Môi trường bên ngoài doanh nghiệp pdf

7 444 1
Môi trường bên ngoài doanh nghiệp pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH I/ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ: 1/ Môi trường nhân khẩu học: Môi trường nhân khẩu: thể hiện sự tăng trưởng dân số trên toàn thế giới, sự thay đổi cơ cấu tuổi tác, cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, những sự di chuyển dân cư và sự chia nhỏ thị trường đại chúng thành những thị trường nhỏ - Bùng nổ dân số thế giới - Cơ cấu tuổi và dân số đang có những chuyển biến rõ rệt, đó là dấu hiệu giúp cho doanh nghiệp biết nhu cầu về sản phẩm dịch vụ nào sẽ có nhu cầu lớn trong vài năm tới - Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo, mỗi nhóm sẽ có những mong muốn nhất định và thói quen sử dụng dịch vụ nhất định. - Dịch chuyển từ các thị trường đại chúng sang các vi thị trường: Thị trường đại chúng được chia nhỏ thành những vi thị trường khác nhau về lứa tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, địa lý, lối sống,…Mỗi nhóm có những sở thích rõ rệt và những đặc điểm tiêu dùng riêng 2/ Môi trường kinh tế: a. Nền kinh tế thế giới hiện nay: Nền kinh tế thế giới vừa vượt qua giai đoạn suy thoái khúng hoảng kinh tế năm 2008-2009. Đến năm 2010 nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục và tăng trưởng trở lại. Các điều kiện thuận lợi được duy trì, đặc biệt với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Chính sách tiền tệ thông thoáng hơn ở các nước phát triển có khả năng lan rộng ra toàn cầu và bù đắp cho chính sách thắt chặt ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển vẫn cần tiếp tục dùng nguồn lực trong nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Sự phát triển của tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở các nền kinh tế thứ 3 cũng là một yếu tố tích cực. Tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế thứ cấp cao hơn ở các nền kinh tế cao cấp. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn. Sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu càng thuận lợi hơn với khu vực đồng tiền chung Châu Âu. “Có thể nói, kinh tế thế giới hiện nay xuất hiện 3 nguồn lực mới. Thứ nhất, nền kinh tế các nước châu Á tiếp tục tăng trưởng mạnh trong khi các thị trường phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật lại có sức bật yếu hơn. Với môi trường lãi suất tích cực, xu thế này có thể sẽ còn tiếp tục được duy trì trong thời gian tới. b. Tình hình chung nền kinh tế Việt Nam: Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong vòng 20 năm qua. Ngân hàng Thế giới dự đoán mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay đạt 6% và sẽ tăng lên 7,2% vào năm 2013. 3. Môi trường tự nhiên: Vị trí địa lý Việt Nam nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương. Diện tích phần đất liền khoảng 331.698 km². Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km². Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế. Khí hậu Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm tương đối trung bình 84-100% cả năm. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng. Trong mùa đông hay mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa thường thổi từ phía đông bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, luôn theo các thung lũng sông giữa các cánh cung núi ở Đông Bắc mang theo nhiều hơi ẩm; vì vậy ở đa số các vùng việc phân biệt mùa đông là mùa khô chỉ là khi đem nó so sánh với mùa mưa hay mùa hè. Trong thời gian gió mùa tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, không khí nóng từ sa mạc Gobi phát triển xa về phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển tràn vào trong đất liền gây nên mưa nhiều. Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 xentimét, và ở một số nơi có thể gây lên lũ. Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói chung hơi cao hơn so với vùng núi và cao nguyên. Dao động nhiệt độ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 đến tháng 1, tháng lạnh nhất, cho tới hơn 37°C vào tháng 4, tháng nóng nhất. Sự phân chia mùa ở nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng cao nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch vài độ, thường trong khoảng 21-28°C. 4. Môi trường công nghệ: - Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Bước vào thế kỷ XXI, trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục-đào tạo, môi trường … đều có những biến đổi sâu sắc. Cùng với sự xuất hiện các cơ hội phát triển mới, nguy cơ tụt hậu về kinh tế, khoa học và công nghệ thông tin … sẽ là những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. - Nhờ vận dụng nhanh chóng những thành tựu mới của khoa học công nghệ, cũng như tận dụng có hiệu quả làn sóng đối với công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học … Cục diện hiện nay của nhiều khu vực và nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi về căn bản trên quy mô toàn cầu, trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nhiều nước đang tiến nhanh vào kỷ nguyên thông tin, trong đó cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ.Khoa học-công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt các cơ hội phát triển mới, rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới và làm biến đổi nền sảnxuất, điều này kéo theo sự thay đổi lớn trong các lĩnh vực kinh doanh cũng như trong quản lý của mỗi một đơn vị doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng làm cho quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và các quốc gia trở nên khốc liệt. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý kinh tế phải có những chính sách phù hợp để phát triển nền sản xuất kinh doanh và thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá phát triển mạnh. 5. Môi trường chính trị - pháp luật: - Trong bối cảnh khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh , v.v thời gian qua, nền chính trị Việt Nam được đánh giá là ổn định và được bầu chọn là một trong những điểm đến an toàn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng, và mang lại sự an tâm cho các du khách nước ngoài - Hệ thống luật pháp ngày càng hoàn chỉnh giúp doanh nghiệp được an toàn trong môi trường ngày càng nhiều biến động, tạo ra môi trường bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, pháp luật vẫn chưa hoàn thiện gây rủi ro cho doanh nghiệp khi kí kết hợp đồng với các nhà đầu tư, nhà cung ứng. Pháp luật còn nhiều kẽ khở, chế tài còn nhẹ gây nên nhiều khó khăn cho việc bảo vệ sự tồn tại của doanh nghiệp. - Pháp luật hay thay đổi thường đưa ra những trở ngại và thách thức mới cho doanh nghiệp - Chính phủ luôn đầu tư, nâng cấp các hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải ngành hậu cần, giáo dục và đào tạo nghề, đồng thời hỗ trợ về hạ tầng công nghệ thông tin cùng các quy chuẩn, văn bản pháp luật liên quan - Chủ trương của các bộ ngành Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỉ trọng khu vực III. Tạo điều kiện và thúc đẩy các ngành nghề du lịch và lưu trú phát triển. - Chính sách thuế phần nào gây nên sự hạn chế trong việc phát triển thị trường, mở rộng kinh doanh và đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng. Nhà nước đưa ra chính sách hạn chế một số mặt hàng của doanh nghiệp gây nên bất lợi cho việc đa dạng hóa sản phẩm và loại hình dịch vụ. 6. Môi trường văn hóa – xã hội Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bới một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. - Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp ngày càng thoáng ; những phong tục tập quán truyền thống đang dần được dở bỏ. Đây là điều kiện thuận lợi để khách sạn có thể phát triển một cách sáng tạo, chiến lược. - Trình độ nhận thức học vấn chung trong xã hội đang ngày càng tăng lên, cung cấp cho khách sạn một lực đội ngũ lao động chất lượng và cũng đem lại thách thưc cho khách sạn khi yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng tăng lên, - Xã hội đang thay đổi về cách nhìn đối với phụ nứ. Vai trò của người phụ nữ đang được đề cao, điều này ảnh hưởng đến quyết định về cơ cấu lao động trong khách sạn. - Khuynh hướng tiêu dùng ngày càng được nâng cao, người dân có xu hướng lựa chọn khách sạn đầy đủ tiêu chuẩn và có danh tiếng tốt. - Người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường và sức khỏe, đây chính là thách thức lớn cho khách sạn khi cải thiện môi trường xung quanh, đem lại bầu không khí trong lành, và lựa chọn nguồn thực phẩm, nước uống đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho khu vực nhà hàng. Sự tác động của các yếu tố văn hóa xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó có thể nhận biết được. Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa – xã hội thường rất rộng: “nó xác định cách thức người ta sống, làm việc, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm – dịch vụ”. Các nhà quản trị phải hiểu biết về văn hóa – xã hội để làm cơ sở quan trọng trong quá trình quản trị chiến lược ở khách sạn, giúp khách sạn tồn tại và phát triển trong môi trường hiện nay. 7. Môi trường toàn cầu: Nhân tố chính trị thế giới : Năm 2011, thế giới phải làm quen với môi trường chính trị quốc tế khác; an ninh thế giới đan xen những mảng cấu trúc mới; tình hình châu Âu sẽ kéo tụt mức tăng trưởng kinh tế của châu Á; khí hậu biến đổi và hậu quả sẽ nặng nề hơn… những điều này ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế thế giới nói chung và ngành du lịch nói riêng. Du khách sẽ lựa chọn các địa điểm du lịch có nền chính trị ổn định trong đó có Việt Nam. Ví dụ như trong những năm gần đây thì du khách đến khu vực Đông Nam Á sẽ chọn Việt Nam hơn là chọn Thái Lan, mặc dù Thái Lan là điểm đến hấp dẫn đối với du khách không chỉ bởi thắng cảnh mà còn do mức giá hấp dẫn, nhiều khuyến mãi. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị sau Tết Canh dần tại đất nước này đang gây lo ngại cho nhiều du khách. Ngoại giao của Việt Nam : Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 168 quốc gia thuộc tất cả các châu lục, bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã tham gia các tổ chức:  APEC (14.11.1998)  Liên Hợp Quốc (20/9/1977)  Phong trào Không Liên kết : Việt Nam gia nhập tại Hội nghị cấp cao V tại Colombo, Sri Lanka, năm 1976.  Cộng đồng Pháp ngữ : CHXHCN Việt Nam chính thức gia nhập ACCT từ năm 1979  ASEAN : 28.7.1995.  ASEM : ngay từ ngày thành lập ASEM, 1-2/3/1996.  WTO : ký quyết định gia nhập 7/11/2006, và chính thức là thành viên 11/1/2007 Với sự tham gia các tổ chức các tổ chức này, thì hàng rào thuế quan với các nước giảm xuống, các rào cản về thủ tục cũng giảm bớt, không còn bị phân biệt đối xử, không còn bị phân biệt trong thương mại quốc tế. đồng thời, cũng có những thách thức không nhỏ : cạnh tranh ngày càng khốc liệt, môi trường pháp luật chính trị của mỗi quốc gia mỗi khác,… mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho việc hội nhập này II/ MÔI TRƯỜNG VI MÔ 1. Nhà cung cấp. Hiện nay với mặt hàng LCD, tỉ lệ linh kiện nhập khẩu là gần 100% do nó là mặt hàng cao cấp, đòi hỏi về mức độ tinh xảo và kĩ thuật cao nên chưa thể sản xuất tại Việt Nam. Hơn nữa số lượng sản xuất Bravia còn rất ít, nếu muốn sản xuất linh kiện trong nước đòi hỏi nhà cung ứng phải đầu tư dây chuyền sản xuất có giá trị cao do đó giá linh kiện trong nước sẽ cao hơn rất nhiều so với nhập khẩu và đa số nhà cung ứng cũng sẽ không chấp nhận đầu tư máy móc để cung ứng hàng nếu số lượng đặt hàng quá ít. 2. Nhà phân phối: Đối với kênh phân phối là Sony Shop và Sony Center vấn đề phân phối không gặp nhiều khó khăn vì đây là những cửa hàng của Sony Việt Nam hoặc có sự can thiệp về quản lí và thỏa thuận chặt chẽ giữa Sony với đại lí. Những bất cập trong vấn đề phân phối thường gặp là ở kênh đại lí phân phối thông thường mà Sony Việt Nam cần tìm giải pháp để và gia tăng hiệu quả của hệ thống phân phối của mình. 3. Khách hàng: • Khách hàng chính là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất đối với mọi công ty, là mục tiêu mà công ty nhắm đến nhằm thỏa mãn tối đa những yêu cầu đa dạng và luôn thay đổi của họ vì đó chính là yếu tố quyết định sự tồn tại của công ty. • Với Sony, không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những đặc điểm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ta có thể thấy Bravia còn là 1 định hướng cho khách hàng, là những gì mà khách hàng sẽ hướng đến, sẽ thấy là cần thiết trong tương lai, mặc dù trước khi tiếp xúc với sản phẩm họ chưa hề biết đến điều đó. Bravia không chỉ là sản phẩm mà còn là những lợi ích, tiện nghi va những giá trị vô hình khác mà họ sẽ cảm nhận được khi sử dụng sản phẩm. 4. Đối thủ cạnh tranh: • .Hiện nay, Sony chỉ mới bắt đầu chú ý đến hoạt động phân tích, thu thập, tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh nhưng ở mức đơn giản như: thống kê các chương trình quảng cáo, khuyến mãi của các đối thủ cạnh tranh trên báo đài, các quảng cáo tìm người của đối thủ cạnh tranh để biết được chiến lược kinh doanh, tình hình nội bộ, các cải tiến về sản phẩm,… nhằm tìm ra những điểm mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh từ đó đề ra chiến lược hành động cho công ty mình. • Hầu hết các sản phẩm của các hãng đều có những chức năng cơ bản và thông số kĩ thuật như nhau, điểm khác biệt của các sản phẩm là ở chỗ công nghệ kĩ thuật mà mỗi nhà sản xuất ứng dụng cho riêng sản phẩm của mình, những tiện ích mà sản phẩm đem lại cũng như sự đa dạng về sản phẩm cho khách hang lựa chọn. 5. Các giới công chúng trực tiếp: Công chúng trực tiếp là một nhóm bất kì tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến những tổ chức có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của nó - Công chúng tích cực là nhóm quan tâm đến doanh nghiệp với thái độ thiện chí (ví dụ những nhà hảo tâm). Công chúng tìm kiếm là nhóm mà công ty đang tìm kiếm sự quan tâm của họ, nhưng không phải bao giờ cũng tìm được (ví dụ như các phương tiện thông tin đại chúng). Công chúng không mong muốn là nhóm mà công ty đang cố gắng thu hút sự chú ý của họ, nhưng buộc phải để ý đến họ nếu họ xuất hiện (ví dụ nhóm người tiêu dùng tẩy chay) - Giới tài chính (Ngân hàng,các công ty đầu tư, các công ty môi giới của sở giao dịch chứng khoán, các cổ đông,…) ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp. - Giới công luận (Giới báo chí, truyền thanh, truyền hình…) ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của doanh nghiệp - Giới công quyền (chính quyền địa phương, các cơ quan quản lí nhà nước có liên quan): tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, có sức ảnh hưởng tới các quyết định trong doanh nghiệp - Giới tổ chức xã hội (tổ chức bảo vệ người tiêu dùn, tổ chức bảo vệ môi trường, các hiệp hội, đoàn thể): những quyết định được công ty thông qua có thể gây nên những điều nghi vấn từ các tổ chức này. - Cư dân địa phương: Mọi công ty đều có quan hệ với công chúng trực tiếp địa phương như những người dân sống ở vùng xung quanh và các tổ chức địa phương. Để tạo được mối quan hệ hợp tác tốt với cư dân địa phương, doanh nghiệp nên cử một người chuyên trách về việc quan hệ với địa phương, tham dự các cuộc họp của hội đồng địa phương, trả lời những câu hỏi, đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề cần thiết. - Quần chúng đông đảo: doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ thái độ của quần chúng đông đảo đối với sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của mình. Tuy rằng quần chúng đông đảo không phải là một lực lượng có tổ chức đối với doanh nghiệp nhưng những hình ảnh của doanh nghiệp trong con mắt quần chúng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại. - Cổ đông và nhân viên của doanh nghiệp: Khi công nhân viên chức có thái độ tốt với công ty thì thái độ tốt đó của họ sẽ lan truyền ra các nhóm công chúng trực tiếp khác. . PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH I/ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ: 1/ Môi trường nhân khẩu học: Môi trường nhân khẩu: thể hiện sự tăng trưởng dân số trên toàn. các du khách nước ngoài - Hệ thống luật pháp ngày càng hoàn chỉnh giúp doanh nghiệp được an toàn trong môi trường ngày càng nhiều biến động, tạo ra môi trường bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động khách sạn tồn tại và phát triển trong môi trường hiện nay. 7. Môi trường toàn cầu: Nhân tố chính trị thế giới : Năm 2011, thế giới phải làm quen với môi trường chính trị quốc tế khác; an ninh

Ngày đăng: 19/06/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan