Giáo trình nghiệp vu kinh doanh du lịch lữ hành

60 1.8K 18
Giáo trình nghiệp vu kinh doanh du lịch lữ hành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH I. KHÁI NIỆM KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH Kinh doanh du lịch lữ hành là nghề kinh doanh đặc trưng của kinh tế du lịch. Nó có chức năng: sản xuất, lưu thông (mua bán) và có tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trên thị trường để thu lợi ích kinh tế. Đồng thòi bảo đảm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, an toàn xã hội, an ninh quốc gia và giao lưu quốc tế… Khái niệm trên đây chỉ rõ những thuộc tính: Thứ nhất, kinh doanh du lịch lữ hành cũng như mọi loại kinh doanh khác phai có hàng hóa và thi trường , vận động theo cung cầu. Hàng hóa ở đây là hệ thống các chương trình du lịch vói những chủng loại, chất lượng khác nhau . Còn thị trường chính là thị trường du lịch vói các loại du lịch khác nhau. Thuộc tính này nói rõ kinh doanh du lịch lữ hành cũng giống như mọi loai kinh doanh khác không vượt ra khỏi khuôn khổ của quy luật kinh tế thi trường. Nó bị chi phối bởi quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị quy luật cung cầu. Người bán hàng hóa “chương trình” hay còn goi là bán “Tour du lịch” là những nhà kinh doanh du lịch lữ hành , còn người mua là du khách , tao thành thị trường mua – bán cung - cầu chặt chẽ như mọi hoạt động kinh té khác. Đồng thời nó nói nên nhà kinh doanh du lịch cũng như mọi doanh nhân khác phải lao tâm khổ tứ, phai có tri thức, bản lĩnh nghị lực mói có hiệu quả. Nhà kinh doanh không có chiến lược kinh doanh , không am hiểu thị trường, không am hiểu hàng hóa và hành lang pháp luật thì chắc chắn quá trình kinh doanh sẽ thất bại… Người ta thương nói thương trường là chiến trường, thành đạt trên thương trường là bắt đầu mồ hôi, nước mắt rồi mới đến nụ cười. Nhà kinh doanh du lịch lữ hành cũng giống như mọi nhà kinh doanh khac phai là một doanh nhân thực thụ. Đối với sinh viên du lịch càng phải nhấn mạnh điều này. Bởi lẽ như đã phân tích ở môn Tổng quan du lịch : đối với du khách, một chuyến du lịch thực chất là một chuyến du ngoạn để thưởng thức cái đẹp. Còn đối với nhà kinh doanh du lịch phải luôn tính đến lợi ích kinh tế, phải hạch toán nghiêm ngặt, phải nhạy bén với thị trường. Đặc biệt là phải có năng lực trinh phục thị trường mà người ta thương gọi là năng khiếu kinh doanh. Không dược đánh đồng giữa hai lĩnh vực du lịchkinh doanh du lịch. Càng không nên ảo tương giữa học du lịch để thỏa mãn đam mê cá nhân là dược đi du lịch nhiều nơi. Điều đó chỉ đúng một phần. Thực tiễn không phải là như vậy. Ví dụ để thục hiện chương trình du lịch Hà Nội – Van Lý Trường Thành – Hà Nội: 7 ngày/ 6 đêm , du khách chỉ cần bỏ một lượng tiền nhất định để mua chương trình và được phục vụ chu đáo đi lại ăn , ngủ ,nghi, tham quan … theo lịch trình cua chương trình. Còn về phía công ty du lịch mà tiêu biểu là hướng dẫn viên phải tiến hành rất nhiều công đoạn vất vả khác nhau để đảm bảo cho chuyến du lịch an toàn và có lợi nhuận. Hướng dẫn viên phải có ngoại ngữ, phải là một nhà tổ chức , phải chiu trách nhiệm đưa khách đi và về an toàn. Nói tóm lại, khái niệm kinh doanh du lich lữ hành chỉ rõ thuộc tính thứ nhất của nó là tính tương đồng với mọi loại kinh doanh khác, bị chi phối chạt chẽ bởi các quy luật kinh tế thị trường. Muốn thành đạt bền vững phải có những phẩm chất cần thiết của một doanh nhân. Thứ hai, tuy nhiên kinh doanh du lịch lữ hành còn có những đặc thù riêng. Tính đặc thù của loại hình kinh doanh còn thể hiện ở: 1- Tính đăc thù của hàng hóa chương trình du lịch, cách thức sản xuất nó . 2- Đăc thù ở nhu cầu của khách du lịch (người mua). 3 – Đặc thù ở phương thức tiếp thị. Đặc thù ở cách thuwcr thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các đối tác. Đây cũng chính là ranh giới để phân biệt giữa nghành kinh tế du lịch với ngành kinh tế khác. Ví dụkinh doanh hàng hóa là xe ô tô, xe gắn máy, hàng điện tử nông sản áo quần ….thì kinh doanh các loai “chương trình du lịch” được sản xuất theo quy trình riêng ; nhu cầu khách mua ( khách du lịch ) cũng mang tính đặc thù. Vi vậy phương thức tiếp thị cũng mang tính chuyên nghiệp riêng. Đặc biệt khâu giao nhận hàng hóa – tổ chức thực hiện hợp đồng thì hoàn toàn không đơn giản như khi giao nhận hàng nông sản, hàng may mặc ô tô, xe gắn máy . Phải thông qua chuyến hành trình du lịch trên thưc tê mới hoàn thành việc “ giao nhận”, Hoàn thành trách nhiệm giữa người bán và người mua.Nếu giao nhận 100 tấn gạo giữa bên mua và bên bán chỉ co thể mất từ 5-8 giờ . Song giao nhận một chương trình du lịch như chương trình “ Hà Nội – Cố đô Huế - phố cor hội an – Hà Nội “ 10 ngày/ 9 đêm thì phải mất 10 ngày/ 9 đêm mới hoàn thành. Chất lượng hàng hóa phải sau chuyến du lịch mooowis đánh giá được môt cách chính xác. Nói cách khác, ngoài những thuộc tính chung của kinh doanh trên thương trương kinh doanh du lịch lluwx hành còn có nhưng đặc thù riêng về nghề nghiệp. Vì vậy muốn tiến hành kinh doanh du lịch bền vừng bắt buộc phải có tay nghề - phải có nghiệp vụ chuyên môn. Thứ ba, Kinh doanh du lịch lữ hành ngoai mục đích lợi nhuận kinh tế , phải luôn luôn đặt trong mối quan hệ rang buộc với an ninh quốc gia, an toàn và xã hội giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc . Nó là nghề không đơn thuần chỉ vì mục đich lợi nhuận kinh tế. Bởi kinh doanh du lịch hành ngoai khách nội địa, còn đươc phép trực tiếp nhập “khẩu khách”, “xuất khẩu” khách du lịch quốc tế ( đưa khác các nước vào nước mình và đưa khách nước minh đến các nước khác ) cho nên rất bị lợi dụng con đừơng du lịch để buôn bán ma túy cổ vật vật phẩm phi văn hóa cũng như du nhập lối sống phi văn hóa ảnh hương đến an ninh quốc gia, an toàn xã hội thuần phong mĩ tục. Đây cũng là một điểm khác biệt cần nhấn mạnh giữa kinh doanh du lịch với các nghành khác. Đối với các nghành kinh doanh hầu hết hàng hóa là những vật phẩm cụ thể, thông qua thương nhân để đưa đến tay người tiêu dùng. Ví dụ các loai xe gắn máy được nhập từ Nhật Bản vào Việt Nam. Từ đó người tiêu dùng được mua trực tiếp mua qua các cửa hàng bán buôn, bán lẻ. Nhưng loại hàng hóa dược nhập khẩu hoặc nhập khẩu đã được quy định rất chặt chẽ theo luật pháp. Đối với kinh doanh du lịch lữ hành , người mua là du khách phải di chuyển theo chương trình đi mua. Nếu là khách du lịch quốc tế phải qua xuất nhập cảnh. Công dân nước này đi đến các nước khác ngoài con đương học tập công vụ, học tập , buôn bán … thì hầu hết đi qua con đường du lịch. Vì thế kinh dooanh du lịch lữ hànhkinh doanh các chương trình du ngoạn của con người chứ không phải là vật phẩm hàng hóa đơn thuần. Đoàn khách ở đây. Đoàn khách ở đây ngoài danh nghĩa chung là khách du lịch còn phải tính dến riêng mục đích của họ. tong đó không loại trừ khả năng lợi dụng con đường du lịch để tiên hành các hoat động khác như : buôn bán ma túy , cổ vật quy hiếm , vật phẩm phi văn hóa ….Thậm chí là hoat đông gian điệp quân sự kinh tế . Vì vậy tronh kinh doanh du lịch lữ hành phải coi trọng yếu tố an ninh quốc gia, an toan xã hội và thuần phong mĩ tục của dân tộc mình. Không làm rõ điều này sẽ dẫn tới tinh trạng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh mất lâu dài của quốc gia. Thậm chí gây nên hậu quả rất khó khắc phục : như du lịch sẽ, nạn buôn bán ma túy. Đây là điều đối với các nghành kinh doanh khác có thể chỉ được đặt ra ở mức độ nhất định vì ít liên đới nhưng đối với kinh doanh du lịch lữ hành phải luôn đăt thành vấn đề thường trực. Thứ tư, Khái niệm trên đây còn phân định rõ rệt giữa học vấn bậc đại học chuyên nghành du lịch với các nghành đại học khác. Như chúng ta đã biết mỗi chuyên ngành đại học đêu có hệ thống kiến thức chuyên ngành của mình. Đối với chuyên ngàh du lịch – kiến thức chuyên ngành thể hiện rõ nhất ở nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành. Bởi kinh doanh du lịch thực chất là kinh doanh lữ hành. Do đó không được trang bị hoặc trang bị không đầy đủ loại hình kiến thức này, sẽ không có tay nghề du lịch ở bậc đại học. Học vấn du lịch sẽ lẫn lộn với các loại học vấn chuyên ngành khác; hoặc chị là sự vay mượn, áp đặt mà thôi. Vì vậy, bất cứ cơ sở nào đào tạo về du lịch ở bậc đại học đều phải lấy ‘nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành’ làm trọng tâm. Nếu không, chương trình đào tạo sẽ rơi vào phiến diện và không định hướng được tay nghề. Tóm lại, khái niệm kinh doanh du lịch lữ hành vừa chỉ rõ thực tính chung của kinh doanh du lịch với các nghành kinh doanh khác vừa chỉ rõ tính đặc thù chuyên biệt của nó đòi hỏi có trình đô tay nghề tương ứng , nghĩa là phải có học vấn và năng khiếu nghề nghiệp. II. VAI TRÒ CỦA KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH TRONG NGHÀNH KINH TẾ DU LỊCH Có thể nói đối với nghành kinh tế du lịch, kinh doanh du lịch lữ hành là nghề đặc trưng, mang tính quyết định đối với sự thành bại của hoạt động du lịch Bởi lẽ : 1 - Kinh doanh du lịch lữ hành là điều kiện hàng đầu để thu hút du khách. Bởi vì, trong bốn nghề cơ bản của kinh tế du lịch gồm: Kinh doanh du lịch lữ hành, Kinh doanh khách sạn- nhà hàng du lịch, Kinh doanh vận chuyển khách du lịch, Kinh doanh các dịch vụ bổ sung thì lượng khách nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành. Và lượng khách này sẽ là nguồn cung cấp khách hàng ổn định cho các doanh nghiệp vận chuyển cũng như các khách sạn- nhà hàng. Vì vậy, sự tăng trưởng hay yếu kém của kinh doanh du lịch lữ hành sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nghành kinh tế du lịch. Trong thực tế ở các quốc gia có nghành du lịch phát triển, cũng như ở nước ta đã hình thành mối liên hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp kịnh doanh du lịch lữ hành với với các doanh nghiệp vận chuyển và các doanh nghiệp khách sạn- nhà hàng. Giữa ba loại kinh doanh này có mối liên hệ ràng buộc như sau: Doanh nghiệp lữ hành tìm nguồn khách. Doanh nghiệp vận chuyển đảm nhận chuyên chở.Doanh nghiệp khách sạn-nhà hàng dảm bảo khâu ăn, ngủ, nghỉ. Phân tích như vậy ta sẽ thấy rõ vị trí của nghề kinh doanh du lịch lữ hành.Nhiều khách sạn du lịch thường buôn bán quỹ phòng cho các hãng lữ hành có nguồn khách ổn định. Ví dụ trong những năm gần đây, hầu hết các khách sạn 2-3 sao ở bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô… số phòng đã được ký đặt chỗ với các hãng lữ hành từ các tháng đầu năm. Vào mùa hè các khách sạn này không còn quỹ phòng để bán lẻ cho du khách. Qua tiến hành khảo sát các doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội như công ty điều hành-hướng dẫn du lịch, Công ty du lịch Công đoàn, Công ty du lịch Thanh niên, Công ty du lịch Hữu nghị, Công ty du lịch Sơn Lâm… và chúng ta thấy: chính các doanh nghiệp này tạo một nguồn khách ổn định cho nhiều khách sạn ở các điểm du lịch trong cả nước như tại Hạ Long, Cửa Lò, Huế, Nha Trang… Ngược lại, ở đâu kinh doanh du lịch lữ hành kém phát triển. Đây là mối quan hệ hai chiều. Song quyết đinh vẫn là kinh doanh lữ hành để tìm ra nguồn khách 2 - Kinh doanh du lịch lữ hành chính là nghề hàng đầu của nghành kinh tế du lịch và để phân biệt với các nghành nghề khác. Bởi vì, nói đến du lịch là nói đến các cuộc du ngoạn của du khách theo một lịch trình nhát định đến các điểm du lịch. Vận chuyển, khách sạn, nhà hàng và mọi dịch vụ khác đều nhằm đáp ứng cho các chuyến du ngoạn mà thôi. Khảo sát để hình thành các tuyến- điểm du lịch, cũng như tổ chức các chuyến du lịch đều do nghề du lịch lữ hành đảm nhận Trên thực tế, mọi quốc gia muốn phát triển kinh tế, lịch đều phải bắt đầu từ kinh doanh lữ hành. Đó là đầu tư để tao ra tuyến-điểm hấp dẫn, đào tạo nhân lực, đặc biệt là nhân lực sản suất chương trình và hướng dẫn viên. Tạo hành lang pháp lý thông thoáng để thu hút du khách. Tích cực quảng bá về hình ảnh đất nước mình. Đồng thời có cơ chế chính sách thích ứng để tạo ra những doanh nghiệp du lịch lữ hành đủ mạnh, đủ sức tham dự “cuộc chơi” với các quốc gia khác trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Đây cũng là quy luật phát triển của du lịch. Không phải ngẫu nhiên mà du lịch Trung Quốc, du lịch Italia, du lịch Hoa Kỳ, du lịch Ai Cập… phát triển. Trước hết các nước đó có những tuyến điểm rất hấp dẫn du khách như Vạn Lý Trường Thành , Cố Cung, Thiên An Môn, Kim tự tháp… dể tạo ập các chương trình du lịch đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Từ đó họ đầu tư để xây dựng cơ sơ hạ tầng: đường sá, khách sạn nhà hàng và các dịch vụ bổ sung , tạo thành những trung tâm du lịch để thu hút khách du lịch. Ở nước ta cũng vậy , tạo lập những tuyến đỉểm hấp dẫn như Hà Nội, Hạ Long , Huế, Hội An, Lăng Cô, bản làng Tây Nguyên… chính là điều kiên hàng đầu để phát triển du lịch. Tất cả những công việc trên đây xét đến cùng đều do các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành đảm nhận ở khâu trọng yếu nhất. Tóm lại, đối với ngành linh tế du lịch, kinh doanh du lịch lữ hành vừa mang tính đặc trưng, vừa mang tính quyết định đối với sự phát triển bền vững. III-LƯỢC SỬ KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH Hiện tượng du lịch lữ hành nghĩa là hiện tượng đi du lịch theo đoàn xuất hiện từ thời cổ đại. Song trong một thời gian dài chủ yểu do khách du lịch tự tổ chức đi di lịch. Nghề king doanh du lịch lữ hành mới xuất hiện giữa thế kỷ 19 do một người Anh là Tômátcuc sáng lập năm 1841 Tômátcuc bắt đầu tổ chức các chuyến du lịch đông người ở nước Anh những người khách du lịch chỉ cần đóng số tiền ít hơn số tiền mình tự tổ chức đi du lịch, nhưng được hưởng những dịch vụ đi lại , ăn ở, tham quan tốt hơn. Từ đó nghề kingh doanh du lịch lữ hành ra đời. Tomátcuc thành lập công ty du lịch lữ hành, bàn vé đi tham quan theo các điển du lịch của nước Anh và các nước Châu Âu. Năm 1865 Tômátcuc tiết tục mở rộng kinh doanh du lịch lữ hành theo tuyến du lịch đến nước Mỹ và du lịch từ Mỹ sang Châu Âu. Trong dó cos những chuyến du lịch kéo dài 5 tháng trên tàu Quâycơ` City vào năm 1877. Năm 1882 Tômátcuc đã tổ chức chuyến du lịch vòng quanh thế giới. Công ty của Tômátcuc đã tiến hành ký kiết hợp đồng với các công ty đường sắt, đương thủy, khách sạn và xây dựng các chương trình du lịch gồm các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sửvăn hóa để tạo thành những chương trình du lịch hoàn chỉnh thu hút khách du lịch, tăng nhanh hiệu quả kinh doanh. Sau Tômátcuc, lần lượt các tổ chức kinh doanh du lịch lữ hành ra đời như Phòng giao dịch Plâyxơ và của Henrylian. Cuối thế kỷ 19 nghề kinh doanh du lịch lữ hành phát triển khá nhanh ở Nga. Năm 1891, ở Nga đã ra đời các câu lạc bộ du lịch, như câu lạc bộ miền núi Crưm. Những câu lạc bộ này tổ chức những chuyến du lịch lữ hành cho khách du lịch. Năm 1990 Hiệp hội du lịch Nga ra đời và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh doanh du lịch lữ hành ở Nga. Cùng với nước Nga, hoạt động du lịch lữ hành phát triển manh mẽ ở các nước Châu Âu, rồi vươn tới các châu lục khác. Ngày nay, nghề kinh doanh du lịch lữ hành phát triển mạnh mẽ khắp thế giới. Trên toàn cầu có hàng chục ngàn hang lữ hành. Riêng khu vực châu Á trong những thập kỷ 80, 90 thế kỷ 20 nghề kinh doanh du lịch lữ hành rất phát đạt. Trung Quốc có gần 3000 hãng lữ hành, Nhật Bản có hơn 11000 hãng lữ hành, Malaixia có tới 2000 hãng lữ hành. Việt nam có trên 70 hãng lữ hành kinh doanh các chương trình du lịch quốc tế chủ động ( Inbound Tourism) và quốc tế bị động ( Outbound Tourism), cùng với hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh du lịch nội địa IV. CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH Để thực hiện kinh doanh du lịch lữ hành,trên thế giới cũng như ở nước ta đã tổ chức thành các doanh nghiệp. Nếu xét theo nghề nghiệp kinh doanh thì có 3 loại doanh nghiệp cơ bản 1. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế ; với 2 chức năng chủ yếu : Kinh doanh các chương trình du lịch đón khách từ các nước vào nước mình ( gọi là du lịch lữ hành quốc tế chủ động Inbound Tourism) Kinh doanh các chương trình du lịch đưa khách du lịch nước minh đi các nước khác (gọi là du lịch lữ hành bị động Outbound Tourism) Đối với nước ta, loại doanh nghiệp kinh doanh du lịc lữ hành quốc tế được thành lập theo những quy định chặt chẽ của pháp luật. Ví dụ: Nghị định 27/2001/NĐ-CP của chính phủ nêu rõ muốn thành lập một doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: - Có giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế. - Ký quỹ 250(hai trăm năm mươi) triệu đông việt nam. - Đăng ký kinh doanhtheo đúng quy định của pháp luật. - Có ít nhất 3 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hướng dẫn viên. 2. Doanh nghiệp lữ hành nội địa: Là những doanh nghiệp kinh doanh các chương trình du lịch đua khach trong nước đi du lịch trong phạm vi nước mình. Ở nước ta, muốn thành lập một doanh nghiệp kinh doanh du lịch nội địa cũng phải tuân thủ theo những điều kiện chặt chẽ của pháp luật. 3. Nhưng đại lý kinh doanh du lịch lữ hành: kinh doanh theo phương thức làm đại lý cho các hang du lịch quốc tế hoặc nội địa, nghĩa là thực hiện một công đoạn hoặc nhiều công đoạn do các hang du lịch quốc tế hay nội địa ủy thác thực hiện. Tóm lại, quá trình kinh doanh du lịch lữ hành được tổ chức thành các doanh nghiệp. Và muốn thành lập một doanh nghiệp lữ hàn, đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải tuân thủ những nguyên tắc, quy định chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế và hoàn cảnh thực tiễn của tùng quốc gia. Nhũng tiêu chuản đó được thể chế hóa thành những quy định của mỗi nước. 4. Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp lữ hành: một doanh nghiệp du lịch lữ hành thường có cơ cấu tổ chức như sau: - Giám đốc hoặc tổng giám đốc điều hành chung nắm khâu tổ chức và chủ tài khoản. - Các phó giám đốc: giúp giám đốc điều hành từng mảng việc cụ thể. - Thư kí giám đóc chủ yếu giúp giám đốc tổng hợp các công việc hàng ngày. - Phòng tổ chức hành chính: chủ yếu theo dõi nhân sự và công việc hành chính, quản trị. - Phòng nghiệp vụ: tổ chức chương trình du lịch. - Phòng thị trường: khảo sát thị trường và tiếp thị. - Phòng điều hành – hướng dẫn: tổ chức thực hiện các hợp đồng chương trỉnh du lịch trên thực tế. - Phòng tài chính – kế toán: giải quyết khâu tài chính doanh nghiệp. - Ngoai ra một doanh nghiệp lữ hành có thể có hệ thống khách sạn nhà hàng, đội xe vận chuyển và các chi nhánh, các dịch vụ khác như vé máy bay, khu vui chơi giải trí… V . CHU TRÌNH KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH Cũng như mọi loại hình kinh doanh khác, kinh doanh du lịch lữ hành diễn ra theo một quy trinh chặt chẽ gồm 4 bước lien hoàn – còn được gọi là công nghệ kinh doanh du lịch lữ hành: - Bước 1: Sản xuất chương trình du lịch. - Bước 2: Tiếp thị và ký kết hợp đồng chương trình du lịch. - Bước 3: Tổ chức thực hiện hợp đồng. - Bước 4: Thanh quyết toán hợp đồng. Mỗi bước như vậy bao gồm những công đoạn, nhưng thao tác nghiệp vụ nghiêm ngặt, chặt chẽ, khoa học. Liên kết tất cả các thao tác, các công đoạn chính là nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành. Muốn kinh doanh du lịch lữ hành thành đạt, bắt buộc phải nắm được tay nghề, nghĩa là phải nsm được các thao tác nghiệp vụ của công nghệ du lịch lữ hành để vận dụng trong thực tiễn kinh doanh. Câu hỏi ôn tập chương 1 Câu 1 : phân tích khái niệm kinh doanh du lịch lữ hành Câu 2 : Phân tích cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành Câu 3 : phân tích vị trí của kinh doanh du lịch lữ hành trong tổng thể các nghề kinh doanh du lịch (khách sạn-nhà hàng, vận chuyển khách du lịch, các loại dịch vụ khác) CHƯƠNG II SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VÀ TIẾP THỊ-KÝ KẾT HỢP ĐỒNG Nghiệp vụ kinh doanh lữ hành tương ứng với chu trình kinh doanh gồm 4 bước cơ bản: 1- Sản xuất chương trình du lịch, 2- Tiếp thị-ký kết hợp đồng, 3- Tổ chức thực hiện hơp đồng, 4- Thanh quyết toán hợp đồng. Bốn bước này đan cài vào nhau và quy định với nhau rất chặt chẽ. I . BƯỚC 1: SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 1. Chương trình du lịch là gì? Chương trình du lịch là loại hàng hóa đặc trưng của kinh doanh du lịch lữ hành. Đồng thời nó cũng là hàng hóa du lịch đặc trưng của nghành kinh tế du lịch. Giống như các loại hàng hóa khác, chương trình du lịch có những thuộc tính cơ bản: đa chủng loại, đa chat lượng và giá cả. ví như, về chủng loại thì có chương trình du lịch di tích lịch sử, di tích văn hóa ; chương trình du lịch đảo biển ; chương trình du lịch bãi biển… Mỗi chủng loại như vậy tương ứng với một mức độ chất lượng và giá cả nhất định. Đối với kinh doanh du lịch lữ hành , bước sản xuất chương trình du lịch, nghĩa là bước sản xuất hàng hóa, có ý nghĩa tiên quyết định đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có hệ thống chương trình chất lượng chất lượng cao, giá cả hợp lý thì doanh nghiệp đó sẽ có thj phần lớn. Ngược lại, nghèo nàn về chương trình sẽ ách tắc về kinh doanh. Nói cách khác, hệ thống chương trình có ý nghĩa đầu tiên đối với sự thành bại của doanh nghiệp. 2 . Các yếu tố tạo thành một chương trình du lịch Một chương trình du lịch được cấu tạo bởi các yếu tố sau : - Hệ thống các điêm du lịch - Hệ thống đường xá, phương tiện vận chuyển để đến được từng địa điểm du lịch - Hệ thống dịch vụ ăn, ngủ, nghỉ trên đường du lịch - Bản thuyết minh chương trình - Hệ thống cấp cứu y tế, nơi đổi tiền và các dich vụ khác như dịch vụ báo chí, bán hàng lưu niệm… - Hệ thống giá cả Tất cả các thành tố trên đây đươc sắp sếp theo một trình tự chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau, đan cài vào nhau theo nguyên tắc của vận trù học để tìm ra tính hợp lý tối ưu nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Tuy nhiên trong các thành tố đó phải lấy hạt nhân là các điểm du lịch . Nói cách khác không có điểm du lịch sẽ không có các chương trình du lịch. Ví dụ không có Cố Đô Huế, phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long, Vạn Lý Trường Thành, Kim Tự Tháp- Ai Cập…thì sẽ không có các chương trình du lịch đến các điểm kể trên 3.phân loại chương trình du lịch Cũng như các loại hàng hóa khác, chương trình du lịch gồm nhiều chủng loại , chất luợng và giá cả khác nhau. Tuy nhiên, nếu phân loại theo các tiêu chí cơ bản ta sẽ có nhũng loại chủ yếu sau đây : a. Chương trình du lịch văn hóa : là chương trình mà các điểm du lịch cơ bản mang giá trị văn hóa như chương trình du lịch di tích lịch sử , di tích văn hóa, phong tục tập quán , lễ hội , làng nghề truyền thống, văn học nghệ thuật , kiến trúc hội họa, âm nhạc… Ví dụ , chương trình du lịch Hà Nội – Huế - Phố cổ Hội An ; chương trình du lịch Hà Nội- lễ hội Phủ Dầy, chương trình du lịch làng gốm Bát Tràng ; chương trình du lịch “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du… b. Chương trính du lịch sinh thái : là chương trình mà các điểm du lịch chủ yếu mang giá trị thiên nhiên như bãi biển đảo biển, lặn biển, rừng núi, rừng nguyên sinh, kênh rạch dòng sông, thác nước… Ví dụ chương trình du lịch Hạ Long, du lịch phong nha, du lịch bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò…du lịch kênh rạch Nam Bộ… c. Chương trình du lịch tiếp thị: là chương trình du lịch mà các điểm điểm du lịch chủ yếu giúp du khách tìm hiểu thị trường buôn bán đầu tư… như chương trình du lịch các siêu thị, hội trợ triển lãm thương mại khu phố sầm uất… d. Chương trình du lịch thăm thân: là chương trình du lịch mà các điểm du lịch chủ yếu giúp du khách ở xa về thăm quê hương bản quán… như các chương trình đón việt kiều về thăm đất nước. đ. Chương trình du lịch thể thao: là chương trình du lịch mà các điểm du lịch chủ yếu giúp du khách được trực tiếp tham du các hoạt động thể thao như xem các giải bóng đá, các Olympic, trượt tuyết… e. Chương trình du lịch trụ: là chương trình du lịch mà những điểm du lịch nằm ngoài trái đất như du lịch mặt trăng, du lịch sao hỏa ( trong tương lai) Trên đây là những chủng loại chương trình du lịch chủ yếu được lưu thông trên thị trường du lịch. Tuy nhiên phân loại như vậy để dễ nhận biết tính trội của nó. Còn trong thực tế, các chủng loại đó đan xen nhau và tạo thành những chương trình du lịch hỗn hợp. Đặc biệt là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái. Ví dụ du lịch chùa hương, tính trội thuộc về lễ hội. Song nó gôm những hang động, đỉnh núi, lưng đèo…hoặc du lịch kênh rạch Nam Bộ, tính trội thuộc về kênh rạch, cây trái song nó bao gồm cả sắc thaí văn hóa của vùng dân cư sông nước, các món ăn Nam Bộ. 4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH Để sản xuất một chương trình du lịch có chất lượng cần trải qua các công đoạn: a. công đoạn thiết kế chương trình Công đoạn này tựa như lao động của một kiến trúc sư hoặc tác giả viết một kịch bản- gọi là kịch bản du lịch. Nó bao gồm các thao tác: - Thao tác thứ nhất, chọn điểm và thiết kế sơ bộ. Căn cứ vào nhu cầu và dự báo nhu cầu của khách du lịch, cùng với hệ thống nhân lực của đất nước mình, nhà sản xuất chương trình lựa chọn các điểm du lịch thỏa mãn nhu cầu của du khách. Từ đó thiết kế thành những tuyến du lịch hợp lý, tối ưu. Đây là những bài toán vật trù, đòi hỏi phải tính toán nhiều lần của những chuyên gia có tay nghề thực thụ mới tim ra đáp số đúng. Chúng ta biết rằng [...]... công ty du lịch Sài Gòn đã đặt văn phòng đại diện ở một số địa bàn trong nước và quốc tế 3 Ký kết hợp đồng chương trình du lịch Đây là công đoạn hết sức nghiêm ngặt của công nghệ kinh doanh lữ hành Yêu cầu của công đoạn này là phải lắm được các loại hợp đồng chương trình du lịch Trong quá trình kinh doanh du lịch lữ hành du lịch lữ hành thường có hai loại hợp đồng du lịch sau đây: - Hợp đồng du lịch. .. Tại điểm nào làm cho khách du lịch hứng khởi nhất Cả chương trình du lịch phải mang đến cho khách du lịch đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác…Nói tóm lại thao tác thứ nhất của công đọa sản xuất chương trình du lịch là lựa chọn các điểm du lịch để phác thảo thành những chương trình du lịch sơ bộ Hạt nhân của một chương trình du lịch chính là các điểm du lịch Một chương trình du lịch có thể bao gồm nhiều... 2của công nghệ kinh doanh lữ hành hay nói cách khác là bước 2 của một chu trình kinh doanh du lịch 1 Chức năng của tiếp thị du lịch Tiếp thị du lịch có những chức năng cơ bản sau đây: - Thứ nhất: căn cứ vào đặc điểm của thị trường du lịch như thị trường du lịch Bắc Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á, Đông Nam Á… và căn cứ vào hệ thống các chương trình du lịchcủa doanh nghiệp đã sản xuất để tiến hành đánh giá,... chất lượng kinh doanh du lịch lữ hành Mỗi doanh nghiệp lữ hành buộc phải quam tâm đến sản xuất chương trình du lịch mà ta thương gọi là đa dạng hóa sản phẩm du lịch Xét tận cùng sự sống còn của một hãng lữ hành phụ thuộc vào chất lượng sản xuất chương trình du lịch và tổ chức thực hiện chương trình Chất lwowjnh chương trình chính là chất lượng hàng hóa g Công đoạn lưu trữ và nhân bản chương trình Sau... chợ du lịch ngoài chương trình du lịch còn có nhiều loại hình văn hóa phụ họa cho chương trình Các nhà kinh doanh du lịch thường sử dụng các loại hình nghệ thuật, thú ẩm thực để minh họa cho những chương trình của mình tại hội chợ Ví dụ hội chợ du lịch Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại Giảng Võ năm 1995 có gần 100 doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành tham gia với rất nhiều chủng loại chương trình. .. môn Tổng quan văn hóa du lịch Từ đó có thể suy rộng ra kinh tế du lịch thực chất mang nội dung sâu sắc của nghiệp vụ kinh doanh du lịc lữ hành - Giá bảo hiểm cho khách du lịch Đây là một loai giá bắt buộc mà bất kỳ hãng kinh doanh du lịch lữ hành nào cũng quan tâm để phòng rủi ro Giá bảo hiểm cho khách đã được các hãng bảo hiểm quy định chặt chẽ Nhà sản xuất chương trình du lịch phải có đầy đủ thông... nào khác, các doanh nghiệp lữ hành phải đầu tư trong việc này Muốn vậy, phải có nhwxngchuyeen gia chuyên ngành sản xuất chương trình Loại chuyên gia này phải thực swjam hiểu nghiệp vụ văn hóa du lịch II BƯỚC 2: TIẾP THỊ - KÝ KẾT HỢP ĐỒNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH Sau khi các chương trình du lịch đã được sản xuất, doanh nghiệp du lịch phải tiến hành tiếp thị để tiến tới ký kết các hợp đồng du lịch Đây chính... như ở châu Á, nên nhu cầu du lịch biến thấp hơn Mặt khác, ngay trong từng loại khách du lịch có bộ phận thích du lịch chuyên sâu để nghiên cứu, có bộ phận du lịch mang tính phổ thông đại trà, du lịch cuối tuần, du lịch dài ngày… Nhiệm vụ của tiếp thị du lịch là phải nắm được các thông tin du lịch đó để phân loại, đánh giá được chúng và quảng cáo chương trình du lịch của doanh nghiệp mình nhằm đáp ứng... hút du khách Qua phân tích trên đây cành khẳng định bản chất của kinh doanh du lịch lữ hành chính là nghiệp vụ văn hóa du lịch trong công nghệ kinh doạnh lữ hành Không am hiểu khoa học văn hóa du lịch chắc chắn sẽ tính sai lệch bộ phận tính giá thứ năm Bởi khoa học văn hóa du lịch cung cấp quy luật tính giá trị của từng điểm du lịch qua công thức tính giá trị đã được học ở bộ môn Tổng quan văn hóa du. .. Chương trình 2: Hà Nội – Cố Đô Huế - Hà Nội - Chương trình 3: Hà Nội – Thánh Địa Mỹ Sơn – Phố cổ Hội An – Hà Nội Bằng cách này ta có thể thiết kế thành nhiều chương trình du lịch khác nhau từ các điểm du lịch đang ở dạng nguyên liệu, đơn lẻ Muốn lựa chọn được điểm văn hóa du lịch chuẩn xác để đưa vào chương trình du lịch, nhưng nhà sản xuất chương trình du lịch phải am hiểu các quy luật của văn hóa du lịch . CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH I. KHÁI NIỆM KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH Kinh doanh du lịch lữ hành là nghề kinh doanh đặc trưng của kinh tế du lịch. Nó có chức năng: sản. TRÒ CỦA KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH TRONG NGHÀNH KINH TẾ DU LỊCH Có thể nói đối với nghành kinh tế du lịch, kinh doanh du lịch lữ hành là nghề đặc trưng, mang tính quyết định đối với sự thành. động du lịch Bởi lẽ : 1 - Kinh doanh du lịch lữ hành là điều kiện hàng đầu để thu hút du khách. Bởi vì, trong bốn nghề cơ bản của kinh tế du lịch gồm: Kinh doanh du lịch lữ hành, Kinh doanh

Ngày đăng: 17/06/2014, 14:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan