Biên bản Tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

36 282 0
Biên bản Tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biên bản Tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI Trung tâm Tin học QUỐC HỘI KHÓA XIII KỲ HỌP THỨ 03 BẢN TỔNG HỢP THẢO LUẬN TẠI HỘI TRƯỜNG (Ghi theo băng ghi âm) Buổi sáng ngày 15/06/2012 Nội dung: Tiếp tục chất vấn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì điều khiển nội dung Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội Kính thưa Quốc hội, Chúng ta tiếp tục phiên họp chất vấn, sáng hôm nay đồng chí Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thay mặt Thủ tướng báo cáo bổ sung, tiếp thu, giải trình vấn đề Quốc hội đã thảo luận trên cơ sở báo cáo chính của Chính phủ những vấn đề Quốc hội chất vấn trong mấy ngày qua đối với các Bộ trưởng. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc sẽ thay mặt Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình bày thêm với các vị đại biểu Quốc hội, sau đó Phó Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời các câu hỏi của Quốc hội. Xin kính mời đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo. Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng Chính phủ Trình bày Báo cáo giải trình (Có văn bản). Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội Thưa Quốc hội, Phần báo cáo của Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ đã nêu khá toàn diện, đầy đủ những vấn đề nổi lên mà các vị đại biểu Quốc hội đặt ra trong thảo luận cũng như trong chất vấn các vị Bộ trưởng. Tinh thần là tiếp thu của Chính phủ, của Phó Thủ tướng Chính phủ có thể nói rất nghiêm túc cũng làm rõ thêm được một số công việc. Bây giờ sang phần Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ trả lời chất vấn. Chủ đề thì các vị đại biểu Quốc hội đã có, xin mời các vị đại biểu Quốc hội lần lượt đặt câu hỏi. Trước hết, xin mời đại biểu Nguyễn Văn Tuyết tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặt câu hỏi. Trung tâm Tin học Nguyễn Văn Tuyết - Bà Rịa - Vũng Tàu Kính thưa Chủ tọa phiên họp, Kính thưa Quốc hội, Kính thưa đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Tôi thấy Phó Thủ tướng Chính phủ một số Bộ trưởng trong phần trả lời chất vấn đã giải trình nhiều vấn đề, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp khả thi, tích cực nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra với một quyết tâm rất cao. Cho nên, tôi xin chỉ gửi đến Phó Thủ tướng một câu hỏi. Thưa Phó Thủ tướng, trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, chúng ta đang phải tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế cơ cấu lại nền kinh tế nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh. Đề nghị Phó Thủ tướng cho biết vậy các vấn đề văn hóa, giáo dục, phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân sẽ được Chính phủ quan tâm giải quyết có những giải pháp đột phá gì để vừa thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế, vừa giải quyết tốt được những vấn đề xã hội đặt ra trách nhiệm của Chính phủ trong vấn đề này như thế nào, xin trân trọng cám ơn Phó Thủ tướng, cám ơn Quốc hội. Nguyễn Bá Thuyền - Lâm Đồng Kính thưa Quốc hội, Kính thưa Phó Thủ tướng Chính phủ, Đề án cải cách thủ tục hành chính đã triển khai được nhiều năm, đã cắt giảm được nhiều thủ tục, giảm được nhiều phiền hà nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, cử tri vẫn còn kêu tuy một cửa nhưng vẫn còn nhiều ngách còn nhiều cán bộ vẫn còn hành dân. Bộ máy còn cồng kềnh, không giảm được biên chế, chưa tạo được nhiều niềm tin đối với nhân dân doanh nghiệp. Vậy xin Phó Thủ tướng cho biết đánh giá tổng quát về hiệu quả của đề án những giải pháp trong thời gian tới để tiếp tục giảm được bộ máy, giảm phiền hà, giảm biên chế nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Câu thứ hai, trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta luôn biến động trong trạng thái lúc lạm phát, lúc suy giảm, nạn tham nhũng, lãng phí xảy ra nghiêm trọng, nhất là ở các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước như vụ PMU18, Vinashin, Vinaline gây bất bình trong dư luận. Có nhiều cử tri cho rằng, nếu không sớm hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không chống được nạn tham nhũng, lãng phí thì Việt Nam sẽ trở thành nước khó phát triển chứ không phải chậm phát triển. Vậy xin Phó Thủ tướng cho biết trách nhiệm của Chính phủ đến đâu có giải pháp gì để khắc phục tình trạng trên đưa nền kinh tế nước nhà phát triển ổn định, bền vững đáp ứng được lòng mong đợi của nhân dân? Xin hết. Phạm Tất Thắng - Vĩnh Long Kính thưa các đồng chí lãnh đạo nguyên lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. QUỐC HỘI KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 03 Kính thưa Phó Thủ tướng. Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội. Xin Phó Thủ tướng cho biết ý kiến về hai vấn đề sau đây, thứ nhất, năm 2012 nền kinh tế nước ta gặp khá nhiều khó khăn, một mặt do chịu ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng nợ công suy thái kinh tế thế giới, mặt khác do những hạn chế nội tại nhất định của nền kinh tế. Mặc dù trong 5 tháng đầu năm 2012 nhờ sự điều hành quyết liệt linh hoạt hiệu quả của Chính phủ, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Với trách nhiệm là một trong những người đứng đầu Chính phủ, xin Phó Thủ tướng cho biết nhận định nền kinh tế nước ta liệu có rơi vào suy giảm hay không? Mức độ như thế nào? Nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất hay chưa? Thứ hai, ngày 10 tháng 5 năm 2012 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, Quốc hội cũng đang xem xét về việc ban hành nghị quyết về các giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cá nhân năm 2012. Nếu theo các nghị quyết này những tháng còn lại trong năm sẽ tập trung giải ngân các nguồn vốn đầu tư công thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho cả năm. Các giải pháp hoạt động trên sẽ có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng cũng có mặt trái của nó, trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước còn tiềm ẩn nhiều bất ổn chưa có dấu hiệu phục hồi tốt nếu không có giải pháp kiểm soát hiệu quả thì sẽ dẫn đến nguy cơ lạm phát tăng nhanh gây hậu quả khó lường. Xin Phó Thủ tướng cho biết các vấn đề cần quan tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ để khống chế ngăn ngừa không để lạm phát cao trở lại. Xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng. Xin cảm ơn Quốc hội. Trần Thị Quốc Khánh - TP Hà Nội Kính thưa Quốc hội, Kính thưa Phó Thủ tướng, Tôi có hai nội dung chất vấn gửi Thủ tướng Chính phủ, trong Báo cáo giải trình trả lời của Phó Thủ tướng vừa rồi còn vấn đề tôi thấy chưa rõ ràng, vậy tôi xin hỏi lại một nội dung như sau: Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả năng suất năng lực cạnh tranh của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp này còn nhiều nội dung không rõ ràng, chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện triển khai. Ngay phần tổ chức thực hiện đề án khẳng định có thể phải hy sinh lợi ích ngắn hạn để đổi lấy lợi ích tổng thể lâu dài, có thể chỉ phát huy tác dụng trong trung hạn, có thể tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao như kế hoạch, có thể thấp hơn so với trước, có thể tác động không thuận lợi đến một số nhóm người liên quan, có thể phát sinh chi phí nhất định những thay đổi để chuyển dần sang mô hình tăng trưởng mới thực sự chưa rõ nét. Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Quốc hội, Chính phủ chưa thông qua đề án vì chưa đủ cơ sở pháp lý điều kiện cần thiết. Trong khi đó Báo cáo của Chính phủ do Phó Thủ tướng trình bày tại kỳ họp nêu ra một trong 6 nhiệm vụ giải pháp chủ Trung tâm Tin học yếu cần tập trung chỉ đạo điều hành những tháng tới. Trong khi 1 trong 6 giải pháp là thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế đổi mới tăng trưởng, đề nghị Phó Thủ tướng cho biết Thủ tướng Chính phủ Chính phủ đã thấy việc tổ chức thực hiện đề án đã chắc chắn chưa? Nếu chưa chắc chắn tại sao trong đề án lại có quá nhiều từ "có thể", nghĩa là thành công hay không thành công như thế. Thứ hai là trong bối cảnh đất nước đang khó khăn hiện nay điều kiện nguồn lực hạn hẹp nhiều nội dung của đề án chưa được thí điểm, nếu không thành công, không đạt kết quả, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân thì trách nhiệm thuộc về ai. Vậy, có cần thay giải pháp này bằng giải pháp nào để tạo sự đồng thuận yên lòng của các vị đại biểu Quốc hội. Xin cảm ơn Phó Thủ tướng. Lê Quang Hiệp - Thanh Hoá Kính thưa Quốc hội, Kính thưa Phó Thủ tướng, tôi xin có 2 câu hỏi. Thứ nhất, trong thời gian vừa qua chúng ta đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm mục đích kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng ta đã đạt được những kết quả, chỉ số tiêu dùng CPI 6 tháng đầu năm ước đạt 3%, dự kiến năm 2012 đạt 6-7%. Đây là một thành tích đáng ghi nhận tuy nhiên theo đó nền kinh tế của nước ta có dấu hiệu suy giảm, cụ thể là các doanh nghiệp phá sản, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, sức mua giảm sút, thị trường bán lẻ của chúng ta từ nhóm nước tốt nhất tụt xuống nước đứng thứ 30 thế giới, tăng trưởng 6 tháng đầu năm chỉ đạt 4,3%. Vậy trong thời gian tới Chính phủ có giải pháp gì đặc biệt là giải pháp kích cầu tiêu dùng để đảm bảo sự tăng trưởng theo nghị quyết của Quốc hội đã thông qua. Thứ hai, về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết trung ương 7, chúng ta đã có chỉ tiêu liên kết 4 nhà, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông. Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội Xin đề nghị đại biểu đặt câu hỏi luôn. Câu hỏi đầu đồng chí nói như vậy là rõ rồi nên không cần phân tích nữa, cần có giải pháp gì để đảm bảo tăng trưởng, có thể dùng kích cầu không. Hỏi như vậy là rõ, Chính phủ sẽ hiểu đồng chí Phó Thủ tướng sẽ hiểu, không cần nhắc lại báo cáo của Chính phủ đã đọc về tình hình tích cực, tình hình khó khăn nữa. Chúng ta nói như thế thưa các vị đại biểu Quốc hộidài quá, mặc dù chưa hết 2 phút nhưng tôi xin phép nhắc các đồng chí lưu ý để chúng ta đảm bảo chương trình, làm sao để tất cả các vị đại biểu Quốc hội đăng ký ở đây có thể hỏi được hết. Lê Quang Hiệp - Thanh Hoá Câu hỏi thứ hai: Chúng ta có liên kết 4 nhà. Nhưng thực tế, người nông dân vẫn đơn thương độc mã. Thể hiện ở chỗ được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Dịch bệnh tràn lan, thương lái hoành hành, kể cả thương lái nước ngoài, làm cho đời sống nông dân vô cùng khó khăn. QUỐC HỘI KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 03 Tôi xin hỏi, Chính phủ đã có giải pháp gì trong thời gian tới để sự liên kết 4 nhà đạt hiệu quả cao. Xin hết Trần Du Lịch - TP Hồ Chí Minh Kính thưa Quốc hội. Kính thưa Phó Thủ tướng. Tôi có 2 câu hỏi liên quan tới tập đoàn, tổng công ty một câu hỏi liên quan đến phí bảo trì đường bộ. Về tập đoàn, tổng công ty, tôi xin tới Phó Thủ tướng 2 câu hỏi: Thứ nhất, từ khi xảy ra vụ Vinashin, qua ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, các chuyên gia cá nhân tôi có đề xuất là vấn đề cần đột phá là tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động. Muốn tăng tính công khai, minh bạch thì phương thức là Thủ tướng sẽ buộc một số tập đoàn, tổng công ty công bố thông tin giống như các công ty niêm yết thị trường chứng khoán. Nó phù hợp với sở hữu toàn dân, với xã hội, mọi người dễ giám sát. Tôi nhớ rằng, Thủ tướng trong một số lần đã đề cập đồng tình. Nhưng xin hỏi Phó Thủ tướng, sao cho đến nay không làm, mà chỉ khi nào thanh tra mới biết được nó hư cái gì, đầu tư cái gì. Đó là câu thứ nhất. Câu thứ hai. Vấn đề nợ xấu ngân hàng thương mại hiện nay là vấn đề lớn đặt ra trong bài toán vĩ mô, nó là trở lực trong vấn đề hấp thụ vốn. Dư luận cho rằng, trong khoản đóng góp vào nợ xấu này có phần các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vay đầu tư không hiệu quả nên áp lực tăng nợ xấu này. Vấn đề này có thế nào, tác động đến đâu. Xin Phó Thủ tướng cho biết. Về phí giao thông đường bộ, bảo trì đường bộ, qua 33 cuộc tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh, tất cả bức xúc về Nghị định 18 đưa vấn đề thu phí trên phương tiện xe cơ giới. Ngày 09/05 với tổ chức VCCI về đối thoại các hiệp hội các nhà kinh doanh vận tải, người ta nêu nếu như thu phí như Nghị định 18 về phí này, một đầu kéo thu, rơ-mooc cũng thu, rơ-mooc không chạy cũng thu thì không biết làm ăn thế nào. Chính vì vậy, tôi chất vấn Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, tôi hoan nghênh đồng chí Đinh La Thăng đã trả lời rất nhanh, rất cụ thể nhưng tôi muốn xin Phó Thủ tướng làm rõ hơn: Thứ nhất, vấn đề đặt ra về pháp lý, tôi xin Phó Thủ tướng cho biết Điều 5, Khoản 23 của Nghị định 18 khi đã quy định cụ thể hóa Điều 49, Khoản 2 của Luật Giao thông đường bộ về quỹ bảo trì đường bộ, trong Điều 5 này quy định 2 khoản: Một là nguồn ngân sách phân bố hàng năm; Hai là các khoản thu liên quan đường bộ thu khác của pháp luật. Hai nội dung này ở Điều 5 quy định rõ Khoản 2 Khoản 3 nhưng nghị định lại thêm Khoản 1 là các loại phương tiện như tôi nói. Đây là vấn đề có phù hợp pháp lý hay không? Đề nghị Phó Thủ tướng nói về pháp lý. Thứ hai, nếu thu cái này thì bỏ trạm thu phí có đúng vậy không? Xin cảm ơn Quốc hội. Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng Chính phủ Kính thưa Quốc hội, Tôi rất lắng nghe các ý kiến của các đồng chí đại biểu Quốc hội. Trung tâm Tin học Thứ nhất, về câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Tuyết - Bà Rịa - Vũng Tàu có một ý rất quan trọng là tái cơ cấu nền kinh tế liên quan đến vấn đề xã hội giải quyết như thế nào, có dự lượng vấn đề này không? Chúng tôi khẳng định rằng tái cơ cấu nền kinh tế sẽ triển khai mạnh mẽ đồng bộ, có lộ trình tối đa hạn chế tối đa các vấn đề xã hội phát sinh. Đường lối của Đảng ta phát triển kinh tế đi liền với vấn đề xã hội cho nên không thể vì kinh tế mà đổ bể vấn đề phức tạp cho xã hội. Chính vì vậy, chúng ta hiểu rằng bản chất của tái cơ cấu nền kinh tế là phân bố lại nguồn lực, mang lại hiệu quả cao hơn trong đó có nguồn lực lao động phấn đấu để nguồn lực lao động chuyển dịch có hiệu quả hơn khai thác tối đa tiềm năng lực lượng lao động được sắp xếp trong quá trình tái cơ cấu. Muốn như vậy, phải đẩy mạnh văn hóa, giáo dục đào tạo. Thứ hai, theo nội dung của đề án tái cơ cấu nền kinh tế, lĩnh vực nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước sẽ có sự điều chỉnh mạnh mẽ hơn chắc chắn quá trình đó chúng ta phải có một bộ phận người lao động mất việc làm sẽ tạo ra các vấn đề xã hội phát sinh. Đi liền với vấn đề này chúng tôi cũng lắng nghe trong quá trình thảo luận của Quốc hội, đề án của chúng ta chưa dành khoản kinh phí cần thiết để giải quyết vấn đề xã hội. Theo chúng tôi đây là vấn đề rất quan trọng cho nên phải có nguồn ngân sách để xử lý vấn đề này đó là về giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tái cơ cấu. Nguồn đó có thể là ngân sách của chính các doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu, quỹ hỗ trợ sắp xếp phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là ngân sách nhà nước chi cho bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện chính sách việc làm, cho đào tạo nghề, các chương trình đào tạo lao động từ cấp xã hội. Mới đây như Bộ trưởng Bộ Tài chính đã báo cáo trước Quốc hội là có chương trình ODA để hỗ trợ cho công tác tái cơ cấu này. Với quyết tâm đẩy mạnh cơ cấu kinh tế nhưng quan tâm đặc biệt các vấn đề xã hội với những giải pháp cụ thể, dành nguồn kinh phí cụ thể đẩy mạnh giáo dục đào tạo trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Với giải pháp như vậy chúng tôi tin rằng, trong quá trình tái cơ cấu vấn đề xã hội sẽ được quan tâm giải quyết, việc giải quyết này hàng năm chúng ta phải báo cáo với Quốc hội, đặc biệt các mô hình tăng trưởng đề cập đến ngân sách hàng năm của giải quyết vấn đề xã hội để trình Quốc hội thông qua để làm tốt đề án tái cơ cấu một cách toàn diện. Thứ hai, đồng chí Nguyễn Bá Thuyền ở Lâm Đồng có nêu chuyện cải cách thủ tục hành chính. Báo cáo Quốc hội, nhiệm kỳ vừa qua, với sự lãnh đạo của Thủ tướng, sự quan tâm của các cấp, các ngành, lần đầu tiên chúng ta đã thống kê được toàn bộ thủ tục hành chính của cả nước lần đầu tiên chúng ta công bố lên cổng thông tin điện tử Chính phủ cũng như tất cả các địa phương đều đưa lên cổng thông tin của địa phương. Bây giờ một huyện A có bao nhiêu thủ tục chỉ cần bấm vào huyện A là có ngay các thủ tục hành chính. Đặc biệt Chính phủ đã ra 25 nghị quyết để đơn giản 4.800 thủ tục cần phải thay đổi, sửa đổi, bổ sung, thậm chí hủy bỏ. Nhưng chúng tôi cũng nhận thức rằng những công việc trên cũng có ý nghĩa lớn, cũng tạo ra cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam tốt hơn. Khi tôi gặp Phó chủ tịch Ngân hàng thế giới năm 2011 vừa rồi chúng ta có nâng bậc môi trường kinh doanh lên được 3 bậc, nhưng tích cực đó chỉ là bước đầu, đúng như đại biểu QUỐC HỘI KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 03 Nguyễn Bá Thuyền có nêu là còn nhiều nhũng nhiễu, tiêu cực, gây khó khăn cho người dân doanh nghiệp. Trước tình hình trên chúng ta phải làm gì, chúng ta phải tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh, cho đầu tư, cho người dân tốt hơn nữa, để tiếng kêu của người dân, của doanh nghiệp về thủ tục giảm đi trong thời gian tới. Chính phủ có trách nhiệm tạo ra môi trường kinh doanh, đầu tư thông qua nhiều biện pháp, trong đó có cải cách thủ tục hành chính. Chính vì vậy, có một số việc chúng ta phải làm, đó là huy động nguồn lực hoàn thành thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tại 25 nghị quyết. Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ ra các thủ tục hành chính trong năm 2012. Thứ ba là thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo quy phạm pháp luật. Chúng tôi muốn nói ý này để nói rằng chúng ta đã đơn giản rồi, nhưng khi ban hành một văn bản mới, chúng ta đẻ ra thủ tục mới thì những thủ tục mới như vậy cũng có khi là cần thiết, nhưng tác động đến sản xuất đời sống chi phí của người dân doanh nghiệp bao nhiêu ta phải đánh giá rất rõ, trước khi chúng ta ban hành một thủ tục mới. Phải niêm yết công khai, minh bạch đầy đủ thủ tục hành chính tại nơi giải quyết công việc, bây giờ đã niêm yết rồi nhưng cũng chưa đầy đủ, người dân đến khi làm hỏi thủ tục này, thiếu thủ tục kia, phải công khai mạnh mẽ hơn nữa về thủ tục. Đặc biệt phải thực hiện tốt hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cử tri, cá nhân, tổ chức về quy định hành chính để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong đó có việc áp dụng một cửa, một cửa lưu thông điện tử ở các cấp, đặc biệt cấp quận, cấp xã, phường trong thời gian tới. Nhưng một điều chúng tôi muốn nói là dù thủ tục gì đi chăng nữa, nhưng cán bộ của chúng ta làm thủ tục không tận tụy, tiêu cực, tham nhũng thì không thủ tục nào giải quyết nổi. Chính vì vậy, chúng tôi cũng đề nghị mong muốn các cấp ủy, chính quyền cần phải tăng cường những cán bộ tốt, có năng lực, có phẩm chất, nhất là các lĩnh vực mà thủ tục người dân đang bức xúc như đất đai, xây dựng, an toàn thực phẩm, thuế, khám chữa bệnh v.v . Đồng thời với việc này đó là cắt giảm chi phí thủ tục để giảm chi phí trong lúc doanh nghiệp đang khó khăn. Đó là một số việc về thủ tục hành chính. Câu hỏi thứ hai của đồng chí Nguyễn Bá Thuyền có nêu ý về trách nhiệm của Chính phủ đối với khuyết điểm đổ bể các tập đoàn, tổng công ty như thế nào. Báo cáo với Quốc hội, theo quy định của pháp luật, Chính phủ là cơ quan hành chính, cơ quan hành pháp quản lý toàn diện kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước chúng ta theo qui định của pháp luật. Vì vậy, mỗi một thất thoát, mỗi một hiện tượng xã hội nào không tốt trong xã hội, một con tàu đang đi ngoài khơi bị chìm, đến những máy bay bị nổ đều liên quan đến trách nhiệm của Chính phủ, đến các bộ, ngành liên quan rất rõ. Chính vì vậy, Chính phủ nhận thức được vấn đề này đã phân công, phân cấp trong quá trình xử lý giải quyết, đặc biệt đã có một chương trình như Quốc hội đã biết, chúng tôi đã báo cáo trong báo cáo lúc nãy, là sẽ có một chương trình quản lý tốt hơn, có hiệu quả hơn các tập đoàn, tổng công ty Trung tâm Tin học Nhà nước để phát huy nguồn lực quan trọng này trong xây dựng đất nước, chống thất thoát, lãng phí trong thời gian tới. Về câu hỏi của đồng chí Phạm Tất Thắng ở Vĩnh Long, câu thứ nhất là năm 2012 kinh tế khó khăn, khủng hoảng thế giới, như báo cáo chúng tôi đã trình bày chúng ta đã vượt qua thời kỳ khó khăn. Cụ thể là Quý I chúng ta vẫn tăng trưởng 4% thấp nhất, nhiều doanh nghiệp bị giải thể, ngừng sản xuất kinh doanh, thất nghiệp lớn trong cả đất nước. Quý II chúng ta thấy tăng trưởng khá hơn, số doanh nghiệp của tháng 5 ít giải thể, phá sản hơn, hàng tồn kho ít hơn. Tôi cho rằng đánh giá của nền kinh tế có thể có 3 tiêu chí rất quan trọng, một là chỉ số phát triển công nghiệp bao gồm sản xuất, tiêu thụ của đất nước, của doanh nghiệp, thứ hai là xuất nhập khẩu thứ ba là tổng mức bán lẻ của nền kinh tế. Như vậy có thể nói căn cứ vào các tiêu chí này thì đất nước chúng ta trong tháng 5 đã có tình hình tốt hơn về kinh tế so với tháng 4 đặc biệt là quý I về các chỉ số này. Đặc biệt là chỉ số hàng tồn kho giảm nhanh, số doanh nghiệp phá sản dừng lại nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất cũng khá hơn, chính vì vậy chúng ta đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất bắt đầu có xu hướng phát triển tốt. Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cũng đặt vấn đề, Nghị quyết 13 đặt ra gói hỗ trợ 29.000 tỷ, trong đó chúng tôi có nêu tức là lãi suất đã giảm, trần lãi suất huy động còn 9%, lãi suất vay không quá 13%. Sắp tới đây chúng ta phải đưa ra danh sách kế hoạch sử dụng trái phiếu Chính phủ của 21.000 tỷ đồng, đó chính là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Đồng thời cũng có thể như đại biểu Thắng đã nêu là sẽ dẫn đến nguy cơ lạm phát cần phải ngăn ngừa. Chúng tôi nói con số 21.000 tỷ đồng 1 tháng hạ lãi suất công bố vừa qua là nằm trong chương trình kế hoạch chứ không phải là bất ngờ. Gói 29.000 tỷ này nếu được Quốc hội thông qua về miễn giảm thuế tổng số đó là gói hỗ trợ chưa không phải gói kích thích. Chính vì vậy, phải kết hợp chặt chẽ các chính sách, đặc biệt chính sách tài khóa tiền tệ ổn định hơn để lạm phát không quay trở lại. Như chúng tôi đã báo cáo Quốc hội, chúng ta đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu quan trọng để đất nước chúng ta phát triển ổn định tốt đẹp trong thời gian tới. Đó là nhất quán sự lãnh đạo của Chính phủ chứ không phải coi trọng tăng trưởng mà bỏ qua chỉ tiêu lạm phát. Chúng tôi đặt vấn đề tăng trưởng khoảng dưới 6% lạm phát 7 - 8%. Với tinh thần như vậy chúng tôi nghĩ rằng chúng ta đã vượt qua khó khăn dứt khoát có sự điều hành của Chính phủ không để lạm phát quay trở lại trong gói hỗ trợ cũng như xem xét giải pháp mà Chính phủ đã nêu ra. Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh có nêu về đề án tái cơ cấu nền kinh tế, trong báo cáo chúng tôi có nêu Chính phủ có tiếp thu những mặt tồn tại của đề án tái cơ cấu. Tái cơ cấu thực chất là việc sắp xếp nguồn lực để nâng cao năng suất lao động hòa nhập quốc tế. Tất nhiên đề án này Chính phủ đã rất cố gắng, các bộ, ngành của Trung ương đã rất cố gắng, chúng tôi đã trình ra Quốc hội để Quốc hội đã góp ý kiến. Trong bài phát biểu kết luận cuộc thảo luận đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có nêu là Quốc hội đánh giá công phu đề án này phải có kết luận của Quốc hội trong phiên họp này để Chính phủ triển khai, căn cứ vào kết luận của Quốc hội, của việc thông qua đề án đó để chúng ta bổ sung QUỐC HỘI KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 03 những chủ trương, các biện pháp mà đồng chí cho là chưa khả thi để làm sao sớm tái cơ cấu nền kinh tế của chúng ta, trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp hệ thống ngân hàng thương mại thời gian tới tốt hơn nữa. Đại biểu Lê Quang Hiệp có nêu chính sách thắt chặt tiền tệ đạt kết quả CPI giảm, có giải pháp nào để tăng trưởng trong thời gian tới, về vấn đề này đã trình bày rất rõ trong báo cáo của chúng tôi, đó là tài khóa tiền tệ, trong kế hoạch năm nay mỗi tháng tới đây phải chi trên 21.000 tỷ, tiền tệ lãi suất huy động là 9%, lãi suất vay chỉ có 13%. Cùng với các biện pháp khác như giải quyết thủ tục, tạo môi trường đầu tư, chống lãng phí, tạo điều kiện cho nhà đầu tư kinh doanh, hỗ trợ cho người lao động v.v . Chính sách này tạo điều kiện cho tăng trưởng không lạm phát trong thời gian tới. Ở đây có một số biện pháp đảm bảo kích cầu tiêu dùng không?. Chúng tôi xin nói lại, đây là gói hỗ trợ cần thiết chứ chưa phải kích cầu nhưng với những giải pháp này dứt khoát chỉ tiêu chúng tôi báo cáo Quốc hội về tăng trưởng lạm phát đều có thể phấn đấu được trong năm nay. Vấn đề thứ hai, đồng chí Hiệp có nêu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn có 4 nhà theo Nghị định 80, tôi cho có những bài học rất tốt, sắp tới đây Chính phủ sẽ chỉ đạo rút kinh nghiệm để kết hợp 4 nhà tốt hơn để: Thứ nhất, chống được trung gian ép giá. Thứ hai, như một số Bộ trưởng đã phát biểu, phải xúc tiến thương mại, chủ động từng mặt hàng giải quyết tốt các nhu cầu của thị trường. Tôi nghĩ 4 nhà kết hợp tốt, đồng thời về nhà nước đề ra một số biện pháp, nhất là xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho phát triển các mặt hàng chủ lực ở nước ta. Như vậy, cùng với sự phấn đấu của người dân những kinh nghiệm vừa qua, từ quả dứa cho đến quả dừa cho đến các mặt hàng bị tư thương ép giá thì chúng ta sẽ có chủ trương, biện pháp đồng bộ. Về vấn đề này thì hôm qua đồng chí Huy Hoàng đã phát biểu trước Quốc hội rằng sẽ giải quyết tốt vấn đề này để tháo gỡ cho người dân có điều kiện về sản xuất tiêu thụ, tránh thiệt hại cho người dân. Đồng chí đại biểu Trần Du Lịch, đoàn Thành phố Hồ Chí Minh có nêu 2 câu hỏi về tập đoàn, tổng công ty. Thứ nhất là công khai, minh bạch tại sao chưa làm được. Chúng tôi trong báo cáo của đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trình Quốc hội khẳng định yêu cầu là tất cả các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải công khai, minh bạch trong thời gian tới. Tổng công ty chậm trễ vừa qua có nguyên nhân khách quan phải chuẩn bị những điều kiện tốt hơn nữa. Thì khẳng định lần này của chúng tôi trước Quốc hội là các tập đoàn, tổng công ty cần phải công khai, minh bạch công bố thông tin để có sự giám sát tốt hơn, coi như là công ty lên sàn chứng khoán, góp phần chống tham nhũng, tiêu cực trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Thứ hai, về vấn đề nợ xấu ngân hàng. Nợ xấu ngân hàng thì phải nói rằng tất cả các doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, nông dân chứ không phải chỉ doanh nghiệp nhà nước. Nhưng chúng tôi cũng công nhận rằng, vấn đề nợ xấu hiện nay có một phần của tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đặc biệt là một số tập đoàn làm ăn thua lỗ, thất thoát trong thời gian qua. Về Trung tâm Tin học tỷ lệ tôi vừa hỏi đồng chí Bình thì tỷ lệ không phải là cao, chứ không phải nguyên nhân chính của nợ xấu ngân hàng là từ những tập đoàn thua lỗ này. Ba, đồng chí Trần Du Lịch nêu tôi rất lắng nghe vấn đề này, tại tiếp xúc cử tri tại Thành phố Hồ Chí Minh, cử tri đã hỏi đại biểu Trần Du Lịch, anh Lịch có yêu cầu tại kỳ họp lần này đồng chí sẽ làm rõ đúng sai. Tôi rất hoan nghênh phát biểu của đồng chí Trần Du Lịch về Nghị định 18 về quỹ bảo trì đường bộ. Nhân dịp này chúng tôi muốn giải thích thêm hành lang pháp lý như thế nào, vấn đề có bỏ trạm thu phí không? Báo cáo với Quốc hội, Nghị định 18 của Chính phủ là có cơ sở pháp lý, Điều 5 có ghi thế này: "nguồn hình thành quỹ, phí xây dựng đường bộ được thu hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe móc v.v .". Thứ hai, ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm cho quỹ. Thứ ba, các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Như vậy về cơ sở pháp lý Nghị định 18 quỹ bảo trì đường bộ, căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ quy định, Điều 19 ghi "nguồn tài chính cho quản lý bảo trì đường bộ là nguồn tài chính để quản lý bảo trì hệ thống quốc lộ đường địa phương được bảo đảm từ quỹ bảo trì đường bộ". Quỹ bảo trì đường bộ được hình thành từ các nguồn sau: a, Ngân sách nhà nước công bố hàng năm. b, Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ các nguồn thu khác theo quy định pháp luật. c, Chính phủ quy định cụ thể việc lập, quản lý sử dụng quỹ bảo trì đường bộ ở Trung ương địa phương. Về cơ sở pháp lý của phí xây dựng đường bộ phí này có phải là phí đánh vào tài sản không? báo cáo với đại biểu Trần Du Lịch phí xây dựng đường bộ không phải là một loại phí mới mà đã được quy định tại danh mục phí lệ phí ban hành kèm theo pháp lệnh về phí lệ phí, Số 38 ngày 28 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa X. Hiện nay phí xây dựng đường bộ đang được thu qua các trạm thu phí theo quy định tại Thông tư số 90 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí đường bộ. Nghị định số 18 vừa nêu trên tại Khoản 1, Điều 5 quy định phí xây dựng đường bộ được thu hàng năm trên đầu phương tiện giao thông đường bộ chỉ thay đổi phương thức thu, chế độ thu so với hiện thành. Vì chế độ hiện hành đang thu ở các trạm thu phí. Việc thay đổi phương thức, chế độ thu thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Pháp lệnh về phí lệ phí, theo đó Chính phủ có thẩm quyền quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng đối với một số phí, lệ phí quan trọng thực hiện trong cả nước, giao phân cấp thẩm quyền quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng đối với các phí, lệ phí khác. Mức phí sử dụng đường bộ được xác định trên cơ sở tải trọng của phương tiện tác động lên cầu, đường, không căn cứ vào giá trị phương tiện, do đó phí sử dụng đường bộ không phải là một thứ thuế đánh vào tài sản là phương tiện [...]... trả lời chất vấn của đồng chí Phó Thủ tướng thẳng thắn, rõ ràng, thể hiện quyết tâm cao Thưa các vị đại biểu Quốc hội, sau kỳ họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ tiếp tục tiến hành hoạt động chất vấn, thực hiện việc truyền hình trực tuyến có thể trực tiếp để các vị đại biểu Quốc hội có điều kiện tham dự, để cử tri nhân dân cả nước theo dõi giám sát Hội đồng dân tộc các ủy ban của Quốc. .. ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình dự thảo Nghị quyết về chất vấn trả lời chất vấn tại kỳ họp này để xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về việc thông qua Nghị quyết để chất vấn Xin kết thúc phiên họp chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, xin cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội, các thành viên Chính phủ, các vị khách quý, cảm ơn các đồng chí, đồng bào cả nước đã quan tâm theo dõi, giám sát có những... của Quốc hội sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động về nghe báo cáo, giải trình của các vị Bộ trưởng, trưởng ngành về những vấn đề nổi lên cử tri quan tâm Đề nghị các vị đại biểu quan tâm tham dự đầy đủ, góp phần ngày càng nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đại biểu Quốc hội làm cho hoạt động của nhà nước ta bao gồm cả hoạt động của Quốc hội, hoạt động của Chính... ngành, đại diện của Chính phủ - đồng chí Phó Thủ tướng trả lời chất vấn trực tiếp tại Hội trường Với sự tham gia của các vị đại biểu Quốc hội, tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặc biệt với sự quan tâm, theo dõi của đồng bào cử tri cả nước Cùng với 1.204 ý kiến kiến nghị của tri cả nước gửi đến Quốc hội tại kỳ họp này đã có trên 160 câu hỏi chất vấn cho... phủ báo cáo bổ sung làm rõ thêm những vấn đề Quốc hội đặt ra đồng thời trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội Chúng ta rất hoan nghênh tính nghiêm túc, khẩn trương năng động, kịp thời của báo cáo này, của đồng chí Phó Thủ tướng Sau mấy ngày tiếp thu thảo luận, tiếp thu chất vấn Chính phủ đã có một báo cáo nêu ra 6 -7 vấn đề Quốc hội cử tri quan tâm Quyết tâm của Chính phủ trong điểm thứ nhất là... trưởng ngành các vị lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là tại Hội trường đã có hàng trăm câu hỏi của các đại biểu trực tiếp chất vấn tham gia thảo luận, trao đổi với các đồng chí Bộ trưởng, trưởng ngành, Phó Thủ tướng các đồng chí Bộ trưởng, trưởng ngành, Phó Thủ tướng đã trực tiếp trả lời các câu hỏi của các vị đại biểu Quốc hội Trên cơ sở Báo cáo tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri gửi... báo cáo với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 sắp tới Đến Kỳ họp thứ 4, tôi đề nghị các đồng chí đã trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 các đồng chí đã trả lời chất vấn tại Kỳ họp này đều có báo cáo gửi tới các vị đại biểu Quốc hội về việc thực hiện cam kết đó, lời hứa đó trong năm nay Lần trước đã có 5 đồng chí, lần này có 5 đồng chí thành viên Chính phủ, cuối năm chúng ta 10 báo cáo để Quốc hội giám sát... Chủ tịch Quốc hội Xin cám ơn Phó Thủ tướng Xin phép Quốc hội cho dừng việc chất vấn Phó Thủ tướng tại đây Còn lại một số ý kiến các vị đại biểu Quốc hội cần đặt câu hỏi thì xin các vị gửi câu hỏi trực tiếp tới Phó Thủ tướng Chúng tôi xin phép tóm tắt lại toàn bộ phiên họp này Kính thưa Quốc hội Thưa các vị khách quý Thưa đồng bào, cử tri cả nước Qua 2 ngày rưỡi, Quốc hội đã tiến hành chất vấn các bộ... nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 kết quả chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội Tại phiên họp này Quốc hội sẽ xem xét quyết nghị sẽ giao cho Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan, các ngành, các cấp ở trung ương địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, sẽ tích cực giải quyết các kiến nghị của. .. phiên chất vấn này có thể nói những vấn đề đặt ra, các nhóm tổng quát để thực hiện chất vấn chúng ta đã lựa chọn trúng vấn đề, đó là những vấn đề mà cử tri cả nước quan tâm Những vấn đề tuy rằng không mới nhưng theo tình hình có nhiều nội dung mới cần phải đặt ra, cần phải chất vấn, cần phải làm rõ trách nhiệm, giải pháp để tổ chức thực hiện những nội dung này Không khí chất vấn, trả lời chất vấn tại Hội . BẢN TỔNG HỢP THẢO LUẬN TẠI HỘI TRƯỜNG (Ghi theo băng ghi âm) Buổi sáng ngày 15/06/2012 Nội dung: Tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc. phủ sẽ trả lời chất vấn. Chủ đề thì các vị đại biểu Quốc hội đã có, xin mời các vị đại biểu Quốc hội lần lượt đặt câu hỏi. Trước hết, xin mời đại biểu

Ngày đăng: 30/01/2013, 14:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan