Bệnh viêm mũi dị ứng docx

3 409 2
Bệnh viêm mũi dị ứng docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng đã trở nên ngày càng phổ biến hơn do thời đại công nghiệp hóa: khói, bụi, hóa chất… lan tỏa nhiều trong không khí mà niêm mạc mũi của chúng ta lại quá mẫn cảm với các chất kích thích đó, y học gọi là dị nguyên. Ngoài ra, có những dị nguyên khác cũng có thể gây dị ứng mũi như: mạt bụi nhà, phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, nước thơm xịt phòng… Theo thống kê, phần lớn bệnh xảy ra khi những cơ địa quá nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu của môi trường xung quanh, đây chính là căn nguyên gây ra viêm mũi dị ứng theo mùa. Theo y học, đó là sự bấp bênh giữa hai loại thần kinh: giao cảm và phó giao cảm. Triệu chứng viêm mũi thường xuất hiện một cách đột ngột từng cơn vào lúc sáng sớm hay khi thời tiết thay đổi, đó là: ngứa nhiều ở hai bên hốc mũi, lan lên mắt rồi gây khô, ngứa cổ họng, phản xạ tiếp theo là hắt hơi liên tục từ 5 - 10 cái. Triệu chứng sau đó là chảy nhiều nước mũi, nước mắt, rồi nghẹt mũi ở cả hai bên. Các cơn nói trên xuất hiện nhiều lần trong ngày rất khó chịu, thường kéo dài khoảng từ 2 - 4 ngày, khi tác nhân gây dị ứng không còn nữa. Việc dùng thuốc kháng Histamin là cần thiết trong điều trị viêm mũi dị ứng, có thể sử dụng một số thuốc và biệt dược đang lưu hành trên thị trường dược phẩm. Astemizol là một hoạt chất kháng dị ứng mới có hiệu quả cao, ít gây phản ứng phụ như: buồn ngủ, khô miệng, táo bón hơn các kháng Histamin thế hệ cũ, nhưng khi dùng liều cao, dài ngày Astemizol và gần 20 biệt dược (Hismanal, Histalong…) của nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới tim do gây rối loạn nhịp thất. Cũng giống như Astemizol, hiệu quả điều trị của hoạt chất Fexofenadin rất cao. Do chuyển hóa qua gan không nhiều nên Fexofenadin ít bị tương tác với các thuốc bị chuyển hóa, đặc biệt không kết hợp với kênh Kali ở tim, nên Fexofenadin và các biệt dược (Telfast,…) không gây rối loạn nhịp tim, đây chính là một ưu điểm. Tuy nhiên, Fexofenadin được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tùy trường hợp viêm mũi dị ứng, thầy thuốc sẽ kê toa cho hợp lý, nhưng điều quan trọng nhất là không được tự ý dùng thuốc khi chưa có y lệnh của bác sĩ . Bệnh viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng đã trở nên ngày càng phổ biến hơn do thời đại công nghiệp hóa: khói, bụi, hóa chất… lan tỏa nhiều trong không khí mà niêm mạc mũi của chúng. đây chính là căn nguyên gây ra viêm mũi dị ứng theo mùa. Theo y học, đó là sự bấp bênh giữa hai loại thần kinh: giao cảm và phó giao cảm. Triệu chứng viêm mũi thường xuất hiện một cách đột. gọi là dị nguyên. Ngoài ra, có những dị nguyên khác cũng có thể gây dị ứng mũi như: mạt bụi nhà, phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, nước thơm xịt phòng… Theo thống kê, phần lớn bệnh xảy

Ngày đăng: 19/06/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan