán do chênh lệch điện thế, lúc này hệ thống ở vào trạng thái cân bằng động.  Ở nhiệt độ cơ thể (37 o C), khi chênh lệch điện thế cân bằng với chênh lệch nồng độ của những ion hóa trị 1 như Na + , K + , Cl - có thể xác định được điện thế đó theo phương trình Nernst: EMF = ± 61 log 𝐶 1 𝐶 2 EMF: lực điện động giữa 2 bên màng (tức điện thế) C 1 : nồng độ ion ở bên 1 C 2 : nồng độ ion ở bên 2 Trong phương trình trên, dấu điện thế là (+) đối với các ion (-) và là (-) đối với các ion (+). Trình bày hình thức khuếch tán đơn thuần qua lớp lipid kép. e. Định nghĩa khuếch tán f. Yếu tố quan trọng để 1 chất được vận chuyển qua lớp lipid kép của màng là độ hòa tan trong mỡ của chất đó. - Các chất có bản chất là lipid được vận chuyển dễ dàng qua lớp lipid kép. - Các chất không phải là lipid nhưng tan trong lipid (mỡ) cũng được vận chuyển qua lớp lipid kép rất nhanh: khí oxy, nitơ, CO 2 , các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K), rượu, cồn. Các chất này tiếp xúc với màng, chúng lập tức hòa tan vào thành phần lipid kép và tiếp tục khuếch tán qua màng. Tốc độ khuếch tán qua màng của 1 chất tỷ lệ thuận với độ hòa tan của chất đó trong mỡ. - Nước và các phân tử không tan trong lipid  Nước không hòa tan trong lớp lipid kép của màng TB nhưng nước đi qua màng rất nhanh, phần lớn đi qua lớp lipid kép, phần nhỏ đi qua kênh protein.  Ví dụ số lượng nước thấm qua màng hồng cầu trong 1s lớn hơn thể tích mỗi HC 100 lần.  Nguyên nhân nước vận chuyển nhanh qua màng chưa rõ, cho rằng do kích thước phân tử của chúng rất nhỏ trong khi động năng của chúng rất lớn nên nước có thể thấm qua lớp lipid kép của màng giống như những viên đạn, làm cho phần kỵ nước của màng chưa kịp ngăn cản thì phân tử nước đã qua rồi.  Các phân tử khác không tan trong mỡ nhưng nếu kích thước của chúng rất nhỏ thì cũng có thể đi qua lớp lipid kép giống như phân tử nước. Khi kích thước tăng lên thì tốc độ khuếch tán của chúng giảm rất nhanh. VD đường kính phân tử urê chỉ 4 | P a g e lớn hơn phân tử nước 20% nhưng tốc độ thấm qua màng của ure thấp hơn của nước 1000 lần.  Các ion không thể thấm qua lớp lipid kép mặc dù kích thước của ion rất nhỏ. Các ion Na + , K + , H + … thấm qua lớp lipid kép với tốc độ chậm hơn của nước 1 triệu lần, chúng chỉ đi qua các kênh protein của màng do: o Các ion tích điện làm cho các phân tử nước gắn vào các ion, tạo thành những ion gắn nước (thủy hợp, hợp nước) có kích thước rất to, không qua được lớp lipid kép. o Điện tích của các ion tương tác với điện tích của lớp lipid kép (phần quay ra 2 phía ngoài của lớp lipid kép tích điện âm), do đó khi các ion mang điện cố gắng đi qua hàng rào tích điện âm thì chúng bị giữ lại hoặc bị xua đuổi, không qua được lớp lipid kép. Trình bày hình thức khuếch tán qua kênh protein. g. Định nghĩa khuếch tán h. Các kênh protein là các con đường sũng nước tạo thành những khe hở chạy xuyên qua các phân tử protein xuyên màng. Đó là những kênh hình ống, nối dịch nội bào với dịch ngoại bào, các chất có thể khuếch tán trực tiếp qua các kênh này. i. Đặc tính của các kênh protein - Kênh protein có tính thấm chọn lọc cao:  Chỉ cho nước hoặc 1 vài ion hay phân tử đặc hiệu đi qua kênh.  Tính chọn lọc phụ thuộc vào đặc điểm của kênh như hình dáng, đường kính, diện tích ở mặt trong của kênh.  Ví dụ: o Kênh Na + có kích thước 0,3 × 0,5 nm, mặt trong tích điện âm rất mạnh. Điện tích âm ở mặt trong sẽ kéo ion Na + từ dịch ngoại bào vào dịch nội bào khi cánh cổng của kênh mở ra → kênh Na + chỉ cho ion Na + đi qua. o Kênh K + có kích thước nhỏ hơn kênh Na + (0,3 × 0,3 nm), mặt trong kênh không tích điện âm, vì vậy không có lực hấp dẫn để kéo các ion đi vào trong kênh và các ion cũng không bị tách khỏi các phân tử nước đã kết hợp với chúng. Các ion K + ngậm nước có đường kính nhỏ hơn dạng ngậm nước của ion Na + nên có thể dễ dàng khuếch tán qua các kênh K + nhỏ hơn này. - Cổng của kênh protein và sự đóng, mở các kênh  Cổng của kênh protein hoạt động đóng mở giúp cho sự kiểm soát tính thấm của các kênh. 5 | P a g e  Cổng có thể khép cánh đóng lại hoặc đẩy cánh mở ra, đóng hay mở là do biến đổi hình dạng phân tử protein.  Ion Na + có nhiều ở dịch ngoại bào và cánh cổng của kênh Na + đóng mở ở mặt ngoài tế bào. Ion K + có nồng độ cao ở trong tế bào và cánh cổng của kênh K + đóng mở ở mặt trong màng tế bào. j. Sự đóng mở các kênh được kiểm soát bằng 2 cơ chế - Đóng mở do điện thế:  Sự thay đổi hình dáng phân tử của cổng phụ thuộc vào điện thế màng.  Ví dụ: điện tích âm trong màng làm cổng Na + đóng chặt. Khi mặt trong màng mất điện tích âm thì cổng Na + mở ra, cho phép 1 lượng lớn ion Na + đi qua kênh để vào trong tế bào → nguyên nhân chính gây ra các điện thế hoạt động ở dây TK khi có xung động xuất hiện. - Đóng mở do chất kết nối:  Là đóng mở kênh khi protein kênh gắn với 1 phân tử khác. Phân tử gắn vào protein kênh được gọi là chất kết nối. Sự gắn này làm thay đổi hình dạng phân tử protein và làm đóng hoặc mở cổng.  Ví dụ: Ach gắn vào pr kênh Ach, làm cổng của kênh mở ra, cho phép các phân tử và ion dương có kích thước nhỏ hơn kích thước của kênh đi qua. Loại cổng này có vai trò quan trọng trong dẫn truyền xung động TK qua synap (dẫn truyền xung động TK từ TBTK này đến TBTK khác hoặc từ TBTK đến TB cơ). So sánh hình thức vận chuyển tích cực nguyên phát và thứ phát k. Giống nhau - Đều là vận chuyển tích cực là sự chuyển động của các phân tử và ion ngược chiều bậc thang điện hóa. Bậc thang điện hóa là tổng các lực tạo ra sự chuyển động, bao gồm chênh lệch nồng độ, chênh lệch áp suất, chênh lệch điện thế. - Nhất thiết cần phải có chất mang và cần cung cấp năng lượng từ bên ngoài do vận chuyển tích cực đi ngược chiều bậc thang điện hóa. - Các chất được vận chuyển tích cực qua màng TB là ion Na + , K + , Ca 2+ , Fe 2+ , H + , Cl - , I - , urat, một số đường đơn và phần lớn acid amin. l. Khác nhau: căn cứ vào nguồn năng lượng được sử dụng trong quá trình vận chuyển mà chia vận chuyển tích cực thành 2 loại: - Vận chuyển tích cực nguyên phát: sử dụng năng lượng từ phân giải ATP hoặc từ 1 số chất phosphat giàu năng lượng như creatin phosphat. 6 | P a g e - Vận chuyển tích cực thứ phát: sử dụng năng lượng từ những bậc thang nồng độ ion sinh ra. Bậc thang này là thứ phát, là hệ quả của vận chuyển tích cực trước đó (vận chuyển tích cực nguyên phát). Trình bày hình thức vận chuyển tích cực nguyên phát (cấu tạo, hoạt động, vai trò của bơm Na + - K + ATPase). Bơm natri- kali (bơm Na + - K + - ATPase) là cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát được nghiên cứu đầy đủ và rất chi tiết, đó là cơ chế bơm ion Na + ra khỏi TB đồng thời bơm ion K + vào trong TB. Bơm natri- kali có ở màng của mọi loại TB. m. Cấu tạo của bơm Na + - K + - ATPase - Là 1 pr mang có 2 phân tử pr dạng cầu, 1 to và 1 nhỏ.  Phân tử pr to có TLPT là 100.000 đơn vị dalton  Phân tử pr nhỏ có TLPT là 55.000 đơn vị dalton. Chưa biết chức năng của phân tử pr nhỏ. - Về mặt cấu tạo, pr to có 3 đặc điểm sau :  Ở mặt trong có 3 vị trí tiếp nhận (rec) đặc hiệu với ion Na +  Ở mặt ngoài có 2 vị trí tiếp nhận (rec) đặc hiệu với ion K +  Ở mặt trong, gần rec tiếp nhận ion Na + có enzym ATPase n. Hoạt động của bơm Na + - K + - ATPase Khi có 3 ion Na + gắn ở mặt trong và 2 ion K + gắn ở mặt ngoài phân tử pr mang thì enzym ATPase được hoạt hóa, phân giải 1 phân tử ATP và giải phóng năng lượng → thay đổi hình dạng phân tử pr mang để đưa 3 ion Na + ra ngoài và 2 ion K + vào trong TB. o. Vai trò của bơm Na + - K + - ATPase - Kiểm soát thể tích TB: đây là chức năng quan trọng nhất của bơm Na + - K + - ATPase.  Bên trong TB có 1 số lượng lớn pr và các hợp chất hữu cơ khác do kích thước lớn không thể thấm ra ngoài. Phần lớn các phân tử này mang điện tích âm, do đó chúng hấp dẫn các ion dương và gây ra 1 lực thẩm thấu hút nước vào bên trong TB, làm TB phồng lên và có thể vỡ.  Bơm Na + - K + - ATPase ngăn cản khuynh hướng phồng TB vì:  Khi hoạt động nó đưa 3 ion Na + ra ngoài nhưng chỉ đưa 2 ion K + vào trong. Màng TB ít thấm Na + hơn K + → ion Na + được bơm ra ngoài thì có khuynh hướng ở lại bên ngoài và kéo nước ra theo.  Khi TB bắt đầu phồng lên thì sẽ hoạt hóa bơm Na + - K + - ATPase để đưa nhiều ion Na + và nước hơn nữa ra ngoài, giữ cho thể tích TB không thay đổi. - Bơm Na + - K + - ATPase tạo điện thế nghỉ của màng: khi hoạt động bơm Na + - K + - ATPase chuyển 3 ion Na + ra ngoài và 2 ion K + vào trong → mỗi khi hoạt động bơm 7 | P a g e đã đưa 1 ion dương ra ngoài, làm cho ion dương ở bên ngoài tăng lên và ở bên trong giảm đi → bơm đã tạo điện tích âm ở bên trong màng khi TB nghỉ ngơi. Bơm Na + - K + - ATPase đóng vai trò quan trọng nhất trong các nguyên nhân tạo điện thế nghỉ của màng. SINH MÁU Trình bày quá trình sản sinh hồng cầu Quá trình sinh HC là quá trình tăng sinh và chín của dòng HC từ các TB gốc sinh máu vạn năng. p. Nơi sinh HC - Trong những tuần đầu của thời kỳ bào thai: HC được sinh ra từ nội mô mạch máu trong các tiểu đảo Wolff và Pander. - Từ tháng thứ 3 của thời kỳ bào thai: quá trình sinh HC được thực hiện ở gan và lách. - Từ tháng thứ 5 đến lúc trẻ ra đời:  Tủy xương là nơi duy nhất tạo HC. o Trong tủy xương phân biệt tủy đỏ và tủy vàng, chỉ tủy đỏ mới có chức năng tạo máu. o Ở trẻ sơ sinh toàn bộ các xương dài đều chứa tủy đỏ. Sau đó tủy dần bị nhiễm mỡ trở thành tủy vàng chứa các tế bào mỡ, các mạch máu, các sợi xơ và các TB liên võng. o Từ năm 20 tuổi, các xương dài chỉ chứa tủy vàng trừ đầu trên của xương đùi và xương cánh tay. o Ở người trưởng thành, tủy đỏ khu trú ở các xương dẹt như xương sống, xương ức, xương sườn, xương sọ và xương chậu.  Trong 1 số bệnh về máu, HC có thể được tạo ra ở bên ngoài tủy xương như ở gan và lách. q. Nguồn gốc của các TB máu - Trong tủy xương, tổ tiên của các TB máu là các TB gốc sinh máu vạn năng- là những TB có khả năng sinh sản trong suốt cuộc đời.  Một phần TB gốc được giữ lại trong tủy xương để duy trì nguồn cung cấp TB gốc, số lượng những TB này giảm dần theo tuổi tác.  Một phần lớn hơn của TB gốc sẽ biệt hóa để tạo ra các dòng khác nhau của TB máu gọi là các TB gốc biệt hóa. Các TB gốc biệt hóa được nuôi cấy trong môi 8 | P a g e trường thích hợp sẽ tạo ra các cụm TB máu gọi là đơn vị tạo cụm. VD đơn vị tạo cụm sinh ra HC gọi là đơn vị tạo cụm HC. - Sự tăng trưởng và sinh sản của các TB gốc được kiểm soát bởi các chất kích thích tăng trưởng có bản chất là pr. Trong những chất này interleukin- 3 đóng vai trò rất quan trọng vì nó kích thích sự tăng trưởng và sinh sản của nhiều loại TB gốc biệt hóa. - Các TB gốc sẽ biệt hóa qua nhiều giai đoạn để trở thành các TB máu trưởng thành dưới tác dụng của các chất gây biệt hóa. Sự sản xuất các chất gây tăng trưởng và gây biệt hóa được kiểm soát bởi các yếu tố ở bên ngoài tủy xương. VD tình trạng thiếu O 2 kéo dài của cơ thể sẽ kích thích sản xuất các yếu tố gây tăng trưởng và gây biệt hóa dòng HC → số lượng HC trong máu ngoại vi tăng lên. r. Các giai đoạn của quá trình sinh HC Tế bào đầu dòng của HC là tiền nguyên HC do các TB gốc sinh máu vạn năng sinh ra trong những điều kiện thích hợp → các tiền nguyên HC sẽ phân chia và biệt hóa qua các giai đoạn: Tiền nguyên HC → nguyên HC ưa base → nguyên HC đa sắc → nguyên HC ưa acid → HC lưới → HC (HC lưới và HC trong máu ngoại vi) - Trong quá trình sinh HC:  Kích thước các TB giảm dần  Tỷ lệ giữa nhân và bào tương giảm dần  Nhân tế bào dần dần bị đông đặc và bị đẩy ra ngoài ở giai đoạn nguyên HC ưa acid.  Sự tổng hợp Hb trong bào tương bắt đầu từ giai đoạn nguyên HC ưa base sẽ tăng dần lên và chiếm tỷ lệ 34% khối lượng HC trưởng thành.  HC lưới và HC trưởng thành được tủy xương giải phóng vào máu ngoại vi. Sau khi vào máu, HC lưới cần khoảng 1- 2 ngày để phát triển thành HC.  Bình thường tỷ lệ giữa HC lưới và HC trong máu là 1- 2%, tỷ lệ này được dùng để đánh giá hoạt động sinh HC của tủy xương. - Trong máu ngoại vi, HC tồn tại khoảng 4 tháng, sau đó bị các đại thực bào của lách, gan và tủy xương thực bào và phá hủy. - Bình thường tốc độ phá hủy và tốc độ tạo HC xấp xỉ bằng nhau giữ cho số lượng HC trong máu ngoại vi được hằng định. Vai trò của sắt, acid folic và vitamin B12, vitamin B6 trong quá trình sản sinh hồng cầu. s. Sắt - Fe cần cho sự tổng hợp của hem là sắc tố của phân tử Hb. - Phân bố Fe trong cơ thể: 9 | P a g e  Khoảng 2/3 lượng sắt của cơ thể nằm trong các phân tử Hb  4% nằm trong myoglobin  15- 30% dự trữ trong hệ thống võng nội mô và các TB nhu mô gan, TB biểu mô ruột dưới dạng ferritin  Khoảng 0,1% sắt gắn với transferrin trong huyết tương. Transferrin cũng vận chuyển Fe được giải phóng trong quá trình phân hủy HC về tủy xương để tạo HC mới. - Mỗi ngày có khoảng 4 mg sắt được bài tiết theo mồ hôi, phân và nước tiểu. Phụ nữ bị mất nhiều hơn do có kinh nguyệt. - Sắt được bù lại bằng thức ăn. Mỗi ngày nên ăn khoảng 15 mg sắt mặc dù chỉ có khoảng 4 mg sắt được hấp thu ở ruột non. - Có một cơ chế điều hòa feedback trong quá trình hấp thu, vận chuyển và dự trữ sắt nhằm duy trì sự cung cấp sắt ổn định cho quá trình tổng hợp Hb.  Fe được hấp thu ở ruột non theo cơ chế vận chuyển tích cực. Quá trình này xảy ra cho đến khi tất cả transferrin trong huyết tương được bão hòa Fe thì sự hấp thu Fe ngừng lại. Fe còn lại trong thức ăn được bài xuất theo phân.  Khi dự trữ sắt giảm, sự hấp thu sắt tăng lên cho đến khi các kho dự trữ sắt và sắt huyết tương được bù lại. - Thiếu Fe gây giảm tổng hợp Hb, tủy xương sẽ giải phóng những HC nhỏ, nhược sắc vào máu. t. Vitamin B 12 và acid folic - Vai trò của vit B 12 và acid folic  Rất cần cho sự chín của các HC non trong tủy xương  Cần cho sự tổng hợp thymidin triphosphat, một thành phần quan trọng của ADN o Acid folic cung cấp nhóm methyl để tổng hợp thymidin triphosphat o Vit B 12  Tham gia tái tạo hình dáng hoạt động của acid folic  Làm tăng vận chuyển acid folic vào trong tế bào  Trong TB: vit B 12 giúp acid folic chuyển từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động  Thiếu vit B 12 , thiếu acid folic hoặc thiếu cả hai sẽ làm giảm ADN, làm rối loạn quá trình chín của HC → tủy xương giải phóng vào máu ngoại vi những HC to, có nhân gọi là nguyên bào khổng lồ. Các TB này chứa nhiều Hb hơn HC bình thường nhưng lại không thực hiện được chức năng vận chuyển khí và dễ bị vỡ gây thiếu máu → thiếu máu HC khổng lồ (thiếu máu ác tính). - Nguyên nhân thiếu vit B 12 và acid folic  Thiếu vit B 12 o Do thức ăn không có vit B 12 10 | P a g e o Rối loạn hấp thu vit B 12 :  Nguyên nhân thường gặp.  Do thiếu yếu tố nội (do TB viền của dạ dày sản xuất): ở ruột non vit B 12 gắn với yếu tố nội để được hấp thu vào máu và vận chuyển đến tủy xương để kích thích sự chín của các HC non → yếu tố nội rất cần cho sự hấp thu vit B 12 .  Gặp trong cắt dạ dày toàn bộ, teo niêm mạc dạ dày, bệnh tự miễn làm mất yếu tố nội của dạ dày (hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể tấn công những TB viền của dạ dày).  Thiếu acid folic o Do cung cấp thiếu: SDD, không ăn các loại rau xanh, nghiện rượu. o Do tăng nhu cầu: đa thai, thiếu máu tan máu, ung thư hoặc do dùng các thuốc ức chế miễn dịch: methotrexat, hydantoin. - Nhu cầu:  Vit B 12 : 1- 3 μg/ ngày  Acid folic: 400 μg/ ngày (có nhiều trong rau xanh, hoa quả và thịt) u. Vitamin B 6 - Vit B 6 tồn tại dưới 3 dạng: pyridoxal, pyridoxin và pyridoxamin, khi vào cơ thể biến đổi thành pyridoxal phosphat và một phần thành pyridoxamin phosphat. - Vai trò: pyridoxal phosphat tham gia trong quá trình tổng hợp hem  Đóng vai trò là 1 coenzym của enzym ALA synthase (δ- Aminolevulinate synthase)- enzym tham gia phản ứng đầu tiên của quá trình tổng hợp hem (succinyl- CoA + glycine → δ- aminolevulinate).  Tham gia chuyển hóa vit B 12 và acid folic. - Nguyên nhân thiếu vit B 6  Do khẩu phần ăn thiếu vit B 6  Nghiện rượu  Có hơn 40 loại thuốc làm giảm hoạt tính của vit B 6 như 1 số thuốc KS, thuốc tránh thai (INH, hydralazin, estrogen, penicilamin).  Do khẩu phần ăn có hàm lượng pr cao, xơ gan, cường giáp. - Thiếu vit B 6 làm giảm tổng hợp hem → thiếu máu HC nhỏ nhược sắc. - Nhu cầu: 1,4- 2,2 mg/ ngày Trình bày 2 quá trình song song xảy ra trong quá trình sản sinh HC. Quá trình sinh HC là quá trình tăng sinh và chín của dòng HC từ các TB gốc sinh máu vạn năng.Trong quá trình này có 2 hiện tượng xảy ra song song: (1) Sự tổng hợp AND của nhân [...]... cục đông - Phần trombin không được hấp phụ nhanh chóng kết hợp với antitrombin III → trở thành không hoạt động sau 12- 20ph bb Tác dụng chống đông của heparin - Heparin là 1 chất chống đông mạnh, nồng độ trong máu bình thường rất thấp nên chỉ trong 1 số điều kiện bệnh mới có tác dụng chống đông - Bản chất: một polysaccharid kết hợp tích điện âm rất mạnh - Cơ chế chống đông:  Bản thân heparin không... tố gây đông và làm bất hoạt các yếu tố này Hoạt tính chống đông của α2- macroglobulin không tăng lên khi có mặt heparin  α2- macroglobulin tác dụng như 1 tác nhân gắn với 1 số yếu tố đông máu và ngăn cản tác dụng tiêu pr của các yếu tố này cho đến khi chúng bị phá hủy bởi những con đường khác chứ không phải bởi bản thân α2- macroglobulin Những chất chống đông sử dụng trong lâm sàng dd Chống đông trong... chuyển hóa trực tiếp thành năng lượng  Chất càng cua như dinatri tetracamat để gắp Ca2+ SINH TUẦN HOÀN Trình bày đặc tính sinh của sợi cơ tim và nêu ý nghĩa Cơ tim có chức năng co tự động, không theo ý muốn và co nhịp nhàng để thực hiện chức năng bơm máu Để hoàn thành chức năng này, cơ tim có 4 đặc tính sinh lý: - Tính hưng phấn - Tính trơ có chu kỳ - Tính nhịp điệu - Tính dẫn truyền a Tính hưng... yếu tố VIII, yếu tố II, yếu tố XII 16 | P a g e - Khi plasmin được hình thành bên trong cục máu đông có thể làm tan cục máu đông, phá hủy nhiều yếu tố đông máu có thể gây chảy máu  Sự hình thành plasmin và sự tan cục máu đông - Khi cục đông được hình thành, 1 lượng lớn plasminogen bị giam giữ trong cục đông cùng với những pr khác của huyết tương - Các mô tổn thương và nội mô mạch máu giải phóng ra... plasmin và làm tan cục đông → mạch máu nhỏ bị tắc nghẽn do các cục đông có thể được khai thông trở lại nhờ cơ chế này  Chất ức chế plasmin: α2- antiplasmin - Plasmin không chỉ tiêu fibrin mà còn tiêu hóa fibrinogen và 1 số yếu tố đông máu khác - Máu cũng chứa yếu tố α2- antiplasmin gắn với plasmin và ức chế tác dụng của plasmin  Ý nghĩa của hệ thống plasmin - Làm sạch những cục máu đông hình thành ở các... của mạch máu đã được bịt kín bằng cục đông mở miệng trở lại - Lấy đi những cục đông rất nhỏ từ hàng ngàn mao mạch ngoại vi có thể gây tắc mạch nếu như không có cơ chế dọn chúng đi Các yếu tố ngăn cản đông máu trong hệ thống mạch máu bình thường z Các yếu tố trên bề mặt nội mô - Sự trơn nhẵn của nội mô ngăn cản sự hoạt hóa do tiếp xúc của con đường đông máu nội sinh - Lớp glycocalyx là 1 chất mucopolysaccharid... mạch máu bị tổn thương, cả tính trơn nhẵn và lớp glycocalyx, trombomodulin đều bị mất đi Yếu tố XII và TC được hoạt hóa gây ra đông máu nội sinh Nếu yếu tố XII và TC tiếp xúc với các sợi collagen ở lớp dưới nội mô thì sự hoạt hóa đông máu càng gia tăng aa Tác dụng chống đông của fibrin và antitrombin III 17 | P a g e - Khi cục đông được hình thành, khoảng 85- 90% trombin được hấp phụ vào mạng lưới fibrin... hormon trong điều hòa sản sinh hồng cầu - Số lượng HC trong máu ngoại vi được kiểm soát chặt chẽ nhằm cung cấp đủ lượng oxy cho các TB mà số lượng HC cũng không quá nhiều để ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu - Bất cứ 1 nguyên nhân nào làm giảm lượng oxy đến các mô đều làm tăng quá trình sinh HC và ngược lại 11 | P a g e - Có nhiều yếu tố tham gia vào quá trình điều hòa sản sinh HC, trong đó yếu tố... bào tập trung rất nhiều trong các mô ở xung quanh các mao mạch ở phổi và ở 1 số mao mạch ở gan Mao mạch ở các vùng này luôn phải nhận rất nhiều cục đông được hình thành trong máu TM chảy rất chậm, vì vậy chúng cần một lượng lớn heparin để ngăn cản sự phát triển của các cục đông này cc Tác dụng chống đông của α2- macroglobulin - Bản chất: là một phân tử globulin lớn có TLPT là 360.000 - Cơ chế chống đông:... thể đặc (cục đông) do sự chuyển fibrinogen, một pr hòa tan của huyết tương thành các sợi fibrin không hòa tan dưới tác dụng của trombin Các sợi fibrin kết lại với nhau thành 1 mạng lưới giam giữ các TB máu và huyết tương tạo ra cục máu đông - Đông máu là 1 chuỗi các phản ứng hóa học của các yếu tố đông máu có trong huyết tương, các mô tổn thương và tiểu cầu - Các giai đoạn của quá trình đông máu: 14 . thế nghỉ của màng. SINH LÝ MÁU Trình bày quá trình sản sinh hồng cầu Quá trình sinh HC là quá trình tăng sinh và chín của dòng HC từ các TB gốc sinh máu vạn năng. p. Nơi sinh HC - Trong những. đoạn co cục máu đông và tan cục máu đông x. Giai đoạn co cục máu đông - Ít phút sau khi cục đông được hình thành, nó bắt đầu co lại và giải phóng hầu hết các dịch trong cục đông trong vòng 20-. thành bên trong cục máu đông có thể làm tan cục máu đông, phá hủy nhiều yếu tố đông máu có thể gây chảy máu.  Sự hình thành plasmin và sự tan cục máu đông - Khi cục đông được hình thành, 1

Ngày đăng: 20/06/2014, 09:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan