Đồ án môn học phân tích hoạt động kinh tế

42 2.5K 17
Đồ án môn học phân tích hoạt động kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức, nó trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả các hoạt động kinh tế. Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước.

Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế Phần I: Cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh tế 1.1. Mở đầu 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế: Phân tích là quá trình phân chia, phân giải các hiện tượng và kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ, so sánh đối chiếu, và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng vận động và phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Phân tích hoạt động kinh tế gắn liền với mọi hoạt động SXKD của DN. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu phân tích hoạt động kinh tế là các quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế gắn liền với các nhân tố ảnh hưởng. Tùy từng trường hợp cụ thể phân tích mà xác định đối tượng phân tích một cách cụ thể. Có thể phát biểu một cách khái quát về đối tượng phân tích DN như sau: Phân tích kinh tế DN là nghiên cứu quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh của DN thông qua các chỉ tiêu kinh tế trong mối liên hệ biện chứng với các thành phần bộ phận, nhân tố, nguyên nhân. Khi phân tích về một chỉ tiêu cụ thể nào đó (thông qua bảng phân tích và chỉ tiêu phân tích thường nằm ở dòng cuối cùng) thì đối tượng phân tích cụ thể được xác định là chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích. 1.1.3. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh tế: Phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức, nó trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả các hoạt động kinh tế. Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước. 1.1.4. Mục đích phân tích: - Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, đánh giá việc chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước. 1 Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế - Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. - Xác định nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế. - Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinh doanh, khai thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.1.5. Nguyên tắc phân tích: - Phải đảm bảo tính khách quan (tôn trọng chủ thể khách quan, không xuyên tạc, bóp méo khách quan trog quá trình phàn ánh, phân tích). - Phân tích bao giờ cũng xuất phát từ việc đánh giá chung, sau đó mới đi sâu phân tích từng nhân tố. - Phân tích trong sự vận động và phát triển của hiện tượng kinh tế. - Phân tích phải thực hiện trog mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng kinh tế. - Phải sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp để thực hiện các mục đích phân tích. - Phải đi sâu vào từng bộ phận cấu thành của hiện tượng kinh tế đã xem xét, mối quan hệ nội tại của hiện tượng kinh tế đó. - Tùy theo điều kiện phân tích mà xác định quy mô phân tích phù hợp. 1.1.6. Nội dung phân tích: - Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh thu, giá thành lợi nhuận. - Phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong mối liên hệ với các chỉ tiêu về điều kiện (yếu tố) của quá trình SXKD như lao động, vật tư, tiền vốn, đất đai… 1.2. Hệ thống chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng trong phân tích 1.2.1. Hệ thống chỉ tiêu trong phân tích 1.2.1.1. Khái niệm Chỉ tiêu trong phân tích biểu hiện cụ thể kết quả kinh doanh, nó nói nên nội dung, phạm vi kết quả kinh doanh cụ thể. 1.2.1.2. Phân loại chỉ tiêu a) Theo nội dung kinh tế: 2 Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế - Chỉ tiêu biểu hiện kết quả (doanh thu, lợi nhuận, giá thành) - Chỉ tiêu biểu hiện điều kiện (lao động, tổng máy móc thiết bị, tổng số vốn, vật tư…) b) Theo tính chất của chỉ tiêu: - Chỉ tiêu khối lượng (số lượng) là chỉ tiêu phản ánh quy mô khối lượng như tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, tổng số lao động, tổng số vốn… - Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn, các yếu tố hay hiệu quả kinh doanh. VD: hiệu suất sử dụng vốn, năng suất lao động, giá thành sản phẩm. c) Theo phương pháp tính toán: - Chỉ tiêu tuyệt đối. - Chỉ tiêu tương đối. - Chỉ tiêu bình quân. d) Theo cách biểu hiện: - Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị hiện vật. - Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị giá trị. - Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị thời gian. 1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng 1.2.2.1. Khái niệm Nhân tố ảnh hưởng là những yếu tố bên trong của các hiện tượng và quá trình mà mỗi biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích. 1.2.2.2. Phân loại a) Căn cứ theo nội dung kinh tế: - Nhân tố điều kiện: số lượng lao động, máy móc thiết bị. - Nhân tố kết quả. b) Căn cứ vào tính chất của nhân tố: - Nhân tố số lượng. - Nhân tố chất lượng. c) Căn cứ vào vai trò của nhân tố: - Nhân tố chính: là các nhân tố mà sự biến động của chúng có ảnh hưởng nhiều nhất đến biến động của chỉ tiêu. - Nhân tố phụ: là những nhân tố mà sự biến động của nó có ảnh hưởng không nhiều, không quyết định đến biến động của chỉ tiêu. 3 Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế d) Căn cứ theo tính tất yếu của nhân tố: - Nhân tố chủ quan: là nhân tố mà nó phất triển theo hướng nào, mức độ bao nhiêu, phụ thuộc vào bản than doanh nghiệp. - Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh độc lập và tác động như một tất yếu ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp. e) Căn cứ vào xu hướng tác động của nhân tố: - Nhân tố tích cực: là nhân tố có ảnh hưởng tốt đến hoạt động SXKD của DN, làm tăng độ lớn các chỉ tiêu phản ánh và tính ổn định lâu dài. - Nhân tố tiêu cực: là nhân tố có ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD của DN, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. f) Căn cứ theo thời gian tác động: - Nhân tố cố định: là những nhân tố xảy ra thường xuyên. - Nhân tố tạm thời: là những nhân tố xảy ra ngẫu nhiên. 1.3. Các phương pháp kỹ thuật dùng trong phân tích 1.3.1. Nhóm phương pháp phân tích chi tiết Nhóm phương pháp chi tiết về mặt cơ bản phản ánh tư duy, cách thức, phân chia, phân giải chỉ tiêu phân tích. Trong thực tế có nhiều cách để phân chia, phân giải chỉ tiêu cụ thể. Dưới đây giới thiệu 3 phương pháp chủ yếu: 1.3.1.1. Phương pháp phân tích chi tiết theo thời gian Nội dung: theo phương pháp này chỉ tiêu phân tích trong một thời kỳ dài nhất định sẽ được chia nhỏ theo từng giai đoạn, từng thành phần thời gian ngắn hơn. Việc nghiên cứu phân tích chỉ tiêu được thực hiện qua việc nghiên cứu, phân tích các giai đoạn, thời gian nhỏ hơn. 1.3.1.2. Phương pháp phân tích chi tiết theo không gian, bộ phân, chủng loại Nội dung: theo phương pháp này chỉ tiêu phân tích sẽ được chia nhỏ thành các bộ phân khác nhau theo không gian, lĩnh vực, chủng loại… Việc nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu được thực hiện qua việc nghiên cứu, phân tích các thành phần, bộ phân nhỏ hơn theo không gian, chủng loại lĩnh vực. 4 Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế 1.3.1.3. Phương pháp phân tích chi tiết theo các nhân tố cấu thành Nội dung: theo phương pháp này chỉ tiêu phân tích được phản ánh bằng một phương trình kinh tế có quan hệ phức tạp với hai hay nhiều hơn các nhân tố khác nhau. Các nhân tố khác nhau có tên gọi và đơn vị tính khác nhau. Việc nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu được thực hiện thông qua việc nghiên cứu, phân tích các nhân tố trong phương trình kinh tế. 1.3.2. Nhóm phương pháp phản ánh biến động của chỉ tiêu và các thành phần bộ phận nhân tố 1.3.2.1. Phương pháp so sánh tuyệt đối Phương pháp này được thực hiện bằng cách: lấy mức độ của chỉ tiêu, nhân tố ở kỳ nghiên cứu – trị số tương ứng ở kỳ gốc, kết quả so sánh là chênh lệch tuyệt đối. Nó phản ánh mức biến động của chỉ tiêu nghiên cứu và được ghi vào bảng nghiên cứu phân tích. ΔX:chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu (nhân tố) X X 1 , X 0 : quy mô của chỉ tiêu (nhân tố) X ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc 1.3.2.2. Phương pháp so sánh tương đối a) So sánh tương đối động thái Trong phân tích, phương pháp này được thực hiện bằng cách: Kết quả so sánh phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của chỉ tiêu hoặc nhân tố và được ghi vào cột so sánh. b) So sánh tương đối kết cấu Nhằm xác định vai trò của bộ phận trong tổng thể thông qua tỷ trọng của chúng. c) So sánh mức độ biến động k: chỉ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của X. 1.3.3. Nhóm các phương pháp xác định tầm ảnh hưởng của các bộ phận, nhân tố, thành phần của các chỉ tiêu phân tích 1.3.3.1. Phương pháp cân đối 5 Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế Mô hình: Ta có: Δa, Δb, Δc: là chênh lệch tuyệt đối của nhân tố a, b, c Ảnh hưởng của các nhân tố được xác định như sau: 1.3.3.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Mô hình: +) Ảnh hưởng tuyệt đối của các nhân tố: +) Ảnh hưởng tương đối của các nhân tố: 1.3.3.3. Phương pháp số chênh lệch - Biểu hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố bằng một phương trình kinh tế có chú ý đến trật tự sắp xếp các nhân tố. - Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối được tính bằng cách lấy chênh lệch của nhân tố đó nhân vói giá trị kỳ nghiên cứu của nhân tố đứng trước và giá trị kỳ gốc của nhân tố đứng sau nó trong phương trình kinh tế. 6 Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế Phần II: Phân tích Chương 1: Đánh giá chung giá trị sản xuất của doanh nghiệp theo mặt hàng 1.1. Mục đích, ý nghĩa Để đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp người ta phải dùng đến rất nhiều chỉ tiêu. Trong đó có những chỉ tiêu mang tính pháp lệnh, có những chỉ tiêu mang tính hướng dẫn, tự xây dựng. Hiện nay các doanh nghiệp hầu như chỉ có 1 chỉ tiêu pháp lệnh đó là chỉ tiêu quan hệ với ngân sách. Còn lại các chỉ tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh là những chỉ tiêu có tính hướng dẫn hoặc chỉ tiêu tự xây dựng. Thông thường người ta lựa chọn ra một số chỉ tiêu quan trọng để phân tích. Có nhiều chỉ tiêu giúp đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp thường được chia làm 4 nhóm chính: • Nhóm 1: Nhóm chỉ tiêu giá trị sản xuất. • Nhóm 2: Nhóm chỉ tiêu tài chính gồm doanh thu, chi phí và lợi nhuận. • Nhóm 3: Nhóm chỉ tiêu quan hệ ngân sách. Nhóm này thường phản ánh các chỉ tiêu thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Bao gồm thuế các loại và các khoản nộp khác (như: VAT, thuế TNDN, thuế sử dụng vốn, thuế XNK…). Người ta thường dựa vào nhóm chỉ tiêu nộp BHXH. Đây là chỉ tiêu không trực thuộc quan hệ với ngân sách nhưng nó phản ánh nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp đối với người lao động theo quy định của pháp luật. Ngoài ra doanh nghiệp còn có những khoản phải nộp khác. • Nhóm 4: Lao động, tiền lương Nhóm này gồm các chỉ tiêu sau: + Tổng số lao động. + Tổng quỹ lương. + Năng suất lao động bình quân. + Tiền lương bình quân 1.1.1. Mục đích 7 Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế - Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu kinh tế. - Phản ánh tổng quan và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Đánh giá được việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước và đối với người lao động. - Nhìn nhận dưới nhiều góc độ để thấy được một cách đầy đủ, đúng đắn, cụ thể về tình hình sản xuất kinh doaanh của công ty, từ đó xác định nguyên nhân tác động làm biến động các chỉ tiêu đó. - Đề xuất các biện pháp nhằm khai thác tốt nhất các tiềm năng của doanh nghiệp để áp dụng trong thời gian tới nhằm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo các lợi ích cho doanh nghiệp. - Làm cơ sở để đưa ra các chiến lược về phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong tương lai. 1.1.2. Ý nghĩa Đây là các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung nhất, tổng quan nhất tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó nói lên khối lượng vá kết quả các công việc mà doanh nghiệp đã thực hiện được trong kỳ, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, tình hình lao động trong doanh nghiệp. Nó giúp chúng ta nhận ra những mặt tích cực, tiêu cực, những mặt còn tồn tại mà từ đó có nhữn biện pháp khai thác tốt nhất các mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực giúp cho doanh nghiệp có kết quả sản xuất cao hơn trong tương lai. Vì vậy mà việc phân tích, đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần được tiến hành thường xuyên. 1.2. Phương trình kinh tế Theo trường hợp này các nhân tố có mối quan hệ tổng đại số. Ta có: Chỉ tiêu giá trị sản xuất ( ∑G) là chỉ tiêu tổng thể Chỉ tiêu mặt hàng (g i ) là chỉ tiêu cá thể 8 Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế Phương trình kinh tế: Kỳ gốc: Kỳ nghiên cứu: Tỷ trọng của từng mặt hàng: dg i (i=1 → 8) ∑dg i = 100 (%) = d∑G ⇒ dg 80 = 100 – (15,92+9,2+10,7+9,44+14,3+12,6+12,53) = 15,31(%) kỳ gốc ⇒ dg 81 = 100 – (16,3+7,4+15,6+8,3+12,8+14,53+13,6) = 11,47(%) kỳ nghiên cứu Khi biết tỷ trọng từng mặt hàng thì giá trị sản xuất của từng mặt hàng sẽ là: g i = ∑G.dg i (10 3 đ) 1.3. Nhận xét chung qua bảng Qua bảng “Tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo mặt hàng của doanh nghiệp” ta thấy: Nhìn chung các nhóm chỉ tiêu mặt hàng chủ yếu ở kỳ nghiên cứu có xu hướng giảm, giảm mạnh so với kỳ gốc: mặt hàng ba lô ở kỳ nghiên cứu giảm nhẹ so với kỳ gốc giảm 0,87%, hai mặt hàng thắt lưng và mũ bảo hiểm giảm lần lượt là 14,88% và 13,34%, mặt hàng túi học sinh kỳ nghiên cứu giảm mạnh nhất so với kỳ gốc 22,13%, các mặt hàng khác giảm 27,47% so với ký gốc. Ngoài những mặt hàng trên ta thấy có sự tăng mạnh mẽ về doanh thu của mặt hàng túi thể thao ở kỳ nghiên cứu tăng 41,15% so với kỳ gốc, các mặt hàng như mũ vải và giày vải cũng có sự tăng lên về doanh thu. 1.4. Phân tích chi tiết 1.4.1. Mặt hàng ba lô Qua bảng phân tích ta thấy, mặt hàng ba lô chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng của doanh nghiệp (trên 15%). Trong kỳ nghiên cứu giá trị sản xuất của ba lô giảm 0,87% so với kỳ gốc tương đương với 119.090.000đ, ảnh hưởng tới tổng giá trị sản xuất là 0,14%. Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau: 9 Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế 1) Không có sự thay đổi nhiều về tính năng, mẫu mã, chất lượng của sản phẩm nên chưa kích thích được nhu cầu của người tiêu dùng. 2) Trong nước xuât hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh với hàng giá rẻ. 3) Số sản phẩm bị lỗi, hỏng tăng. 4) Khả năng đàm phán giá mua nguyên vật liệu không tốt. 5) Sự hoạt động kém hiệu quả của nhân viên bán hàng. Trong những nguyên nhân kể trên giả định nguyên nhân chính là: nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai. Xét nguyên nhân chính thứ nhất: Không có sự thay đổi tính năng, mẫu mã, chât lượng của sản phẩm. Việt Nam là một đất nước có dân số trẻ. Nhu cầu của giới trẻ thì đa dạng và phong phú. Họ luôn mong muốn những mẫu mã mới,tính năng mới, trong khi đó sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng gay gắt. Trong kỳ nghiên cứu, bộ phận nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp thì chậm chạp, chưa có sự quan tâm đúng mức trong khâu tìm hiểu xu hướng biến động của thị trường trong kỳ tới. Dẫn đến hàng nhập về khó tiêu thụ. Số lượng bán ra giảm nhiều so với kỳ trước làm cho doanh thu giảm. Đây chính là nguyên nhân chủ quan tiêu cực ảnh hưởng đến doanh thu Biện pháp: - Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên trong phòng nghiên cứu thị trường, để có thể đưa ra những dự báo chính xác. Xét nguyên nhân thứ hai: Trong nước xuất hiện thêm nhiều luồng hàng giá rẻ. Việc mở rộng quy mô sản xuất của Trung Quốc với những mẫu phong phú đa dạng, tính năng cải tiến, giá cả rẻ đã tràn lan trên thị trường. Trong khi người dân với ngân sách chi tiêu hạn hẹp. Họ đã lựa chọn mặt hàng này thay cho những sản phẩm chính hãng với tính năng như vậy mà giá cả cao hơn. Vì thế đã có một số lượng không nhỏ khách hàng lựa chọn những sản phẩm đó. Vì vậy giá trị sản xuất của doanh 10 [...]... ngân sách, tích cực vận động cán bộ công nhân viên tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện Chương 2: Đánh giá chung giá trị sản xuất của doanh nghiệp theo chỉ tiêu sử dụng sức lao động 27 Đồ án môn học 2.1 2.1.1 Phân tích hoạt động kinh tế Mục đích, ý nghĩa Mục đích: - Phản ánh được các mặt từ số lượng lao động đến thời gian cũng như - năng suất lao động Phản ánh toàn diện tình trạng lao động để từ.. .Đồ án môn học Phân tích hoạt động kinh tế nghiệp về mặt hàng này đã giảm so với kỳ gốc Đây chính là nguyên nhân khách quan tiêu cực ảnh hưởng tới doanh thu 1.4.2 Mặt hàng túi học sinh Qua bảng phân tích ta thấy, mặt hàng túi học sinh trong kỳ nghiên cứu giảm khá mạnh, giảm 22,13% so với kỳ gốc tương đương với 1.743.362.000đ, ảnh hưởng tới tổng giá trị sản xuất là 2,04% Biến động trên có... sản xuất sản phẩm (2) Cần đẩy mạnh hoạt động của bộ phận tìm kiếm khách hàng để tìm kiếm các đơn hàng cho doanh nghiệp Từ đó mới sử dụng hết khả năng của máy móc thiết bị 34 Đồ án môn học Phân tích hoạt động kinh tế (3) Tổ chức làm thêm giờ một cách hợp lý sao cho người lao động có thể cân đối giữa thời gian lao động và thời gian nghỉ đảm bảo tái sản xuất sức lao động (4) Nâng cao hiệu quả sử dụng... doanh nghiệp quyết định giảm tỷ trọng về mặt hàng túi học sinh để tập trung cho mặt hàng túi thể thao Do vậy mà doanh nghiệp không chú trọng đến mặt hàng túi học sinh nữa, điều này làm 11 Đồ án môn học Phân tích hoạt động kinh tế sản lượng sản phẩm túi học sinh sản xuất ra giảm, kéo theo giá trị sản xuất mặt hàng này giảm so với kỳ gốc Trên thực tế, do một vài nghuyên nhân mà doanh thu mặt hàng xi măng... nguyên nhân thứ hai 18 Đồ án môn học Phân tích hoạt động kinh tế Xét nguyên nhân thứ nhất: công tác phân chia công việc, bố trí lao động của doanh nghiệp được thực hiện hợp lý Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã làm tốt công tác lao động, bố trí công nhân làm việc ở các bộ phận phù hợp với khả năng của họ hay nói cách khác là sử dụng đúng người, đúng việc Tùy vào năng lực mà phân chia công việc cho... với các công ty đối tác Đây là những hợp đồng với số lượng lớn,cung 20 Đồ án môn học Phân tích hoạt động kinh tế cấp trong thời hạn dài Doanh nghiệp phải tăng sản lượng sản xuất và đã đáp ứng được một cách nhanh chóng, đầy đủ các nhu cầu trong và ngoài nước, góp phần làm tăng uy tín, đồng thời doanh thu, lợi nhuận thu về cũng khá lớn Đây là nguyên nhân khách quan tích cực làm tăng doanh thu mặt hàng phôi... để họ luôn trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp 1.4.8 Mặt hàng khác 21 Đồ án môn học Phân tích hoạt động kinh tế Qua bảng phân tích ta thấy giá trị của các mặt hàng khác còn lại của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc là 27,47%, tương đương với 3.601.449.000đ, ảnh hưởng tới tổng giá trị sản xuất là 4,21% Biến động đó có thể do các nguyên nhân sau: 1) Thị phần bị rơi vào tay các nhà sản... cao (3) Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả 24 Đồ án môn học Phân tích hoạt động kinh tế Chủ quan tiêu cực: (4) Không có sự thay đổi nhiều về tính năng, mẫu mã, chất lượng của sản b) phẩm nên chưa kích thích được nhu cầu của người tiêu dùng (5) Doanh nghiệp đã quyết định giảm tỷ trọng mặt hàng này (6) Năng suất lao động suy giảm (7) Doanh nghiệp không chú trọng đào tạo... doanh nghiệp khác có điều kiện cho họ phát triển 17 Đồ án môn học Phân tích hoạt động kinh tế hơn Doanh nghiệp cũng không khuyến khích việc tự học và nâng cao trình độ của bản thân Khi trình độ tay nghề chưa được nâng cao, việc sử dụng máy móc không thành thạo nên có nhiều động tác thừa, không sử dụng được hết công suất của máy móc thiết bị, năng suất lao động giảm, giá trị sản xuất giảm Đây là nguyên nhân... biện pháp thích hợp để tăng sản lượng Nếu như không phân tích hoặc phân tích không đạt yêu cầu thì sẽ không thấy được tình trạng thực tế của doanh nghiệp, từ đó không có căn cứ khoa học để đưa ra những quyết định hợp lý Như vậy, trong tương lai, doanh nghiệp khó có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao 2.2 Phương trình kinh tế Phương trình kinh tế có quan hệ tích số với mô hình: (103đ) Trong đó: N: Số thiết . Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế Phần I: Cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh tế 1.1. Mở đầu 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế: Phân tích là quá trình phân chia, phân. cứu. Phân tích hoạt động kinh tế gắn liền với mọi hoạt động SXKD của DN. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu phân tích hoạt động kinh tế là các quá trình và kết quả sản xuất kinh. tiêu phân tích. 1.1.3. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh tế: Phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức, nó trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học

Ngày đăng: 19/06/2014, 14:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan